Cách Tạo Website Bằng Word / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Rafs.edu.vn

Cách Tạo Website Bằng WordPress Chi Tiết (2020)

Đáp ứng nhu cầu của độc giả Tự Học MMO về làm thế nào để kiếm tiền online hiệu quả, mình muốn giới thiệu tới bạn các khóa học kiếm tiền online uy tín và chất lượng nhất hiện nay.

Chào các bạn, tại sao mình lại xuất bản bài viết này mặc dù trên mạng đã có khá nhiều tài liệu và hướng dẫn chi tiết cách tạo website bằng WordPress hay cách tạo blog trên nền tảng WordPress?

Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn ( đối tượng chính là các bạn chưa có kiến thức về lập trình) một cách cơ bản làm sao để tạo blog WordPress phục vụ cho việc kiếm tiền online chi tiết nhất.

Qua bài viết này, bạn sẽ biết được:

Biết cách mua tên miền, mua hosting ở đâu chất lượng

Biết cách tạo 1 website WordPress cơ bản

Cài đặt 1 trang blog WordPress chuẩn SEO để làm MMO

1. Tại sao bạn nên lựa chọn mã nguồn WordPress?

WordPress là một mã nguồn mở bằng ngôn ngữ PHP được rất nhiều người trên thế giới sử dụng vì dễ sử dụng và có nhiều tính năng hữu ích.

WordPress hỗ trợ người dùng tạo ra nhiều thể loại website khác nhau như blog, website tin tức/tạp chí, giới thiệu doanh nghiệp, tạo website bán hàng, thương mại điện tử, v.v…

Dĩ nhiên nếu bạn biết code hay lập trình thì càng tốt vì WordPress có phần lõi mã nguồn rất mạnh để bạn áp dụng kỹ năng không giới hạn.

Ưu điểm của WordPress:

WordPress là mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí.

Dễ dàng sử dụng. WordPress được phát triển nhằm phục vụ đối tượng người dùng phổ thông, không có nhiều kiến thức về lập trình website nâng cao.

Cộng đồng hỗ trợ đông đảo.

Dễ dàng cài đặt, việc cài đặt WordPress rất đơn giản và không mất nhiều thời gian của bạn.

Hỗ trợ nhiều giao diện và plugin dành cho WordPress cực kỳ phong phú.

Thần tượng của mình, Pat Flynn với chúng tôi với giao diện WordPress quá chuyên nghiệp luôn.

WordPress: mã nguồn mở, bạn phát triển website và làm website trên nền tảng này.

Web hosting/ hosting/ host: nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu (hình ảnh, bài đăng blog, v.v …) cho blog/ website của bạn. Nếu website của bạn là 1 ngôi nhà thì hosting là mảnh đất. Hosting thì bạn phải mua mới có, cũng có hosting free nhưng nó rất giới hạn và chạy chậm, không ổn định, không nên sử dụng.

Domain, tên miền: là địa chỉ của blog, có đuôi .com, .net, .org,….

Theme, giao diện: theme là thư mục chứa toàn bộ file thiết kế giao diện. Mỗi trang web có một theme riêng biệt.

Plugin: dùng để bổ sung một tính năng cần thiết vào website mà mặc định WordPress không hỗ trợ.

Các khái niệm mình đưa ra sẽ không đầy đủ nhưng mình muốn bạn hiểu như vậy là được, bạn muốn biết thêm có thể lên Google tìm hiểu thêm.

3. Chi phí tối thiểu làm website bằng WordPress

Chi phí tạo blog WordPress là yếu tố đầu tiên bạn cần cân nhắc và phụ thuộc vào nhu cầu blog/ website bạn muốn tạo.

Thường chi phí để tạo mới và duy trì một blog/ website WordPress gồm các thành phần sau:

Bạn có thể thuê dịch vụ thiết kế website WordPress từ bên thứ ba.

Hoặc bạn có thể tự mình xây dựng một trang WordPress cơ bản nhất.

Với một trang blog cơ bản, bạn chỉ cần quan tâm đến giá của tên miền + giá hosting là 2 khoản chi phí bắt buộc để khởi tạo một blog chuyên nghiệp.

Mình dự tính chi phí cho năm đầu tiên:

: ~ Domain200.000 VNĐ/ năm. Ví dụ: mình mua tên miền tại Namesilo với giá 7.99$ cho tên miền .com và giá gia hạn các năm sau là 8.99$/năm. Không hề đắt quá đúng không! Đặc biệt nếu có mã giảm giá đi kèm.

: ~ Hosting500.000 ~ 1.200.000VNĐ/ năm. Giá shared host giữa một số nhà cung cấp uy tín không khác nhau lắm. Mình hay mua gói Shared Hosting của HawkHost, A2Hosting,…

Các chi phí khác bạn cũng cần cân nhắc trong trường hợp blog của bạn phát triển mạnh.

Sau này, nếu blog của bạn phát triển thì bắt buộc bạn phải mua gói hosting cao hơn.

Bạn có thể mua gói hosting để làm 1 website hoặc làm nhiều website.

Mình khuyên bạn nên lựa chọn gói hosting dùng cho nhiều website vì sau này bạn có khả năng sẽ tạo nhiều website đấy.

Bạn có thể đăng ký domain/ hosting trong 6 tháng, 12 tháng hoặc 2 năm. Mình khuyên bạn nên đăng ký dài để được giảm giá cao hơn.

Một số ưu đãi Hosting & Domain đặc biệt bạn có thể sử dụng ngay:

4. Chuẩn bị trước khi tạo website WordPress

Bạn cần chuẩn bị:

Địa chỉ email, nên dùng Gmail dùng để thanh toán online và tạo website WordPress.

Số điện thoại cá nhân, CMND.

5. Hướng dẫn cách tạo website bằng WordPress chi tiết cho người mới

Cách tạo website WordPress để kiếm tiền online gồm các bước:

Bước này là bước quan trọng đầu tiên khi bạn muốn tạo 1 website WordPress.

Bài viết chi tiết bạn có thể tham khảo tại chuyên mục Kiến thức tên miền

Mua tên miền là bước đầu tiên rất quan trọng để bắt đầu xây dựng 1 blog, website.

Bạn có thể mua tên miền từ các nhà cung cấp trong nước hoặc quốc tế.

Giá tên miền hiện nay khá rẻ với rất nhiều mã giảm giá sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí đáng kể.

Ví dụ: mình đã mua tên miền “shareebook.net” tại Namesilo với giá 7.99$ đã có giảm giá.

Bài viết chi tiết bạn tham khảo tại chuyên mục Kiến thức Hosting

Bạn nên lựa chọn mua hosting tại các nhà cung cấp Hosting uy tín để đảm bảo dịch vụ chất lượng, tốc đổ ổn định, hỗ trợ tốt, giá thành hợp lý.

Việc đầu tư hosting là hoàn toàn đúng đắn, vì bạn không thể cạnh tranh lại với các đối thủ khác khi họ chọn trả phí còn bạn chọn miễn phí, như vậy hoàn toàn không hay chút nào.

Nếu mua hosting nước ngoài, bạn chỉ nên mua những nhà cung cấp có máy chủ đặt ở Hongkong hoặc Singapore.

Blog của mình đang sử dụng hosting tại StableHost gói Pro không giới hạn băng thông, dung lượng với máy chủ đặt tại Singapore.

Đợt Black Friday vừa rồi, mình cũng đã mua gói Shared Hosting Professional tại Hawk Host với giá 48.55$ giảm 55% trọn đời sử dụng tên miền shareebook.net .

Nghĩa là giá gia hạn hàng năm mình chỉ phải trả 48.55$ thay vì 107.88$.

Khi đăng ký mới, Hawk Host sẽ yêu cầu bạn chọn tên miền cho gói hosting.

Nếu bạn đã có tên miền ở nhà cung cấp khác thì có thể chọn vào mục:

Transfer your domain from another register: chuyển tên miền đã đăng ký về Hawk Host.

I will use my existing domain and update my nameservers:sử dụng tên miền ở nhà cung cấp khác và sẽ cập nhật thông tin nameservers.

Bạn cần ghi nhớ thông tin về Nameserver, như của mình đang là:

Các thông tin quan trọng khác:

Địa chỉ của cPanel (bảng điều khiển hosting), bạn có thể sử dụng link Temporary Control Panel hoặc link Control Panel sau khi domain của bạn đã được tích hợp.

Username: Tên đăng nhập vào cPanel.

Password: Mật khẩu đăng nhập vào cPanel.

Trong mục Domain Manager, bạn chọn tên miền cần trỏ, tìm đến phần Name Servers rồi nhấn Change.

Một khi bạn sử dụng Nameserver để trỏ tên miền về hosting thì việc quản lý các bản ghi DNS sẽ không còn được thực hiện ở nhà cung cấp tên miền mà sẽ chuyển về nhà cung cấp dịch vụ hosting.

Trong trường hợp thời gian cập nhật lâu, bạn có thể liên hệ trực tiếp support tại NameSilo, họ sẽ làm ngay lập tức cho bạn.

Với tên miền chúng tôi khi mình đăng ký hosting Hawk Host do mình đã lựa chọn: ” I will use my existing domain and update my nameservers” nên tên miền này đã được đăng ký chính ở hosting và bạn không cần thêm domain vào nữa.

Bạn có thể chuyển ngay đến phần tạo website WordPress.

Trường hợp bạn có tên miền khác và muốn tạo website sử dụng hosting tại Hawk Host, sau khi đã trỏ DNS từ domain về host, bạn cần thêm domain vào host.

Mỗi lần làm 1 website mới, bạn phải mua 1 domain mới và liên kết hosting, domain lại với nhau.

Đầu tiên, mình đăng nhập vào cPanel.

Sau khi domain và hosting đã kết nối thì bạn đã có thể bắt đầu xây dựng trang web.

Bạn tạo website trên nền tảng WordPress nên phải cài đặt nền tảng này vào website trước, việc cài đặt này có thể thực hiện theo 2 cách :

Cài đặt tự động: Hầu hết các hosting đều có mục cài đặt tự động WordPress và bạn chỉ việc cài đặt trong vài thao tác đơn giản, rất dễ.

Cài đặt bằng tay: Bạn cũng có thể cài đặt WordPress thủ công bằng FTP Filezilla hoặc các phần mềm tương tự

Choose Protocol: Chọn http://

Choose Domain: Chọn domain bạn muốn cài đặt WordPress, ở đây mình sẽ cài cho chúng tôi

In Directory: Xóa wp để cài WordPress vào thư mục chính domain, nếu không xóa, sau này đường dẫn vào blog sẽ là http://tenmiencuaban.com/wp chứ không phải http://tenmiencuaban.com.

Site Setting có thể chỉnh sửa sau, nên có thể điền hoặc không điền.

Admin Account: Điền username và mật khẩu đăng nhập vào website.

Language: Nên dùng tiếng Anh.

Bạn đợi một lát để quá trình cài đặt diễn ra.

Từ giờ trở đi, bạn sử dụng link trang admin để đăng nhập vào website với user và password đã tạo ở trên. Link của mình là: http://shareebook.net/wp-admin/

Và đây là trang blog đơn giản của mình:

Bây giờ bạn có thể tiến hành tùy chỉnh website bằng cách cài đặt theme và plugin.

1. Cài đặt giao diện theme

WordPress có một kho giao diện miễn phí và trả phí mà bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp với mục đích website của bạn.

Miễn phí: Các giao diện đơn giản, ít tính năng, phù hợp với làm blog riêng , chia sẻ kiến thức, blog,… Bạn nên sử dụng theme miễn phí.

Trả phí: Đầy đủ tính năng phù hợp với nhu cầu của bạn, rất nhiều sự lựa chọn dành cho bạn. Bạn phải trả phí để sử dụng.

Để cài đặt giao diện có 2 cách:

Upload giao diện bằng phần mềm FTP Client và sau đó kích hoạt giao diện trong bảng điều khiển.

Dùng bảng điều khiển để tìm kiếm giao diện hoặc upload giao diện lên hosting thông qua trình upload giao diện của WordPress.

Sau khi cài đặt, blog của bạn sẽ được cài sẵn theme mặc định là theme Twentyseventeen (2017).

Giao diện này rất đơn điệu và ít tùy chọn. Bạn không nên sử dụng theme mặc định này mà nên cài theme khác.

Mình sẽ cài 1 theme miễn phí để làm ví dụ:

Bạn nhìn thấy giao diện nào ok, ưng ý, muốn cài đặt cho website của mình thì nhấn vào Install, và đợi cho nó chạy xong

Mình sẽ cài theme ” News Portal” bằng cách nhấn Install và Active.

Bạn nên đọc qua hướng dẫn sử dụng của giao diện để biết cách cài đặt cho giao diện của mình giống với trang demo mà nhà phát triển đã làm.

Tuy nhiên, bạn muốn tạo trang web chuyên nghiệp nên đầu tư theme trả phí với hàng loạt chức năng tối ưu hỗ trợ marketing cho website của bạn.

Các nhà cung cấp theme trả phí chất lượng mà giá rẻ như:

Blog của mình đang dùng theme Newspaper bản quyền tại Themeforest.

Sau khi làm xong giao diện thì bạn cố gắng ngồi mày mò sửa đổi sao cho website của bạn nhìn đàng hoàng, chỉnh chu 1 chút.

2. Cài đặt Plugin

Plugin là các công cụ có những tính năng riêng biệt mà trong mã nguồn WordPress sẽ không tích hợp.

Khi cài đặt Plugin, blog/ website của bạn sẽ có thêm các tính năng mà plugin đó hỗ trợ.

Trên kho thư viện của chúng tôi có tất cả 53.357 plugins và con số này sẽ còn tăng.

Ở giao diện quản lý WordPress, bạn sẽ thấy 1 mục là Plugins, có các mục nhỏ giúp bạn thêm và quản lý, chỉnh sửa các plugin:

Plugin có phí: Nó sẽ không có trong thư viện Plugin. Khi bạn mua, nhà cung cấp sẽ gửi cho bạn 1 file .zip, bạn upload file này lên và Activate.

Một số ít chỉ cần Activate là xong, không cần phải làm gì cả.

Sau khi đã có một trang blog, bạn có thể bắt đầu VIẾT BÀI POST ĐẦU TIÊN

Cách sử dụng WordPress nếu đúng ra thì yêu cầu khá nhiều kỹ năng sau này, tuy vậy thì bạn chỉ cần tham khảo bài viết này của mình là đã sở hữu ngay 1 website WordPress rồi.

//Với lối viết dông dài, nhiều khi đọc thấy nản, mong quí độc giả Tự Học MMO thông cảm. Bài viết có tham khảo các kiến thức trên Internet. Bài viết này dù ra đời khá muộn nhưng mình hy vọng sẽ là bài tham khảo hữu ích cho độc giả thân thiết của Tự Học MMO năm 2020 này.

Lê Huy – mình yêu thích Digital Marketing, SEO, Ads, thích viết lách, tìm tòi kiến thức mảng kiếm tiền trên mạng. Mình rất trân trọng để nhận bất cứ những góp ý nào của độc giả đến với blog Tự Học MMO.

Hướng Dẫn Tạo Website Bằng WordPress Miễn Phí 2022

Bạn đang muốn tạo website wordpress miễn phí? Bạn muốn thao tác và làm quen hệ quản trị website trên nền tảng wordpress trước khi bỏ tiền thiết kế website wordpress chuyên nghiệp. Hay bạn đang có nhu cầu tạo ra hệ thống site vệ tinh trên nền tảng wordpress. Tất cả sẽ được hướng dẫn chi tiết trong bài viết này của Ngọc Thắng.

Các hướng dẫn tạo website trên nền tảng wordpress hiện nay trên internet rất nhiều. Nhưng bạn biết đó giao diện khởi tạo website của wordpress đã thay đổi. Nhằm mang đến cập nhật và hướng dẫn tạo website bằng wordpress mới nhất cho các bạn. Ngọc Thắng chia sẻ cách tạo website wordpress miễn phí và nhanh chóng nhất hiện nay.

Tạo website wordpress hoàn toàn miễn phí

Như các bạn đã biết các trang web ở trên chúng tôi bị giới hạn một số tính năng quan trọng. Trong khi bộ mã nguồn mở wordpress lại được hỗ trợ rất nhiều. Những website sử dụng mã nguồn của wordpress chỉ thật sự mạnh khi có được sự hỗ trợ của các themes hay plugin từ bên ngoài vào.

Nền tảng chúng tôi có đầy đủ các tính năng tạo một website thông thường.

Đăng ký website wordpress miễn phí

– WordPress sẽ chuyển bạn đến giao diện đăng ký. Nhập đầy đủ thông tin email, tên website và mật khẩu đăng nhập để khởi tạo.

– Sau khi đăng nhập tài khoản xong, bạn lựa chọn loại hình trang web cho đơn vị mình. Ở đây tôi chọn khởi tạo website dạng blog.

– Bước tiếp theo chúng ta đặt tên cho blog của mình. Tên này sẽ xuất hiện ở đầu blog của bạn và có thể được thay đổi bất cứ lúc nào.

Bước tiếp theo sau khi ghi tên website/blog xong, wordpress cho phép bạn lựa chọn tên miền miễn phí. Lưu ý tên miền là duy nhất và sẽ không trùng lặp với các tên miền hiện có trên wordpress.

Vậy là bạn đã hoàn thành xong 6 bước khởi tạo cơ bản để tạo nên website 2.0 miễn phí trên nền tảng wordpress.

Cách thiết kế website wordpress miễn phí

Sau khi thực hiện xong các bước khởi tạo. WordPress sẽ chuyển đến trang quản trị cho quản trị viên chỉnh sửa chi tiết website của mình.

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Hướng Dẫn Tạo Website Bằng WordPress 2022 [Chi Tiết Từ A

Tạo một website bằng WordPress giờ đây hết sức đơn giản! Bởi vì Google thần chưởng là có hướng dẫn tất tần tật.

Hướng dẫn thì quá trời người viết rồi, có điều không phải hướng dẫn nào cũng đầy đủ, dễ hiểu và hướng dẫn bạn tới nơi tới chốn đâu.

Đó là lý do mình viết bài hướng dẫn này.

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn làm website bằng WordPress theo cách đơn giản nhất, chi tiết nhất mà bất cứ ai cũng có thể làm được.

WordPress có thể tạo hầu hết các loại website, từ website cá nhân, website tin tức, website doanh nghiệp cho đến website bán hàng hay thương mại điện tử.

Website của mình đây cũng tạo bằng WordPress nè!

WordPress dễ sử dụng, tối ưu cho SEO và có cộng đồng đông đảo support, muốn làm gì cũng có plug-in hỗ trợ, kiểu như kho App trên Android hay Apple. Đó là lý do chính nó trở thành mã nguồn mở phổ biến được nhiều website sử dụng nhất hiện nay.

Theo thống kê gần đây thực hiện bời W3Techs, WordPress là hệ thống quản trị nội dung website được sử dụng nhiều nhất (chiếm tới 55%).

WordPress có ngôn ngữ tiếng Việt, nên bạn nào không giỏi tiếng Anh cũng chẳng sao.

Bạn cần chuẩn bị những gì?

Có cần biết code, HTML, CSS,… để tạo được website?

Cảnh báo:Việc tạo một website WordPress không khó và không đòi hỏi về lập trình, tuy nhiên bạn vẫn cần có một số kiến thức nhất định về mạng và máy tính, và chỉ phù hợp với bạn nào thích “vọc”. Lỗi thường gặp “chết người” mà các bạn không chuyên về web hay gặp đó là tạo ra website không bảo mật, và sau một thời gian bị kẻ xấu phá tan tành. Lỗi nặng thứ nhì là lỗi về SEO, dẫn tới website không lên được top Google, và còn nhiều lỗi nữa… Chính vì lý do đó nên mình có cung cấp dịch vụ cài đặt website WordPress trọn gói xử lý giúp bạn từ A đến Z, để bạn tập trung thời gian và năng lượng vào những việc quan trọng hơn.

Một tên miền (domain): đây cũng chính là địa chỉ của website, ví dụ chúng tôi mình sẽ hướng dẫn đăng ký nó ở bên dưới.

Một tài khoản hosting: đây là nơi lưu trữ tất cả dữ liệu của website như bài viết, hình ảnh, v.v…, mình sẽ hướng dẫn mua hosting ở bên dưới.

Thẻ VISA/MasterCard: tất nhiên rồi bạn phải cần nó để mua domain và hosting, cũng có thế dùng PayPal.

Vậy bạn cần gì?

Bài này là mình hướng dẫn bạn tạo website chạy mã nguồn mở WordPress, chuyên nghiệp, đầy đủ chức năng, có tên miền riêng, hosting riêng và sử dụng cho nhiều mục đích từ cá nhân đến doanh nghiệp hay cửa hàng.

Nó khác với free blog / website đăng ký trên chúng tôi là kiểu như free blog trên weekly hoặc blogger. Dạng này chỉ là các trang cá nhân để viết bài cho vui thôi, chứ bạn chẳng làm được gì khác.

Làm một website WordPress tốn bao nhiêu tiền?

Domain: khoảng $10-$15 / một năm.

Hosting: khoảng $60 / năm.

Theme: khoảng $15 – $60 tùy loại dùng trọn đời, đây chính là giao diện cho website.

Theo kinh nghiệm cá nhân của mình, chi phí ban đầu để tạo ra được một website WordPress gồm:

Mã nguồn WordPress thì miễn phí.

Như vậy tổng chi phí ban đầu để có được một website WordPress khoảng từ $85 – $135.

Thực ra chi phí lớn nhất của một website nói chung hay website mã nguồn WordPress nói riêng đó là nội dung (content), tức là các bài viết, logo, hình ảnh, banners trên website đó.

Bước 1: Đăng ký domain

Đầu tiên bạn cần có domain hay còn gọi là tên miền website, ví dụ như chúng tôi chúng tôi chúng tôi …

Mỗi website sẽ cần một domain, bạn sẽ trả phí theo mỗi năm sử dụng, hoặc bạn cũng có thể mua với thời hạn nhiều năm hơn. Các năm tiếp theo nhà cung cấp sẽ nhắc nhở để đóng tiền gia hạn tiếp.

Bạn nên chọn tên miền ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và nên ưu tiên tên miền .com, .net vì độ tin cậy với người sử dụng cao hơn.

Hãy chuẩn bị sẵn thẻ Visa và bạn sẽ bắt đầu mua tên miền bằng cách bấm vào đây.

Sau đó bạn hãy làm theo các theo các bước hướng dẫn của mình trong bài hướng dẫn mua tên miền. Chỉ mất khoảng 10 phút làm theo hướng dẫn là xong!

Bước 2: Mua hosting

Hosting hay hosting server là máy chủ nơi bạn sẽ lưu trữ các dữ liệu của website và cả mã nguồn WordPress. Các dữ liệu như bài viết, hình ảnh, âm thanh, hay các ứng dụng đều được lưu trữ ở hosting.

Mỗi lần người đọc gõ truy cập website của bạn thông qua domain bạn mua ở trên, hosting server sẽ gửi dữ liệu trang website đến thiết bị và hiển thị trang web lên trình duyệt của user.

Tốc độ website phụ thuộc rất lớn vào hosting server. Đặc biệt là khi trang web của bạn có nhiều người truy cập cùng lúc. Do đó bạn cần cân nhắc khi chọn hosting server.

Shared hosting: trên một máy chủ, nhà cung cấp sẽ chia thành nhiều tài khoản hosting và bán cho nhiều người khác nhau. Nghĩa là bạn phải chia sẻ tài nguyên máy chủ như CPU, RAM,… với nhiều người khác. Giống như bạn thuê phòng trọ ở ghép. Ưu điểm là sễ sử dụng.

VPS hosting: Virtual Private Server là dạng máy chủ ảo. Bạn gần như sở hữu riêng máy chủ (thực ra vẫn share nhưng hạn chế), có toàn quyền cài đặt hay cấu hình mọi thứ. Giống như bạn thuê nhà nguyên một lầu. Nhược điểm là quản lý hơi phức tạp.

Dedicated Server: bạn sở hữu riêng máy chủ vật lý thực sự, không share với bất kỳ ai. Bạn chịu trách nhiệm quản lý và cấu hình từ A-Z. Giống như bạn thuê nhà nguyên căn. Giá thuê sẽ cao.

Hiện nay các nhà cung cấp hosting cung cấp 3 dạng hosting phổ biến sau đây:

Nếu bạn là người mới thì có thể chọn shared hosting để dễ quản lý. Nếu bạn muốn dùng VPS hoặc Dedicated Server thì có thể nhờ người có kinh nghiệm hỗ trợ cài đặt và quản lý.

Để bắt đầu mua hosting bạn sẽ bấm vào đây.

Mình có cung cấp dịch vụ hosting trên VPS do mình cài đặt và tối ưu cho WordPress với công nghệ mới nhất hiện nay như PHP 7.4, HTTP/2, Nginx, MariaDB, Redis, … bảo đảm hiệu năng và bảo mật cao. Bạn có thể xem thông tin ở đây.

Sau đó hãy làm theo các bước trong bài hướng dẫn mua hostingmình đã hướng dẫn rất chi tiết.

Bước 3: Trỏ domain về hosting

Như vậy là bạn đã có domain và hosting, để website có thể chạy được, bạn cần phải kết nối domain với hosting, còn gọi là trỏ domain về host.

Mục đích là khi user gõ địa chỉ website (domain) của bạn vào trình duyệt, lúc này sẽ được kết nối đến hosting nơi website của bạn sẽ được lưu trữ. Nhờ đó user sẽ truy cập được trang web của bạn.

Cách làm có khác nhau một chút giữa các nhà cung cấp domain và hosting. Nhưng cũng hết sức đơn giản, chỉ tốn vài phút thôi.

Bước 4: Cài đặt WordPress

Sau khi đã kết nối domain và hosting thành công, bạn có thể tiến hành cài đặt WordPress để quản lý và thiết kế website được rồi.

Việc cài đặt WordPress cũng khá đơn giản. Hầu hết các hosting họ đều cung cấp bảng điều khiển cPanel để giúp bạn thực hiện các tác vụ cấu hình hosting server. Trong cPanel cũng sẽ hỗ trợ chức năng cài WordPress luôn.

Xem hướng dẫn chi tiết từng bước cài đặt WordPress cho website, bài viết này cũng có kèm mình họa trực quan nên dễ hiểu và thực hiện theo.

Hoàn thành xong bước này là bạn đã gần hoàn thiện rồi, bạn gõ domain của website vào trình duyệt và thấy màn hình mặc định của WordPress, như vậy là thành công.

Bước 5: Cài đặt Theme cho website

Sau khi cài đặt xong WordPress, nếu thử truy cập website, bạn sẽ nhìn thấy trang chủ với giao diện (theme) mặc định bởi WordPress.

Những theme mặc định của WordPress thường rất sơ sài, chỉ phù hợp với ai viết blog đơn giản, và theme mặc định cũng không hỗ trợ tốt việc tùy biến giao diện theo ý của bạn.

nên mua một bộ theme bản quyền để đảm bảo sự an toàn cao nhất (tuyệt đối không download hàng share trên mạng hay gọi là theme null, bởi vì bạn sẽ được khuyến mãi virus để phá banh website của bạn), theme bản quyền cung cấp với đầy đủ tính năng, dễ dàng tùy biến giao diện mà không cần bận tâm về code. Đặc biệt phải chọn theme tối ưu thật tốt cho tốc độ website, bởi vì tốc độ website là một yếu tố quan trọng trong SEO, Google đã nhấn mạnh điều này. Mình đã test rất nhiều theme và chọn theme Astra sử dụng cho tất cả các website của mình.Mình đang có ưu đãi miễn phí bộ theme bản quyền Flatsome “thần thánh” cho những bạn sử dụng dịch vụ cài đặt WordPress trọn gói tại khanhplus.com.Flatsome là theme đa chức năng tùy biến cao được tích hợp sẵn giao diện kéo thả dễ dùng như Word, đây cũng là theme bán hàng được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Astra là theme đa chức năng tương thích tốt với WooCommerce quản lý bán hàng và công cụ thiết kế trang kéo thả Elementor giúp bạn thiết kế website bán hàng dễ như soạn thảo trên Word.

Theme ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ load website do đó nếu chọn theme được lập trình không tốt website có thể load rất chậm. Hơn nữa theme cũng ảnh hưởng rất lớn đến vấn để bảo mật, một theme wordpress được code không tốt sẽ dễ bị hacker khai thác và phá hoại.

Để cài đặt theme bạn hãy làm theo các bước trong bài hướng dẫn cài đặt theme cho website WordPress.

Bước 6: Cài đặt Plugin cho website

Website của bạn giờ đây đã có được giao diện mong muốn, tuy nhiên mới chỉ có những chức năng cơ bản giống như kiểu máy tính mới cài đặt hệ điều hành Windows.

Yoast SEO: hỗ trợ SEO cho website

WP Super Cache: tạo bộ nhớ đệm giúp tăng tốc độ website

Contact form 7: tạo form liên hệ

Để bổ sung các chức cần thiết khác, bạn phải cài đặt thêm các plugin, giống như việc bạn cài software cho máy tính vậy.

Tùy theo mục đích mà bạn sẽ cài đặt các plugins phù hợp.

Có một số plugins cơ bản thường phải có như:

Lưu ý là cài càng nhiều plugins sẽ càng làm chậm tốc độ website, do đó bạn nên cân nhắc chỉ cài plugin thực sự cần thiết.

Để cài đặt plugin bạn hãy làm theo các bước trong bài hướng dẫn cài đặt plugin cho WordPress.

Như vậy là bạn đã hoàn thiện cơ bản phần cài đặt cho website, giờ đây bạn có thể phát triển nội dung, làm logo,… cho website của bạn.

Bước kế tiếp bạn sẽ cài đặt Google Search Console và Google Analytic, hai công cụ miễn phí không thể thiếu để bạn SEO website.

Biết website bạn có lỗi về index không và hướng khắc phục.

Yêu cầu lập chỉ mục cho bài viết mới.

Nắm được thông tin thứ hạng từ khóa.

Biết được thông tin về backlink.

Nhận được các thông tin như tác vụ thủ công, lỗi website như nhiễm virus, bị hack,…

Bước 7: Cài đặt Google Search Console

Google Search Console (tên cũ là Google Webmaster Tool) là công cụ miễn phí của Google giúp theo dõi tình trạng website của bạn trên công cụ tìm kiếm Google. Là công cụ không thể thiếu của bất kỳ SEOer nào.

Thông qua công cụ này bạn sẽ:

Để sử dụng công cụ này hãy thực hiện theo các bước trong bài hướng dẫn cài đặt Google Search Console cho website.

Biết được lượng truy cập tới website.

Biết được thông tin về khách truy cập như vị trí địa lý, độ tuổi, giới tính, thiết bị truy cập,…

Hiểu được hành vi của khách truy cập.

Nắm được các chỉ số như bounce rate, time on site,…

Nắm được thông tin về tốc độ website.

Và rất nhiều chức năng khác.

Bước 8: Cài đặt Google Analytic

Google Analytic cũng là một công cụ miễn phí khác của Google, nó cho phép theo dõi và phân tích các truy cập tới website của bạn.

Thông qua Google Analytic bạn sẽ:

Với Google Analytic bạn sẽ hiểu được hành vi của khách truy cập và đánh giá được chất lượng nội dung trên website, từ đó sẽ giúp bạn tối ưu tốt hơn.

Nghiên cứu từ khóa để SEO

Phát triển nội dung website

On page SEO

Off page SEO

Thiết kế logo

Làm video

Để sử dụng công cụ này bạn hãy làm theo các bước trong bài hướng dẫn cài đặt Google Analytics.

Như vậy là mình đã hướng dẫn xong cách tạo một website bằng WordPress. Cũng đơn giản phải không? Hi vọng bạn thực hiện thành công mà không gặp khó khăn gì!

Còn rất nhiều công việc tiếp theo bạn sẽ phải làm cho website mà mình nghĩ sẽ tốn rất nhiều công sức như:

Cách Tạo Website WordPress Miễn Phí Trên WordPress.com

Bạn có muốn mình có một website với việc tự Edit hoặc thay đổi theo sở thích cá nhân của mình, đặc biệt hơn là nó lại miễn phí ? – WordPress là sự lựa chọn đúng đắn cho vấn đề của bạn ngay lúc này.

Lưu ý rằng WordPress.com và WordPress.org sẽ là hai nền tảng khác nhau như sau :

WordPress.org là một phiên bản khác, nơi mà bạn có thể tải xuống tệp cài đặt và cài đặt lên máy chủ riêng của bạn (Hosting) và cấu hình tên miền theo nhu cầu cá nhân của bạn với mã nguồn mở này, điều này sẽ giúp bạn thoải mái và tự do hơn trong việc quản lý và vận hành website của bạn,

Get Started để đăng ký tài khoản, nếu muốn nhanh bạn nhấn vào phần Log In và chọn mạng xã hội như Facebook hoặc Google để đăng nhập.

Bắt đầu nào !!! , đầu tiên bạn truy cập vào website https://wordpress.com , sau đó nhấn vào phầnđể đăng ký tài khoản, nếu muốn nhanh bạn nhấn vào phần Log In và chọn mạng xã hội như Facebook hoặc Google để đăng nhập.

Đăng nhập vào tài khoản của bạn sau khi đã đăng ký hoặc chọn các mạng xã hội có thể khả dụng ( tùy từng thời điểm )

Sau khi đăng nhập, bạn nhấn vào phần My Site và chọn Add New Site

Bạn nhớ rằng phía bên phần WordPress bạn nhấn vào Start Now để thêm mới một site của bạn.

Chà ! bây giờ bạn nhập tên miền nào xem nào, để miễn phí thì bạn cứ chọn tên miền chúng tôi nếu bạn có điều kiện có thể mua tên miền cho riêng mình. Ở ví dụ thì mình sẽ chọn tên miền miễn phí có đuôi wordpress.com

Như vậy là đã tạo xong rồi đó, kiểm tra lại một chút thôi nào.