Ngôi nhà này được sử dụng các vật liệu thông thường như giấy, gỗ, vải, và container vận chuyển để lắp ráp các toà nhà . điều này thực sự khiến người ta phải trầm trồ khen ngợi vì quá lạ thường.Ông sử dụng container là vật liệu chính cho bảo tàng nổi tiếng Nomadic, áp dụng các kỹ thuật gia công truyền thống mà không cần đến một cây đinh hay chút keo dán nào để tạo ra toà nhà Văn Phòng Tamedia ở Zurich. Cách tiếp cận kiến trúc độc đáo này có thể nói là vô cùng mạo hiểm nhưng cũng chính vì thế đã đem đến những thành công vượt bậc cho ông, giúp ông chiến thắng trong giải thưởng công trình kiến trúc có chất lượng tốt nhất – Trung tâm Pompidou-Metz, năm 2010. Ngôi nhà này được sử dụng các vật liệu thông thường như giấy, gỗ, vải, và container vận chuyển để lắp ráp các toà nhà . điều này thực sự khiến người ta phải trầm trồ khen ngợi vì quá lạ thường.Ông sử dụng container là vật liệu chính cho bảo tàng nổi tiếng Nomadic, áp dụng các kỹ thuật gia công truyền thống mà không cần đến một cây đinh hay chút keo dán nào để tạo ra toà nhà Văn Phòng Tamedia ở Zurich. Cách tiếp cận kiến trúc độc đáo này có thể nói là vô cùng mạo hiểm nhưng cũng chính vì thế đã đem đến những thành công vượt bậc cho ông, giúp ông chiến thắng trong giải thưởng công trình kiến trúc có chất lượng tốt nhất – Trung tâm Pompidou-Metz, năm 2010.
Nhà thờ bằng giấy-Kobe, Nhật Bản
Công trình nhà thờ , khu vực sinh hoạt chung này được xây dựng bởi nhóm tôn giáo tình nguyện , những người đã có nhà cửa của họ nhưng đã bị thiên tai, động đất tàn phá. Vật liệu được tặng từ một số công ty và công trình được xây dựng hoàn thiện chỉ trong vòng 5 tuần với 160 tình nguyện viên. Mặt bằng (10x15m) được bao phủ bởi lớp vỏ Polycarbonate dạng sóng. Bên trong nó, 58 ống giấy (đường kính 325mm, dày 14.8mm, cao 5m) được bố trí dưới dạng elip, các khoảng cách giữa đường elip , khoảng cách ống giấy được bố trí rộng hơn, lớp vỏ được chiếu sáng hoàn toàn để tạo lên không gian tiếp nối liên tục giữa trong và ngoài. Công trình nhằm phục vụ cho những giáo dân ở nơi thiên tai vẫn có cơ hội được thờ phượng và sống trọn đạo của họ.
Công trình nhà ở bằng giấy – Ấn độ
Điều đặc biệt nhất ở nhà giấy tại Ấn Độ chính là kết cấu móng và mái đặc trưng. Gạch vụn từ các công trình bị phá dỡ được tận dụng cho kết cấu móng thay vì sử dụng các thùng bia cũ – loại vật liệu khó có thể được tìm thấy trong khu vực . Công trình sử dụng kết cấu sàn được làm từ bùn đất được nén chặt . Với kết cấu mái, tre được chẻ và sử dụng làm sườn của mái vòm trong khi tre nguyên cây được sử dụng làm dầm mái , tiếp đó là lớp lợp đan từ cây mía rồi bạt nhựa để chống mưa và cuối cùng lớp lợp làm từ cây mía. Thông gió tự nhiên có được nhờ vào các ô mở tại 2 đầu và các lỗ nhỏ trên lớp lợp. Nhờ vào giải pháp này, hoạt động nấu nướng có thể được diễn ra bên trong công trình và qua đó đồng thời tăng hiệu quả chống muỗi.
Cầu Cardboard trên sông Gardon, Pháp,2007
Trong một cuộc triển lãm về sức mạnh của cấu trúc các tông. Ông đã khiến ban giam khảo hết sức kinh ngạc khi chuyển đổi các ống các tông và tái chế hỗn hợp giấy – nhựa làm vật liệu cho một cây cầu bắc qua sông Gardon ở miền Nam nước Pháp. Đó là kiệt tác được tạo ra từ 281 ống các tông, đủ mạnh để cho 20 người đi trên cầu cùng một lúc. Cây cầu cùng nằm kế bên một cây cầu La Mã cổ đại , tạo ra một sự sắp xếp thú vị. ” Đó là một sự tương phản rất thú vị, cây cầu đá La Mã và cây cầu Giấy. Giấy cũng có thể trường tồn vĩnh viễn và vô cùng mạnh mẽ. Chúng ta cần phải thoát khỏi những định kiến về giấy”. Kiệt tác bìa cứng này được trưng bày trong 6 tuần phục vụ công chúng trước khi bị tháo dỡ trước mùa mưa.