Video Cách Làm Dưa Món Ngày Tết / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Rafs.edu.vn

Video Hướng Dẫn Cách Làm Dưa Món Chống Ngán Cho Ngày Tết

Có thể bạn thích công thức này 5 món dưa muối giản đơn chống ngán cho ngày tết Trong mâm cơm ngày tết không thể thiếu những món dưa hành, dưa kiệu…để

Có thể bạn thích công thức này 5 món dưa muối giản đơn chống ngán cho ngày tết

1 – Su hào muối

Su hào muối

Nguyên liệu cho món su hào muối : – 2 củ su hào non, cắt sợi – 2 quả ớt ngọt đỏ hoặc cà sốt, cắt sợi – 2 tép tỏi bằm – 1 muỗng nước mắm – 1 ít nước – Tiêu – 1 muỗng đường nâu – Chanh – Rau răm cắt nhỏ

Cách làm su hào muối : – Cho su hào, ớt ngọt cùng tất cả các gia vị và rau thơm vào tô to, trộn thật đều. Để yên cho thấm gia vị. Sau 10 phút có thể dọn ăn.

2 – Cải bẹ muối :

Cải bẹ muối

Để chuẩn bị sẵn cho món cải bẹ muối các Bạn cần phải chuẩn bị sẵn những nguyên liệu sau : -Dưa cải bẹ: 4 kilogram , rửa thật sạch, để ráo nước (sẽ được 2 kilogram bẹ dưa thành phẩm) – Thái riêng phần lá và phần cuộng – Lấy phần cuộng dưa, thái vát miếng nhỏ vừa ăn (dài khoảng 3,5 cm đến 04cm) – Cho phần cuộng dưa vào một chiếc hộp có nắp đậy.

Các bước muối cải bẹ : – Pha nước mắm chua ngọt vừa ăn để “ghém” rau như sau: Công thức cho 2 kilogram bẹ dưa thành phẩm: – 100 gram đường kính trắng hoặc đường hoa mai càng ngon + 0,1 lít nước mắm ngon + 0,1 lít dấm gạo + 0,2 lít nước ấm + Ớt tươi và tỏi băm nhuyễn lượng vừa phải theo khẩu vị. – Cho phần nước mắm vừa pha chế vào hộp đựng cuộng dưa sao cho nước chấm ngập xâm xấp cuộng dưa là được. – Đậy kín nắp hộp, để khoảng 2 ngày sau là có phần dưa chua ngọt ăn kèm ngon tuyệt.

3 – Cà rốt muối :

Cà rốt muối

Nguyên liệu cần thiết cho cà rốt muối : – ½ (một phần hai) chén giấm trắng – ½ (một phần hai) chén nước – 1 lá quế; – 2 muỗng canh muối; 2 muỗng cà phê mật ong; 2 muỗng cà phê ớt bột; 6 quả ớt chuông xanh, cắt miếng nhỏ, bỏ hạt; 1 củ cà rốt gọt bỏ vỏ và cắt thành hình tròn bánh xe; 1 củ hành tây bóc vỏ và cắt hành hình vòng tròn; 6 củ tỏi, bóc vỏ, tẽ nhánh.

Cách làm cà rốt muối : – Đặt tất cả các thành phần trong chảo và nấu sôi trên lửa vừa. Tiếp tục đun cho đến khi chúng chuyển màu. tắt lửa và để nguội. – Khi đã nguội, cho tất cả vào lọ thủy tinh đậy kín lại, để trong tủ lạnh ăn dần. – Cái này có thể ăn kèm với khoai tây chiên hoặc ăn như món rau ghém. 4- Rau cần muối cải bắp :

Rau cần muối cải bắp

Nguyên liệu cần chuẩn bị sẵn cho món rau cần muối cải bắp : – Rau cần (chọn loại thân có màu xanh đậm thì dưa sẽ giòn hơn), bắp cải trắng, rau răm, ớt quả, hành lá, hành tím, nước muối dưa.

Cách làm rau cần muối cải bắp : – Cần nhặt bỏ lá và rễ, rửa thật sạch, cắt khúc khoảng 5cm. – Bắp cải thái sợi. – Rau răm xắt nhỏ. – Hành lá cắt khúc. – Ớt tươi thái vát. – Cho tất cả vào hũ, đổ nước muối vào ngập mặt dưa. 5- Rau muống muối :

Rau muống muối

Nguyên liệu cho món rau muống muối : – Gồm rau muống là chủ đạo, các thành phần kèm theo là đường, dấm, muối, ớt, tỏi.

Hoàng Dũng

Tổng hợp & BT: Cẩm Vân (NauNgon.com)

Các Loại Dưa Món Ngày Tết

Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa là đã đến Tết nguyên đán. Và theo quan niệm của người Việt, ngày Tết phải đầy đủ các món ăn truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là dưa món. Vì thời gian thực hiện món ăn này khá lâu nên cứ nhìn thấy củ kiệu, củ cải được phơi nắng và những lọ dưa món được trưng bày khắp bếp đồng nghĩa với việc sắp đến Tết rồi.

Cải bẹ là loại rau rất thông dụng, phổ biến và rất được nhiều chị em lựa chọn làm nguyên liệu cho món dưa chua ngày Tết. Với cách làm đơn giản này cải bẹ muối xong luôn chua vừa ăn, có màu vàng đẹp mắt, không nổi váng mà lại thơm, giòn ngon tuyệt.

Món dưa góp thật giòn với vị chua cay mặn ngọt hài hòa giúp giảm bớt cảm giác nhanh ngán của các món ăn ngày Tết vốn đã quá nhiều chất đạm.

Nói đến củ kiệu nghĩ ngay đến Tết ấy nhỉ, thay vì mua củ kiệu làm sẵn, bạn có thể tự tay chuẩn bị món ăn này cho cả nhà, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chọn từng loại củ mà mỗi thành viên trong gia đình ưa thích và đợi có kiệu là ngâm dưa món. Ngâm sớm dưa món thấm đều gia vị sẽ giòn và ngon hơn.Tết đến, có bát dưa góp ngon với vị chua chua ngọt ngọt mà ăn cùng bánh chưng thì còn gì bằng.

Nguyên liệu đơn giản, cách làm không quá khó, dưa giá chua dễ ăn, hơi cay cay, có thể ăn kèm với thịt luộc hoặc thịt kho tiêu. Một trong những món chữa ngấy rất hiệu quả khi ăn kèm với bánh chưng, bánh tét.

Măng là một thực phẩm dễ ăn và có thể kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Trong đó măng muối chua là một cách chế biến rất phổ biến, tùy theo cách muối có thể tạo ra hương vị khác nhau cho món này và từ món măng muối chua bạn có thể sử dụng để làm rất nhiều món ăn ngon khác nhau.

Hành tây muối chua ngọt là món ăn dễ làm, dùng để chống ngấy thay cho các món chiên, xào, kho… Chỉ với 3 bước thực hiện, hành tây giòn, mềm, cay cay và rất đưa cơm.

Cà muối là món ăn dân dã, xuất hiện trong bữa cơm của nhiều gia đình. Cà pháo muối chua ngọt vẫn giữ được độ giòn sần sật thật ngon miệng. Miếng cà trắng, ăn giòn vị hơi chua, mặn dịu, thơm mùi riềng, tỏi, ăn kèm với món thịt luộc chấm mắm tỏi ớt hay canh cua rất hợp.

Ăn bao nhiêu đồ ngấy trong mấy ngày Tết, chắc hẳn bây giờ bạn chỉ thèm rau nhỉ? Tại sao lại không chuẩn bị, làm thử một hũ dưa cải thảo muối. Ăn kèm với các món khác càng tăng hương vị.

#QuàTết2018

Tránh Ngán Ngày Tết Với Cách Làm Món Dưa Góp Từ Dưa Chuột

Dưa chuột ngọt mát, giòn ngon, chứa nhiều chất xơ rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh việc ăn cùng với loại rau thơm, dưa chuột còn có thể được chế biến thành món dưa góp. Dưa góp thường sử dụng nguyên liệu chính từ dưa chuột, su hào, cà rốt, được cắt thành từng miếng vừa ăn và tẩm ướp gia vị hài hòa. Dưa góp làm từ dưa chuột mang hương vị chua ngọt, giòn mát đặc trưng, rất hấp dẫn và kích thích vị giác.

Đặc biệt, vị chua thanh, ngọt mát của món dưa góp giúp giảm cảm giác ngán thịt rất hiệu quả, rất thích hợp để chống ngán cho các món ăn dầu mỡ. Nguyên liệu làm dưa góp dễ tìm, cách thực hiện lại vô cùng đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện món dưa góp trong vòng chưa đầy 45 phút. Chính vì vậy, cách làm món dưa góp từ dưa chuột sẽ giúp bữa cơm của gia đình bạn thêm tròn vị, đặc biệt trong những ngày lễ Tết.

Cách làm dưa góp tránh ngán ngày tết Nguyên liệu cần chuẩn bị

1 củ su hào

1 củ cà rốt

1 quả dưa chuột

1 bó rau húng

1 củ tỏi

2 quả ớt

Gia vị: giấm, đường, nước mắm, muối, chanh, hạt nêm

Cách làm dưa góp su hào cà rốt Sơ chế nguyên liệu

Su hào gọt vỏ, rửa sạch bằng nước muối pha loãng. Vớt ra để ráo rồi thái su hào thành những lát mỏng, dài, kích thước tùy ý.

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và thái thành từng miếng vừa ăn. Bạn có thể thái cà rốt thành miếng vuông hoặc gợn sóng tùy theo ý thích.

Dưa chuột rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 – 15 phút để dưa chuột sạch và vỏ thêm giòn hơn. Đây là cách làm dưa góp ngon được nhiều người áp dụng. Sau đó, vớt dưa chuột ra, loại bỏ phần ruột dưa rồi thái thành từng miếng dài.

Rau húng nhặt sạch, bỏ rễ rồi ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó vớt ra rửa sạch lại rồi thái nhỏ.

Tỏi bóc, vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.

Ớt tươi rửa sạch, bỏ hạt và thái thành lát.

Ướp nguyên liệu

Bạn cho cà rốt, su hào, dưa chuột vào một bát lớn. Thêm vào 1 muỗng muối, xóc đều để các nguyên liệu ngấm muối đều. Ướp nguyên liệu trong khoảng 20 phút rồi sau đó rửa sạch lại với nước lạnh. Đây là cách giúp giảm mùi hăng của nguyên liệu rất hiệu quả.

Cách pha nước chấm dưa góp

Tiến hành làm nước dưa góp theo công thức sau: bạn cho 3 muỗng nước mắm, 2 muỗng giấm, 2 muỗng đường, 1 muỗng nước cốt chanh, ½ muỗng hạt nêm vào bát, thêm ớt thái lát, tỏi băm nhỏ. Dùng muỗng khuấy đều để các gia vị hòa tan với nhau.

Làm món dưa góp từ dưa chuột

Bạn trộn các nguyên liệu với hỗn hợp nước mắm. Đeo bao tay và dùng tay bóp nhẹ trong khoảng 3 phút. Tiến hành nêm nếm lại một lần nữa để đảm bảo dưa góp hợp khẩu vị người ăn. Cuối cùng bạn rắc ít rau húng lên trên, dọn món ra đĩa và thưởng thức.

Cách bảo quản dưa góp

Dưa góp sau khi chế biến nên được bảo quản trong hũ thủy tinh để có thể sử dụng lâu hơn. Bạn chọn hũ thủy tinh vừa vặn, rửa sạch, phơi thật khô rồi mới cho nguyên liệu vào. Khi tiến hành bảo quản dưa góp, đổ nước mắm ngập nguyên liệu và ngâm trong khoảng 1 – 2 ngày. Sau khi dưa đã chua, bạn để trong ngăn mát tủ lạnh ăn dần và sử dụng trong khoảng 7 – 10 ngày.

Dưa góp ăn với gì thì ngon?

Dưa góp thường được trộn cùng rau thơm, húng quế để tăng hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho món ăn. Đặc biệt, vào ngày Tết, bạn có thể ăn dưa góp cùng với thịt kho tàu, bánh chưng, bánh tét, các món chiên, nướng… Vị chua thanh dịu nhẹ của dưa góp sẽ giúp giảm độ ngậy béo của các món ăn nhiều dầu mỡ.

Bà bầu có được ăn dưa góp không?

Dưa góp làm từ dưa chuột chứa nhiều lợi ích sức khỏe cho phụ nữ trong thai kỳ như phòng tránh nguy cơ thiếu nước, duy trì huyết áp ổn định trong thời gian mang thai, giúp xương bà bầu chắc khỏe do chứa nhiều Vitamin K. Đặc biệt, vỏ dưa chuột còn cung cấp lượng chất xơ tuyệt vời giúp ngăn ngừa chứng táo bón – một điều rất dễ gặp trong những tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, dưa chuột cũng giúp bổ sung nguồn Vitamin và muối khoáng như: Vitamin C, Vitamin B1, B2, B3, B5, B6, Aicd Folic, Can Xi, Magie, Kẽm, Phospho… cho mẹ và bé.

Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý gọt sạch vỏ dưa chuột trước khi ăn do dưa chuột là loại quả rất dễ bị phun thuốc. Các chất bảo vệ thực vật đều là chất độc với cơ thể, đặc biệt có thể gây dị tật đối với thai nhi. Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn dưa góp với mức độ vừa phải để tránh các triệu chứng dị ứng, đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi

Cách Làm Dưa Món Miền Trung Chua Giòn Cho Ngày Tết

Dưa món chua ngọt là món ăn chống ngán cực tốt cho các bữa ăn nhiều thịt, dầu mỡ. Chắc chắn trong ngày Tết, mâm cỗ nhà bạn sẽ không thể thiếu những món đấy, nên có một đĩa dưa món là điều cần thiết.

Nếu như miền Bắc, miền Nam làm dưa món bằng những nguyên liệu còn tươi thì cách làm dưa món miền Trung này bạn phải sấy qua các nguyên liệu chính như cà rốt, củ cải…Tuy nhiên, khi ăn chắc chắn bạn sẽ hài lòng đấy.

Nguyên liệu:

300g cà rốt

300g củ cải

200g đường

50ml nước lọc

1/2 thìa càfe mì chính

Nước mắm (liều lượng tùy độ mặn)

Muối trắng

Đổ cà rốt, củ cải ra rổ, dùng khăn vắt kiệt nước muối, rửa lại bằng nước lạnh rồi lại vắt khô, rửa và vắt 3 lần như thế để rau củ không bị mặn. Nếu nhà bạn có lò nướng hay máy sấy, bạn có thể xếp rau củ lên vỉ nướng, chỉnh lò 100 độ C chế độ có quạt gió, cho vỉ rau củ vào tầng thứ 2 của lò (từ dưới đếm lên) sấy 1 tiếng.

Bạn vào nồi 200g đường, 50ml nước lọc, đun sôi cho đường tan rồi thêm nước mắm từ từ đến khi đạt độ mặn vừa phải (vì các loại nước mắm trên thị trường có độ mặn khác nhau nên không thể cho liều lượng cụ thể). Đun sôi hỗn hợp rồi tắt lửa, vớt bọt. Khi đường hết sôi thì cho 1/2 thìa cafe mì chính vào khuấy tan. Bóc vỏ tỏi và xắt lát mỏng.

Cách làm dưa món miền Trung vừa đơn giản lại dễ làm giống như tính cách chân chất của người miền Trung vậy. Dưa món giòn ngon, chua chua, ngọt ngọt, mằn mặn kết hợp hài hòa, đem lại cho gia đình bạn cảm giác ngon miệng cho mâm cỗ Tết vốn nhiều thịt cá. Ăn kèm với bánh chưng, bánh tét thì ngon tuyệt nha!

Với cách làm dưa món này, bạn nên chú ý khi phơi hoặc sấy củ cải và cà rốt, bởi nếu phơi quá khô thì món dưa món của bạn sẽ dai và mất vị.