Cách Tạo Website Bằng Wordpress / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Rafs.edu.vn

Hướng Dẫn Tạo Website Bằng WordPress

Bạn đang tìm kiếm cách tạo website?

Đây là bài viết dành cho bạn. Bài viết này hướng dẫn tạo website bằng WordPress cho bất kỳ người nào muốn sở hữu một website. Hãy theo dõi và làm theo hướng dẫn trong bài viết. Mình nghĩ rằng bất kỳ người không chuyên nào cũng có thể làm được.

Các bước cơ bản để tạo một website:

Hướng dẫn này dành cho những bạn cài đặt WordPress trên máy chủ Hostgator. Mình đã sử dụng Hostgator để lưu trữ cho tất cả các website của mình. Ngoài công việc kiếm tiền trên mạng bằng các phương pháp được viết trên blog, mình còn là một lập trình viên website.

Và sau hơn 5 năm trong nghề, sử dụng cũng như làm việc trên rất nhiều dịch vụ hosting (của mình và của khách hàng) thì Hostgator cho mình một sự tin tưởng lớn nhất.

Trước đây Hostgator có một điểm trừ là không tích hợp SSL miễn phí, cũng chính vì lý do đấy mà mình suýt nữa có ý định tìm kiếm một nhà cung cấp hosting khác.

Rất trùng hợp là ngay khi mình có ý định đấy thì Hostgator lại đưa ra ngay dịch vụ SSL miễn phí. Chính vì thế mà tất cả các website của mình đều đã tích hợp https:// mà không tốn một đồng nào.

Hướng dẫn tạo website bằng WordPress trên Hostgator đầy đủ nhất.

Hostgator sử dụng quản lý hosting bằng Cpanel, với giao diện đơn giản dễ sử dụng. Ngoài ra là một trong số hosting có ứng dụng cài đặt website WordPress với chỉ vài cái bấm chuột, hoàn toàn đơn giản với những người chưa có kinh nghiệm bao giờ.

Đầu tiên bạn cần đăng nhập vào tài khoản Cpanel của Hostgator, để biết đường dẫn cũng như tài khoản đăng nhập, bạn xem lại bài viết hướng dẫn mua hosting và tên miền, mình đã có đề cập trong đó.

Sau khi đăng nhập bấm vào Build a New WordPress Site để bắt đầu cài đặt.

Phần Select your domain sẽ hiện ra một danh sách các tên miền, chọn một tên miền mà bạn định cài đặt.Phần directory bạn điền phần đường dẫn thêm nếu bạn muốn cài đặt.

Ví dụ bạn muốn cài đặt website WordPress lên tên miền có dạng chúng tôi thì trong đó Select your domain là chúng tôi còn directory là folderkeodai. Nếu chỉ muốn cài đặt lên chúng tôi thì phần directory để trống.

Sau đó bấm Next.

Tiếp theo điền thông tin website.

Blog title: Tiêu đề của website, tùy bạn.

Admin User: tên đăng nhập vào admin của website.

First Name và Last Name là tên và họ của bạn, cái này không quan trọng lắm và có thể sửa sau khi hoàn thành dễ dàng.

Sau khi điền xong hết tích vào ô Terms of Service Agreement rồi bấm Install để bắt đầu cài đặt.

Hoàn thành cài đặt, đến đây bạn có thể bấm nào nút Login để đến trang quản lý website, đăng nhập với username và password được ghi như trong ảnh bên dưới.

Khi cài đặt website theo cách này, website mặc định sẽ cài đặt cho bạn rất nhiều Plugin, bạn đăng nhập sau đó kích vào Plugin sẽ thấy một danh sách các Plugin như:

Akistmet Anti-Spam

Google Analytics for WordPress by MónterInsights

Hello Dolly

Jetpack by WordPress.com

MOJO Marktplace

OptinMonster API

WPForms Lite

Những việc cần làm sau khi cài đặt WordPress trên Hostgator

Sau khi hoàn thành tất cả các hướng dẫn trên, bạn có thể đến bước tiếp theo:

Bước 3: Hướng dẫn cài đặt wordpress hoàn chỉnh.

Đừng quên chia sẻ hướng dẫn này!

8 Bước Tạo Website Bằng WordPress Dễ Nhất

Tạo website miễn phí tên miền là một mong muốn mà bạn đang tìm kiếm.

Trong thời buổi công nghệ này, việc tạo một website không quá khó khăn, nếu không phải nói là vô cùng đơn giản.

Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn từng bước tạo website bán hàng với giá cực kỳ rẻ.

Hướng dẫn tạo website miễn phí tên miền

Vì sao bạn nên tạo một website riêng ?

Một khi bạn đã muốn kinh doanh online, thì việc sở hữu 1 website riêng được xem là bắt buộc trong thời buổi hiện nay.

Website mới thật sự là một cửa hàng của bạn trên Internet.

Mỗi lần Facebook, Google họ thay đổi bất kỳ thuật toán gì, thì bạn sẽ rất lao đao vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng của bạn.

Mình khuyên bạn nên tạo một website ngay khi bạn đọc bài viết này của mình.

Giờ bạn sẽ vào bước đầu tiên cho việc tạo 1 website.

1. Chọn tên miền cho website của bạn

Tên miền giống như 1 địa chỉ nhà của bạn vậy.

Bạn cứ hình dung website là ngôi nhà, còn tên miền đóng vai trò là địa chỉ.

Nhà chỉ có 1 địa chỉ, website thì chỉ có 1 tên miền thôi.

Tên miền là một tên thương hiệu cho website của bạn luôn. Tên miền càng dễ nhớ sẽ giúp cho khách hàng dễ nhớ đến trang web của bạn.

Việc chọn tên miền gì thì đòi hỏi bạn phải có chút kiến thức về các loại tên miền.

Nói về việc chọn tên miền, mình cũng đã có bài viết chia sẻ kinh nghiệm chọn tên miền cho bạn.

Bình thường tên miền là bạn phải mua, giá khoảng hơn 200K/năm. Giá khá rẻ.

Bạn có thể xem video hướng dẫn mua tên miền tại Namecheap của mình.

2. Chọn hosting tốt để làm website

Hosting là một nơi để bạn lưu trữ website. Bạn chỉ cần biết như thế là đủ rồi.

Nếu tên miền là địa chỉ nhà, thì hosting sẽ giống như mảnh đất để bạn xây nhà.

Hiện tại có rất nhiều hosting trên thị trường mà bạn có thể chọn.

Mình giới thiệu cho bạn nhà cung cấp hosting AZDIGI rất uy tín tại Việt Nam

Với hosting tại AZDIGI thì bạn có gì ?

Sau khi bạn thực hành theo như video mình hướng dẫn là bạn đã sở hữu 1 website để khách hàng có thể truy cập rồi đó.

Sau khi bạn cài đặt xong website như mình hướng dẫn, thì bây giờ bạn sẽ cài đặt một giao diện cho website.

3. Cài đặt giao diện theme cho website

Website mới cài đặt nhìn sẽ rất thô sơ, không tạo ấn tượng đối với khách hàng.

Vì vậy, bạn cần phải thêm giao diện để website có màu sắc ấn tượng, bố cục dễ nhìn thì khách hàng mới thích mua hàng ở website của bạn.

Cách thêm giao diện cho website thì cực kỳ đơn giản chỉ với 5 phút thôi thì bạn đã tự thêm giao diện được rồi.

Bạn đã cài đặt giao diện cho website xong rồi, thì bây giờ bạn sẽ cài thêm 1 số ứng dụng mở rộng để website của bạn phong phú tính năng hơn.

Vì website cơ bản ban đầu chẳng có tính năng gì cả.

Cách để mở rộng tính năng của website chính là cài thêm plugin.

4. Cách cài đặt plugin cho website

Plugin là thứ sẽ giúp cho website của bạn đa dạng chức năng hơn.

Plugin có thể cung cấp thêm cho bạn những tính năng sau:

Mình cũng đã có video hướng dẫn cài đặt plugin cho website đơn giản từ A-Z. Ngon chưa !

Đây là video hướng dẫn thao tác cài plugin thôi, còn các plugin nào cần thiết thì mình sẽ giới thiệu ở phần tiếp theo.

Mời bạn xem video bên dưới.

Làm website chưa bao giờ đơn giản như thế.

Giờ bạn có thể tự tin vỗ ngực nói rằng: Tui đã có thể tự tay làm 1 website hoàn chỉnh.

Sau khi bạn đã biết cách cài đặt plugin rồi thì có 1 câu hỏi đặt ra…

Làm sao bạn biết plugin nào là cần thiết cho website ở giai đoạn ban đầu ?

5. Cài đặt những plugin cần thiết cho website

Ở giai đoạn ban đầu tạo website, bạn không nên cài quá nhiều plugin.

Vì với hosting giá rẻ như trên, cộng với việc cài nhiều plugin sẽ làm website bạn rất nặng, dẫn đến tải trang rất lâu.

Cho nên, mình sẽ đề xuất cho bạn những plugin cơ bản nhất ở giai đoạn đầu bạn mới cài đặt website bán hàng.

Các tính năng mà mình đề xuất để hỗ trợ cho bạn như:

Rất đơn giản đúng không nào ?

Và bây giờ, mình sẽ hướng dẫn cho bạn cách đăng bài viết đầu tiên lên website như thế nào.

6. Đăng bài viết lên website WordPress đơn giản

Sau khi hoàn thành xong 5 bước trên thì bạn đã sở hữu 1 website hoàn chỉnh rồi đấy.

Mình cũng đã chuẩn bị sẵn video để hướng dẫn cho bạn.

Nhưng bây giờ bạn sẽ thấy website của bạn chưa có tính năng giỏ hàng, đăng sản phẩm, rồi thanh toán các kiểu.

Nếu bạn muốn làm blog cá nhân thì có thể dừng ở bước 6 này là OK rồi.

7. Cài Woocommerce cho website bán hàng

Woocommerce là một plugin để cài đặt tính năng bán hàng cho WordPress.

Khi bạn cài plugin Woocommerce vào website rồi, thì mặc định bạn sẽ có 1 trang sản phẩm thế này.

Bạn thấy đẹp không? Quá chuyên nghiệp luôn còn gì.

Mà bạn chẳng cần biết lập trình hay cái gì cả, chỉ cần 1 động tác nhỏ là bạn đã có trang hiển thị sản phẩm rất chuyên nghiệp rồi.

8. Hướng dẫn đăng sản phẩm lên website bán hàng WordPress

Sau khi bạn cài đặt plugin Woocommerce xong, bạn phải đăng sản phẩm lên website để khách hàng thấy chứ.

Giờ mình sẽ hướng dẫn ngay đây.

Thật sự đơn giản đúng không nào ?

Mình tin là bài viết kèm theo những video như thế, sẽ giúp cho bạn thực hành dễ dàng hơn rất nhiều.

Mình đã hướng dẫn cho bạn đầy đủ từng bước tạo website miễn phí tên miền, thậm chí rất rẻ luôn.

Tạo Website Cá Nhân Với WordPress

Personal Website là thuật ngữ mình tự định nghĩa để nói đến việc tạo Website cá nhân. Vậy Website cá nhân là gì? Tại sao bạn phải cần Website cá nhân? Và bạn phải làm gì để có một Website cá nhân?

Website cá nhân là một website của riêng bạn, phục vụ bất cứ mục đích cá nhân nào mà bạn nghĩ ra, và thường là chỉ để phục vụ bạn (hoặc một số người giống bạn), ví dụ như nhu cầu viết nhật ký, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, hay sâu xa hơn là việc bạn đang có định hướng phát triển thương hiệu cá nhân, muốn nhiều người biết đến mình hơn, thì việc xây dựng Website cá nhân hoàn toàn là hợp lý và cần thiết.

Credit Card

Bạn chỉ cần mang thẻ ATM (Techcombank, Vietcombank,..) của mình đến các ngân hàng và yêu cầu họ thêm chức năng thanh toán online. Chờ 1 vài ngày là có thể thoải mái tung hoành mua sắm trên Internet rồi.

Domain

Hiểu đơn giản thế này, nếu trong cuộc sống thực thì hosting chính là miếng đất của gia đình bạn, còn domain là cái biển số nhà của bạn. Mã nguồn website, giao diện website, chức năng website,… chính là cái nhà bạn xây lên từ miếng đất đó (hosting) và được gắn 1 cái biển số nhà (domain) để người nào có nhu cầu tìm đường cho dễ.

Một số đặc điểm của Domain mà có thể bạn chưa biết

*Domain thường có 2 dạng cấu trúc, domain 1 cấp (ví dụ: trungduc.net), và domain nhiều cấp, hay còn gọi là sub-domain (ví dụ: note.trungduc.net). Và có rất nhiều loại tên miền khác nhau như (.vn, .com, .net,..) nhưng ở đây chúng ta chỉ cần biết 2 dạng domain chính là domain việt nam (.vn) và domain quốc tế (.com, .net, .org,…).

*Việc sử dụng Domain thường sẽ có hai kiểu, 1 là mua domain, 2 là dùng domain miễn phí (nếu dùng domain miễn phí thì thường là chỉ sử dụng được sub-domain, một số địa chỉ đăng ký domain miễn phí: chúng tôi vn.ee,…).

*Ngày xưa các cụ luôn có câu, tiền nào của nấy, nó cũng đúng đấy, Personal Website nó chính là bộ mặt của mình trên thế giới mạng, đừng coi thường vai trò của nó, cá nhân mình khuyên mọi người hãy đầu tư (khôn ngoan) đi, chi phí cũng rất thấp.

Chi phí cho 1 domain quốc tế thường rơi vào khoảng 200k-300k/năm (tùy nhà cung cấp), nhưng nếu dùng Coupon thì chỉ khoảng 20-100k là căng, nhưng nếu dùng Coupon thì sẽ giảm được tương đối. Vì mình hay săn các mãi khuyến mãi từ nhà cung cấp, nghĩa là bạn sẽ mua được Domain (hosting) với giá rẻ hơn rất nhiều so với giá gốc. Người ta gọi mã khuyến mãi này là Coupon.

Một trang chia sẻ Coupon uy tín mình hay theo dõi: http://canhme.com ( một sản phẩm của Luân Trần).

Nếu có ý định dùng domain quốc tế thì mình khuyên nên dùng domain của nhà cung cấp quốc tế, nếu để đăng ký domain Việt Nam thì nên đăng ký tại các nhà cung cấp VN ( matbao.vn, bkns.vn,…).

Vậy, chọn Domain như thế nào cho hợp lý?

Vì là Website cá nhân, là cái để truyền thông cho thương hiệu cá nhân của bạn lên, hoặc nó nói lên chính xác con người bạn (có thể là đang hướng tới), nên tốt nhất hãy kiếm 1 cái domain tử tế 1 chút, đừng chọn mấy cái domain sến súa kiểu: chúng tôi trungducsocool.net,…

Mình khuyên là nên chọn tên thật (nếu chưa bị thằng nào đăng ký) và chọn 1 trong 3 loại tên miền này .com, .net hay .info (thực ra .vn cũng được, nhưng sau khó đăng nhật ký mây mưa :3 )

Và, đăng ký mua tên miền như thế nào?

Bước 1: Truy cập Godaddy: http://godaddy.com và nhập domain cần mua.

Xem gói dịch vụ nào đi kèm với Domain hữu ích với bạn (VD: bảo vệ thông tin cá nhân,…) thì mua, không thì bỏ qua hết. Cứ ấn Continue.

Bước 3: Nhập Promo Code (Coupon), sang bên mấy trang chia sẻ Coupon tìm được mã giảm giá này, áp vào thử xem sao…

Tiết kiệm được 20$, Domain này mắc quá xá :'( Nếu không có Coupon thì thôi bỏ qua bước này…

Bước 4: Sau khi hoàn thành hết các bước, ta ấn vào Proceed to Checkout để tiến hành thanh toán.

Nếu là người dùng mới thì chọn New Customers để đăng ký người dùng luôn…

Nhập các thông tin cần thiết theo yêu cầu, đến phần thanh toán thì lôi cái thẻ Credit Card đã đăng ký ra dòm và đánh vô.

Tất cả thông tin để nhập liệu đều được in trên thẻ Credit Card. Và Checkout, một bảng thông báo bạn đã giao dịch thành công hiện lên.

Ok, vậy là xong, bạn đã có Domain để xài.

Hosting

*Cũng có những gói Hosting miễn phí, nghĩa là bạn được dùng Hosting mà không phải trả tiền, tuy nhiên bạn sẽ bị giới hạn rất nhiều chức năng, không thoải mái, hay bị treo, và có thể bị xóa bất cứ lúc nào với những lý do trời ơi đất hỡi (một vài nhà cung cấp Hosting miễn phí: chúng tôi byethost.com)

*Thường thì các nhà cung cấp nước ngoài mới có Coupon, VN hơi cùi ở khoản này.

Đăng ký Hosting/Server như thế nào?

Cách 1: A2Hosting

Với một Personal Website, hay một mã nguồn WordPress thì mình thường đăng ký tại nhà cung cấp chúng tôi đơn giản là vì chi phí khá rẻ, trong khi họ lại hỗ trợ rất nhiều đối với nền tảng wordpress (Blog).

Bước 1: Truy cập vào A2hosting và chọn Web Hosting.

Bước 2: Chọn gói Hosting phù hợp với bạn (chi phí, nhu cầu,…)

Bước 4: Mua Hosting này trong bao lâu? có mua thêm module nào không? Nên mua từ 6-12 tháng để chi phí rẻ hơn, và cũng đỡ mất công chuyển Hosting.

Ở phần additional options có một chức năng khá hay, đó là tự động cài đặt mã nguồn, nghĩa là bạn chỉ cần mua hosting, còn việc cài đặt wordpress hãy để A2hosting lo. Chọn WordPress.

Còn nếu không chọn cũng không sao, mình vẫn sẽ viết về phần cài đặt WordPress.

Bước 5: Nhập Coupon Hosting, đăng ký thông tin người dùng và Checkout.

Hãy vào 1 số trang chia sẻ Coupon, và lấy 1 mã giảm giá mua Hosting để tiết kiệm chi phí đầu tư.

Mã này giảm giá đến 51% nè (mình mua 1 tháng).

Nhập thông tin của bạn và phương thức thanh toán giống khi mua Domain (và kể cả sau này bạn mua bán gì trên mạng, các thao tác đó cũng hoàn toàn tương tự).

Bước 6: Kích hoạt Hosting.

Thường là sau khi đăng ký xong Hosting, chúng ta sẽ còn một công đoạn nữa để hoàn thành, đó là contact với nhà cung cấp, để cho họ biết rằng bạn là người dùng có nhu cầu mua thực sự, không phải là kẻ gian lận.

Hãy chụp ảnh CMTND và ảnh thẻ tín dụng (xóa đi 3 số cuối trong số TK) và gửi đến địa chỉ email: [email protected], kèm theo 1 đoạn nội dung nho nhỏ kiểu: ” Hi, This is My Credit Card & Driver’s license.Thank “. Việc xác minh như vậy là cần thiết, ban đầu có thể khiến bạn hơi nản, nhưng về sau bạn sẽ làm việc với họ dễ dàng hơn, và không gặp trường hợp bị khóa bất thình lình (sau năn nỉ, xin lỗi cũng dễ hơn).

Chậm nhất là 1 ngày sau đó (muốn nhanh hơn thì hãy contact trực tiếp với bộ phận support thông qua Live Chat), bạn sẽ nhận được mail thông báo quá trình kiểm tra, thanh toán và cài đặt hoàn tất. Và một mail thông tin dịch vụ của bạn.

Cách 2: Tạo Website cá nhân với Vultr hoặc DigitalOcean

Bạn chỉ việc truy cập (1 trong 2) và đăng ký tài khoản (Signup):

https://vultr.com

https://www.digitalocean.com

Chọn vị trí server ở Sing hoặc Nhật

Ở mục Server Type chọn tab: Application

Đợi mấy phút là xong rồi, đến bước trỏ domain DNS thôi

Chọn WordPress

Chọn datacenter ở Sing

Create Droplets

Đợi mấy phút là xong rồi, đến bước trỏ domain DNS thôi

DNS

*Bạn có thể hiểu đơn giản như thế này, cái biển số nhà của bạn cần được ghi lại (đăng ký) từ UBND, từ nhà nước, sau một hồi đăng ký lằng nhằng thì cái biển số đó mới được đặt lên trước cổng nhà bạn, người khác mới có thể tìm đến nhà bạn thông qua cái biển số đó. Việc bạn cấu hình Domain để trỏ về Hosting cũng tương tự như vậy, quy trình này được gọi là DNS. Việc DNS so với cái quy trình nhận biển số nhà chỉ khác nhau ở chỗ bạn được tùy chọn. Biển số nhà thì chắc là không.

Bạn cần phải cấu hình DNS để khi bạn nhập địa chỉ domain trên trình duyệt, trình duyệt sẽ hiển thị website được đặt trên hosting mà bạn vừa mua.

Bước 1: Truy cập vào tài khoản của bạn tại GoDaddy.

Bước 3: Cấu hình Domain (Namesevers)

Ở mục Nameservers, chọn Manage…

Và nhập nameservers (DNS) mà nhà cung cấp Hosting đã cung cấp cho bạn từ trước đó…

*Như trong mail nhà cung cấp thông báo thì mình cần phải cấu hình DNS theo 2 Nameserver này:

ns3.a2hosting.com

ns4.a2hosting.com

Vậy là khâu chuẩn bị của bạn đã hoàn tất, giờ thì đi ngủ 1 giấc hoặc đi pha 1 tách cafe và ngồi nhâm nhi. Tối đa là 2h, DNS của bạn sẽ được cập nhật. Khi bạn gõ domain của bạn lên trình duyệt website, bạn sẽ thấy nó đang trỏ về cái Hosting mà bạn mua lúc đầu.

Nếu vẫn chưa thấy gì, bạn hãy thử bật hộp Run (Ctrl+R) và gõ: ipconfig /flushdns

*Lệnh này có chức năng xóa DNS cached lưu trong máy. Nếu Domain của bạn trước đó đã được DNS sang 1 Hosting khác, thì nhiều khả năng bạn sẽ bị lỗi không truy cập được (người khác thì có thể bình thường). Nôm na là bạn mới chuyển đến một căn nhà mới, trong khi khách của bạn vẫn nhớ địa chỉ nhà cũ, sử dụng lệnh này để họ loại bỏ cái địa chỉ cũ đó đi, và tìm theo địa chỉ mới.

Giờ thì vào thử xem đã được chưa nào. Mình vào ngon rồi này.

Địa chỉ IP của mình tại A2hosting

Nếu bạn chọn cài đặt tự động WordPress ở bước addtional options thì bạn sẽ không phải mất công ngồi download và cài đặt wordpress nữa.

Giao diện trang chủ mặc định (mã nguồn WP) khi bạn chọn addtional options (miễn phí).

Bạn đã tạo Website WordPress thành công rồi chứ?

Nếu như ngày xưa để tạo 1 website vô cùng khó khăn và cao siêu, thì hiện tại bạn có thể tạo 1 website cá nhân wordpress cực đơn giản chỉ với 15-20p và vài cú nhấp chuột 🙂

Một bài viết rất đơn giản, nhưng chi tiết và tỉ mỉ. Mình không vội viết mà phải trực tiếp mua và dùng thử sản phẩm, nghiên cứu và đánh giá.

Cách Tạo Lập Website Du Lịch Miễn Phí Bằng WordPress

Chọn nền tảng tạo website bằng mã nguồn mở WordPress:

WordPress được coi là một nền tảng lý tưởng để tạo dựng website du lịch vì website sẽ mở rộng không gian giới hạn của nó và phù hợp với xu hướng công nghệ. Với mã nguồn này có khả năng mở rộng và hoạt động tốt với các trang web lưu lượng truy cập thấp và trung bình. Với trường hợp 1 website có lưu lượng truy cập 1,5 triệu/tháng có thể chạy bằng nền tảng WordPress phà phà khỏi lo nghĩ, do đó WordPress là một CMS lý tưởng để thiết kế website du lịch cho bạn. Bởi những yếu tố thuận lợi sau :

Dễ dàng cài đặt: Hầu hết khi tạo lập website bạn có thể tạo lập và cài đặt dễ dàng

Lý tưởng cho người mới bắt đầu: Hầu hết các website được tạo dựng bằng mã nguồn mở WordPress có CMS rất dễ dùng, với khu vực quản trị trực quan và các giao diện cài đặt dễ dàng. Nó phù hợp với rất nhiều loại trang web khác nhau, bạn có thể dùng để thiết kế website nhà hàng, thiết kế web bất động sản và thiết kế website du lịch đẹp, thiết kế website mỹ phẩm … thậm chí một trang web phức tạp với số lượng plugin cực khủng.

BƯỚC 2: Chọn tên miền và dịch vụ lưu trữ cho trang web

Nếu bạn đang bắt đầu tạo lập 1 website thì nền tảng WordPress là sự lựa chọn tối ưu, cực kỳ dễ sử dụng, miễn phí và đi kèm với một số lượng lớn các giao diện và tính năng miễn phí. Do đó bạn chỉ tốn chi phí cho tên miền (Domain) và lưu trữ website (Webhosting) cho trang web của bạn.

1. Chọn mua tên miền (Domain)

Bạn cần xác định được sản phẩm dịch vụ bạn muốn kinh doanh trước khi bạn tạo lập tên miền. Từ đó bạn nghiên cứu các từ khoá mục tiêu sau đó thì bạn nghĩ ra 1 cụm từ khoá thích hợp để mua tên miền tiến hành tạo lập website.

Trang web kinh doanh: Nếu bạn đang làm một website cho doanh nghiệp để kinh doanh dịch vụ thì hãy lựa chọn một tên miền là tên công ty hoặc tên thương hiệu, ví dụ: dienlanhnhatminh.com

Trang web cá nhân: bạn có thể sửa dụng tên miền mang tên của bạn hoặc biệt danh bạn muốn tạo dựng thương hiệu như : chúng tôi hay phuonghong9218.com

Tuỳ vào mục đích làm website thì đuôi tên miền bạn có thể lựa chọn dựa trên đăng ký . Hầu hết các phần mở rộng tên miền phổ biến là .com, .org, .net nhưng trong những năm gần đây, nhà cung cấp đã đưa ra số lượng lớn các phần mở rộng tên miền mới đã được giới thiệu như .biz,.edu,.info,.top

Mẹo lựa chọn tên miền đẹp

Ngắn và dễ nhớ: tên ngắn và dễ nhớ sẽ giúp website bạn gây ấn tượng và phù hợp với cơ chế trong SEO

Thương hiệu: tên miền của bạn cũng nên chú trọng gắn tới thương hiệu của bạn,

Bao gồm từ khóa (nên có): Việc bao gồm từ khoá găn tới dịch vụ và sản phẩm hoặc sự kết hợp của từ khóa với tên thương hiệu nhằm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).

2. Không gian lưu trữ web (WebHosting)

BƯỚC 3: Cài đặt Plugin (Tính năng) và giao diện (theme) cho trang web

3. Sử dụng plugin

Có rất nhiều plugin hỗ trợ cho website. Bạn có thể tham khảo khá nhiều plugin từ miễn phí đến có phí tại https://wordpress.org/plugins/search.php?q=travel+booking và khi cài đặt nên chú ý đến việc tương thích của phiên bản Plugin và phiên bản WordPress đã cài đặt của bạn.

Cảnh báo bảo mật

Thietkewebtdg với kinh nghiệm thiết kế web du lịch giá rẻ hiểu rõ và biết cách làm thế nào để thiết kế website nhà hàng đáp ứng đuợc thông tin cho khách hàng thông qua những hình ảnh tích cực về nhà hàng của bạn.

Liên hệ ngay để có một website uy tín chuyên nghiệp góp phần gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp bạn: Hotline: 0979176350