Cách Tạo Website Với Wordpress / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Rafs.edu.vn

Tạo Website Cá Nhân Với WordPress

Personal Website là thuật ngữ mình tự định nghĩa để nói đến việc tạo Website cá nhân. Vậy Website cá nhân là gì? Tại sao bạn phải cần Website cá nhân? Và bạn phải làm gì để có một Website cá nhân?

Website cá nhân là một website của riêng bạn, phục vụ bất cứ mục đích cá nhân nào mà bạn nghĩ ra, và thường là chỉ để phục vụ bạn (hoặc một số người giống bạn), ví dụ như nhu cầu viết nhật ký, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, hay sâu xa hơn là việc bạn đang có định hướng phát triển thương hiệu cá nhân, muốn nhiều người biết đến mình hơn, thì việc xây dựng Website cá nhân hoàn toàn là hợp lý và cần thiết.

Credit Card

Bạn chỉ cần mang thẻ ATM (Techcombank, Vietcombank,..) của mình đến các ngân hàng và yêu cầu họ thêm chức năng thanh toán online. Chờ 1 vài ngày là có thể thoải mái tung hoành mua sắm trên Internet rồi.

Domain

Hiểu đơn giản thế này, nếu trong cuộc sống thực thì hosting chính là miếng đất của gia đình bạn, còn domain là cái biển số nhà của bạn. Mã nguồn website, giao diện website, chức năng website,… chính là cái nhà bạn xây lên từ miếng đất đó (hosting) và được gắn 1 cái biển số nhà (domain) để người nào có nhu cầu tìm đường cho dễ.

Một số đặc điểm của Domain mà có thể bạn chưa biết

*Domain thường có 2 dạng cấu trúc, domain 1 cấp (ví dụ: trungduc.net), và domain nhiều cấp, hay còn gọi là sub-domain (ví dụ: note.trungduc.net). Và có rất nhiều loại tên miền khác nhau như (.vn, .com, .net,..) nhưng ở đây chúng ta chỉ cần biết 2 dạng domain chính là domain việt nam (.vn) và domain quốc tế (.com, .net, .org,…).

*Việc sử dụng Domain thường sẽ có hai kiểu, 1 là mua domain, 2 là dùng domain miễn phí (nếu dùng domain miễn phí thì thường là chỉ sử dụng được sub-domain, một số địa chỉ đăng ký domain miễn phí: chúng tôi vn.ee,…).

*Ngày xưa các cụ luôn có câu, tiền nào của nấy, nó cũng đúng đấy, Personal Website nó chính là bộ mặt của mình trên thế giới mạng, đừng coi thường vai trò của nó, cá nhân mình khuyên mọi người hãy đầu tư (khôn ngoan) đi, chi phí cũng rất thấp.

Chi phí cho 1 domain quốc tế thường rơi vào khoảng 200k-300k/năm (tùy nhà cung cấp), nhưng nếu dùng Coupon thì chỉ khoảng 20-100k là căng, nhưng nếu dùng Coupon thì sẽ giảm được tương đối. Vì mình hay săn các mãi khuyến mãi từ nhà cung cấp, nghĩa là bạn sẽ mua được Domain (hosting) với giá rẻ hơn rất nhiều so với giá gốc. Người ta gọi mã khuyến mãi này là Coupon.

Một trang chia sẻ Coupon uy tín mình hay theo dõi: http://canhme.com ( một sản phẩm của Luân Trần).

Nếu có ý định dùng domain quốc tế thì mình khuyên nên dùng domain của nhà cung cấp quốc tế, nếu để đăng ký domain Việt Nam thì nên đăng ký tại các nhà cung cấp VN ( matbao.vn, bkns.vn,…).

Vậy, chọn Domain như thế nào cho hợp lý?

Vì là Website cá nhân, là cái để truyền thông cho thương hiệu cá nhân của bạn lên, hoặc nó nói lên chính xác con người bạn (có thể là đang hướng tới), nên tốt nhất hãy kiếm 1 cái domain tử tế 1 chút, đừng chọn mấy cái domain sến súa kiểu: chúng tôi trungducsocool.net,…

Mình khuyên là nên chọn tên thật (nếu chưa bị thằng nào đăng ký) và chọn 1 trong 3 loại tên miền này .com, .net hay .info (thực ra .vn cũng được, nhưng sau khó đăng nhật ký mây mưa :3 )

Và, đăng ký mua tên miền như thế nào?

Bước 1: Truy cập Godaddy: http://godaddy.com và nhập domain cần mua.

Xem gói dịch vụ nào đi kèm với Domain hữu ích với bạn (VD: bảo vệ thông tin cá nhân,…) thì mua, không thì bỏ qua hết. Cứ ấn Continue.

Bước 3: Nhập Promo Code (Coupon), sang bên mấy trang chia sẻ Coupon tìm được mã giảm giá này, áp vào thử xem sao…

Tiết kiệm được 20$, Domain này mắc quá xá :'( Nếu không có Coupon thì thôi bỏ qua bước này…

Bước 4: Sau khi hoàn thành hết các bước, ta ấn vào Proceed to Checkout để tiến hành thanh toán.

Nếu là người dùng mới thì chọn New Customers để đăng ký người dùng luôn…

Nhập các thông tin cần thiết theo yêu cầu, đến phần thanh toán thì lôi cái thẻ Credit Card đã đăng ký ra dòm và đánh vô.

Tất cả thông tin để nhập liệu đều được in trên thẻ Credit Card. Và Checkout, một bảng thông báo bạn đã giao dịch thành công hiện lên.

Ok, vậy là xong, bạn đã có Domain để xài.

Hosting

*Cũng có những gói Hosting miễn phí, nghĩa là bạn được dùng Hosting mà không phải trả tiền, tuy nhiên bạn sẽ bị giới hạn rất nhiều chức năng, không thoải mái, hay bị treo, và có thể bị xóa bất cứ lúc nào với những lý do trời ơi đất hỡi (một vài nhà cung cấp Hosting miễn phí: chúng tôi byethost.com)

*Thường thì các nhà cung cấp nước ngoài mới có Coupon, VN hơi cùi ở khoản này.

Đăng ký Hosting/Server như thế nào?

Cách 1: A2Hosting

Với một Personal Website, hay một mã nguồn WordPress thì mình thường đăng ký tại nhà cung cấp chúng tôi đơn giản là vì chi phí khá rẻ, trong khi họ lại hỗ trợ rất nhiều đối với nền tảng wordpress (Blog).

Bước 1: Truy cập vào A2hosting và chọn Web Hosting.

Bước 2: Chọn gói Hosting phù hợp với bạn (chi phí, nhu cầu,…)

Bước 4: Mua Hosting này trong bao lâu? có mua thêm module nào không? Nên mua từ 6-12 tháng để chi phí rẻ hơn, và cũng đỡ mất công chuyển Hosting.

Ở phần additional options có một chức năng khá hay, đó là tự động cài đặt mã nguồn, nghĩa là bạn chỉ cần mua hosting, còn việc cài đặt wordpress hãy để A2hosting lo. Chọn WordPress.

Còn nếu không chọn cũng không sao, mình vẫn sẽ viết về phần cài đặt WordPress.

Bước 5: Nhập Coupon Hosting, đăng ký thông tin người dùng và Checkout.

Hãy vào 1 số trang chia sẻ Coupon, và lấy 1 mã giảm giá mua Hosting để tiết kiệm chi phí đầu tư.

Mã này giảm giá đến 51% nè (mình mua 1 tháng).

Nhập thông tin của bạn và phương thức thanh toán giống khi mua Domain (và kể cả sau này bạn mua bán gì trên mạng, các thao tác đó cũng hoàn toàn tương tự).

Bước 6: Kích hoạt Hosting.

Thường là sau khi đăng ký xong Hosting, chúng ta sẽ còn một công đoạn nữa để hoàn thành, đó là contact với nhà cung cấp, để cho họ biết rằng bạn là người dùng có nhu cầu mua thực sự, không phải là kẻ gian lận.

Hãy chụp ảnh CMTND và ảnh thẻ tín dụng (xóa đi 3 số cuối trong số TK) và gửi đến địa chỉ email: [email protected], kèm theo 1 đoạn nội dung nho nhỏ kiểu: ” Hi, This is My Credit Card & Driver’s license.Thank “. Việc xác minh như vậy là cần thiết, ban đầu có thể khiến bạn hơi nản, nhưng về sau bạn sẽ làm việc với họ dễ dàng hơn, và không gặp trường hợp bị khóa bất thình lình (sau năn nỉ, xin lỗi cũng dễ hơn).

Chậm nhất là 1 ngày sau đó (muốn nhanh hơn thì hãy contact trực tiếp với bộ phận support thông qua Live Chat), bạn sẽ nhận được mail thông báo quá trình kiểm tra, thanh toán và cài đặt hoàn tất. Và một mail thông tin dịch vụ của bạn.

Cách 2: Tạo Website cá nhân với Vultr hoặc DigitalOcean

Bạn chỉ việc truy cập (1 trong 2) và đăng ký tài khoản (Signup):

https://vultr.com

https://www.digitalocean.com

Chọn vị trí server ở Sing hoặc Nhật

Ở mục Server Type chọn tab: Application

Đợi mấy phút là xong rồi, đến bước trỏ domain DNS thôi

Chọn WordPress

Chọn datacenter ở Sing

Create Droplets

Đợi mấy phút là xong rồi, đến bước trỏ domain DNS thôi

DNS

*Bạn có thể hiểu đơn giản như thế này, cái biển số nhà của bạn cần được ghi lại (đăng ký) từ UBND, từ nhà nước, sau một hồi đăng ký lằng nhằng thì cái biển số đó mới được đặt lên trước cổng nhà bạn, người khác mới có thể tìm đến nhà bạn thông qua cái biển số đó. Việc bạn cấu hình Domain để trỏ về Hosting cũng tương tự như vậy, quy trình này được gọi là DNS. Việc DNS so với cái quy trình nhận biển số nhà chỉ khác nhau ở chỗ bạn được tùy chọn. Biển số nhà thì chắc là không.

Bạn cần phải cấu hình DNS để khi bạn nhập địa chỉ domain trên trình duyệt, trình duyệt sẽ hiển thị website được đặt trên hosting mà bạn vừa mua.

Bước 1: Truy cập vào tài khoản của bạn tại GoDaddy.

Bước 3: Cấu hình Domain (Namesevers)

Ở mục Nameservers, chọn Manage…

Và nhập nameservers (DNS) mà nhà cung cấp Hosting đã cung cấp cho bạn từ trước đó…

*Như trong mail nhà cung cấp thông báo thì mình cần phải cấu hình DNS theo 2 Nameserver này:

ns3.a2hosting.com

ns4.a2hosting.com

Vậy là khâu chuẩn bị của bạn đã hoàn tất, giờ thì đi ngủ 1 giấc hoặc đi pha 1 tách cafe và ngồi nhâm nhi. Tối đa là 2h, DNS của bạn sẽ được cập nhật. Khi bạn gõ domain của bạn lên trình duyệt website, bạn sẽ thấy nó đang trỏ về cái Hosting mà bạn mua lúc đầu.

Nếu vẫn chưa thấy gì, bạn hãy thử bật hộp Run (Ctrl+R) và gõ: ipconfig /flushdns

*Lệnh này có chức năng xóa DNS cached lưu trong máy. Nếu Domain của bạn trước đó đã được DNS sang 1 Hosting khác, thì nhiều khả năng bạn sẽ bị lỗi không truy cập được (người khác thì có thể bình thường). Nôm na là bạn mới chuyển đến một căn nhà mới, trong khi khách của bạn vẫn nhớ địa chỉ nhà cũ, sử dụng lệnh này để họ loại bỏ cái địa chỉ cũ đó đi, và tìm theo địa chỉ mới.

Giờ thì vào thử xem đã được chưa nào. Mình vào ngon rồi này.

Địa chỉ IP của mình tại A2hosting

Nếu bạn chọn cài đặt tự động WordPress ở bước addtional options thì bạn sẽ không phải mất công ngồi download và cài đặt wordpress nữa.

Giao diện trang chủ mặc định (mã nguồn WP) khi bạn chọn addtional options (miễn phí).

Bạn đã tạo Website WordPress thành công rồi chứ?

Nếu như ngày xưa để tạo 1 website vô cùng khó khăn và cao siêu, thì hiện tại bạn có thể tạo 1 website cá nhân wordpress cực đơn giản chỉ với 15-20p và vài cú nhấp chuột 🙂

Một bài viết rất đơn giản, nhưng chi tiết và tỉ mỉ. Mình không vội viết mà phải trực tiếp mua và dùng thử sản phẩm, nghiên cứu và đánh giá.

Hướng Dẫn Tạo Website Bằng WordPress

Bạn đang tìm kiếm cách tạo website?

Đây là bài viết dành cho bạn. Bài viết này hướng dẫn tạo website bằng WordPress cho bất kỳ người nào muốn sở hữu một website. Hãy theo dõi và làm theo hướng dẫn trong bài viết. Mình nghĩ rằng bất kỳ người không chuyên nào cũng có thể làm được.

Các bước cơ bản để tạo một website:

Hướng dẫn này dành cho những bạn cài đặt WordPress trên máy chủ Hostgator. Mình đã sử dụng Hostgator để lưu trữ cho tất cả các website của mình. Ngoài công việc kiếm tiền trên mạng bằng các phương pháp được viết trên blog, mình còn là một lập trình viên website.

Và sau hơn 5 năm trong nghề, sử dụng cũng như làm việc trên rất nhiều dịch vụ hosting (của mình và của khách hàng) thì Hostgator cho mình một sự tin tưởng lớn nhất.

Trước đây Hostgator có một điểm trừ là không tích hợp SSL miễn phí, cũng chính vì lý do đấy mà mình suýt nữa có ý định tìm kiếm một nhà cung cấp hosting khác.

Rất trùng hợp là ngay khi mình có ý định đấy thì Hostgator lại đưa ra ngay dịch vụ SSL miễn phí. Chính vì thế mà tất cả các website của mình đều đã tích hợp https:// mà không tốn một đồng nào.

Hướng dẫn tạo website bằng WordPress trên Hostgator đầy đủ nhất.

Hostgator sử dụng quản lý hosting bằng Cpanel, với giao diện đơn giản dễ sử dụng. Ngoài ra là một trong số hosting có ứng dụng cài đặt website WordPress với chỉ vài cái bấm chuột, hoàn toàn đơn giản với những người chưa có kinh nghiệm bao giờ.

Đầu tiên bạn cần đăng nhập vào tài khoản Cpanel của Hostgator, để biết đường dẫn cũng như tài khoản đăng nhập, bạn xem lại bài viết hướng dẫn mua hosting và tên miền, mình đã có đề cập trong đó.

Sau khi đăng nhập bấm vào Build a New WordPress Site để bắt đầu cài đặt.

Phần Select your domain sẽ hiện ra một danh sách các tên miền, chọn một tên miền mà bạn định cài đặt.Phần directory bạn điền phần đường dẫn thêm nếu bạn muốn cài đặt.

Ví dụ bạn muốn cài đặt website WordPress lên tên miền có dạng chúng tôi thì trong đó Select your domain là chúng tôi còn directory là folderkeodai. Nếu chỉ muốn cài đặt lên chúng tôi thì phần directory để trống.

Sau đó bấm Next.

Tiếp theo điền thông tin website.

Blog title: Tiêu đề của website, tùy bạn.

Admin User: tên đăng nhập vào admin của website.

First Name và Last Name là tên và họ của bạn, cái này không quan trọng lắm và có thể sửa sau khi hoàn thành dễ dàng.

Sau khi điền xong hết tích vào ô Terms of Service Agreement rồi bấm Install để bắt đầu cài đặt.

Hoàn thành cài đặt, đến đây bạn có thể bấm nào nút Login để đến trang quản lý website, đăng nhập với username và password được ghi như trong ảnh bên dưới.

Khi cài đặt website theo cách này, website mặc định sẽ cài đặt cho bạn rất nhiều Plugin, bạn đăng nhập sau đó kích vào Plugin sẽ thấy một danh sách các Plugin như:

Akistmet Anti-Spam

Google Analytics for WordPress by MónterInsights

Hello Dolly

Jetpack by WordPress.com

MOJO Marktplace

OptinMonster API

WPForms Lite

Những việc cần làm sau khi cài đặt WordPress trên Hostgator

Sau khi hoàn thành tất cả các hướng dẫn trên, bạn có thể đến bước tiếp theo:

Bước 3: Hướng dẫn cài đặt wordpress hoàn chỉnh.

Đừng quên chia sẻ hướng dẫn này!

Tạo Popup Cho Website WordPress Cực Đẹp

Với WordPress, việc tạo popup rất đơn giản bởi có rất nhiều plugin hỗ trợ bạn làm việc này. Tuy nhiên, bạn chưa từng tạo popup lần nào nên không biết plugin tạo popup nào tốt giúp tạo popup đẹp và chuyện nghiệp?

Tại sao nên chọn plugin Layered Popups?

Mặc dù có rất nhiều plugin tạo popup miễn phí nhưng mình vẫn chọn plugin trả phí Layered Popups là bởi plugin này có rất nhiều điểm nổi bật và nó rất xứng đáng với số tiền bỏ ra.

Tạo popup với số lượng không giới hạn

Dễ dàng thiết kế mẫu popup tùy ý với các layer riêng

Hỗ trợ tạo các hiệu ứng động với CSS3 (cực kỳ kích thích người dùng hành động)

Có thể tạo các chiến dịch và chạy thử nghiệm với A/B Tests

Hỗ trợ tích hợp rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ email marketing

Tích hợp rất nhiều mẫu poup mặc định giúp tạo poup nhanh và đẹp hơn

Hỗ trợ tốt với trang bán hàng dùng Woocommerce

Hỗ trợ hiển thị tốt trên mọi thiết bị (responsive)

Thiết lập hiển thị riêng trên từng bài viết, chuyên mục

Tracking được các hành động của người dùng đối với popup

Tối ưu JS/CSS giúp tải trang nhanh

Thực sự plugin này có rất nhiều tính năng hấp dẫn nhưng mình cũng chẳng dùng hết. Mình chỉ thích là nó hỗ trợ CSS3 để tạo hiệu ứng bắt mắt và dễ dàng tùy biến để tạo các dạng popup theo ý mình.

Hiện tại mình đang dùng plugin này cho chính blog Nguyễn Hùng và 1 blog nhỏ mình làm tiếp thị liên kết. Mình chỉ tạo popup đơn giản hướng người dùng nhắn tin với page Facebook để tương tác với chatbot và dùng để làm marketing.

Bạn có thể tham khảo mẫu popup mình đang dùng cho bài viết mã giảm giá Shopee ở đây. Với mẫu này 1 ngày mình có thể thu được hơn 1000 data inbox fanpage luôn đó.

Hướng dẫn tạo popup cho web với plugin Layered Popups

Đầu tiên, bạn cần cài đặt plugin Layered Popups vào web. Cài xong bạn sẽ thấy menu Layered Popups trong trang quản trị.

Thiết lập plugin Layered Popups

Trong đó:

Mailling Settings: Thiết lập thông tin gửi email. Sửa lại cho phù hợp với thông tin của bạn.

Miscellaneous: Thiết lập các mục linh tinh khác. Bạn có thể tìm hiểu và tùy chỉnh, với mình thì nên để nguyên.

reCAPTCHA Settings: Thiết lập reCaptcha để bật captcha chống spam cho form.

Popups Library: Bạn có thể xóa cache để reload lại thư viện popup xem có gì mới.

Item Purchase Code: Điền key bản quyền plugin để được hỗ trợ update tự động. Không điền key vẫn dùng được full chức năng.

Sau khi thiết lập xong nhớ ấn Lưu lại và chuyển sang tab Advanced để thiết lập các thành phần nâng cao cho plugin.

Trong đó:

Plugin Modules: Quản lý các module của plugin

Basic Modules: Bật tắt các module cơ bản như Social Buttons, Custom Fields, Subscribe with Social Media,…

Marketing Systems and Newsletters: Bật tắt các module về tiếp thị và email như Elastic Email, GetResponse, Jetpack, MailChimp, SendGrid,…

Extended email verification: Bật tắt các module mở rộng của hệ thống kiểm tra tính xác thực email người dùng nhập vào.

Các bước tạo popup với Layered Popups

Để tạo popup bạn sẽ có 3 hướng như sau:

Tạo popup mới hoàn toàn

Tạo popup bằng cách chỉnh sửa các popup mẫu có sẵn (truy cập vào menu Popup và chọn edit mẫu popup có sẵn)

Tạo popup bằng cách tải về từ thư viện của Layered Popups (truy cập vào menu Popups Library và xem mẫu nào ưng thì tải về và chỉnh sửa)

Ở đây, mình sẽ hướng dẫn bạn cách tạo popup mới hoàn toàn để từ đó bạn cũng sẽ biết cách chỉnh sửa lại các mẫu có sẵn.

Thiết lập tab General

Bạn thiết lập mục General Parameters với các thông số như trong hình.

Trong đó:

Để design mẫu popup bạn làm việc trong khung Popup Constructor

Bảng chứa các layer mở ra, bạn chọn các layer cần thiết để tạo popup của mình. Mỗi 1 layer sẽ có những thông số khác nhau nên bạn có thể tìm hiểu thêm khi chọn layer đó. Mình sẽ không phân tích chi tiết ở đây vì nó có rất nhiều thông số.

Thiết lập các thông số trong phần Native Form Parameters

Trong đó:

Sau khi thiết lập tab General xong nhớ ấn Lưu lại và chuyển sang tab tiếp theo.

Trong tab này sẽ thiết lập các email dùng để xác nhận đăng ký, thông báo, email chào mừng.

Đầu tiên, mục Double Opt-In Parameters là thiết lập email xác nhận đăng ký.

Trong đó:

Enable double opt-in: Tích vào để kích hoạt yêu cầu xác nhận đăng ký.

Subject: Tiêu đề email

Message: Nội dung email

Thanksgiving message: Tin nhắn thông báo xác nhận thành công

Thanksgiving URL: Nhận vào link redirect sau khi xác nhận thành công.

Các mục sau bạn cũng thiết lập tương tự

Admin Notification Parameters – Email thông báo thông tin người đăng ký mới

Welcome E-mail Parameters – Gửi email chào mừng tới người đăng ký

Giả sử mình chỉ kích hoạt hệ thống email marketing của Mailchimp thì ở đây sẽ có giao diện thiết lập như sau:

Trong đó:

Sau khi thiết lập xong hết bạn nhớ ấn Lưu lại. Và như vậy là bạn đã tạo popup cho web xong rồi đó. Tiếp theo, bạn cần thiết lập các điều kiện để kích hoạt popup trên web.

Thiết lập điều kiện hiển thị popup trên web

Trong đó:

Việc cấu hình mục tiêu hiển thị của các mục gần tương tự như nhau, chỉ khác 1 chút về điều kiện của từng mục nên bạn có thể dễ dàng thiết lập.

Trong đó:

Step 1: Select popups – Chọn popup cần hiển thị. Có thể chọn riêng cho từng thiết bị.

For desktops: Chọn mẫu popup hiển thị trên PC, laptop (có thể chọn None (disabled) để tắt popup trên desktop)

For mobile devices: Chọn mẫu popup hiển thị trên di động (có thể chọn None (disabled) để tắt hoặc chọn same as for desktop để hiển thị popup giống PC).

Step 2: How often? – Thiết lập mức độ hiển thị popup (mọi lúc, mỗi phiên, mỗi lần sau bao nhiều ngày,…)

Step 3: Set start delay – Thiết lập độ trễ hiển thị popup. Nhập vào số giây sau khi tải trang xong thì popup mới hiển thị.

Step 4: Set autoclose delay – Thiết lập thời gian trễ để tự động tắt popup. Thiết lập số giây sau khi hiển thị sẽ tự tắt popup hoặc để số 0 là popup sẽ không bị tắt.

Step 6: Select user roles – Thiết lập popup hiển thị cho người dùng nào. Để All user nếu muốn hiển thị popup cho tất cả mọi người.

Step 7: Where to display the popup? – Thiết lập nơi hiển thị popup (toàn trang, trang chủ, bài viết hoặc trang)

Sau khi thiết lập xong bạn nhớ ấn Lưu lại là xong.

Thiết lập A/B Test cho popup

Việc tạo chiến dịch A/B Test sẽ giúp bạn đánh giá được popup nào hiệu quả hơn, popup nào thu được nhiều data hơn.

Bạn đặt tên chiến dịch ở mục Title và chọn các Popups cần test sau đó ấn Save để lưu.

Như vậy bạn đã tạo chiến dịch A/B Test xong. Giờ để cho nó chạy 1 thời gian rồi bạn vào đọc các chỉ số và đánh giá xem popup nào hiệu quả.

Bảng thống kê hiện lên bạn đọc các chỉ số Impressions, Submits, CTR để so sánh và đánh giá xem mẫu popup nào hiệu quả hơn thì giữ lại.

Tải plugin Layered Popups miễn phí

Mình đã mua plugin này về để dùng cho các dự án của mình. Thấy nhiều bạn hỏi mình về plugin này nên tiện đây mình sẽ share miễn phí cho 300 bạn đầu tiên.

Tải ngay plugin Layered Popups mới nhất (version 6.64) Lời kết

Như vậy là toàn bộ bài viết này mình đã giới thiệu cho bạn cách tạo popup với plugin Layered Popups cực kỳ chi tiết rồi. Hi vọng rằng bạn đã hiểu được cách sử dụng plugin cũng như biết cách tạo popup cho web và biết cách so sánh đánh giá popup nào hiệu quả để có thể mang lại được lượng khách hàng tiềm năng cao nhất.

Hướng Dẫn Tạo Filecho Website WordPress

Disallow: /

Điều gì đang xảy ra trong mã đó?

Dấu sao (*) bên cạnh User-agent là ký tự đại diện, có nghĩa là nó áp dụng cho mọi User-agent. Dấu gạch chéo bên cạnh Disallow nói rằng bạn không cho phép truy cập vào tất cả các trang có chứa “tenmiencuaban.com/” (đó là trang duy nhất trên trang web của bạn).

Cách sử dụng chúng tôi để chặn một Bot truy cập trang web của bạn

Trong ví dụ này, tôi sẽ giả vờ rằng bạn không thích việc Bing thu thập dữ liệu các trang của bạn. Bạn đang cố gắng để Google index càng nhiều càng tốt và thậm chí không muốn Bing nhìn vào trang web của bạn. Để chỉ chặn Bing thu thập dữ liệu trang web của bạn, bạn sẽ thay dấu sao (*) bằng Bingbot:

User-agent: Bingbot Disallow: /

Về cơ bản, đoạn mã trên nói rằng chỉ áp dụng quy tắc Disallow cho các bot với User-agent là Bing Bingbot . Bây giờ, bạn không muốn chặn truy cập vào Bing – nhưng kịch bản này sẽ có ích nếu có một bot cụ thể mà bạn không muốn truy cập trang web của mình. 

Cách sử dụng chúng tôi để chặn truy cập vào một thư mục hoặc tệp cụ thể

Trong ví dụ này, giả sử rằng bạn chỉ muốn chặn quyền truy cập vào một tệp hoặc thư mục cụ thể (và tất cả các thư mục con của thư mục đó). Để áp dụng điều này cho WordPress, giả sử bạn muốn chặn:

Toàn bộ thư mục wp-admin

wp-login.php

Bạn có thể sử dụng các lệnh sau:

User-agent: * Disallow: /wp-admin/ Disallow: chúng tôi>Cách sử dụng chúng tôi để cho phép truy cập vào một tệp cụ thể trong thư mục không được phép

Bây giờ hãy nói rằng bạn muốn chặn toàn bộ thư mục, nhưng bạn vẫn muốn cho phép truy cập vào một tệp cụ thể trong thư mục đó. Đây là nơi lệnh Disallow có ích, và nó thực sự rất phù hợp với WordPress. Trên thực tế, tệp chúng tôi ảo của WordPress minh họa hoàn hảo ví dụ này:

User-agent: * Disallow: /wp-admin/ Allow: chúng tôi này chặn truy cập vào toàn bộ / wp-admin / thư mục trừ các  chúng tôi  tập tin.

Cách sử dụng chúng tôi để ngăn chặn Bots thu thập dữ liệu kết quả tìm kiếm WordPress

Một tinh chỉnh dành riêng cho WordPress mà bạn có thể muốn thực hiện là ngăn các trình thu thập tìm kiếm thu thập dữ liệu các trang kết quả tìm kiếm của bạn. Theo mặc định, WordPress sử dụng tham số truy vấn tên? S =. Vì vậy, để chặn truy cập, tất cả những gì bạn cần làm là thêm quy tắc sau:

User-agent: * Disallow: /?s= Disallow: /search/ Cách tạo các quy tắc khác nhau cho các Bots khác nhau trong chúng tôi đến bây giờ, tất cả các ví dụ đã xử lý một quy tắc tại một thời điểm. Nhưng nếu bạn muốn áp dụng các quy tắc khác nhau cho các bot khác nhau thì sao? Bạn chỉ cần thêm từng bộ quy tắc theo khai báo Tác nhân người dùng cho mỗi bot. Ví dụ: nếu bạn muốn tạo một quy tắc áp dụng cho tất cả các bot và quy tắc khác áp dụng cho chỉ Bingbot , bạn có thể thực hiện như sau:

User-agent: * Disallow: /wp-admin/ User-agent: Bingbot