Quá trình làm dầu dừa từ khâu vắt nước cốt dừa (có nơi gọi sữa dừa – coconut milk) đến khi thu được dầu dừa mất khoảng 90-120 phút tùy vào độ “mát tay” của các chị. Một số chị do chưa quen nên có thể mất 3-4 tiếng mới xong, cũng là bình thường.
Video hướng dẫn làm dầu dừa:Lưu ý: Đây KHÔNG PHẢI là cách làm dầu dừa hay nhất, nhưng là cách làm ĐƠN GIẢN NHẤT, dành cho mọi người. Mong các “chuyên gia” vui lòng đừng ném đá.
1.Chuẩn bị* Cái ray (cái vợt, dùng để lọc nước cốt dừa)
* 2 ly nước (đựng khoảng 400ml nước)
* Chảo, thau, bếp (ga, điện đều được)
2.Thực hiệnBước 1: Cho 1kg dừa nạo vào thau, đổ thêm 400ml nước rồi nhào trộn cho đều khoảng 3 phút. Nếu các chị không có thời gian thì cứ để ngâm khoảng 15 phút (không cần nhào trộn gì cả). Tốt nhất nên dùng nước nóng (xem lưu ý ở dưới).
Bước 3: Bắc chảo chứa nước cốt dừa lên bếp đun lửa lớn cho sôi.
Nói thêm: Để tiết kiệm thời gian nấu, các chị có thể thực hiện thêm bước 2bis (sau khi thực hiện bước 2), đó là cất tô hoặc chậu nước cốt dừa vừa vắt vào tủ lạnh, sau khoảng 2-3 tiếng mang ra vớt phần váng ở trên để cho phần váng vào chảo thực hiện theo bước 3). Nếu chị nào cảm thấy khó hiểu, thì có thể bỏ bước 2bis này cũng được (đừng bận tâm ạ).
Bước 4: Khi chảo sôi, giảm nhỏ lửa một chút nhưng vẫn để sôi. Thỉnh thoảng các chị nên dùng xẻng hoặc đũa đảo đều để tránh bị cháy ở đáy.
Bước 5: Khi thấy nước trong chảo bắt đầu sền sệt thì giảm nhỏ lửa (vẫn để chảo sôi).
Bước 6: Chảo sẽ cạn dần, nước cũng trong dần, ở đáy có một lớp lợn cợn sền sệt, dân gian gọi là lớp bồng con. Lớp bồng con ban đầu màu trắng ngà, sau chuyển sang vàng.
Bước 7: Lúc này nước đã bay hơi hết. Các chị sẽ thấy lớp dầu nổi lên trên, còn lớp bồng con (đã chuyển sang màu vàng nhạt) thì đọng ở dưới đáy chảo.
Bước 8: Tắt bếp. Múc dầu dừa ra tô để nguội rồi đổ vào lọ thủy tinh để dùng.
Nếu làm đúng theo cách làm dầu dừa này, dầu dừa thu được hơi sền sệt như dầu ăn, mùi rất thơm (giống kẹo dừa), màu trong hoặc ngà tùy vào loại dừa và độ lửa khi đun.
* Hướng dẫn mua dừa:– Nếu chỗ chợ của các chị không bán dừa nạo dạng sợi mảnh mà bán theo từng miếng cơm dừa to cỡ 1/2 bàn tay thì sau khi mua về nên cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
3.Một số lưu ý thêm:– Các chị nên dùng nước nóng trộn vào phần dừa nạo trước khi vắt sẽ cho hiệu quả cao hơn.
– Dầu dừa thu được hơi sền sệt như dầu ăn, mùi rất thơm (giống kẹo dừa), màu trong hoặc hơi ngà vàng tùy vào loại dừa và độ lửa khi đun.
– Dầu dừa làm chuẩn thì không cần bảo quản lạnh mà vẫn dùng được trên 6 tháng. Nhiều chị cho Hà biết dầu dừa làm ra để khoảng 1 tuần là bị mốc đen, như vậy là do các chị làm chưa “chuẩn”, lọc chưa sạch cặn hoặc nước nên mới bị mốc đấy ạ.
– Nếu để tủ lạnh hoặc nhiệt độ dưới 23 độ C dầu sẽ đông đặc lại. Tuy nhiên chất lượng dầu không bị ảnh hưởng mà còn giữ được mùi thơm lâu hơn. Mỗi lần dùng chỉ cần dùng muỗng xúc một ít xoa lên tay, dầu sẽ tự tan ra.
– Đựng dầu dừa trong lọ bằng thủy tinh hoặc chai nhựa, để nơi ít ánh sáng (ánh sáng mạnh trong thời gian dài có thể làm mất dưỡng chất trong dầu).
Iu các chị, xx
Ngọc Hà