Thuyết Minh Về Cách Làm Chả Giò / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Rafs.edu.vn

Thuyết Minh Về Cách Làm Món Bánh Xèo

Thuyết minh về cách làm món bánh xèo – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Thừa Thiên – Huế

Bánh xèo đã trờ thành món ăn Việt đặc trưng tại nhiều nhà hàng Việt Nam trên toàn thế giới. Ít người có thể chống cự được trước món ăn vàng ruộm đẹp mắt, lại bùi béo, giòn tan ngon miệng này. Ăn kèm với rất nhiều rau xanh, bánh bèo cũng được đánh giá là món ăn tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu làm bánh xèo Nam Bộ:

– Dầu ăn, muối, bột ngọt, đường

– Tôm cắt đầu, rửa sạch, lấy chỉ lưng. Ướp tôm với 1 muỗng muối, 1 muỗng đường, 1 muỗng tiêu xay và 1 củ hành tím băm nhuyễn.

– Thịt rửa sạch, tráng qua nước sôi, xắt mỏng. Ứơp thịt với 1 muỗng muối, 1 muỗng đường, 1 muỗng tiêu xay và 1 củ hành tím băm nhuyễn.

– Hành tây lột vỏ, xắt mỏng.

– Nấm cắt gốc, ngâm nước muối loãng 5 phút, rửa sạch, cắt nhỏ sợi.

Bước 2: Đong lượng nước ghi trên gói bột, lấy 1/2 cho vào dừa nạo vắt lấy nước cốt. Cho tiếp 1/2 còn lại vào dừa ép vắt nốt nước lần nữa.

Bước 3: Hòa toàn bộ nước cốt dừa vắt được cho bột vào quậy đều. Sau đó bạn cho hành lá vào, nêm ít muối, bột ngọt, đường, khuấy đều được hỗn hợp vàng sánh.

Bước 4: Bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng dầu vào. Khi dầu nóng, bạn cho thịt vào xào, tiếp đến cho tôm , nấm hương, xào đều cho chín. Nêm ½ thìa bột nêm rồi cho tôm thịt ra bát.

Bước 5: Bắc chảo lên bếp, đổ dầu vào chảo. Khi dầu sôi nóng, bạn múc 1 thìa canh bột vào, xoay chảo cho bột tráng đều thành lớp mỏng, đậy nắp để 3-4 phút.

Bước 6: Cho nhân tôm, thịt, nấm, giá vào và gập bánh lại. Rán bánh đến khi vàng đều hai mặt thì dừng lại.

Bạn pha theo tỉ lệ: 1 phần nước mắm, 1 phần đường, 1 phần giấm và 5 phần nước, cho thêm tỏi băm và ớt băm.

Nguyên liệu làm bánh xèo

– Gừng, hành khô, tiêu, gia vị

-Trộn đều 3 thìa nước mắm, 1/2 thìa nước sôi, 1 thìa đường, 1/2 thìa bột ngọt, 2 trái ớt băm nhuyễn, 1 thìa tỏi đến khi đường và bột ngọt tan đều rồi cho 1 thìa chanh vào sao cho vừa ăn và hợp khẩu vị.

– Trộn đều bột gạo, muối, bột nghệ trong một chiếc tô lớn. Pha nước với bia rồi từ từ đổ vào phần bột, trộn đểu. Thêm nước cốt dừa vào, trộn thật đều. Khuấy bột đến khi thu được hỗn hợp bột lỏng, mịn, không vón cục.

– Cắt khúc hành lá rồi cho vào phần bột vừa trộn rồi thêm một chút dầu ăn, để bột nghỉ khoảng 30 phút.

– Rửa sạch các loại rau. Hành tây thái múi cau.

– Nhặt tôm, rửa sạch. Thịt bò thái lát mỏng.

– Ướp tôm với gừng, gia vị, hành khô. Ướp thịt bò với dầu ăn, tỏi, gừng, gia vị, hạt tiêu.

-Làm nóng chảo với dầu ăn, cho hành tây vào xào thơm với một chút gia vị. Tiếp theo cho tôm vào đảo cùng. Khi tôm gần chín thì cho thịt bò vào, hỗn hợp nhân chín bạn múc ra để riêng.

– Cho dầu ăn vào chảo, chờ dầu sôi. Đổ bột láng xung quanh chảo cho thật mỏng, đậy vung khoảng nửa phút.

– Cho phần nhân và giá lên trên bánh, đậy vung thêm khoảng 2 phút.

– Gập đôi bánh, rán bánh đến khi bánh giòn, vàng đều 2 mặt.

– Dùng bánh khi còn nóng. Cuộn bánh với rau sống, chấm nước chấm bánh xèo chua ngọt.

Nguyên liệu làm bánh xèo miền Nam

– Dầu ăn, muối, bột ngọt, đường

Cách làm bánh xèo miền Nam

– Tôm cắt đầu, rửa sạch, lấy chỉ lưng. Ướp tôm với 1 muỗng muối, 1 muỗng đường, 1 muỗng tiêu xay và 1 củ hành tím băm nhuyễn.

– Thịt rửa sạch, tráng qua nước sôi, xắt mỏng. Ứơp thịt với 1 muỗng muối, 1 muỗng đường, 1 muỗng tiêu xay và 1 củ hành tím băm nhuyễn.

– Hành tây lột vỏ, xắt mỏng.

– Nấm cắt gốc, ngâm nước muối loãng 5 phút, rửa sạch, cắt nhỏ sợi.

– Đong lượng nước ghi trên gói bột, lấy 1/2 cho vào dừa nạo vắt lấy nước cốt. Cho tiếp 1/2 còn lại vào dừa vắt nước dảo.

– Hòa nước cốt và nước dảo dừa, cho bột vào quậy đều. Sau đó bạn cho hành lá vào, nêm ít muối, bột ngọt, đường, khuấy đều được hỗn hợp vàng sánh.

– Bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng dầu vào. Khi dầu nóng, bạn cho thịt vào xào, tiếp đến cho tôm , nấm hương, xào đều cho chín. Nêm ½ thìa bột nêm rồi cho tôm thịt ra bát.

– Bắc chảo lên bếp, đổ dầu vào chảo. Khi dầu sôi nóng, bạn múc 1 thìa canh bột vào, xoay chảo cho bột tráng đều thành lớp mỏng, đậy nắp để 3-4 phút.

– Sau đó bạn cho nhân tôm, thịt, nấm, giá vào và gập bánh lại. Rán bánh đến khi vàng đều hai mặt thì dừng lại.

– Pha nước chấm: Bạn pha theo tỉ lệ: 1 phần nước mắm, 1 phần đường, 1 phần giấm và 5 phần nước, cho thêm tỏi băm và ớt băm.

Những chiếcbánh xèo miền Nam giòn giòn, bùi bùi, được phủ lớp bánh vàng ruộm, ăn kèm với nước mắm chấm sẽ cực kì thú vị đấy.

Những chiếc bánh xèo mang hương vị đặc trưng của mỗi miền. Khác với Trung, Nam, bánh xèo miền Bắc mang một hương vị riêng, với một công thức khá khác lạ.

Nguyên liệu làm bánh xèo miền Bắc

– Muối, nước mắm, bột ngọt, hạt tiêu

Cách làm bánh xèo miền Bắc

– Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.

– Thịt lợn thái mỏng, ướp với 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng bột ngọt, 1 ít hạt tiêu.

– Tôm cắt râu, rửa sạch, ướp với 1 muỗng muối, 1 ít gừng giã nhỏ.

– Hành tây bóc vỏ, thái múi.

– Giá đỗ rửa sạch, ngâm nước muối loãng.

– Nấm hương ngâm mềm rồi cắt nhỏ.

– Rau sống rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 20 phút.

– Bạn hòa bột gạo với 250ml nước lọc, 100ml bia, 1 thìa cafe muối, 10 gam bột nghệ vào trộn đều rồi cho một ít hành lá vào.

– Bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng dầu vào, khi dầu nóng thì bạn cho hành tím vào phi vàng. Sau đó bạn cho thịt, tôm, nấm hương vào đảo đều, gần chín thì cho hành tây vào và nêm lại cho vừa vị.

– Cho một ít dầu vào chảo. Khi dầu nóng già đổ một muỗng canh bột vào tráng đều chảo. Sau đó, bạn cho hỗn hợp tôm thịt xào rải mỏng đều mặt bánh, rồi rải một lớp giá mỏng lên trên cùng .

– Tiếp theo, đun nhỏ lửa khoảng 2 phút cho bánh chín giòn rồi gập đôi bánh lại để ra đĩa.

– Pha nước chấm: Bạn pha theo tỉ lệ: 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước lọc, 2 thìa cafe nước cốt chanh, và cho thêm tỏi, ớt băm vào.

Chỉ khoảng 30 phút, những chiếcbánh xèo miền Bắc thơm ngon, hấp dẫn đã sẵn sàng để chiêu đãi gia đình, bạn bè rồi.

Thu Thủy (Tổng hợp)

Thuyết Minh Về Món Nem Rán

Những bài văn mẫu hay lớp 8

Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về món nem rán gồm các bài văn mẫu hay được VnDoc sưu tầm và tổng hợp giới thiệu tới các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Thuyết minh về món nem rán

Nem rán từ lâu đã là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm tất niên của người Việt và rất được ưa chuộng trong đời sống hàng ngày. Từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, dù được gọi với nhiều cái tên khác nhau nhưng với cách làm đơn giản và hương vị hấp dẫn, nem rán đã trở thành một trong những dấu ấn của ẩm thực Việt Nam.

Về nguồn gốc, nem rán bắt nguồn từ món Dim Sum của Trung Quốc và nhanh chóng trở thành món ăn phổ biến tại hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Tại Hàn Quốc, món ăn này được gọi là Chungwon, Nhật Bản gọi là Harumaki hay Lumpia là tên của nem rán tại Indonesia và Philippines, người Đức gọi là Frühlingsrolle và người Pháp gọi chúng là Rouleau de prin¬temps. Ngay ở Việt Nam, người miền Bắc gọi là nem rán, người miền Trung gọi là chả ram và người miền Nam lại gọi nó là chả giò. Tuy bắt nguồn từ một món ăn Trung Quốc nhưng nem rán đã được Việt hóa và trở thành một món ăn dân tộc, đặc sản tinh túy của ẩm thực Việt Nam.

Có thể được ưa thích và phổ biến rộng khắp trên thế giới như vậy là do nguyên liệu của món nem rán rất phong phú, dễ kiếm và có thể thay đổi linh hoạt. Nhưng chẳng ở đâu nem rán có sự hòa quyện của nhiều nguyên liệu độc đáo như tại Việt Nam. Trong nem rán có sự hóa thân của hạt gạo thành bột mịn tráng lá đa nem, những giọt nước mắm thơm lừng làm từ tôm, cá, có sự hòa quyện của nhiều thực phẩm và hương liệu thiên nhiên.

Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, chúng ta bắt tay vào sơ chế. Nếu dùng miến thì ngầm nước đến khi mềm thì cắt nhỏ. Mộc nhĩ và nấm hương ngâm nước nóng cho nở đểu, rửa sạch rồi thái nhỏ. Các loại củ rửa sạch, gọt vỏ, thái sợi. Hành và tỏi đập dập, băm nhỏ. Sơ chế xong nguyên liệu, chúng ta trộn đều và nhuyễn tất cả các nguyên liệu trên, nêm cho vừa gia vị, sau đó đập trứng và đảo đều. Trộn đều nguyên liệu không chỉ giúp gia vị ngấm đều, vừa ăn mà còn giúp nguyên liệu quyện vào nhau dễ cuộn hơn và nem cũng chắc hơn. Việc cuộn nem đòi hỏi sự khéo léo sao cho nem tròn đều, không bị rách vỡ. Trước khi cuộn nem nên dấp nước dấm pha loãng đểu khắp lá đa nem. Việc này không chỉ khiến lá đa nem mềm, dễ gói mà còn giúp nem rán vàng và giòn hơn. Sau đó trải đều nhân nem ở chính giữa phía trên, gấp hai bên mép lá đa nem lại rồi cuộn tròn.

So với bước chuẩn bị và sơ chế, công đoạn chế biến nem lại đơn giản hơn. Đặt chảo lên bếp, đổ dầu vào, đợi đến khi dẩu nóng già, chúng ta nhẹ nhàng cho nem vào chảo để rán. Khi rán, phải thật khéo léo cho nem chín đều nhưng cũng không nên lật dở nhiều, dễ bị vỡ nem. Khi nem chín, vàng giòn, tỏa mùi thơm thì gắp ra đĩa.

Món nem rán như thế là đã hoàn thành được một nửa. Khâu quan trọng còn lại là pha nước chấm. Có nhiều người cho rằng nem ngon hay không là do nước chấm. Để có một bát nước chấm ngon nên pha bằng nước ấm và hòa tan đường, mì chính trước. Sau đó mới cho thêm giấm, nước cốt chanh, nước mắm. Bí quyết để có màu đẹp tự nhiên cho bát nước chấm là giã một ít ớt chín đỏ đã bỏ hạt và cho thêm một múi chanh đã tách rời các tép vào. Nên thả ớt, tép chanh này cùng tỏi và rau mùi thái nhỏ vào sau cùng để những gia vị này nổi đều, bát nước chấm sẽ đẹp mắt hơn.

Để món ăn thêm hấp dẫn, trình bày đẹp mắt cũng trở thành một yêu cẩu quan trọng. Chúng ta có thể xếp xung quanh đĩa một lớp cà chua, dưa chuột thái lát tròn, rau sống xếp bên dưới và nem rán đặt bên trên để món ăn có đủ màu sắc hài hòa. Nem rán là món ăn có cách thưởng thức phong phú và đa dạng, nó có thể trở thành món chính trong bữa cơm gia đình, có thể ăn kèm với bún và dưa góp hay trở thành món ăn chơi thông thường…

Không chỉ thơm ngon, món nem còn chứa đựng nhiều giá trị và ý nghĩa quan trọng, về giá trị, đây vừa là món ăn giàu chất dinh dưỡng lại vừa là một mặt hàng ẩm thực thu hút nhiều thực khách trong nước và du khách nước ngoài. Với bạn bè quốc tế, các món ăn như phở, nem, nộm… đã trở thành những dấu ấn hấp dẫn về ẩm thực Việt Nam. Nhưng có lẽ, vẻ đẹp tiềm ẩn bê’ sâu của món ăn này nằm ở ý nghĩa đẹp đẽ của nó. Nguyên liệu đa dạng gợi ra sự phong phú, muôn màu muôn vẻ của cuộc sống. Tất cả lại cùng nhuần nhuyễn vào nhau như sự đồng lòng, gắn bó, đồng điệu giữa con người với con người.

Ẩm thực Việt Nam với chín đặc trưng cơ bản, như nhà sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã thì nem rán giờ đây đã là một món ăn thuần Việt với tính hòa đổng hay đa dạng, ít mỡ, đậm đà hương vị, ngon và lành, tính dùng đũa, tính cộng đồng, hiếu khách, tính dọn thành mâm và đặc biệt nhất chính là tính tổng hòa nhiều chất, nhiều vị. Trong mỗi miếng nem rán thơm ngon không chỉ là sự kì công, cẩn thận của người chế biến mà còn là cả quá trình nỗ lực, khẳng định bản sắc dân tộc trong từng món ăn thức uống.

Bài tiếp theo: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở An Giang

Thuyết Minh Về Món Bánh Xèo Nam Bộ

Bánh xèo có từ rất lâu, không biết nó xuất xứ từ đâu, nhưng bánh xeo hiện nay có mặc ở rất nhiều nơi trên đất nước và ở thế giới nữa. Bánh xèo là một món ăn dân dã, bình dị nhưng bánh xèo nó mang một cái gì đó rất riêng cho dân tộc ta.

Bánh xèo thường hay được mọi người làm bán vào mùa mưa, có lẽ nó ăn rất ấm bụng nên mọi ngoài rất thích. Bánh xèo có nhiều vùng làm khác nhau. Ở miền tây thì bánh xèo được làm rất to, miền trung thì vừa và miền bắc thì hơi nhỏ một tí. Mỗi nơi chọn nguyên liệu giống nhau đều là bọt gạo nhưng nhưn và gia vị thì khác nhau. Gia vị nó tượng trưng cho mỗi vùng miền. Nhưng có vùng thì làm bàng tôm thịt bò, thịt heo nạc… có vùng thì làm nấm và giá công với một tí thịt rất ngon.

ở mỗi vùng với mỗi gia vị nó tượng trưng tính vung miền và thể hiện được những nét đặc sắc văn hóa của họ. Phải chăng đó là cái sở thích của mỗi vùng không phải mà nó chính là nền văn hóa lịch sữ của họ.

Để làm được một chiếc bánh xèo không phải đơn giản tí nào, đó là cả một nghệ thuật. Cách gia bột, trộn bột rất quan trọng nó có thể làm bánh ngon hay dỡ thế nào đều phụ thuộc vào nó. Ta có thể dùng thêm các nguyên liệu khác như nước côt dừ để lấy khuấy bột. Nước dừa này dùng để pha bột nhằm làm tăng độ béo cho bánh. Ta cho khoảng 1 lít nước ấm vào 0,5 kg dừa khô đã nạo, nhào trộn và vắt, lược lấy phần nước cốt để riêng, sau đó cho thêm nước vào phần xác dừa, tiếp tục vắt lấy nước nhì và nước ba.

Bước tiếp theo ta khuấy đều bột gạo với một ít nước ấm và tất cả nước dừa ở trên, cho thêm hành lá xắt nhuyễn và bột nghệ để tạo màu vàng đặc trưng cho bánh. Bổ sung thêm gia vị như muối, đường, bột ngọt. Cũng có thể cho thêm trứng gà đã đánh nhuyễn vào bột để bánh dòn và nở hơn hay bổ sung bột mì để tăng độ dòn của bánh.

Nhưn thì tùy theo sở thích của mỗi người. tôm bóc vỏ để ráo, thịt thái mỏng và ướt gia vị. Sau đó ta sào sơ qua cho thịt và tôm săn lại, vừa chín tới. bên cạnh đó ta có thể cho thêm giá, nấm rửa để ráo. Tí khi làm bánh, ta cho cho vào lên trên bột.

Ăn kèm với bánh gồm có rau sống và nước chấm. Hai món ăn kèm này cũng phải chuẩn bị chu đáo qua việc sơ chế nó. Nước chấm thì ta cho tỏi tươi và ớt được bằm thật nhuyễn, cho vào nước ấm. Thêm đường, nước chanh (hay giấm) và khuấy đều, sau đó cho từ từ nước mắm vào, nêm nếm vừa ăn. Nước chấm ngon cho bánh xèo phải có vị mặn vừa phải của nước mắm hài hòa với vị chua của chanh và vị ngọt của đường. Rau sống gồm có nhiều loại và tùy sử thích của tùng người, mà ta nen chọn các loại rau sau: xà lách, rau thơm, diếp cá, cải xanh, lá lốt, đọt bằng lăng, đọt xoài, sôi nhái. Rau phải được rửa sạch, để ráo và xếp ra mâm. Rau nên ngâm trong nước có muối với nồng độ loãng và ngâm trong thời gian ngắn khoảng 3-5 phút để hạn chế các nguy cơ vi sinh vật.

Cách đổ cũng không khó. Ta chỉ cần bắt chảo nóng, cho dàu vào sôi lên ta cho bột vào vào cho nhưn cộng với tí giá và nấm vào úp vung lại để khoảng 2 3 phút ta lấy ra và làm tiếp cá khác. Nếu muốn bánh giòn hơn thì ta để khoảng 5 phút và lấy ra. Cái quan trọng để có chiếc bánh xèo ngon đó là nguyên liệu và cách pha bột.

Thế là ta đã có một chiếc bánh xèo thơm ngon và bổ dưỡng. hi vọng mọi người ai cũng thích nó.

Thuyết minh về món bánh xèo Nam Bộ – Bài làm 2

Trong các món bánh mặn của Nam bộ, bánh xèo là món phổ biến, được người ăn ưa thích nhất.

Ăn bánh xèo có đông người mới vui. vì khi làm bánh phải qua nhiều công đoạn nên cần nhiều người. Người ta phân công nhau bằng những câu vè vui vẻ như: “Người nào xấu xấu xay bột, lật hành. Người nào lanh lanh băm nhân, dò bánh…”

Muốn cho bánh ngon pháả chịu khó, chịu cực một chút. Bột bánh là phân quan trọng nhất, bánh cỏ ngon hay không là ở khâu này. Dân nông thôn không chịu loại bột gạo vô bịch sẵn, bày bán ơ chợ vì đó là gạo dơ. ngâm nước cho bã ra. te nhiêu nước rồi gạn lấy bột nên chất bột bị chua và lạt, không còn bổ dưỡng , thơm ngon. Muốn cho bột bánh xèo ngon phải là loại gạo thơm, gạo mới, ngâm trong một buổi hoặc một đêm rồi đem xay nhuyễn. Ngày nay có bột bánh xèo pha chế sẵn cũng tiện dụng nhưng phải trộn thêm theo công thức, một bịch bột bánh xèo pha thêm một bịch bột chiên giòn hoặc bột bắp và nước cốt dừa thì bánh mới béo giòn.

Dùng bột gạo tươi thì sau khi lược bột xong, pha thêm một bịch bột chiên giòn, nước cốt dừa, đường, muối sao cho độ béo ngọt theo dung khẩu vị người ăn, bỏ thêm hành lá xắt nhỏ, bột nghệ, trứng gà đánh nhuyễn. Người Nam bộ rất thích nước cốt dừa nên pha đậm đặcc càng ngon (mà vị béo cùa nước cốt dừa không có vị béo nào sánh kịp), bánh khi chín có nước cốt dừa rất dễ lấy ra.

Nhân bánh muốn ngon phải có nấm rơm, nấm hương, nấm kim chi hay nấm đông cô, tôm hoặc tép, thịt gà hay thịt vịt băm nhuyễn, giá sống và củ sắn, có người còn bỏ cá cơm dừa xắt sợi, hoặc đậu xanh nấu chín, nhưng hai loại này làm cho dễ ngán không ăn được nhiều. Nấm làm nhân bánh có thể thay đổi theo từng mùa. Mùa nấm rơm thì làm nấm rơm, không có nấm rơm thi hải nấm mèo trên các cây so đũa hoặc mùa mưa thì có bông điên điển…

Rau sống và nước mắm là những thành phần quan trọng làm cho bánh thêm ngon. Rau sống phải có đủ họ tộc như: diếp cá, xà lách, tần ô, húng cây, húng lủi, quế. không được thiếu lá cách và cai bẹ xanh (loại cải thân nhỏ). Chén nước mắm nêm nếm cho đủ độ mặn, ngọt, chua, cỏ màu đỏ cua ớt. màu vàng của nước mắm, màu xanh của xoài sống bằm nhuyễn và màu đỏ trắng của dưa của cải.

Khi tất cả vật liệu đã sẵn sàng thì người đổ bánh mới bắt đầu nổi lửa. Nếu lượng người ăn đông phải đổ hai chảo mới kịp đãi khách, ở miền quê, các bà nội trợ đổ bánh bằng chảo gang hay chảo bằng vỏ trái bom cắt ra, ớ thành phố có loại chảo không dính tương đối tiện lợi.

Khi chảo thật nóng thì đổ thử một vài cái xem mùi vị và độ đặc lỏng của bột vừa hay chưa, sau đó mới đổ thật sự.

Lấy miếng mỡ heo cắt hình vuông khoảng 3 em đảo qua chảo một lượt, bỏ tép hoặc tôm và thịt ba rọi xắt sợi nhỏ vào cháo, đảo cho đỏ lên hồng lên, tiếp đó đổ một vá hột lên chảo nghe xèo xèo rồi tráng đều cho tròn cái bánh mới khéo, lần lượt bỏ nấm, thịt gà, giá, củ sắn và đậy nắp lại. Hai phút sau, giở nắp ra, tiếp tục “dần trên lửa ” Bánh chín có màu vàng như mặt trăng rằm. Trên đó, màu đỏ của tôm, màu xanh của hành, màu nâu hoặc trắng của nấm. mùi thơm dậy của nước dừa và hột gà khiến cho chiếc bánh hấp dẫn đặc biệt. Bánh được xếp lại theo hình rẻ quạt, nóng hôi hổi trên chiếc mâm lót lá chuối hay trên chiếc đĩa sứ trang ngà.

Ăn bánh xèo nên dùng tay, không cần đùa nĩa gì cả. Dùng tay để cuốn bánh cho gọn và cảm nhận được độ nóng ấm của bánh mới thấy ngon miệng. Ăn bánh nên uống với nước trà nóng hoặc với bia, rượu mới tiêu được mỡ dầu. Vừa ăn. vừa đàm đạo chuyện trò, lúc đói bụng có người dám ăn cà chục bánh, có người ăn trừ cơm cả ngày.

ở Huế cùng có loại bánh tương tự nhưng bánh nhỏ hơn, độ giòn và vị béo kém hơn, có lẽ họ không thích nước cốt dừa như người Nam bộ.

Thành phố Hồ Chí Minh có những con dượng bày bán bánh xèo sát ngay đại lộ Một vài địa điểm có tiếng như bánh xèo A Phủ, Đinh Công Tráng với giá từ hai chục ngàn đồng đến ba, bốn chục ngàn đồng một bánh nhưng bánh của các nơi này dùng quá nhiều thịt, mỡ nên ăn không được nhiều.

Màu sắc đẹp. mùi vị hấp dẫn, chât dinh dưỡng cao. bánh xèo là món bánh độc đáo, đậm đà hương vị Nam bộ.

Thuyết minh về món bánh xèo Nam Bộ – Bài làm 3

Từ lâu bánh xèo đã trở thành loại bánh mang tính đặc trưng của vùng quê Việt Nam, đặc biệt ở miền Nam và miền Trung. Hiện nay bánh xèo rất nổi tiếng ở Việt Nam và cộng đồng người Việt trên khắp thế giới.

Bánh xèo là một món ăn dân dã, ra đời ở các vùng quê từ khá lâu. Không ai biết thời gian xuất hiện và thuộc miền xứ sở nào vì từ Huế trở vào phía Nam nơi nào cũng có.

Cái tên gọi “bánh xèo” cũng làm người ta nghĩ suy “có phải rằng tiếng xèo xèo khi đổ làm nên tên gọi của chiếc bánh”. Chiếc bánh ở từng vùng cũng khác nhau về kích cỡ và cách làm nhân: bánh xèo Huế, bánh xèo Phan Thiết thường nhỏ nhưng bánh xèo Nam Bộ lại khác hẳn, to và nhiều nhân. Nhất là ai đã về miền Tây Nam Bộ thưởng thức chiếc bánh xèo giòn rụm với đủ loại rau chắc khó thể nào quên.

Bánh xèo Nam Bộ thường thì mùa nào thức nấy, ngày thường bà nội trợ hay dùng giá hoặc củ sắn thái sợi cùng thịt ba chỉ, tép bạc làm nhân. Đến mùa mưa măng mọc, nấm mối rộ trong vườn, bánh xèo được thay nhân mới bằng măng tươi thái sợi, nấm mối xào ngon tuyệt cú mèo, đến mùa nước lên điên điển đơm bông, nhân bánh lại rực một màu vàng. Ngày nay trong các nhà hàng sang trọng bánh xèo được sáng tạo nên nhiều loại nhân khác nhau: nấm kim châm, hải sản, phi lê gà…cũng hấp dẫn không kém. Với chiếc bánh xèo đầy màu sắc lẫn mùi vị đó khi ăn lại được cuốn trong các loại rau xanh và chấm với nước mắm chua ngọt, trong có để cà rốt và củ cải trắng ngâm giấm. Rau xanh đủ loại, đủ thành phần từ trong vườn, dưới ruộng và cả ven sông: đọt lụa, lá cách, lá điều, đọt xoài, đọt cóc, đinh lăng, quế nước, sà lách, cải bẹ xanh, các loại rau thơm: tía tô, quế, húng lũi, húng cây…

Ðể được cái bánh xèo cho khéo là cả một nghệ thuật. Bánh có màu đặc trưng là sắc vàng của nghệ, thêm vị béo, hương thơm của nước cốt dừa, mép ngoài của bánh mỏng và giòn. Cái để lại dấu ấn cho bữa ăn bánh xèo chính là các loại lá để ăn với bánh. Từ cái vị chát chát, chua chua của đọt xoài non, bằng lăng, đến cái mùi hăng hăng của cải xanh, diếp cá, rau thơm…

Vượt ra khỏi biên giới quốc gia, bánh xèo đã được mang đi giới thiệu ở rất nhiều nơi trên thế giới và đã được rất nhiều người ưa thích không chỉ ở mùi vị đặc trưng của bánh mà còn giá trị dinh dưỡng cao ở những cái bánh xèo nóng hổi.

Thuyết minh về món bánh xèo Nam Bộ – Dàn ý

I. Mở bài:

Bánh xèo là một loại bánh Việt Nam, có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, được rán màu vàng, nặn hình tròn hoặc bán nguyệt. Tuỳ theo từng địa phương tại Việt Nam mà bánh được thưởng thức với nét đặc trưng riêng. Thường có 2 phong cách : đổ bánh xèo giòn và bánh xèo dai.

II. Thân bài:

a) Cách làm bánh

1) Đậu xanh ngâm nước nóng ấm khoảng 1 tiếng cho bóc vỏ. Đãi vỏ sạch, hấp/luộc chín sao cho đậu vẫn còn nguyên dạng hạt, không bị bể.

2) Giá rửa sạch để ráo.

Hành lá rửa sạch cắt nhỏ.

3) Tôm lột vỏ, làm sạch đường chỉ. Ướp tôm thịt với một tí xíu muối, tiêu, tỏi ép nhỏ khoảng nửa tiếng cho ngấm gia vị.

4) Cho bột gạo, bột bắp, muối, bột nghệ và nước soda vào trộn đều. Cho hành lá vào. Bỏ hỗn hợp vào tủ lạnh khoảng nửa tiếng trước khi làm.

5) Chiên bánh :

– Chảo nóng, cho một ít dầu vào. Dầu nóng, cho ít lát thịt heo và vài ba con tôm vào xào chín tái, thơm. Dùng vá tròn to( loại múc canh) múc một vá hỗn hợp bột bánh xèo đổ tròn vào chảo. Vừa đổ vừa quay cán chảo cho bột chạy dàn đều một lớp mỏng khắp đáy chảo.

– Rắc một ít đậu xanh đều lên bề mặt, cho giá vào phần nửa cái bánh. Đậy nắp lại, đợi khoảng 2~3 phút cho bánh chín vàng. Dùng vá dẹp bẻ gập bánh lại làm đôi. Lấy bánh ra.

– Cứ thế lập lại cho đến khi hết bột và tôm thịt rau.

b) Cách thưởng thức bánh

– Khi ăn cuốn với rau sà lách hoặc cải cay và rau thơm, chấm với nước mắm pha chua ngọt.

– Pha nước chấm bánh xèo sao cho có đủ vị ngọt-chua-cay nhưng rất nhạt, nhạt đến độ có thể húp chén mắm như canh vậy. Tham khảo cách pha nước chấm ở đây. Tuy nhiên, phải gia giảm đường-nước và nước mắm sao cho thoả điều kiện trên. Mình thường pha theo tỉ lệ gồm : 2 phần đường, 1 phần mắm và 4 phần nước.

– Vị ngọt của chén nước mắm chấm bánh xèo lấy từ nước dừa tươi và đường (nếu không có dừa tươi thì dùng nước dừa tươi đóng lon/ hoặc không nữa thì phải dùng đường thay thế)- chua của chanh hoặc dấm -cay của ớt- thơm của tỏi.

– Nếu không có nước dừa thì phải dùng nước nấu sôi để nguội cũng được nhưng dĩ nhiên là chất lượng sẽ thay đổi

– Tại Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, lạc. Tại miền Nam Việt Nam, bánh có cho thêm trứng và người ta ăn bánh xèo chấm nước mắm chua ngọt. Tại miền Bắc Việt Nam, nhân bánh xèo ngoài các thành phần như các nơi khác còn thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi.

Các loại rau ăn kèm với bánh xèo cũng rất đa dạng. Cầu kỳ nhất là ở các vùng miền Trung Việt Nam, ngoài rau sống, còn thêm quả vả chát, khế chua .. Bởi vậy, dân sành ăn cứ thấy ngờ ngợ như món này thực sự được bắt nguồn từ Huế.

– Bánh xèo Phan Thiết khác với bánh xèo ở những nơi khác là bánh nhỏ chỉ bằng một nửa và không cuốn với rau xà lách mà ăn chung với nước mắm chín (nước mắm đã được giã với tỏi và ớt).

III. Kết bài :

– Bánh Xèo là một trong những món ăn rất “đậm đà” hương vị của người Việt Nam. Ngày nay, bánh Xèo đã được quảng bá ra bên ngoài không gian nước Việt. Nhiều nghệ nhân làm bánh như cụ Mười Xiềm đã đi Mỹ để thực hiện việc làm món bánh Xèo.

– Ngày nay, cuộc sống xuất hiện nhiều thị hiếu ẩm thực đa dạng. Tuy nhiên, món bánh Xèo vẫn được trân trọng. Bánh Xèo vẫn ngon nhờ vào cách phối hợp dinh dưỡng, đa dạng có chất béo, đạm, chất xơ v.v… Món ngon Bánh Xèo góp phần tôn lên vẻ đẹp và tính khoa học của ẩm thực Việt Nam.

Thuyết Minh Về Món Ăn Đặc Sản Miền Nam Nước Ta

Bài thuyết minh về món ăn đặc sản miền Nam Việt Nam – Món Nem rán

Bất cứ ai được may mắn sinh ra ở đất nước Việt Nam đều biết, nước ta là một trong những đất nước có một nền văn hóa ẩm phục đa dạng và phong phú thuộc vào hạng bậc nhất thế trên thế giới. Sở dĩ có điều này là do đặc thù của nước ta gồm rất nhiều dân tộc khác nhau. Chiếm đa số là dân tộc kinh với 86,2% và 53 dân tộc anh em khác cùng sống chan hòa trên một mảnh đất to lớn hình chữ S.

Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của ông cha ta đã tạo nên một đất nước vô cùng độc đáo về văn hóa và ẩm thực.

Ngày nay khi xã hội ngày càng hiện đại với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì các món ăn đặc sản của các vùng miền đã ngày càng được nhiều người biết tới nhiều hơn. Điểm đặc biệt của hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đó là mọi người đều rất quý trọng các bản sắc văn hóa dân tộc. Trải qua nhiều năm, dù đời sống ngày càng được cải thiện, cái ăn, cái mặc cũng không còn khó khăn như trước nhưng các món ăn ẩm thực đặc sản dân dã ngày xưa thì vẫn còn được gìn giữ vẹn nguyên.

Một trong số muôn vàn những món ăn đặc sản của miền Nam nước ta đó là món Nem rán. Sở dĩ tôi lựa chọn thuyết minh về món đặc sản Nem rán miền nam là bởi vì đây là món ăn thông dụng từ xưa đến nay trên toàn đất nước Việt Nam. Món nem rán không biết từ bao giờ đã trở thành một biểu tượng văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung. Cho dù bạn là ai, bạn ở đâu trên đất nước Việt Nam này thì vẫn có thể thưởng thức món Nem rán đặc sản được rất rất nhiều người ưa chuộng.

Món Nem rán không phân biệt giai cấp, cho dù bạn là vua chúa hay dân thường thì cũng đều có thể ăn. Món nem rán không phân biệt vùng miền vì cho dù bạn ở đâu thì cũng có thể thực hiện món ăn đặc sản này vì các nguyên liệu thực hiện món này rất thông dụng và dễ kiếm.

Ít ai biết rằng Nem rán lại có xuất xứ từ Trung Quốc, món ăn này xuất hiện tại Việt Nam đầu tiên là do những người Hoa Kỳ di cư từ Trung Quốc sang nước ta và đã nhanh chóng trở nên thịnh hành khắp cả nước vì được người dân rất ưa chuộng.

Trên thế giới hiện nay thì món nem rán cũng đã trở nên khá phổ biến ở các nước như: Mỹ, Ba Lan, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản với nhiều phiên bản và tên gọi khác nhau. Tuy nhiên theo như đánh giá của rất nhiều khách du lịch và chuyên gia ẩm thực thì món Nem rán ở miền Nam Việt Nam mang một phong cách rất đặc trưng mà không ở nơi nào trên thế giới có được.

Nem Rán thực chất là tên gọi quen thuộc ở miền Bắc nước ta còn ở miền Nam nó được gọi là chả giò, miền trung thì gọi là chả cuốn.

Để thực hiện được món ăn đặc sản miền nam này thì chúng ta cần phải chuẩn bị một số nguyên liệu như sau: miến hoặc mì, mộc nhĩ, rau thơm, rau mùi, giá đỗ, su hào, cà rốt, hành lá, hành tây, trứng vịt, trứng gà, thịt băm,… Các loại gia vị cần có là: nước mắm, hạt tiêu, bột canh, mì chính,… Ngoài ra không thể thiếu được đó là bánh đa nem, đây là một nguyên liệu được làm từ gạo. Lưu ý khi lựa bánh đa nem thì cần chọn những cái lá bánh mềm và dẻo để khi gói nem sẽ không bị vỡ ra.

Quy trình thực hiện món ăn đặc sản miền nam nem rán như sau:

Sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị

Ngâm nấm và mộc nhĩ cho tới khi chúng nở

Rửa sạch và thái nhỏ

Gọt vỏ các loại rau củ đã chuẩn bị

Rửa sạch và thái (duôi nhỏ)

Sử dụng mì hoặc miến để ngâm nước ấm khoảng năm phút

Bỏ ra cắt thành từng đoạn ngắn

cho tất cả những nguyên liệu vào trong âu hoặc bát to

Đập thêm trứng vào

Nêm thêm chút gia vị rồi sau đó trộn đều

Số trứng sử dụng để làm nem không cần quá nhiều vì như vậy sẽ khiến cho nhân nem ướt và rất khó cuộn. Tuy nhiên số trứng cũng không nên ít quá vì sẽ khiến nem sẽ bị khô.

Trong khi đập trứng, bạn nên đập lần lượt từng quả một để ước lượng được lượng trứng phù hợp nhất sao cho vừa đủ.

Màu cam của cà rốt, màu trắng từ mì, màu xanh ở rau, màu vàng với trứng,… tất cả sẽ hòa quyện với nhau tạo thành món nem rán trông thật hài hòa về thẩm mỹ cùng như thơm ngon về hương vị.

Uớp phần nhân nem khoảng từ 5 đến 10 phút để cho các gia vị ngấm thật đều.

Trải bánh đa nem ở trên một mặt phẳng sao cho nhân nem có thể cuộn tròn. Bánh đa nem có 3 loại 1 loại hình tròn, 1 loại hình vuông, 1 loại hình chữ nhật. Tùy thuộc vào sở thích từng người mà sẽ làm những hình dáng khác nhau nhưng hương vị thì không thay đổi.

Nếu muốn cho bánh đa nem mềm cũng như giòn hơn thì trước khi cuốn nem, các bạn nên phết lên trên bánh đa nem một chút nước giấm đã pha loãng cùng với đường, nước lọc.

Gấp hai mép bánh đa nem để phần nhân nem không chảy ra ngoài.

Đun sôi dầu ăn, cho nem vào rán. Chú ý khi rán nem nên để nhỏ lửa, đồng thời lật qua lật lại nhiều lần để nem được chín vàng thật đều rồi vớt ra lấy giấy để thấm để nó hút bớt lượng dầu mỡ, tránh khỏi cảm giác bị ngấy khi thưởng thức món ăn đặc sản này.