Cách Tạo Xung Clock / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Rafs.edu.vn

Mạch Clock Gen Và Xung Clock

Các thành phần như CPU, chíp bắc, chíp nam hoạt động được nhờ vào một thành phần không thể thiếu, đó là xung clock. Mạch clock gen không hoạt động thì không tạo được xung clock. Để sua chua laptop dể dàng cần phải biết được nguyên lý hoạt động mạch clock gen và xung clock

I. Chức năng của mạch Clock Gen ( Mạch tạo xung Clock)

1. Mạch Clock Gen là gì?

Clock Gen ( Clock Generator-Mạch tạo ra xung Clock)

-xung Clock hay còn gọi là xung nhịp chủ của máy tính, nó chính xác vế mặt thời gian vì vậy mà có những thuật ngữ “Clock” tức là đồng hồ thời gian.

-Mạch Clock Gen là mạch tạo ra các xung Clock để cung cấp cho các thành phần xử lý số trên máy tính, hầu hết các bộ phận của máy tính đều cần đến xung Clock để chúng có thể hoạt động, xung Clock còn quyết định tốc độ Bus cho các thành phần trên máy.

2. ý nghĩa của xung Clock trên máy tính.

Xung Clock trên máy tính có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó đi theo các dữ liệu Data để định nghĩa giá trị cho dữ liệu này, một dữ liệu Serial Data( dữ liệu nối tiếp) nếu không có xung Clock đi cùng thì nó trở nên vô nghĩa.

Khi có xung clock đi kèm với dữ liệu data thì dữ liệu đó cho một giá trị duy nhất.

Nếu dữ liệu data mà không có xung clock thì nó có vô số giá trị khác nhau, nên nó không xác định giá trị chuẩn nhất

Ví dụ: Cùng một dữ liệu data sau nhưng cho hai giá trị khác nhau do không có xung clock để kiểm chứng.

Trên các hệ thống số, các IC xử lý số mà không có xung clock thì nó không hoạt động được, vì vậy xung clock là điều kiện để cho các IC trên máy tính có thể hoạt động.

Xung clock còn có ý nghĩa để động bộ dữ liệu trong toàn hệ thống máy tính.

CPU hoạt động khi có đủ 3 điều kiện: Vcc, cpu reset, xung clock

Chíp bắc hoạt động khi có đủ 3 điều kiện: Vcc, pci reset, xung clock

3. Vai trò mạch clock gen trong quá trình post máy.

Mạch Clock Gen đóng vai trò trung gian trong quá trình khởi động của máy tính.

Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy rằng, mạch Clock Gen chỉ hoạt động khi các mạch nguồn đã hoạt động tốt.Đồng thời mạch Clock Gen là một mắt xích để máy tiếp tục khởi động, nếu hỏng thì máy sẽ không có tín hiệu Reset hệ thống, không nạp Bios…

II.Vị trí mạch của mạch Clock Gen và đặc điểm nhận biết

1. Vị trí của mạch Clock Gen trên sơ đồ nguyên lý, điều kiện để mạch Clock Gen hoạt động

Trên sơ đồ nguyên lý, mạch Clock Gen đứng độc lập và không phụ thuộc vào các thành phần khác trên Mainboard, mạch hoạt động đầu tiên sau khi có nguồn chính cung cấp và tạo ra nhiều tần số clock khác nhau cung cấp cho các thành phần khác nhau tên main.

2. Vị trí mạch clok gen trên vĩ máy, đặt điểm nhận biết.

III. Mạch clock gen và các thành phần sử dụng clock gen trên máy laptop

1. Sơ đồ nguyên lý của mạch clock gen trên máy laptop

2. Điều kiện để mạch hoạt động.

Có điện áp 3,3V cấp vào chân VDD

Có thạch anh dao động ở chân XTAL_IN,XTAL_OUT.

Có tín hiệu CLK_EN#(mức 0) đưa vào chân PWRGD#

IV. Hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sữa chữa mạch Clock Gen

1. Biểu hiện của máy khi hỏng mạch Clock Gen

-Mạch Clock Gen hoạt động trước các IC xử lý số trên máy và hoạt động sau khi có điện áp VCORE cấp cho CPU (khi đó mới có tín hiệu CLK_EN từ mạch VRM đưa đến để cho phép mạch Clock Gen hoạt động)

2. Phương pháp kiểm tra xung Clock bằng Card Test

Kiểm tra xung Clock khi nào?

Ban cần kiểm tra xung Clock khi máy đã lên nguồn nhưng không lên hình và có những biểu hiện của Chipset và CPU không chạy như: không có tín hiệu Reset, không nhảy số Hecxa trên Card Test.

Kiểm Tra xung Clock như thế nào?

Bạn hãy sử dụng Card Test của Laptop, gắn vào khe PCI hoặc PCI_Mini( nơi gắn card wifi)

Các bước sau đây cho thấy máy mất xung clock.

3. Kiểm tra mạch clock gen bằng cách đo điện trở ở chân thạch anh.

Trước khi kiểm tra sữa chữa mạch Clock Gen, bạn cần kiểm tra nguồn VCORE cấp cho CPU, vì lệnh CLK_EN cho phép mạch Clock Gen hoạt động xuất phát từ mạch VRM khi mạch này hoạt động tốt.

Hướng Dẫn Mạch Tạo Xung Dùng Ic555

Hướng dẫn mạch tạo xung dùng IC555

Khi hoàn thành một mạch điện, nhiều khi Bạn cần có nguồn tín hiệu để đưa vào thử mạch, hoặc bạn cần nguồn xung CLOCK để đưa vào các mạch IC số. Nếu Bạn cần có nguồn tín hiệu dạng xung, Bạn có thể dùng ic 555 để tạo ra các dạng tín hiệu này.

1. Sơ đồ nguyên lý của mạch

2. Hoạt động của mạch

Mạch định tần số của xung phụ thuộc vào trị các điện trở RV1, R1, R2 và các tụ C1, C2. Vậy khi Bạn dùng tụ nhỏ C2, Bạn sẽ tạo ra tín hiệu dạng xung có tần số cao, lúc này biến trở RV1 dùng để chỉnh chọn tần. Khi Bạn đổi qua dùng tụ hóa C1 có trị điện dung lớn hơn, Bạn sẽ tạo ra xung có tần số thấp hơn, và cũng chỉnh tần với biến trở RV1.

Xung ra lấy trên chân số 3. Khi chân 3 ở mức áp thấp, 0V, thì Led xanh D1 sáng và khi chân 3 ở mức áp cao gần bằng 12V thì Led đỏ D2 sáng. Điện trở R3, R4 dùng để hạn dòng làm việc của các Led, Bạn nhớ không để dòng qua Led quá lớn dễ làm hư Led. Xung ra trên chân 3 là dạng xung vuông với bờ lên và bờ xuống rất thẳng, dùng dạng xung này kích thích các mạch số là rất tốt.

Xung lấy ra trên chân 2 và 6 có dạng răng cưa, khi chân 7 ở lúc hở masse, thì tụ C1 hay tụ C2 sẽ nạp điện nguồn, dòng nạp qua RV1, R1, R2, mức áp trên chân 2, 6 tăng dần lên, khi mức áp này bằng 2/3 mức nguồn thì chân 7 sẽ cho nối masse, lúc này tụ C1, hay C2 sẽ cho xả điện, dòng xả qua R2. Vậy công dụng của R2 là hạn chế không để dòng xả quá lớn sẽ làm hư ic 555, và khi mức áp trên chân 2, 6 xuống bằng 1/3 mức áp nguồn thì chân 7 lại hở masse, tụ lại chuyển qua thời kỳ nạp điện…. Để tín hiệu ra có dạng xung vuông với hệ số duty = 50%, Bạn lấy trị R2 đủ nhỏ so với trị của RV1 + R1.

Công thức tính tần số và chu kỳ:

ln2=0.693 T=0.693*(R1+2R2)*C f=1/T Tn=0.693*(R1+R2)*C Tx=0.693*R2*C T=Tn+Tx

Ghi chú: Khi lấy xung răng cưa trên chân 2, 6 để làm tín hiệu thử mạch, Bạn phải chú ý đến ảnh hưởng của mạch ngoài lên mạch định tần với RV1, R1, R2 và các tụ C1, C2, nội trở của mạch ngoài sẽ làm thay đổi tần số của tín hiệu, cách hay nhất là Bạn dùng thêm tầng khuếch đại đệm để cách ly trở kháng của mạch thử với mạch định tần của ic 555.

3. Dạng sóng của mạch

Hướng Dẫn Cách Làm Viền Trắng Xung Quanh Người Trong Photoshop

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Tạo background bằng bất cứ màu cứ bạn thấy phù hợp. Ở đây mình chọn màu hồng.

Bước 2: Ghép ảnh cô gái vào Background đã có, Nhấn Ctrl + J.

Bước 3: Sử dụng công cụ, vẽ đường viền theo hình cô gái, chú ý vẽ theo những điểm nút bên cạnh cô gái để đường viền không bị thô.

Nhấn Ctrl + Enter, đổ màu trắng cho hình

Bước 4: Đưa Layer cô gái đã có lên trên layer tại Bước 3.

Và đây là sản phẩm hoàn thành

Như vậy bạn đã hoàn thành xong các bước để làm viền trắng xung quanh người cô gái bằng photoshop. Thật đơn giản phải không nào?

Thầy Mr.Dương “vui tính”

 0982.512.785 hoặc 0462.97.98.96

0/5

(0 Reviews)

Hướng Dẫn Cách Làm Bánh Flan Tại Nhà, Bổ Xung Vào Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé

Hướng dẫn cách làm bánh Flan tại nhà, bổ xung vào thực đơn ăn dặm cho bé

Tớ cũng là một fan của bánh flan! Ngày xưa khi còn nhỏ mỗi buổi chiều tớ và em gái rất hay ăn tráng miệng bằng những hộp nhựa nhỏ xinh mà Mẹ đã mua 1 lần nguyên vỉ 20 cái. Lần về nhà gần đây nhất tớ được bạn dẫn đi ăn bánh flan vỉa hè, 1 đĩa 2 cái nằm sóng sánh giữa lớp đá bào và nước cốt dừa có vị cà phê thơm thơm, ngon tuyệt cú mèo! Đến bây giờ nghĩ lại mà vẫn thòm thèm.

Để có thể hài lòng với công thức cuối cùng này, tớ đã phải trải nghiệm rất nhiều cách làm khác nhau. Khi thì dùng sữa đặc, khi thì dùng toàn lòng đỏ, thậm chí có lần tớ đã xài cả cream cheese! Haha. Kết quả tất nhiên mỗi lần mỗi khác và đôi khi cùng một công thức mà khi sử dụng lần 2 tớ lại thất bại thảm hại…

Công thức này tớ thực hiện nhuần nhuyễn gần chục lần rồi, và lần nào cũng thành công. Thành phẩm rất mềm và mịn, múc một muỗng đưa lên miệng sẽ có cảm giác tan ngay lập tức. Tiếp tục muỗng nữa muỗng nữa, và chưa đầy 10 giây sau chiếc bánh sẽ không cánh mà bay, chỉ để lại bằng chứng là chút caramel nâu óng còn sót lại (nếu bạn không phải dạng đưa cả đĩa lên miệng mà húp, haha).

Tuy nhiên khi tớ chia sẻ công thức này cho một người bạn thì lại được báo cáo là ăn ngon nhưng bánh không đẹp. Tớ nghĩ đấy là do cách làm, vì thật sự trong bánh flan, cách làm rất rất quan trọng! Do vậy ngoài công thức tớ sẽ viết chi tiết hướng dẫn kèm hình ảnh với hy vọng mọi người thực hiện xong sẽ có những chiếc bánh flan mềm và mịn còn hơn ngoài hàng! Thật đấy!

Đầu tiên là nguyên liệu. Để làm 5 cái bánh flan bạn cần:

– 2 quả trứng (ở nhiệt độ phòng *rất quan trọng)

– 2 lòng đỏ trứng (ở nhiệt độ phòng *rất quan trọng)

– 500ml sữa (có thể kết hợp sữa và kem cho béo và mềm hơn)

– 50gr đường trắng (cho bánh flan)

– 90gr đường trắng (để làm caramel)

– 1 cái khay lớn để đựng ramekin

Bạn chuẩn bị sẵn một chén nước lạnh ở gần bếp.

Bạn cho 90gr đường cùng 1 muỗng canh nước lạnh vào nồi hoặc chảo, tốt nhất là bằng kim loại sáng để dễ quan sát độ chuyển màu của caramel. Để lửa vừa phải và tuyệt đối không đụng vào nồi! Bạn để yên cái nồi cho đến khi đường đã tan ra hết, nổi bọt và xung quanh thành đã bắt đầu chuyển màu vàng nâu, khi đấy bạn mới dùng muỗng khuấy đều. Bạn quan sát kĩ, khi thấy caramel hơi chuyển sang màu nâu cánh gián thì tắt ngay, và dùng muỗng từ từ múc 2 hoặc 3 muỗng canh nước lạnh (từ cái chén ở gần bếp) vào nồi. Nhớ là phải từ từ từng chút một vì caramel gặp nước sẽ bắn lên và bạn sẽ có thể bị phỏng đó! Bạn phải làm nhanh tay vì caramel sau khi nhấc ra khỏi bếp vẫn sẽ tiếp tục đổi màu, và rất dễ bị cháy. Một khi đã có mùi khét từ caramel thì hix hix, bạn phải làm lại từ đầu thôi. Caramel cháy ăn không ngon đâu 🙁

: Đun nóng sữa đến khỏang 80 độ C, lúc ấy xung quanh nồi bắt đầu nổi những bọt nhỏ li ti và hơi nước đã bốc lên. Bạn đừng để cho sữa bị sôi, sẽ phá hỏng màng chất béo trong cấu tạo sữa.

Nướng ở 180 độ C trong khoảng 30-35 phút. Bánh chín khi vẫn còn hơi sóng sánh ở giữa. Bạn để bánh nguội rồi cất trong tủ lạnh ít nhất 4 tiếng trước khi ăn.

Nguồn : Sưu tầm nhiều nguồn trên internet –

source: copywright from Internet