Cách Tạo Website Bán Hàng Miễn Phí / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Rafs.edu.vn

Tạo Website Bán Hàng Miễn Phí Tốt Nhất

Cách thiết kế website miễn phí

Có rất nhiều trang web cho phép bạn thiết kế website miễn phí như: chúng tôi google site, chúng tôi weebly,…

Một số lưu ý nho nhỏ dành cho bạn chính là cột phía bên phải.

Về ô mã giới thiệu, bạn có thể điền nếu có, còn không có thể bỏ trống.

Nên hay không nên tạo website bán hàng miễn phí?

Thiết kế một website bán hàng tốn chi phí không hề nhỏ, việc bỏ ra một lượng chi phí lớn nhưng hiệu quả đem lại vẫn là một ẩn số chính là quyết định khó khăn, cho nên nhiều chủ doanh nghiệp đã chọn thiết kế trang web miễn phí.

Nhưng liệu thiết kế website bán hàng miễn phí có thực sự tốt? Theo thống kê của Google, trung bình 1 phút có 5 website thương mại điện tử ra đời. Với con số khổng lồ như vậy một thiết kế website bán hàng miễn phí sẽ đứng ở đâu?

Thiết kế website bán hàng miễn phí sẽ đi liền với tính bảo mật kém.

Tốc độ tải trang web sẽ rất chậm

Địa chỉ website không chuyên nghiệp

Giới

hạn băng thông, dung lượng thấp

Không được tối ưu SEO

Bao giờ cũng vậy đồ được miễn phí sẽ không bao giờ là tốt nhất, cho nên nếu như bạn muốn thiết kế website cho cửa hàng nhỏ hay muốn thử nghiệm xem website đem đến hiệu quả như thế nào thì hãy thiết kế website miễn phí để tiết kiệm chi phí. Còn nếu như bạn có ý định thiết kế web bán hàng lâu dài thì hãy tìm một công ty thiết kế website uy tín. chúng tôi là một ví dụ. chúng tôi cung cấp cho bạn dịch vụ thiết kế website với mức giá hợp lý và nhiều tính năng ưu việt. Hơn thế nữa bạn có thể dùng thử miễn phí để trải nghiệm trước khi đăng ký.

Trong thời đại công nghệ như hiện nay, việc tạo lập một website bán hàng miễn phí đã trở thành bước đệm căn bản cho bất kì cá nhân hay doanh nghiệp nào khi bắt tay vào kinh doanh. Để làm được điều đó, bạn cần phải lập một website bán hàng để quảng bá sản phẩm và tiếp cận khách hàng. Thế nhưng chi phí đầu tư không quá nhiều và bạn muốn tạo web bán hàng free cho công ty của mình?

Nội dung chính

2.2 Cài đặt WordPress

1. Tại sao nên xây dựng website bán hàng với WordPress và Woocommerce?

WordPress: Là nền tảng phổ biến và được ưa chuộng nhất thế giới trong việc xây dựng một website. Với tính năng mạnh mẽ, nó sẽ giúp bạn có được một Shop online bắt mắt và rất chuyên nghiệp.

Woocommerce: Là công cụ số một trong việc hỗ trợ biến một website bình thường thành một Shop bán hàng trực tuyến hiện nay. Hàng triệu người trên thế giới đang sử dụng và bán hàng online hiệu quả với nó.

Việc lựa chọn nền tảng xây dựng website được coi một yêu cầu tiên quyết khi bạn có ý định kinh doanh online hoặc bán hàng trực tuyến. Trong lĩnh vực thiết kế web, WooCommerce và WordPress là hai nền tảng xây dựng website bán hàng nổi tiếng toàn cầu vì sự tiện dụng và các tính năng độc đáo, hỗ trợ hoàn hảo cho cá nhân kinh doanh.

Việc tạo website bán hàng chưa bao giờ dễ dàng đến thế với sự trợ giúp của WordPress và WooCommerce. WooCommerce là một plugin miễn phí được sử dụng để tạo nên trang thương mại điện tử cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, trên WordPress. Hai nền tảng này được viết bằng mã nguồn mở và có khả năng tùy biến cao, có thể giúp cho các cá nhân kinh doanh dễ dàng thiết lập, quản lý trang web của mình nhanh chóng, hiệu quả. Quên đi việc phải hiểu biết về IT mới có thể lập web, giờ đây việc tạo dựng một website bán hàng hiệu quả đã trở nên cực đơn giản

2. Cách tạo website với WordPress và Woocommerce?

2.1 Cài hosting và chọn tên miền

Khi bạn bắt đầu tạo dựng website bán hàng, có hai việc vô cùng quan trọng cần làm đó là cài hosting và tên miền

Hosting: một bên trung gian giúp lưu trữ dữ liệu của bạn và cung cấp nó khi khách hàng có động thái tìm kiếm

Tên miền: bạn có thể tự tạo một địa chỉ riêng biệt của mình. Ví dụ: websitecuatoi.com

2.2 Cài đặt WordPress

Với trình cài đặt tự động, bạn sẽ tạo website WordPress nhanh gọn

Truy cập vào control panel của Hosting và chọn icon Auto Installer.

Điền các thông tin cần thiết:

– URL (Đường dẫn của trang WordPress)

– Language – lựa chọn ngôn ngữ WordPress.

– Administrator Username – Tên đăng nhập vào dashboard của WordPress.

– Administrator Password – Mật khẩu đăng nhập vào dashboard của WordPress.

– Administrator Email – Địa chỉ Email của bạn.

– Website Title – Tiêu đề Website của bạn.

– Website Tagline – Slogan của Website của bạn

Kết thúc, hãy nhấn nút Install để hoàn tất việc tạo website bán hàng miễn phí bằng wordpress

2.3 Cài đặt và kích hoạt WooCommerce

Sau khi hoàn tất tạo lập trang web, hãy kích hoạt WooCommerce bằng cách tùy chỉnh một vài mục như:

– Cài đặt trang: Tạo các trang chính cho cửa hàng online để WooCommerce hoạt động.

– Shipping & Tax: Lựa chọn quy trình giao hàng và thuế.

– Thanh toán: Tại đây hãy cài đặt phương thức thanh toán mà bạn muốn áp dụng cho hoạt động kinh doanh của mình.

Để đưa sản phẩm mà bạn muốn bán vào website, hãy chọn “Add Product” hoặc “Create your first product” và lựa chọn một số thuộc tính của sản phẩm:

– Product category – Những loại sản phẩm của công ty bạn

– Attributes – Thuộc tính của sản phẩm bao gốm Kích thước, màu sắc, chất liệu,…giúp người chọn sản phẩm cần thiết dễ dàng.

– Product Types – Loại sản phẩm hay tùy chọn về sản phẩm. Có một số “type” phổ biến như: simple, virtual, grouped, variable,…

2.5 Cài đặt giao diện cho website

Bạn có thể cài đặt mặc định trong WooCommerce và sử dụng bất kì giao diện nào của WordPress. Còn nếu như bạn muốn thử sức sáng tạo , bạn có thể sử dụng giao diện đặc biệt của WooCommerce để có giao diện web bắt mắt và thu hút khách hàng hơn

Dù bạn muốn bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh bằng việc tạo website bán hàng hay muốn tìm hiểu thị trường, chắc chắn WordPress và WooCommerce sẽ là hai ứng dụng tuyệt vời giúp bạn thực hiện được mục tiêu của mình.

3. Thiết kế website bán hàng cùng chúng tôi

Khách hàng là người chủ động trong việc tìm kiếm và so sánh thông tin, do đó, bạn cần làm mọi cách để nhanh chóng đưa được được thương hiệu của mình đến với khách hàng. Bởi vậy nếu có khó khăn trong quá trình tạo và thiết kế website bán hàng, bạn hãy tham khảo những gói dịch vụ thiết kế web uy tín của công ty thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp Nhanh.vn

Nhanh.vn là đơn vị chuyên thiết kế website quảng bá thương hiệu chuẩn SEO có bề dày kinh nghiệm. Công ty đang sở hữu đội ngũ các thiết kế viên, lập trình viên trẻ và nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nơi đây cam kết mang đến cho khách hàng sản phẩm thật sự chất lượng. Không những mạnh về mảng thiết kế trang web mà còn là đơn vị tin cậy đồng hành trong các giải phát phát triển phần mềm doanh nghiệp, giúp cho việc quản lý tại doanh nghiệp được chuyên nghiệp dễ dàng hơn.

Tại sao bạn nên lựa chọn chúng tôi để thiết kế Website?

Website do chúng tôi thiết kế luôn đảm bảo được đầy đủ các tiêu chuẩn tốc độ nhanh, giao diện thân thiện bắt mắt, hỗ trợ SEO tối ưu.

Website chuẩn SEO, tăng tốc bán hàng

Hỗ trợ tối ưu cho SEO giúp Website của bạn dễ dàng được tìm kiếm trên các search engine.

Hỗ trợ tải toàn bộ dữ liệu từ website cũ, giữ nguyên link cũ tránh lỗi 404.

Dễ dàng lựa chọn thuộc tính sản phẩm.

Hiển thị tồn kho theo từng cửa hàng.

Chặn đặt hàng khi hết số tồn.

Dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí

Giao diện thân thiện, thao tác nhanh chóng

Công nghệ reposive tương thích với mọi loại màn hình.

Miễn phí khởi tạo.

Không giới hạn băng thông, dung lượng.

Server tốc độ cao.

Công cụ Marketing mạnh mẽ

Tự động gửi email, SMS khi có đơn hàng.

Hỗ trợ SMS Marketing và Email Marketing.

Tích hợp Google Analytics, Webmaster Tools.

Tích hợp Google Feed, Google Shopping, Facebook Feed, Facebooj Pixel.

Tích hợp chat Facebook Messenger.

Dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu quả bán hàng, dựa trên hành vi của khách hàng truy cập website.

Tích hợp đa dạng

Tích hợp các cổng thanh toán online: Bảo Kim, OnePay, VNPay, 1Pay, Alepay, VTCPay.

Tích hợp cổng vận chuyển, giúp tính cước và tra cước lịch trình vận đơn tự động.

Cho phép khách hàng tự lựa chọn dịch vụ vận chuyển.

Tích hợp với phần mềm quản lý bán hàng giúp hiển thị số tồn sản phẩm.

Đồng bộ các chương trình khuyến mãi như chiết khấu, tích điểm, quà tặng… giữa online và offline.

Cung cấp chứng chỉ bảo mật

Cung cấp hàng rào bảo mật là HTTPS và SSL, gIúp mã hoá dữ liệu website của bạn theo tiêu chuẩn quốc tế,

Mọi thông tin khách hàng của bạn sẽ tránh được mọi nguy cơ tấn công của virus, hacker, giúp đảm bảo 100% cho các giao dịch của khách hàng.

Hỗ trợ hiển thị website đa ngôn ngữ

Cài đặt website hiển thị trên nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Hỗ trợ khách hàng tự dịch nội dung.

Hỗ trợ dịch tự động.

Đến với chúng tôi bạn sẽ được tư vấn hỗ trợ tốt nhất để làm sao có một website chất lượng với chi phí cực thấp. chúng tôi được người dùng tin tưởng đanh giá là một trong những công ty thiết kế website chuyên nghiệp hàng đầu cả nước.

Từ khóa:

-tạo website bán hàng miễn phí tốt nhất

Cách Tạo Website Bán Hàng Miễn Phí WordPress Đơn Giản

Các bước tạo website bán hàng

Cách tạo website bán hàng miễn phí bao gồm các bước sau:

Bước 1: Cài đặt hosting và chọn tên miền của mình

– Cài hosting: Việc này nghĩa là sẽ có một bên trung gian giúp lưu trữ dữ liệu của bạn và cung cấp nó khi khách hàng tìm kiếm.

– Đặt tên miền: Bạn có thể tự tạo một địa chỉ riêng biệt cho doanh nghiệp của mình.

Bước 2: Cài đặt WordPress

Với trình cài đặt tự động, quá trình này sẽ trở nên nhanh gọn, hoàn toàn tự động và giúp bạn tạo website wordpress ngay. Bạn chỉ cần:

Truy cập vào control panel của hostinger, sau đó chọn icon Auto Installer.

Điền ngay các thông tin cần thiết, bao gồm: URL – đường dẫn của trang WordPress, Language – ngôn ngữ wordpress, Administrator Username (tên đăng nhập), Administrator Password (mật khẩu đăng nhập), Administrator Email (địa chỉ email), Website Title (tiêu đề của website), Website Tagline (slogan của website

Nhấn nút Install để hoàn thành bước này.

Bước 3: Cài đặt, kích hoạt WooCommerce

Cài đặt WooCommerce bằng cách:

Chọn Plugins ở thanh menu bên trái và chuyển hướng tới WordPress admin area.

Trong trang plugins, bạn nhấn nút Add New.

Gõ cụm từ WooCommerce trong thanh công cụ tìm kiếm.

Sau đó bạn tìm WooCommerce Plugin từ trang tìm kiếm rồi nhấn nút Install Now.

Lúc này, bạn sẽ thấy plugin cài đặt của WooCommerce. Sau khi cài đặt kết thúc, bạn nhấn nút Activate.

Sau khi hoàn thành các thao tác trên, bạn sẽ nhìn thấy thông báo chào mừng tới WooCommerce để chạy Setup Wizard. Hãy nhấn vào “Let’s go” để bắt đầu.

Sau đó, bạn có thể cài đặt các chi tiết cơ bản:

Cài đặt trang: Tạo các trang chính (shop, cart, checkout, my account) để WooCommerce hoạt động.

Shipping & Tax: Cấu hình cho quy trình giao hàng và thuế.

Thanh toán: Cài đặt phương thức thanh toán.

Bước 4: Bạn đưa sản phẩm vào website

Product category – Loại sản phẩm.

Attributes – Thuộc tính của sản phẩm, gồm có kích thước, màu sắc, chất liệu…

Product Types – Loại sản phẩm hoặc tùy chọn về sản phẩm.

Bước 5: Cài đặt giao diện cho website bán hàng

Bạn có thể cài đặt giao diện mặc định trong WooCommerce và lựa chọn bất kì giao diện nào của WordPress.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng giao diện đặc biệt của WooCommerce để có giao diện website bán hàng bắt mắt hơn.

Tham Khảo: cách viết bài chuẩn seo hỗ trợ trải nghiệm người dùng

Một số điều cần biết khi tạo website

Vai trò của tên miền: Tên miền dùng để gõ lên thanh địa chỉ internet để khách hàng có thể truy cập vào website của bạn. Lưu ý, bạn không thể đăng ký được tên miền khi mà người khác đã là chủ sở hữu của tên giống hệt. Vì vậy, hãy kiểm tra và đăng ký ngay trước khi người khác đăng ký mất tên miền của bạn.

Vai trò của hosting: Đây là nơi không gian trên máy chủ có cài dịch vụ Internet mà bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó. Bạn cần phải thuê Web Hosting để chứa nội dung trang web, dịch vụ mail, ftp, vì những máy tính đó luôn có một địa chỉ cố định khi kết nối vào Internet (đó là địa chỉ IP). Bên cạnh đó, nếu bạn truy cập vào thông qua các IPS thì địa chỉ IP trên máy bạn luôn bị thay đổi, khiến cho dữ liệu trên máy của bạn không thể truy cập được từ những máy khác.

Ưu và nhược điểm của website miễn phí

Ưu điểm: Thiết kế một website bán hàng bình thường sẽ tốn một khoản chi phí không hề nhỏ. Việc bỏ ra một lượng chi phí lớn cho việc làm một website là điều khó khăn với nhiều doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp này đã chọn thiết kế trang web miễn phí.

Nhược điểm: Theo thống kê của Google, trung bình 1 phút có 5 website thương mại điện tử ra đời. Việc thiết kế một website miễn phí vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: tính bảo mật kém, tốc độ tải trang web sẽ rất chậm, địa chỉ website kém chuyên nghiệp, giới hạn băng thông, dung lượng thấp, không được tối ưu SEO,…

Vì vậy, ngoài cách tạo website bán hàng miễn phí tốt nhất, bạn cũng có thể tham khảo một số dịch vụ thiết kế website nếu có điều kiện kinh tế để đạt hiệu quả cao hơn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ đáng tin cậy giúp ích được cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới trong vấn đề này.

18 Phần Mềm Online Làm Và Tạo Website Bán Hàng Miễn Phí

Bạn muốn tự mình xây dựng một website, tự làm và tạo website bán hàng miễn phí mà không cần phải biết viết code? Bài viết này sẽ giới thiệu tới bạn 18 phần mềm tạo website tuyệt nhất để giúp bạn thực hiện hoá điều này.

Để bắt đầu, bạn cần cân nhắc một nền tảng xây dựng website có thể giúp bạn tạo ra trang web với phiên bản mới nhất của HTML chính là HTML 5. Tiếp theo, bạn sẽ muốn tìm một công cụ giúp đơn giản hoá quá trình thiết kế website và cho phép bạn có thể tạo ra một website tuyệt vời mà không cần quá nhiều kiến thức về code.

1. Wix

Tuy ban đầu phần mềm tạo website bán hàng này được dựa trên Flash, nhưng Wix hiện đã chuyển sang nền tảng HTML5. Các mẫu thiết kế khá độc đáo và nổi bật, sẽ dễ dàng giúp bạn tạo ra các trang web bắt mắt và thu hút. Wix có cơ chế cho phiên bản miễn phí, tuy vậy chắc chắn sẽ không được cung cấp đầy đủ các tính năng tuyệt vời như trên bản trả phí.

2. Duda

Được thiết kế với hệ thống các cửa hàng trực tuyến, trang web kinh doanh online, blog, phần mềm tạo website của Duda có một kho tàng các mẫu được làm sẵn để bạn tha hồ lựa chọn. Hơn thế nữa trình công cụ chỉnh sửa kéo, thả dễ dàng giúp bạn sắp đặt nội dung trang web của mình.

Rất nhiều các ưu điểm và khả năng tích hợp như cổng thanh toán trực tuyến, các phần mềm thứ 3 OpenTable, Disqus và PayPal, và thậm chí có các công cụ có thể kích hoạt nhiều hành động cá nhân hóa trên trang web giúp tăng tương tác với người truy cập website.

3. Shopify

Nếu trang web bạn cần xây dựng là một cửa hàng bán hàng online thì Shopify là một lựa chọn tốt dành cho bạn. Shopify là nền tảng đã giúp cho hơn 325.000 hoạt động một cách dễ dàng với các gói chi phí và tính năng đi kèm linh hoạt. Shopify được đánh giá là công cụ tạo website phù hợp với đa dạng các mô hình công ty, từ một doanh nghiệp nhỏ đến các doanh nghiệp tầm trung.

4. Silex

Là một mã nguồn mở và miễn phí, Silex có thể được sử dụng hoàn toàn trên trình duyệt của bạn, bất kể liệu bạn có phải là một người giỏi về công nghệ hay không. Giao diện thân thiện, dễ dàng tùy biến. Quan trọng hơn nữa, tất cả các thay đổi được hiển thị ngay lập tức và nếu bạn muốn sử dụng thêm các đoạn mã CSS và JavaScript, thì công cụ làm website này cũng có sẵn bộ nhúng dễ dàng.

Có rất nhiều mẫu website trên Silex, cả miễn phí, trả phí và các widget để lựa chọn, và tích hợp đầy đủ tính năng SEO. Mặc dù vậy, hãy nhớ rằng Silex sẽ không lưu trữ trang web của bạn, tuy nhiên nó cung cấp các gợi ý để giúp bạn sắp xếp trang web tốt hơn.

5. Jimdo

Nếu bạn muốn tạo một trang web miễn phí mà không cảm thấy chán nản vì thiếu quá nhiều tính năng, thì hãy thử Jimdo. Tất cả các gói của phần mềm tạo website này sẽ cung cấp mọi thứ mà bạn cần để tạo một trang web có hỗ trợ HTML5 chuyên nghiệp, bao gồm các mẫu, thư viện ảnh, tích hợp Google Maps, nhiều dung lượng lưu trữ và băng thông không giới hạn, và khả năng tùy biến chỉnh sửa cũng thật dễ dàng.

Đăng ký dịch vụ trả phí của Jimdo $5/tháng và bạn sẽ có được tên miền của riêng mình, một cửa hàng trực tuyến, tính năng SEO, và các báo cáo thống kê.

6. BigCommerce

Bạn có sản phẩm để bán hàng online? BigCommerce là một cách tuyệt vời để tạo website thương mại điện tử tuyệt đẹp với các mẫu đáp ứng sẵn có với nhiều tùy chọn tùy chỉnh. Trình chỉnh sửa giao diện website cho phép bạn thay đổi mà không cần biết code, nhưng, bạn vẫn có thể tùy chỉnh hoàn toàn bằng HTML, CSS và các ngôn ngữ lập trình khác nếu thích.

Gói cơ bản sẽ tiêu tốn của bạn $29,95/tháng cho một website đầy đủ tính năng và nếu doanh nghiệp của bạn phát triển thì BigCommerce có thể mở rộng thêm quy mô của website phù hợp với nhu cầu của bạn.

7. Webflow

Webflow – phần mềm tạo web có trụ sở tại California là một nền tảng đơn giản đáng kinh ngạc mang đến cho người dùng nhiều tính năng hỗ trợ có thể tự xây dựng trang web cho riêng mình.

Công cụ này cực kì phù hợp với các nhà thiết kế, các chuyên gia sáng tạo và doanh nhân, Webflow là một công cụ thiết kế web, CMS và là nền tảng lưu trữ tất cả trong một. Tạo trang web mơ ước của bạn và cập nhật nội dung mà không cần phải biết bất cứ một đoạn code nào. Gói trả phí từ $12 mỗi tháng.

8. BuilderEngine

Hứa hẹn sẽ giúp người dùng thiết lập và khởi chạy trang web của họ chỉ sau vài giây, BuilderEngine là một nền tảng trực quan có khả năng tạo ra bất kỳ loại hình website nào.

9. IM Creator

Bạn có thể bắt đầu sử dụng IM Creator ngay sau khi đăng ký miễn phí. Lựa chọn từ một trang trống hoặc chọn một thiết kế có sẵn từ thư viện gồm hàng trăm mẫu trang web có thể tùy chỉnh. Đặc điểm nổi trội của IM Creator là website có khả năng phù hợp với tất cả các nền tảng di động chính.

10. SquareSpace

SquareSpace là một trình tạo trang web HTML5 phổ biến sẽ giúp bạn tạo các trang web đẹp trong vài phút.

Công cụ cung cấp một loạt các thiết kế web phù hợp cho các dịp và ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Tất cả các mẫu cũng tương thích với các thiết bị di động, chứa hình ảnh đẹp và đồ họa có độ phân giải cao để thêm màu sắc cho trang web của bạn. SquareSpace là một ứng dụng trả phí nhưng bạn cũng có thể sử dụng bản dùng thử miễn phí với các chức năng hạn chế một chút.

11. PrestaShop

PrestaShop của Pháp đã phát hành phiên bản 1.6 cho công cụ tạo website với mã nguồn mở cùng trải nghiệm front-end được làm lại, cộng với đại tu khu vực back-end để hỗ trợ người dùng tốt hơn.

12. Dunked

Nếu bạn muốn website của mình cần có sự khác biệt, thu hút và trông thật nổi bật thì Dunked chính là giải pháp hoàn hảo dành cho bạn. Bạn có thể chọn từ một bộ sưu tập các mẫu website được thiết kế hoàn toàn chuyên nghiệp, tùy chỉnh và sử dụng vô cùng dễ dàng.

Mỗi mẫu website đều đáp ứng đầy đủ các tính năng cơ bản và sẽ tự thích ứng với mọi thiết bị di động – iPad, iPhone hoặc Android. Điều chỉnh bố cục, màu sắc và font chữ bằng cách sử dụng các tùy chọn đặt trước; người dùng cũng có thể tự chỉnh sửa CSS nâng cao cho trang web.

13. Mobirise

Với cách tiếp cận chính dành cho website trên thiết bị di động và đi kèm với giao diện kéo thả dễ dàng, Mobirise đã trở thành một trong những phần mềm tạo web phổ biến nhất. Mobirise có sẵn cho Windows và Mac và đi kèm với hơn 400 khối bố cục website thông minh, 20.000 hình ảnh độ phân giải cao và hơn 6.000 biểu tượng khác nhau.

Mobirise Builder là phần mềm hoàn toàn miễn phí.

14. Strikingly

Strikingly là một nền tảng tuyệt vời để xây dựng trang web HTML5, giúp bạn có thể tạo các website với thiết kế tuyệt đẹp. Các mẫu thiết kế không chỉ bắt mắt mà còn hoàn toàn tương thích với các nền tảng di động. Chúng cũng được tối ưu rõ ràng cho các công cụ tìm kiếm với thời gian tải trang cực nhanh. Ngoài ra, Strikingly cũng cung cấp các phân tích chuyên sâu cho mọi trang web mà bạn xây dựng.

15. Easy WebContent

Tương thích với tất cả các nền tảng di động chính và chạy rất mượt trên hầu hết các trình duyệt. Cùng với các mẫu trang web chất lượng cao, Easy WebContent giúp bạn thêm nhiều màu sắc hơn cho website của mình bằng cách cho phép người dùng tùy chọn để thêm hình ảnh độ phân giải cao, video HD, clip âm thanh và đồ họa bắt mắt.

16. Weebly

Weebly là một trong những người tiên phong trong việc tạo các trang web và mẫu dựa trên HTML5. Đây là một nền tảng xây dựng trang web online với rất nhiều lợi ích vượt trội dành cho cho các nhà thiết kế.

Weebly sở hữu các tính năng vô cùng tuyệt vời. Mọi website được tạo bằng Weebly đều tương thích với các thiết bị di động và hoạt động trơn tru trên tất cả các nền tảng trình duyệt. Bạn có thể tạo các trang web với Weebly bằng tên miền của riêng bạn hoặc tên miền phụ thuộc Weebly.

17. Moonfruit

Cho dù bạn muốn tạo một website cá nhân, một trang web cho công ty hay một nền tảng thương mại điện tử để bắt đầu bán hàng trực tuyến thì Moonfruit là phần mềm miễn phí sẽ trợ giúp đắc lực cho bạn.

Cung cấp một trình soạn thảo thiết kế rất chi tiết có thể được sử dụng để tùy chỉnh các mẫu trang web của bạn.

18. Cabanova

Cabanova là một nền tảng tạo website HTML5, cung cấp một bộ các mẫu thiết kế trang web đa dạng tương thích với các nền tảng di động. Là người sử dụng Cabanova miễn phí, bạn có thể tạo các trang web có tối đa 3 trang và dung lượng lưu trữ 50 MB, tuy nhiên, những giới hạn này có thể được tăng lên bằng cách mua phiên bản cao cấp của phần mềm này.

Dịch từ Creativebloq

Bán Hàng Trên Zalo, Hướng Dẫn Cách Tạo Gian Hàng Miễn Phí

Zalo nổi lên là một trong những ứng dụng liên lạc – nhắn tin hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 100 người dùng (tính tới năm 2018). Nhưng bạn có biết, Zalo cũng là nền tảng tuyệt vời cho hoạt động kinh doanh và bán hàng online?

Nhận thấy tiềm năng từ thị trường, Zalo đã chính thức cho phép các tài khoản cá nhân được mở cửa hàng Zalo Shop thông qua Official Account. Vậy thủ tục lập tài khoản Zalo Shop ra sao? Official Account là gì? Bán hàng trên Zalo như thế nào? Lợi ích của việc bán hàng online trên Zalo ra sao? Tài khoản Zalo Shop miễn phí hay mất phí?…

Kể từ khi ra đời (vào năm 2012), Zalo đã có nhiều cải tiến đáng chú ý để có thể cạnh tranh với các ứng dụng mạng xã hội lớn khác trên Thế giới. Một trong những cập nhật đáng chú ý, đó chính là việc ra mắt Official Account, và cho phép người dùng cá nhân được lập tài khoản bán hàng Zalo Shop.

Vậy chức năng Official Account và Zalo Shop là gì?

Hiểu đơn giản, Zalo Official Account ( Zalo OA) là trang thông tin chính thức của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, với mục đích tương tác, kết nối và thực hiện các hoạt động mua bán thương mại với người dùng ứng dụng Zalo.

Ta có thể coi Official Account đóng vai trò tương đương như một fanpage trên Facebook, tài khoản Instagram Business trên Instagram.

2. Đăng ký bán hàng trên Zalo

Sử dụng tài khoản Zalo Shop để bán hàng

Tại cửa sổ mới yêu cầu đăng ký Zalo OA hiện ra:

Đăng ký tài khoản Nội dung, phù hợp với các trang phát triển nội dung, giao lưu và tương tác trực tuyến với người dùng (như Báo Mới, VTV Go,…).

Đăng ký tài khoản Cửa hàng (Zalo Shop), phù hợp cho hoạt động bán hàng, dịch vụ.

Đăng ký tài khoản khác: Dành cho nhãn hàng, thương hiệu muốn phát triển Brand Awareness.

Ảnh đại diện có kích thước 150 x 150 px, dung lượng không vượt quá 1MB, có định dạng png hoặc jpeg.

Ảnh bìa không quá 320 x 350 px, dung lượng phải nhỏ hơn 1MB, định dạng png hoặc jpeg.

Thường thì tài khoản sẽ được duyệt nhanh chóng và bạn có thể sử dụng ngay lập tức. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp khúc mắc xảy ra. Zalo sẽ xử lý vấn đề tối đa trong vòng 7 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu từ người dùng). Bạn có thể liên lạc trực tiếp qua hotline của Zalo: 1900 561 558

Bán hàng trực tiếp trên tài khoản Zalo cá nhân

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng trực tiếp tài khoản Zalo cá nhân của mình để bán hàng. Việc đăng bài và hình ảnh mặt hàng tương tự như khi bạn đăng status trên Zalo.

Cách làm này thì đơn giản hơn, không phải lập thêm tài khoản Zalo Shop hay Zalo OA, nhưng bạn sẽ không được sử dụng những tính năng ưu việt của Zalo Shop, như nhắn tin cho nhiều người cùng một lúc, quản lý hàng bán và sản phẩm.

3. Hướng dẫn bán hàng, tạo gian hàng trên Zalo

Đầu tiên, giao diện hiển thị của trang chủ tài khoản Zalo Shop sẽ có dạng như hình dưới:

Tạo gian hàng trên Zalo

Tên sản phẩm (không quá 200 ký tự).

Giá sản phẩm, nhập theo đúng giá. VD: 200000

Hình ảnh sản phẩm (với kích cỡ 500 x 500 px, dung lượng không quá 1MB, theo định dạng jpeg).

Thêm khuyến mại cho sản phẩm

Bạn nhấn vào mục Khuyến mại trong cửa sổ “Cửa hàng”, chọn “Thêm”. Tuy nhiên, mỗi sản phẩm chỉ có 1 chương trình khuyến mại tại 1 thời điểm nhất định.

Thiết lập cấu trúc cửa hàng

Trong phần thiết lập cửa hàng, gồm các mục như:

Giao diện cửa hàng: Banner, sản phẩm hot, sản phẩm đề xuất.

Chính sách giao hàng: Các chính sách vận chuyển, giao hàng của cửa hàng.

Tin nhắn Broadcast

Tin nhắn broadcast, hiểu nôm na như tin nhắn truyền thông của các cửa hàng cho những người dùng Zalo quan tâm tới tài khoản Zalo Shop. Có thể coi đây là một hình thức quảng bá độc đáo cho các cửa hàng.

Tuy vậy, với các tài khoản Zalo Shop, Zalo ấn định giới hạn tin nhắn broadcast ở mức 4 tin nhắn/tháng, mỗi ngày chỉ được gửi 1 tin nhắn.

Bạn có thể tạo tin nhắn broadcast trong mục Quản lý nội dung, chọn bài viết và nhấn vào nút Soạn bài viết mới.

Ngoài ra, khi gửi tin nhắn broadcast, bạn còn được tùy chọn đối tượng gửi theo giới tính, độ tuổi, địa điểm, nhà mạng, thời gian gửi,…

4. Lợi ích khi bán hàng trên Zalo

Khi lựa chọn Zalo làm kênh bán hàng trực tuyến, bạn có thể tiếp cận những lợi ích như sau:

Người dùng trên Zalo đều là người dùng thật. Bởi Zalo có nguyên tắc yêu cầu người dùng đăng nhập bằng số điện thoại họ đang sử dụng. Điều này giúp bạn rất nhiều trong việc nghiên cứu và thu thập dữ liệu và tiếp cận khách hàng.

Đối tượng người dùng Zalo mang tính trải rộng hơn các nền tảng mạng xã hội khác. Ai có điện thoại đều có thể sử dụng Zalo. Và thực tế cho thấy, các đối tượng người dùng trung niên (trong khoảng từ 35 tuổi đổ lên) đều sử dụng Zalo với mục đích nghe gọi và liên lạc với người thân.

5. Mẹo tăng doanh số thần tốc khi bán hàng trên Zalo

Mời thêm bạn bè quan tâm tới cửa hàng

Để gian hàng trên Zalo được thêm nhiều người biết đến, bạn có thể sử dụng chức năng mời bạn bè trong danh bạ quan tâm trong tùy chọn Quản lý. Mỗi ngày, bạn có thể mời tối đa 20 bạn bè quan tâm tới gian hàng của mình.

Thực hiện theo chiến lược này, chắc chắn gian hàng của bạn sẽ được nhiều người biết đến hơn. Từ đó, doanh số bán hàng cũng sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.

Nếu có một công cụ mở rộng Brand Awareness trên Zalo mà không mất phí, bạn có thể sử dụng chức năng gửi tin nhắn Broadcast. Đây là một chức năng quảng bá thương hiệu không thể tuyệt vời hơn mà Zalo thiết kế dành riêng cho các tài khoản Zalo Shop. Thậm chí, bạn còn được quyền tùy chọn đối tượng khách hàng (theo độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý,…).

Gắn thêm tên sản phẩm dịch vụ vào tên tài khoản Zalo Shop

Thử lấy ví dụ như thế này, nếu bạn đặt tên cho shop của mình trên Zalo dưới cái tên ” ABC” chẳng hạn, bạn có dám chắc khách hàng sẽ tiếp cận tới bạn khi tìm kiếm trên Zalo?

Hiệu quả của việc tìm kiếm cửa hàng sẽ được nâng cao lên đáng kể, nếu bạn đính kèm tên sản phẩm, dịch vụ lên tài khoản. Kiểu như, khách hàng sẽ dễ dàng tìm đến bạn nếu bạn đặt tên là ” Giầy dép ABC” thay vì ” ABC”.

Sử dụng Zalo Ads

Tìm hiểu thêm những bài viết về kinh doanh của Uplevo.