Thuyết Minh Về Cách Làm Món Cơm Hến / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Rafs.edu.vn

Thuyết Minh Về Món Ăn Cơm Hến Của Thừa Thiên Huế

Với tài nội trợ khéo léo của người phụ nữ Huế, hến được chế biến thành những món ăn rất ngon mà rẻ : hến xào cuốn bánh tráng, hến trộn, hến nấu canh, cháo hến… Đặc biệt là cơm hến, món ăn độc đáo đã trở thành một đặc sản đậm đà phong vị Huế.

Nguyên liệu chính của cơm hến là cơm trắng và hến, nhưng quyết định thành công của món cơm hến lại là các thứ gia vị đi kèm như ớt tươi, tương ớt, ớt khô xào dầu, hành, tỏi, lạc rang giã nhỏ, bánh tráng mè nướng giòn và các loại rau thơm, hoa chuối, rau muống bào… Đặc biệt có một thứ không thể thiếu là mắm ruốc Huế.

Hến rất rẻ nhưng chế biến lại công phu. Hến mua ở chợ vổ, chà xát kĩ, rửa nhiều lần cho thật sạch rồi luộc chín. Vớt hến ra, đãi lấy thịt, để ráo. Nước hến lọc bỏ cặn, nêm nếm cho vừa, bắc lên bếp đun sôi liu riu. Cơm nấu chín dỡ ra rá để nguội.

Khách gọi một tô cơm hến. Cô bán hàng khéo léo nhúm một nhúm hoa chuối và rau muống bào xắt nhỏ lót xuống đáy tô. Múc một muỗng Cơm trắng, dàn đều ra, xúc vài thìa hến xào bỏ vào và rắc rau thơm, hành lá xắt nhỏ cùng tóp mỡ, lạc rang giã dập lên trên rồi chan nước canh hến xám xấp. Như thế là xong. Khách bóp vụn miếng bánh tráng nướng giòn tan, thơm phức vào tô cơm và bắt đầu thưởng thức. Tùy khẩu vị từng người mà gia giảm thêm mắm ruốc, ớt khô xào dầu hoặc ớt tươi. Người xứ Huế thích ăn thật cay, thật nóng, vừa ăn vừa xuýt xoa chảy cả nước mắt mới là ngon.

Cơm hến là món ăn dân dã được nhiều người ưa chuộng. Khắp nơi, từ nội ô đến ngoại thành, chỗ nào cũng có cơm hến. Người bán gánh quang gánh, một bên là chiếc bếp than hồng trên để nồi canh, bên kia là chiếc thố đựng hến xào, rá cơm cùng các thứ khác xếp ngăn nắp trong một chiếc khay nhôm sạch sẽ. Bên cạnh quang dắt dăm ba chiếc ghế con con… Người ăn cơm hến chẳng cần đến sự sang trọng của chỗ ăn. Ngược lại rất cần khung cảnh quây quần và không khí vui vẻ như một bữa cơm gia đình vậy. Đông khách nhất có lẽ là gánh cơm hến gia truyền đối diện chợ Đông Ba, người bán tíu tít luôn tay vẫn không kịp và người ăn nhẫn nại chờ đợi đến lượt mình.

Một tô cơm hến giá chỉ khoảng hai mươi ngàn đồng nhưng đủ mùi, đủ vị và chứa dựng bao nhiêu sản vật thiên nhiên ban tặng cho con người. Sau một ngày lao động mệt nhọc, khách vừa ăn vừa trò chuyện bao đồng, tai nghe tiếng nói trầm ấm của quê hương, miệng thưởng thức món ăn quen thuộc của xứ sở, vừa rẻ vừa ngon, thú vị vô cùng ! Người Huế mê cơm hến đã đành, du khách đến Huế, dẫu chỉ ăn cơm hến Huế một lần cũng đủ thèm và nhớ suốt đời.

Thuyết Minh Về Món Xôi Gấc

Đề bài: Anh chị hãy thuyết minh về món xôi gấc

Nhắc về xôi gấc là nhắc tới món ăn truyền thống của người Việt Nam với màu đỏ tượng trưng cho may mắn và sung túc. Nhưng hay ho nhất là ở chỗ gấc có thật nhiều tác dụng như: bổ mắt, chống lão hóa và các bệnh phổi, tim mạch, thần kinh..

Cứ mùng 1 hay các dịp lễ Tết, mỗi nhà cũng thường có 1 quả gấc to đẹp, màu đỏ cam tươi tắn để dành cho món ăn đặc biệt mà đơn giản

Hôm nay là ngày mùng 1/10 âm lịch, cũng là ngày đầu tiên tôi chính thức làm xôi gấc từ A-Z. Cũng tự học cho mình vài kinh nghiệm và cũng rút ra được kết luận chung là: Nấu ăn chẳng khó gì, chỉ là bạn có thích thú và giành một chút thời gian, tâm trí cho nó không thôi.

Nguyên liệu: Nửa cân gạo nếp (loại nếp ngon nhất vẫn được gọi là nếp cái hoa vàng, chẳng hiểu rõ vì sao. Nửa quả gấc chín đỏ. Đường, muối hạt. Nửa chén uống rượu trắng. Một cái rổ inox nhỏ (vừa nồi cơm điện) (đường kính chắc khoảng 18-20cm)/ chõ inox. Đế hấp (tôi không biết gọi là gì, nhưng bạn yên tâm, các nồi cơm điện thường có dụng cụ này, dùng cho việc hấp bánh. Nếu không có, bạn vẫn có thể linh động dùng một chiếc bát con thay thế! Nồi cơm điện. Đũa/ thìa

Trong quá trình đồ xôi với nồi cơm điện (kéo dài khoảng 1 tiếng – tiếng rưỡi) nên thường xuyên kiểm tra nồi và thỉnh thoảng bật lên chế độ Warm khi nước sôi (Vì nhớ rằng xôi chín nhờ hơi). Cũng chú ý 2-3 lần mở nắp nồi ra đảo đều để gạo chín đều!

Khi xôi đã chín mềm (thử bằng cách vê hạt gạo bằng tay), cho khoảng 2 thìa đường vào, dùng đũa đảo đều và đậy nắp, để chế độ Cook thêm khoảng 10p nữa là xong và bày ra đĩa. (Cho đường sau là vì nếu cho đường ngay từ lúc đầu, gạo sẽ lâu chín).

Khi bày xôi ra đĩa để thắp hương kiêng nén chặt, cũng kiêng ăn trước để thể hiện sự kính trọng. Mẹ tôi không thích cho mỡ vì không thích ăn ngấy, tuy nhiên, để màu bóng đẹp hơn, bạn có thể cho 1 thìa dầu ăn/ 1 ít mỡ gà và đảo đều với xôi cùng thời gian cho đường vào.

Tùy khẩu vị mà bạn có thể cho thêm dừa nạo/ nước cốt dừa đảo đều với xôi cho thêm béo và thơm ngậy, cũng vào khoảng thời gian như cho đường. Có người cầu kỳ hơn, làm thêm đậu xanh cà hay đậu xanh đã bỏ võ. Cách làm đơn giản: ngâm đậu xanh trước khoảng 3 tiếng rồi dùng chõ/rổ hấp chín. Khi đậu xinh chín bung cho thêm đường và dừa nạo, đảo đều rồi hấp tiếp khoảng 5-10p. Bỏ đậu xanh hấp ra, cho thêm 1 thìa nước sôi, dùng thìa dầm nhuyễn cho mịn. Nên hấp đậu trước rồi dùng chính các dụng cụ đấy để hấp xôi gấc. Đến lúc bầy ra đĩa (hay nhất là có khuôn) có thể cho lớp xôi dưới cùng rồi đến đậu, rồi xôi, rồi đậu, rồi xôi là đã có một đĩa xôi gấc đậu xanh vừa ngon vừa đẹp mắt với 2 màu đỏ – vàng rực rỡ.

Ở nhiều đám cỗ tôi cũng thấy họ cho thêm mè/ vừng rắc lên trên, cũng là để cho thơm. Hôm nay nhà còn vani, tôi cũng đổ vào lúc cho thêm đường rồi trộn đều với xôi, ăn cũng thấy thơm, bạn có thể thử. Hãy chọn những quả gấc đã chín, màu đỏ cam, chắc nặng tay, cộng thêm may mắn nữa chắc chắn quả gấc sẽ cho bạn màu sắc món xôi thật tươi đẹp mà không cần dùng phẩm màu gì cả!

Món ăn này được gia đình và bạn bè ưa chuộng nhất. Nó là món ăn sáng nhiều chất dinh dưỡng, là món ăn được kết hợp một cách hoàn hỏa giữa vị thơm ngọt của gấc, sự bùi, nồng ấm của gia vị và sự dẻo dai của gạo nếp.

Từ khóa tìm kiếm

thuyết minh cách làm xôi gấc

Cách Làm Bài Văn Thuyết Minh Về Món Ăn

(Văn thuyết minh) – Cách làm bài văn thuyết minh về món ăn đảm bảo giúp các bạn hiểu rõ, nắm rõ được kiến thức cũng như dàn ý. Phương pháp làm bài văn thuyết minh về món ăn I. Lí thuyết về văn thuyết minh

1. Nhận biết :

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội

– Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản. – Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu sắc, hương vị. – Cách thức chế biến, thưởng thức. + Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp

– Bước 2: Lập dàn ý– Bước 3: Viết bài văn thuyết minh

HƯỚNG DẪN

1.Yêu cầu về kĩ năng.

-Viết bài văn thuyết minh rõ ràng,chuẩn xác và hấp dẫn.

-Phương phap:thuyết minh

-phạm vi tư liệu:tìm hiểu bên ngoài đời sống + sách báo.

2.Yêu cầu về nội dung.

a)Xác định yêu cầu trọng tâm của đề:giới thiệu về món cơm hến-món ăn rất ngon và bình dân của xứ Huế

Nói đến ẩm thực Huế thì không thể không nhắc đến cơm hến. Món cơm hến được xem như là món ăn thân quen của người dân làng chài xứ Huế…từ địa phương gọi là dân vạn đò.

b)Triển khai các luận điểm ,luận cứ: Cần triển khai theo những phương diện sau

-Nguồn gốc của cơm hến:Cồn Hến-Vĩ Dạ-tp Huế.

-Nguyên liệu và cách chế biến.

+Nguyên liệu:cơm+hến+các phụ gia khác

+Cách chế biến:

.Cơm: nấu chín tơi,không dẻo ,không dính ,không nát…

.Hến:nấu rời cái hến xong rồi xào hến.

.Phụ gia:

– Rau ăn kèm gồm: xà lách, các loại rau thơm… lặt rửa sạch cắt sợi lớn, lỏi chuối non, bạc hà, khế chua ngọt… cắt sợi hoặc xắt lát mỏng. – Gia vị và phụ gia: ớt bột xào với chút dầu phi tỏi, ớt tươi, tỏi tươi băm, muối mè rang, muối, đậu phụng để vỏ lụa chiên dòn, ruốc Huế pha loãng với ít nước sôi, gừng non cắt lát mỏng, da heo cắt sợi vừa chiên dòn hoặc tóp mỡ, khoai lang trắng luộc chín để nguội cắt nhỏ…

-Nghệ thuật thưởng thức.

+Trộn đều cơm và hến với các phụ gia khác.

+Phải ăn cay mới ngon.

+Đến làng Cồn ăn mới thú vị.

-Ý nghĩa và danh tiếng của món cơm hến:Món cơm hến được các bà, các mẹ gánh đi khắp nơi trong thành Huế bán rong. Còn ở cồn Hến thì khách ăn tại quán. Dù mang tiếng là đặc sản xứ Huế nhưng cơm hến thực sự là món ăn cho người nghèo bởi giá cả hết sức bình dân: 1.500 đồng/tô.Món ăn bình dị mà chứa đựng bao kỳ công của những người chế biến. Có thể nó đây là nét ẩm thực truyền thống , là niềm tự hào của người dân xứ huế.

-Nêu cảm nghĩ về món ăn :Tôi không sinh ra và lớn lên ở Huế. Nhưng suốt hai năm qua, đó là quãng thời gian không dài nhưng đã làm cho tôi gắn bó với Huế quá đỗi. Tôi thích đạp xe một mình vào buổi chiều dưới những con đường đan dày vòm lá. Sau đó tạt vào một quán nhỏ thưởng thức một bát bánh canh hoăc một tô cơm hến, ăn xong miệng còn đọng lại dư vị nồng nồng, âm ấm. Tôi thích vào những ngày chủ nhật, khi những cơn mưa dư ba đổ về, cùng bạn bè làm những món ăn dân dã mà ấm cúng. Thật thiếu sót nếu chúng ta đến Huế mà chưa một lần đến thưởng thức món cơm hến Huế dân dã, nổi tiếng này…

Thuyết Minh Về Một Món Ăn Việt Nam: Món Bánh Xèo

Thuyết minh về một món ăn Việt Nam mà bạn yêu thích.

A. Dàn bài chung

I. Mở bài:

Nêu lời giới thiệu về món bánh Xèo.

II. Thân bài:

1. Cách làm bánh : qua các bước sơ chế (rửa nguyên liệu, xử lý các phụ liệu) đến chiên bánh Xèo.

2. Cách thưởng thức với các đặc trưng một số địa phương:

III. Kết bài:

– Cảm nghĩ của em về món bánh Xèo.

– Trong cuộc sống hiện đại, liệu chiếc áo dài còn có được vị trí , vai trò như trước nữa không, khi người ta có nhiều sự lựa chọn khác ?

B. Dàn bài chi tiết

I. Mở bài:

Bánh xèo là một loại bánh Việt Nam, có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, được rán màu vàng, nặn hình tròn hoặc bán nguyệt. Tuỳ theo từng địa phương tại Việt Nam mà bánh được thưởng thức với nét đặc trưng riêng. Thường có 2 phong cách : đổ bánh xèo giòn và bánh xèo dai.

II. Thân bài: a) Cách làm bánh

1) Đậu xanh ngâm nước nóng ấm khoảng 1 tiếng cho bóc vỏ. Đãi vỏ sạch, hấp/luộc chín sao cho đậu vẫn còn nguyên dạng hạt, không bị bể.

2) Giá rửa sạch để ráo.

Hành lá rửa sạch cắt nhỏ.

3) Tôm lột vỏ, làm sạch đường chỉ. Ướp tôm thịt với một tí xíu muối, tiêu, tỏi ép nhỏ khoảng nửa tiếng cho ngấm gia vị.

4) Cho bột gạo, bột bắp, muối, bột nghệ và nước soda vào trộn đều. Cho hành lá vào. Bỏ hỗn hợp vào tủ lạnh khoảng nửa tiếng trước khi làm.

5) Chiên bánh :

– Chảo nóng, cho một ít dầu vào. Dầu nóng, cho ít lát thịt heo và vài ba con tôm vào xào chín tái, thơm. Dùng vá tròn to( loại múc canh) múc một vá hỗn hợp bột bánh xèo đổ tròn vào chảo. Vừa đổ vừa quay cán chảo cho bột chạy dàn đều một lớp mỏng khắp đáy chảo.

– Rắc một ít đậu xanh đều lên bề mặt, cho giá vào phần nửa cái bánh. Đậy nắp lại, đợi khoảng 2~3 phút cho bánh chín vàng. Dùng vá dẹp bẻ gập bánh lại làm đôi. Lấy bánh ra.

– Cứ thế lập lại cho đến khi hết bột và tôm thịt rau.

b) Cách thưởng thức bánh

– Khi ăn cuốn với rau sà lách hoặc cải cay và rau thơm, chấm với nước mắm pha chua ngọt.

– Pha nước chấm bánh xèo sao cho có đủ vị ngọt-chua-cay nhưng rất nhạt, nhạt đến độ có thể húp chén mắm như canh vậy. Tham khảo cách pha nước chấm ở đây. Tuy nhiên, phải gia giảm đường-nước và nước mắm sao cho thoả điều kiện trên. Mình thường pha theo tỉ lệ gồm : 2 phần đường, 1 phần mắm và 4 phần nước.

– Vị ngọt của chén nước mắm chấm bánh xèo lấy từ nước dừa tươi và đường (nếu không có dừa tươi thì dùng nước dừa tươi đóng lon/ hoặc không nữa thì phải dùng đường thay thế)- chua của chanh hoặc dấm -cay của ớt- thơm của tỏi.

– Nếu không có nước dừa thì phải dùng nước nấu sôi để nguội cũng được nhưng dĩ nhiên là chất lượng sẽ thay đổi

– Tại Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, lạc. Tại miền Nam Việt Nam, bánh có cho thêm trứng và người ta ăn bánh xèo chấm nước mắm chua ngọt. Tại miền Bắc Việt Nam, nhân bánh xèo ngoài các thành phần như các nơi khác còn thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi.

Các loại rau ăn kèm với bánh xèo cũng rất đa dạng. Cầu kỳ nhất là ở các vùng miền Trung Việt Nam, ngoài rau sống, còn thêm quả vả chát, khế chua .. Bởi vậy, dân sành ăn cứ thấy ngờ ngợ như món này thực sự được bắt nguồn từ Huế.

– Bánh xèo Phan Thiết khác với bánh xèo ở những nơi khác là bánh nhỏ chỉ bằng một nửa và không cuốn với rau xà lách mà ăn chung với nước mắm chín (nước mắm đã được giã với tỏi và ớt).

III. Kết bài:

– Bánh Xèo là một trong những món ăn rất “đậm đà” hương vị của người Việt Nam. Ngày nay, bánh Xèo đã được quảng bá ra bên ngoài không gian nước Việt. Nhiều nghệ nhân làm bánh như cụ Mười Xiềm đã đi Mỹ để thực hiện việc làm món bánh Xèo.

– Ngày nay, cuộc sống xuất hiện nhiều thị hiếu ẩm thực đa dạng. Tuy nhiên, món bánh Xèo vẫn được trân trọng. Bánh Xèo vẫn ngon nhờ vào cách phối hợp dinh dưỡng, đa dạng có chất béo, đạm, chất xơ v.v… Món ngon Bánh Xèo góp phần tôn lên vẻ đẹp và tính khoa học của ẩm thực Việt Nam.

Nhận xét