Video Cách Làm Bánh Cuốn Thanh Trì / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Rafs.edu.vn

Làm Bánh Cuốn Thanh Trì Ngon

Đặc trưng của bánh cuốn Thanh Trì, bánh tráng có kĩ thuật từ lâu đời. Bánh rất mỏng, dẻo, dai, mặc dù không có nhân thịt nhưng bánh cuốn Thanh Trì vẫn quyễn rũ người ăn. Khi xem những người Thanh Trì tráng bánh cuốn cảm giác như những nghệ nhân điêu luyện. Người dân Thanh Trì chọn gạo cũng rất kỹ phải là gạo Khang Dân không dẻo quá, cũng không cứng quá để bột mịn mà không nát và phải ngâm và xay ra thành bột nước. Nồi nước để tráng bánh lúc nào cũng sôi 100độC, để bánh chín nhanh và có độ dẻo không bị nát. Khi lấy bánh ra thì được thoa một lớp mỡ hành mỏng và mộc nhĩ ( nấm mèo) băm nhỏ cho bóng bẩy và đẹp mắt.Trước đây thường là bánh không có nhân thịt, nhưng bây giờ các nhà hàng quán nâng cấp nên bánh cuốn Thanh Trì có cả nhân thịt và mộc nhĩ. Bánh được tráng rồi chồng lên nhau nhiều lớp, khi ăn người ta mới bóc ra từng lớp một xếp ra đĩa ăn kèm rau thơm và rau mùi, hành phi thơm lừng có thêm chả quế, và nhúng một đầu tăm tinh dầu cà cuống nữa thì thật là tuyệt.

Nguyên Liệu

Nguyên Liệu làm cho khoảng 6 người ăn

500g gạo Khang Dân

1 muỗng canh đầy bột năng

1000 ml nước ( để xay)

1 muỗng cafe muối

50 gr mộc nhĩ khô ( nấm mèo, xem phần chế biến mộc nhĩ)

200 ml dầu ăn

200 gr hành củ tây ( xem phần cách làm nhân)

300 gr hành khô ( xem phần cách chế biến hành khô)

Đường, giấm, nước mắm, tiêu, ớt quả tươi

Cách Làm

1. Ngâm gạo

500gr gạo Khanh Dân cho vào xô hoặc nồi ngâm khoảng 4-5h đồng hồ

2. Xay bột

Cho gạo đã ngâm vào cối đá xay nhuyễn. Khi xay cho vòi nước rưới đều lên gạo. Nước rưới đều giúp hỗn hợp gạo xay nhuyễn hơn.

Thường ta xay 1-2 lần, bánh cuốn Bà Hanh xay đến 3 lần! Điều này giúp cho tinh bột gạo mịn , mềm hơn, khi tráng bánh sẽ chín đều, liên kết bánh đẹp hơn.

Hỗn hợp bột được xay đựng vào nồi hoặc chậu, mình có thể cất vào tủ lạnh để bảo quản giúp bánh không bị chua

Pha bột ta cho một muỗng canh bột năng với trộn 1 muỗng cafe muối

Đổ nước vào chung với bột cho tới khi vừa độ sánh để tráng

4.Nồi tráng bánh

Cho nước vào nồi tráng bánh, nấu sôi để lửa lớn, nước sôi rồi bắt đầu đổ bột lên

5. Công đoạn tráng bánh

Đổ bột bánh lên khuôn nhanh và đều tay , điều này giúp tráng bánh mỏng và đều, sau đó đậy nắp lại cho bánh chín. Quá trình này mất khoảng 3 giây. Bánh chín rồi nhẹ nhàng lấy bánh ra và để vào vỉ buồm. Cứ như vậy tráng hết chỗ bột bánh.

Nếu tráng không hết ta có thể để hỗn hợp bột vào tủ lạnh để bảo quản lần sau thay nước và tráng bánh tiếp. Điều này giúp bánh không bị chua.

Là một miếng cói hình cái mâm được đan đẹp mắt, khi bánh để mâm thì phải bỏ mỡ vào để khỏi bị dính, nhưng mỡ vào bánh thì khi ăn sẽ không ngon. Vĩ buồm có tác dụng chống dính vì nó làm từ cói, cói có công năng giữ ẩm có thể hút nước mà không bị dính. Nhờ có vĩ buồm nên khi ăn bánh không bị mỡ, bị ngấy. Điều này khác biệt với bánh tráng trên mâm nhôm)

7. Nhân Bánh

Mộc nhĩ khô ngâm nở rửa sạch thái và băm nhuyễn rồi xào với hành

Hành tây củ to thái nhỏ, phi trước.

Thịt vai xay nhỏ

Thịt ướm với gia vị đun chín

Cho hành tây thái nhỏ cùng với mộc nhĩ và gia vị, đun chín và trỗn hỗn hợp này cùng với thịt.

Bỏ tiêu và gia vị vào vừa ăn. Như vậy ta có hỗn hợp nhân bánh cực ngon (xem them cách làm nhân ngon)

8. Bỏ nhân cuộn bánh

Lấy thìa xúc hỗn hợp nhân bánh trải đều nhân trên chiếc bánh mới tráng, gập chéo hoặc gập đôi cuộn lại thành chiếc bánh như bánh đa nem. Sau đó gắp ra đĩa.

9. Phần hành phi

Cắt hành lá cho nhuyễn rồi cho vào một tô chịu được nhiệt độ nóng, cho nửa muỗng cafe muối, nửa muỗng cafe đường. Đun nóng 200ml dầu ăn xong đổ vào tô hành lá cắt nhuyễn quậy đều, muối và đường giúp mỡ hành có màu xanh đẹp hơn. ( Bánh này là bánh tráng không có nhân)

Mỡ hành xong rồi có màu xanh đẹp như vậy.

10. Hành khô

Hành củ tím bóc võ, cắt lát xong phi vàng. Trong lúc phi đổ chảo nhiều dầu sao cho dầu sôi già, lúc đó cho hành vào phi. Khi hành có màu vàng nhạt đổ ra rổ thưa để ráo dầu, đổ ra cất vào lọ hoặc túi nilon kín để cho hành không bị íu, dòn tan.

11. Nước chấm

Cách pha nước mắm bánh cuốn :

-100gr nước ấm ( đã nấu sôi )

-30gr đường

-30gr nước mắm ngon

-Tỏi ớt băm nhỏ

-Bột ớt tiêu vườn

Pha nước, đường, giấm và nước mắm cho các gia vị hoà tan khi ăn cho thêm tỏi ớt tuỳ sở thích và chút tiêu. Nếu nước mắm của bạn mặn thì phải cho thêm đường vào nước nha.

12. Bày ra đĩa

Bánh tráng xong xếp chồng lên nhau để như nem, rắc hành phi lên bánh và bày ra đĩa.

13.Thưởng thức

Bánh cuốn Thanh Trì ăn kèm với rau thơm, rau mùi và chả quế với nước mắm chua ngọt dịu nhẹ nhàng, thơm ngon của hành.

Ngoài ra bạn có thể ăn kèm với nem sả với nước xốt tương ớt tự làm

Cách Pha Bột Bánh Cuốn Chuẩn Thanh Trì Tại Gia

CÁCH PHA BỘT BÁNH CUỐN CHUẨN THANH TRÌ TẠI GIA

Cách pha bột bánh cuốn chuẩn Thanh Trì

Để có được món bánh cuốn thơm ngon, đầu tiên, nguyên liệu quan trọng là bột gạo. Bột gạo được chọn từ loại lúa từ mùa gặt trước, lúc làm bánh sẽ được mang ra làm sạch trấu. Gạo ngâm trong 3 giờ rồi đem xay thành bột, rồi sau đó ngâm lại với nước sạch, bột bánh sẽ mượt và không chua. Thêm một ít bột năng và muối sẽ làm cho bánh có độ dẻo hơn.

Nguyên liệu:

Bột gạo tẻ khô: 250g

Bột năng khô: 45g

Tinh bột bắp: 50g

Nước: 1 lít

Cùng thực hiện nào:

Cho cả 3 loại bột cùng với nước trộn với nhau

Sau khi khuấy đều với nước thì để qua vài giờ trước khi tráng, có thể để qua đêm nếu thời tiết không quá nóng

Khi tráng, nếu độ dai chưa được như ý thì pha thêm chút bột năng. Bột năng giúp bánh dai và dẻo hơn.

Đơn giản như vậy thôi là chúng ta đã có được từng cuộn bánh thơm dai, dẻo mỏng rồi. Quá đơn giản đúng không nào?

Làm bánh cuốn dễ dàng hơn với nồi tráng bánh cuốn bằng điện

Nhắc đến ẩm thực Việt Nam là nhắc đến thứ ẩm thực vừa dân dã, vừa mộc mạc lại mang đậm hương vị truyền thống. Vậy sau bao năm thay đổi, món bánh cuốn liệu có dễ giữ được hương vị gây thương nhớ như lúc trước?

Để có được món bánh cuốn thơm ngon nóng hổi thật không đơn giản. Chúng ta phải kỹ lưỡng trong khâu chọn nguyên liệu, cách pha bột bánh và kể cả cách trang trí nữa. Một trong những yếu tố quyết định hương vị của món ăn này chính là cách pha bột bánh cuốn. Bột được pha đúng cách sẽ giúp cho bánh được làm ra chuẩn vị hơn. Sau đó là tráng bánh cũng phải đúng cách.

Lúc trước, người ta thường tráng bánh bằng bếp than, ngọn lửa không đều, lửa yếu sẽ khó chín. Lựa chọn tiện lợi nhất chính là sử dụng nồi tráng bánh cuốn bằng điện. Nước trong nồi theo đó mà sôi đều, giúp việc tráng bánh dễ hơn nhiều.

Chọn mua nồi tráng bánh cuốn điện ở đâu?

Để tiện cho việc làm bánh tại nhà hay kinh doanh buôn bán, người ta sử dụng máy tráng bánh cuốn bằng nồi điện khá nhiều. Nồi điện có thiết kế hiện đại, vận hành đơn giản lại tiết kiệm được thời gian. Vì vậy, việc lựa chọn càng khó hơn khi có nhiều nơi cung cấp nồi tráng bánh cuốn trên cả nước.

Thời gian trôi qua, có biết bao thay đổi, hàng trăm món ăn với hương vị mới lạ và hấp dẫn ra đời. Bánh cuốn vẫn không hề mất đi vị trí trong lòng người dân Việt. Không chỉ vậy, bánh còn được truyền đi nhiều nơi, nhiều người dân còn lấy nghề làm bánh cuốn để mưu sinh.

Bí Quyết Làm Bánh Cuốn Thanh Trì Chính Gốc Màu Trắng Trong

Bánh cuốn Bà Hanh là bánh cuốn Thanh Trì chính gốc có màu trắng trong, lấp ló nhân thịt mộc nhĩ kết hợp với mùi hành phi thơm lừng mang đậm hương vị độc đáo. Cách làm món bánh này rất đơn giản nhưng cũng cần có những bí kíp, công phu gia truyền. Chính vì vậy, sau đây Bánh cuốn Bà Hanh sẽ chia sẻ với bạn bí quyết làm bánh cuốn Thanh Trì chính gốc chuẩn nhất.

Nguyên liệu làm bánh cuốn Thanh Trì chính gốc Nguyên liệu làm vỏ bánh

Gạo Khang Dân: 500g

Bột năng: 1 muỗng canh

Nước (để xay): 1lít

Muối: 1 thìa cà phê

Nguyên liệu làm nhân

Thịt nạc vai: 200g

Mộc nhĩ: 50gr

Dầu ăn: 200ml

Hành tây: 1 củ

Hành khô: 300gr

Nguyên liệu làm nước chấm

Nước đun sôi: 100ml

Đường: 30g đường

Nước mắm ngon: 30g

Tỏi, ớt băm nhỏ

Cách làm bánh cuốn Thanh Trì chính gốc

Bước 1: Làm vỏ bánh

– Để có món bánh cuốn Thanh Trì chính gốc thơm ngon thì trước tiên bạn cần phải cho gạo Khang Dân vào nồi ngâm khoảng 4 – 5 giờ. Sau đó, cho gạo đã ngâm vào cối đá xay nhuyễn. Khi xay cho vòi nước rưới đều lên gạo để hỗn hợp gạo được xay nhuyễn hơn.

– Bạn có thể xay thêm một lần nữa để bột nhuyễn mịn hơn. Bánh cuốn Bà Hanh xay đến 3 lần, đây cũng chính là bí quyết làm bánh cuốn Thanh Trì chính gốc để giúp tinh bột gạo mịn, mềm hơn, khi tráng bánh sẽ chín đều và hấp dẫn hơn.

– Tiếp theo, bạn pha bột một muỗng canh bột năng với 1 muỗng cà phê muối vào chung với bột cho tới khi có độ sánh để tráng.

Bước 2: Làm nhân bánh

Đầu tiên, bạn đem xay nhỏ thịt nạc vai đã chuẩn bị. Mộc nhĩ khô ngâm nở rửa sạch rồi thái nhỏ. Hành tây thái nhỏ.

Tiếp theo, bạn cho thịt vào trong chảo và đảo thật đều tay để thịt không bị vón cục. Sau đó, cho thêm mộc nhĩ và dầu ăn vào xào tiếp với thịt khi thịt đang xăm xắp nước. Đun đến khi nước gần hết thì bạn cho thêm hành tây vào. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Như vậy là bạn đã có hỗn hợp nhân bánh cuốn Thanh Trì cực ngon rồi đó.

Bước 3: Tráng bánh

Bước 4: Cuộn bánh

Lấy thìa xúc hỗn hợp nhân bánh rồi trải đều nhân trên chiếc bánh mới tráng. Sau đó, bạn gập chéo, gập đôi cuộn lại thành chiếc bánh như bánh đa nem. Sau đó gắp ra đĩa.

Bước 5: Rang hành khô

Bước 6: Pha nước chấm

Nước chấm cũng là yếu tố tạo nên nét riêng của bánh cuốn Thanh Trì chính gốc. Để có được nước chấm ngon như nước chấm bánh cuốn Bà Hanh thì bạn hãy đong đúng tỉ lệ như phần chuẩn bị nguyên liệu.

Sau đó, pha nước, đường, giấm và nước mắm vào chung một chiếc tô cho đến khi các gia vị hòa tan. Sau đó cho thêm tỏi, ớt tùy sở thích.

Như vậy là bạn đã hoàn thành xong các bước của cách làm bánh cuốn Thanh Trì chính gốc, độc đáo thơm ngon rồi đó. Khi thưởng thức bạn có thể ăn kèm với rau thơm, rau mùi và chả quế.

Bánh Cuốn Xứ Thanh

Bánh cuốn xứ Thanh – Món ăn gói gọn tinh túy của đất trời

Lớp lá bánh cuốn mỏng tang bọc nhân tôm nõn và thịt ba chỉ băm nhỏ như gói gọn tinh túy đất trời và sự khéo léo của người dân vùng châu thổ sông Mã.

Thành phẩm món bánh cuốn xứ Thanh.

(Video: TTV)

Mảnh đất Thanh Hóa được bồi đắp bởi phù sa sông Mã, nền nông nghiệp đã có những thành tựu rực rỡ từ thời Văn hóa Đông Sơn cách đây hơn 2.000 năm nên cư dân đã sáng tạo ra nhiều món ngon từ lúa gạo. Bánh cuốn chính là món ăn gói gọn tinh túy đất trời và sự khéo léo của bàn tay con người vùng châu thổ sông Mã. Nguyên liệu chính của bánh cuốn là gạo tẻ. Gạo được tuyển chọn từ vùng trồng lúa nổi tiếng của xứ Thanh như Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa và Hoằng Hóa, cho hạt thóc mọng tròn, đều tăm tắp, thơm ngon lạ. Gạo đem ngâm từ 5-8 tiếng cho ngậm đủ nước rồi cho vào cối đá, qua từng vòng quay nhẫn nại, ứa thành những dòng bột nước trắng mịn. Bột nước này được ủ qua đêm, đạt đến độ chua thích hợp rồi đem tráng. Từng muôi bột trắng ngần được tráng nhanh trên lớp vải mỏng đặt trên nồi nước sôi, bánh được chín bằng hơi nước từ nồi hấp bốc lên.

Cái khéo léo của người làm bánh là trăm chiếc như một, lá bánh trong suốt, nhìn mỏng tang mà dai dẻo không ngờ.Lớp bột dàn mỏng, mướt bóng được nhanh chóng cuốn và vớt lên bằng ống tre, rải lên mâm làm vỏ bánh, quệt nhân rồi cuốn lại.Nhân bánh gồm có tôm nõn, thịt ba chỉ băm nhỏ cộng với hành phi phủ phía ngoài bánh. Đặc biệt, nhân bánh cuốn xứ Thanh được làm từ tôm sông Mã, cho vị ngọt lừ, đậm đà. Bánh bày ra đĩa, nhẹ nhàng rắc phía trên những vẩy hành phi vàng ruộm, loáng thoáng ánh xanh mướt của cọng mùi ta.Đủ mọi sắc màu và hương vị hòa quyện trong một món ăn, như mảnh đất xứ Thanh hội tụ nhiều tài nguyên và văn hóa.

Bánh cuốn Thanh Hóa thường ăn nóng nên nước chấm có thể được làm nguội. Nước mắm cốt nổi tiếng được ủ chượp từ cá vùng biển xứ Thanh pha lên, dậy mùi chanh, tiêu, ớt, sóng sánh sắc nâu sáng và vị đậm đà. Người thưởng thức có thể dùng kèm dăm miếng thịt băm nướng vàng thơm, hay miếng giò lụa gói nhỏ, đậm hương lá chuối.Thế là bánh cuốn xứ Thanh ghi danh với phong vị riêng trong danh sách những thức cuốn nổi tiếng của trăm miền.

Các nguyên liệu của món bánh cuốn Thanh Hóa gồm tôm, thịt ba chỉ, hành khô làm nhân bánh và bột được xay để làm vỏ bánh.

Phần nhân bánh gồm có thịt xay và tôm bóc vỏ được chiên cùng nước mắm.

Vỏ bánh được tráng mỏng và mịn.

Sau đó phần nhân được cuốn khéo trong lớp vỏ bánh tráng.

Thành phẩm món bánh cuốn xứ Thanh.

T. Giang (Báo ảnh Việt Nam/Vietnam+)