Váy Bằng Giấy Vệ Sinh / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Rafs.edu.vn

Thi Làm Váy Cưới Bằng …Giấy Vệ Sinh

(CAO) Những bộ váy cưới có đầy đủ đặc điểm như những trang phục cô dâu làm bằng ren và lụa: có nhiều tầng, nhiều lớp với những họa tiết lấp lánh. Nhưng chúng khác ở chỗ là tất cả đều làm từ… giấy vệ sinh.

Những bộ trang phục cô dâu này đang được trưng bày tại vòng chung kết cuộc thi thường niên  Váy Cưới Bằng Giấy Vệ Sinh  lần thứ 11 tổ chức ở New York, Mỹ. 10 nhà thiết kế tranh nhau một giải thưởng trị giá 10.000 đôla. 

Một người mẫu mặc chiếc váy cưới ‘Garden Party’ làm bằng giấy vệ sinh do Carol Touchstone thiết kế 

Luật chơi rất đơn giản: những nhà thiết kế tham gia cuộc thi phải “sử dụng giấy vệ sinh Charmin, dây, băng keo, hồ dán tùy ý và kim chỉ” để may váy. Họ không được sử dụng dây kéo, vải hay bất kỳ thứ gì khác.

Người chiến thắng là nhà thiết kế Donna Pope Vincler. Cô cho biết mất khoảng ba tháng với 22 cuộn giấy vệ sinh và nhiều băng keo cô mới hoàn thành xong chiếc váy. 

Donna Pope Vincler (giữa) xúc động sau khi tác phẩm của cô giành chiến thắng - 

M.T( theo Reuters)

Choáng Ngợp Với Những Bộ Váy Cưới Siêu Đẹp Làm Bằng Giấy Vệ Sinh

Cuộc thi “Thử thách áo cưới bằng giấy vệ sinh” năm 2019 đã thu hút hàng nghìn người tham gia, trong đó có những thiết kế khiến người xem phải sửng sốt.

Được tổ chức hàng năm bởi TLC- cha đẻ của các chương trình truyền hình thời trang váy cưới nổi tiếng, cuộc thi “Thử thách áo cưới bằng giấy vệ sinh” 2019 đã nhận được sự tham gia của hàng nghìn nhà thiết kế tự do trên thế giới. Bằng chất liệu rất khó phục chế, các thí sinh đã khiến hội đồng chấm thi phải sửng sốt bởi những sản phẩm váy cưới đẹp xuất sắc.

Một trong số đó là phần thi của Lindsay Hinz, nhà thiết kế thời trang cho các buổi trình diễn tại Broadway (Mỹ). Cô đã biến những cuộn giấy vệ sinh mỏng manh trở thành bộ váy cưới sang trọng, quý phái với thiết kế phần thân bó eo quyến rũ và chân váy xòe rộng. Mặc dù ý tưởng của sản phẩm này được lấy từ mẫu thiết kế có sẵn trong bộ phim “Hunger Games”, nhưng sự sáng tạo trong việc xử lý chất liệu của Lindsay Hinz cũng được đánh giá rất cao.

Lindsay chia sẻ: “Khi tạo ra một chiếc váy làm bằng chất liệu kém bền như giấy vệ sinh, điều khó khăn nhất là làm thế nào để các lớp giấy có thể ôm sát cơ thể mà không sử dụng đường may hay khóa kéo. Tôi đã phải cố gắng hết sức để giữ cho các bộ phận của chiếc váy không bị rách chỉ với băng dính và keo dán”.

Bên cạnh sản phẩm của Lindsay Hinz, bộ váy cưới đầy màu sắc của nhà thiết kế tự do Frank cũng được các chuyên gia đánh giá rất cao. Frank đã rất sáng tạo khi sử dụng giấy vệ sinh cổ điển để tạo ra những mảng màu bắt mắt cho chiếc váy của mình.

Theo các chuyên gia, mỗi tác phẩm dự thi của “Thử thách áo cưới bằng giấy vệ sinh” 2019 đều có những nét độc đáo riêng, là kết tinh giữa tính sáng tạo và tỉ mỉ của các thí sinh. Tuy nhiên, chỉ có 12 bộ váy cưới đẹp nhất sẽ được lọt vào vòng tuyển chọn cuối dùng để tìm ra người chiến thắng cho phần thưởng 10.000 USD (tương đương với hơn 232 triệu VND).

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Thưởng Tết Bằng Giấy Vệ Sinh, Bằng Gạch, Bằng Dầu Ăn…

Tuy nhiên trong bộ luật mới vừa được thông qua, điều 104 quy định về “thưởng” thay vì “tiền thưởng”. Cụ thể doanh nghiệp có thể thay thế thưởng tiền bằng thưởng tài sản, thưởng hiện vật dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Quy chế thưởng ra sao do người đứng đầu doanh nghiệp quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đó. Và điểm vẫn giữ nguyên của hai bộ luật sửa đổi mới 2019 và Bộ Luật Lao động 2012 là không yêu cầu người chủ doanh nghiệp bắt buộc phải thưởng Tết mà có thể thưởng vào các ngày lễ khác cho người lao động.

Quay lại vấn đề được chú ý ngày qua là, sự thay đổi trong bộ luật Lao Động mới đã dấy lên những nỗi lo lắng rằng: Liệu doanh nghiệp có lợi dụng điểm mở rộng của Luật Lao Động sửa đổi 2019 này để giải quyết những hàng tồn kho của công ty hay không?

Rồi có những câu chuyện chế lên theo trend rằng: công nhân một nhà máy sản xuất giấy vệ sinh nọ được thưởng tết bằng giấy vệ sinh nhiều đến nỗi phải đi bán rẻ lại cho đại lý, hay công nhân nhà máy gạch được thưởng gạch và phải đi bán gạch đổi tiền….

Sự thật, tất cả những nỗi lo lắng, những câu chuyện chế trên chỉ là nỗi lo của một số người rảnh rỗi ” ngồi trong phòng lạnh” và lo chuyện thiên hạ. Hãy yên tâm rằng, doanh nghiệp Việt Nam ngày nay đã rất trưởng thành. Họ biết ứng xử thế nào trong mối quan hệ giữa mình và người lao động để tạo dựng uy tín lâu dài. Họ đã có những tầm nhìn mở rộng hơn, khôn ngoan hơn để giữ người lao động gắn bó lâu dài và thu hút nhân tài đến với doanh nghiệp mình. Cái đó gọi là văn hóa doanh nghiệp. Không dại gì người chủ nào cứ đến tết là thưởng bằng hàng hóa của công ty. Họ sẽ xem xét linh động để thưởng gì cho công nhân viên của mình để sao cho hài hòa mối quan hệ hai bên nhất.

Ngày nay chỉ có những thiểu số làm ăn nhỏ lẻ, chộp giật là mắc lối tư duy ngắn hạn mới có những kiểu hành động nửa mùa là thanh toán hàng tồn kho bằng chữ thưởng tết như vậy.

Tuy nhiên, không thể nói là không có những câu chuyện doanh nghiệp thưởng tết bằng sản phẩm. Nhưng đó là trong bối cảnh: doanh nghiệp đó làm ăn bị lỗ thật. Họ bắt buộc trong tình thế phải thưởng bằng hiện vật để tỏ tấm lòng với người lao động. Lúc này, người lao động có thể xem xét: mình có nên thông cảm và nhận tấm chân tình đó của họ hay không?

Bởi kết thúc một năm làm việc, người chủ lao động nào cũng hiểu tâm lý của người lao động rằng họ trông mong sự thưởng tết thế nào. Và cái người lao động cần bao giờ cũng là tiền hơn là hiện vật. Nhưng khổ nỗi, doanh nghiệp làm ăn lỗ thật, mình là người lao động đã gắn bó với công ty đó nên ứng xử lại ra sao. Đó là lý do luật Lao Động sửa đổi đã mở rộng 2019 đổi chữ ” tiền thưởng” thành “thưởng” là như vậy.

Trên thực tế quan sát, chính chúng ta cũng sẽ thấy có mấy doanh nghiệp sử dụng hàng tồn kho để thưởng tết đâu. Nếu có, thường là thưởng thêm khi đã kèm theo tiền thưởng. Cuối cùng, xin những câu chuyện viết ra, những quan điểm nêu lên đừng tự suy diễn mà dẫn dắt những lối suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến niềm vui chung của dân tộc trong những ngày giáp tết này.

Sarah

Bi Hài Chuyện Thưởng Tết Bằng 10 Bịch Giấy Vệ Sinh

Tết Dương lịch sắp cận kề còn Tết Nguyên Đán cũng chẳng còn mấy chốc. Trong lúc túng quẫn, không biết lo đâu tiền để thưởng Tết cho nhân viên, anh D. chợt nhìn thấy hàng chục thùng giấy vệ sinh chất đầy một góc phòng, là quà tặng của một đối tác từ năm ngoái. Một ý nghĩ bỗng lóe lên trong đầu vị giám đốc trẻ: À, năm nay sẽ thưởng Tết anh em bằng giấy vệ sinh!

Thưởng Tết bằng giấy vệ sinh!

Anh N. D, Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông T.V (ngõ 259 phố Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng – Hoàng Mai – Hà Nội) thành lập công ty từ năm 2008, thời điểm nền kinh tế vẫn chưa khó khăn.

Ngoài mức lương cố định trả cho nhân viên trung bình khoảng 5 – 7 triệu đồng/tháng, mỗi tháng, công ty anh D. luôn có phần thưởng cho nhân viên làm tốt và hết sức chăm lo đến đời sống của anh em.

Giấy vệ sinh mà anh D. định thưởng cho nhân viên (Ảnh Duyên Duyên)

Năm 2013, tình hình kinh doanh của công ty anh D. cũng không có gì khả quan hơn, lo tiền lương để trả đúng hạn cho nhân viên còn khó, giờ tết nhất đến gần khiến anh D. càng thêm bí bách.

“Đúng là thưởng bằng giấy vệ sinh cũng kỳ, nhưng thực ra giấy vệ sinh thì nhà nhà, người người đều cần đến. Đây cũng là loại giấy tốt, tôi đã tham khảo ngoài thị trường, có giá đến hơn 30.000 đồng/ dây 10 cuộn. Nếu chia đều cho nhân viên ở công ty thì mỗi người sẽ được 10 dây, tương đương với 300.000 đồng. Đây vừa là giải pháp giúp đỡ công ty mà nhân viên cũng vẫn có thưởng. Thôi thì thời buổi khó khăn, thà có một tí cho anh em đỡ tủi còn hơn là không có gì!” – anh D. cho biết…

200 viên gạch cho nhân viên “ăn Tết”

Thưởng Tết bằng giấy vệ sinh tưởng chừng đã “có một không hai”, nhưng kế hoạch thưởng Tết cho nhân viên bằng 1.000 viên gạch men lát nền như tại Công ty vật liệu xây dựng N.D (trụ sở tại đường Lương Ngọc Quyến – TP. Thái Nguyên) cũng độc đáo chẳng kém.

Ông L.T, Giám đốc công ty cho biết, đặc thù công ty là chuyên buôn bán vật liệu xây dựng, nhưng bất động sản năm 2013 điêu đứng, nhu cầu xây, sửa nhà cửa của người dân cũng chẳng là bao, nên giống như phần lớn các công ty khác, các cửa hàng của ông T. đều vắng khách và hàng tồn chất đầy kho.

“Đã nửa năm nay tôi chưa nhập hàng mới, còn hàng trong kho hiện nay vẫn đang chất đầy” – ông T cho biết.

Trong số những lô hàng còn tồn lại, nhiều nhất vẫn là hàng gạch men lát nền do năm ngoái ông T. ham rẻ, mua thanh lý từ một công ty phá sản ở Thái Nguyên.

“Mua về rõ nhiều nhưng chẳng bán được bao nhiêu, nên năm nay tôi tính không thưởng Tết cho nhân viên bằng tiền mặt nữa mà cứ quy ra gạch. Mỗi người 200 viên, tương đương với hơn 2 triệu, mang về để dành sau này xây nhà dùng hoặc thích bán, thích tặng cho ai cũng được” – ông T nói.

Theo Duyên Duyên