Tạo Website bán hàng là nhu cầu rất phổ biến hiện nay bởi hầu hết ai cũng muốn tận dụng sự hiệu quả của Internet và bán được nhiều sản phẩm.
Bạn cũng muốn như vậy, phải không?
Tuy nhiên, mình biết bạn sẽ có suy nghĩ như 98% người mới khi cho rằng tạo Website bán hàng khá là khó khăn và tốn kém. Vì vậy không ít bạn có ý tưởng kinh doanh online lại từ bỏ chỉ vì một ý tưởng lỗi thời này.
Vâng! Mình nhấn mạnh là lỗi thời.
Với sự ra đòi của nhiều công cụ xây dựng Web cho người không chuyên, đặc biệt là WordPress thì lựa chọn tự làm Web Website bán hàng không còn là chuyện “viễn vông” như bạn nghĩ.
Với tư cách là một Blogger về lĩnh vực phát triển Website WordPress mình dám khẳng định với bạn:
Ví dụ Laffinage là một Website bán hàng về ngách phô mai được làm được làm hoàn toàn từ WordPress với giao diện đẹp mắt, chuyên nghiệp và có tính năng thêm giỏ hàng.
Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn tạo website bán hàng bằng WordPress dễ dàng với kinh phí siêu rẻ (gấp nhiều lần so với dịch vụ lập trình ngoài kia).
Quan trọng hơn là bạn có thể dễ dàng làm chủ mọi khía cạnh của Website mà không cần phải thuê một nhà quản trị.
Bạn không tin ư?
Hãy kéo xuống mình sẽ cho bạn thấy điều này.
Yên tâm đi, bạn không mất gì đâu mà lo!
Tại sao nên tự thiết kế website bán hàng bằng WordPress thay vì thuê dịch vụ?
Mặc dù một số bạn mới thường hay mang suy nghĩ bỏ một số tiền ra thuê dịch vụ lập trình làm giúp. Một vài ngày sau bạn đã có một Website bán hàng tạm coi là chuyên nghiệp và đẹp mắt.
Tuy nhiên chưa ai nói với bạn, khi thuê dịch vụ lập trình bạn sẽ có nguy cơ đối mặt với một số vấn đề kèm theo:
Đó là những lý do mà tại sao mình khuyên bạn nên tự làm website bán hàng bằng WordPress mà không phụ thuộc ai khác. Mọi dữ liệu, mọi thông tin và Website vận hành thế nào đều do bạn kiểm soát mà không có sự nhúng tay của người lạ.
Hơn nữa lại còn tiết kiệm được kinh phí dành cho công việc khác thì quá tuyệt phải không nào?
Một trong những cách tốt nhất để người không chuyên tự tạo Website bán hàng không thể bỏ qua WordPress.
Đây là phần mềm xây dựng web miễn phí tốt nhất mà mình từng biết, từ những website cơ bản như tin tức, giới thiệu công ty, sản phẩm, dịch vụ cho đến dạng website phức tạp nhưStore Online (cửa hàng trực tuyến) thì WordPress hoàn toàn có thể làm được.
Các bước tạo Website bán hàng bằng WordPress
Như những gì đã nói, làm website bán hàng bằng WordPress không có gì khó khăn cả. Bạn không cần học lập trình ở mức độ nào đó mới có thể làm.
Nhiều cô bác hay anh chị từ thế hệ 9x đổ về cứ sợ bản thân không làm được vì nghĩ chỉ có giới trẻ học cao hiểu rộng mới làm được.
Nhưng nếu bạn có suy nghĩ như vậy thì bạn nên dẹp đi, nó không phức tạp như bạn tưởng đâu.
Bạn chỉ cần biết một chút kiến thức về máy tính là được, điển hình là mở được Word và truy cập internet đã đủ xài. Những thứ khác còn lại phức tạp hơn mình sẽ lo cho bạn.
Để có thể làm Website bán hàng bằng WordPress bạn cần trang bị những kiến thức như sau:
Hosting & Domain là bộ đôi không thể thiếu cho mọi Website trên Internet, nếu không có chúng Website của bạn sẽ chẳng thể hoạt động trực tuyến và chẳng ai tìm thấy được bạn khi truy cập.
Thông thường với những người mới làm Website bạn chỉ cần sử dụng Shared Hosting là đủ vì giá nó khá rẻ (khoảng từ 3-$5 mỗi tháng) và phù hợp với nhu cầu khi chưa có nhiều lượng truy cập.
Còn domain là một địa chỉ dẫn đến website của bạn. Ví dụ như chúng tôi là domain của mình.
Mình thấy rất nhiều người mới không biết giá trị thực sự của một tên miền vì vậy mà thường dẫn đến nhiều sai lầm về sau. Bạn nên đọc & áp dụng các mẹo chọn tên miền của mình để có một cái tên ưng ý nhất.
Sau đó bạn hãy sở hữu ngay tên miền bằng cách xem hướng dẫn mua tên miền từ Godaddy với một mã giảm giá giúp bạn tiết kiệm được một khoảng kinh phí ban đầu.
Mọi quá trình thiết lập sẽ do hệ thống thực hiện, bạn chỉ có việc nhìn và điền những thông tin cần thiết như tên đăng nhập và mật khẩu,…
Tóm lại mọi thư dễ như ăn bánh.
Sau khi cài đặt WordPress mình khuyên bạn nên học một chút về WordPress cơ bản, bao gồm cách quản trị, đặc biệt là cài đặt Theme (giao diện) & plugin (tính năng) cho Website.
3. Tìm một giao diện bán hàng
Giao diện là một điểm nhấn bạn cần lưu ý khi tạo Website bán hàng. Đây là cách để bạn lấy điểm trong mắt họ sau khi truy cập khi mà người dùng ngày càng đề cao tính trải nghiệm khi lướt Web.
Bên cạnh đó một giao diện website bán hàng đẹp mắt sẽ được sự chú ý của khách hàng cũng như tăng tỉ lệ chuyển đổi.
Để có được một giao diện bán hàng trên WordPress điều đơn giản bạn cần làm là cài đặt theme.
Lúc này bạn sẽ có 2 lựa chọn:
Với tư cách là một blogger thường xuyên làm việc với WordPress, mình khuyên bạn nên đầu tư luôn một theme WordPress cao cấp cho Website bán hàng. Vì với những bản miễn phí bạn sẽ rất khó tùy biến mọi thứ, cũng như hiệu suất rất kém.
Thường thì những những theme trả phí có giá cũng “không quá chát” thường sẽ có giá dao động trong khoảng từ 30-$60, so với giá giao diện + hosting & domain khi mua từ một dịch vụ lập trình thì cũng chẳng thấm vào đâu.
Mình cá là vậy đấy, còn không tin bạn cứ tra trên mạng hoặc tới trực tiếp công ty để chứng thực lời nói của mình.
Nếu bạn muốn sắm theme WordPress bán hàng rẻ & đẹp thì lựa chọn tốt hơn bao giờ hết là mua ở ThemeForest. Tại đây có rất nhiều theme chuyên dụng dành riêng cho bán hàng với đầy đủ yếu tố đẹp mắt, chuyên nghiệp, dễ dàng sử dụng và hàng loạt tính năng cao cấp hỗ trợ bán hàng.
Những cái tên Theme WordPress bán hàng Online nổi tiếng thường được nhiều người sử dụng là, , Xstore.
4. Cài đặt Plugin Woocommerce
Đây là bước rất quan trọng vì Woocommerce được coi như nền tảng cho mọi Website bán hàng bằng WordPress. Cụ thể bạn nên hiểu một chút về Woocommerce như thế này:
Woocommerce plugin là gì?
Nếu bạn đã biết Plugin là một công cụ cho phép bạn thêm bất kỳ chức năng nào trên Website thì Woocommerce là một phần nhỏ trong đó. Nó hỗ trợ người dùng WordPress tạo ra các tính năng cho website bán hàng mà không cần có sự trợ giúp của nền tảng nào khác.
Mang mọi tính năng một website bán hàng cần trang bị: Mặc dù là một plugin miễn phí nhưng Woocommerce vẫn sở hữu mọi tính năng cần thiết cho việc bán hàng Online, đó là chức năng giỏ hàng, chức năng thanh toán, giao diện hiển thị sản phẩm và các nút thêm sản phẩm,…
Do chạy trên WordPress vì vậy mà công việc quản lý Woocommerce phải nói là siêu dễ. Nếu bạn đã biết quản trị WordPress cơ bản trong khóa học miễn phí của mình thì chắc chắn bạn sẽ quản lý được Website bán hàng.
Cách cài đặt Plugin Woocommerce
Okay, nếu đã cài đặt Plugin Woocommerce rồi thì hãy bắt đầu tạo cửa hàng trực tuyến của bạn ngay thôi!
5. Cấu hình chung cho Woocommerce
Khi đã cài đặt thành công Plugin Woocommerce bạn sẽ cần phải cấu hình một số tính năng cần thiết. Nó rất đơn giản chỉ là các thông tin khai báo về cửa hàng của bạn như địa chỉ, đơn vị tiền tệ, thanh toán, giao nhận.
Bạn sẽ được tự động điều hướng đến trang cài đặt.
Với phần tiền tệ, bạn hãy lựa chọn đơn vị quốc gia bạn đang kinh doanh, nếu ở Việt Nam thì hãy chọn VND còn những khu vực nước ngoài thì nên để USD.
Ở phần loại sản phẩm bán hãy chọn loại phù hợp nhất với bạn.
Thông thường những người làm website bán hàng bằng WordPress & Woocommersce đều thuộc cá nhân nên bạn hãy tick vào mục ” Tôi sẽ bán sản phẩm hoặc dịch vụ theo dạng cá nhân (I will also be selling products or services in person.)”.
Tiếp theo tick luôn vào phần ” giúp WooCommerce cải thiện với theo dõi sử dụng/Help WooCommerce improve with usage tracking.” để nhận được những đề xuất và phát triển sau này.
Nhấn nút Let’s Go/Bắt đầu nào! để sang bước tiếp theo.
Chọn hình thức bạn muốn áp dụng cho cửa hàng của bạn, thông thường có 2 hình thức là:
Thanh toán chuyển khoản ngân hàng/Bank transfer (BACS) payments)
Trả tiền mặt khi nhận hàng/Cash on delivery.
Sau này mình bạn muốn đa dạng thanh toán hơn mình sẽ hướng dẫn bạn thiết lập những cổng thanh toán bạn muốn tích hợp như paypal chẳng hạn.
Nhấn Tiếp tục/Continune để sang bước sau.
Phần này sẽ cho phép bạn thiết lập giao hàng ở 2 khu vực là trong nước và quốc tế. Nếu sản phẩm của bạn chỉ phân phối trong nước thi hãy tắt phần Vị trí nằm ngoài các khu vực giao hàng khác.
Ở cột phương thức giao hàng bạn sẽ có 2 lựa chọn:
Giá cố định/Flat Rate: Bạn có thể thiết lập mức giá giao hàng
Giao hàng miễn phí/Free Shipping: Bạn không cần phải làm gì thêm vì phí giao hàng đã được cộng vào mức giá gốc của sản phẩm.
Tùy vào công việc của bạn mà hãy lựa chọn cái phù hợp nhất.
Bên cạnh đó hãy xác định trọng lượng & kích thước cho sản phẩm của bạn bằng cách chọn. Thông thường sẽ là Kilograms & Centimeters.
Nhấn tiếp tục/Continune để tới bước sau.
Phần này là những đề xuất được Woocommerce gợi ý, bạn nên tick vào hết và nhấn nút tiếp tục. Còn sau này muốn thay đổi hay xóa thì làm lúc nào cũng được.
Bước này yêu cầu bạn kết nối cửa hàng với Jetpack, tuy nhiên mình nghĩ bạn hãy bỏ qua bước này vì nó thực sự không cần thiết.
Bước cuối cùng hãy điền email của bạn và nhấn đồng ý để nhận các tin tức mới nhất và hữu ích từ Woocommerce.
Xong rồi hãy nhấn Visit Dashboard để quay về trang quản trị quen thuộc.
6. Hợp nhất Theme của bạn với Woocommerce để hoàn chỉnh giao diện
Khi đã tải theme của bạn lên và thiết lập xong Woocommerce thì mọi thứ được cho là tạm ổn. Tuy nhiên với mỗi theme bán hàng họ sẽ thường hỗ trợ cho bạn nhập các templates yêu thích có sẵn.
Hầu hết mọi theme bán hàng đều được tự động tích hợp với Woocommerce trong quá trình cài đặt nên bạn không cần phải làm gì phức tạp cả.
Nếu bạn chưa biết cài đặt các template có sẵn như thế nào thì có thể tìm đến từ khóa “Import demo”, đây là mấu chốt để nhập những giao diện có sẵn trên mọi theme WordPress.
7. Chỉnh một chút lại giao diện
Mặc dù các template bạn vừa nhập đã quá đẹp và chuyên nghiệp, tuy nhiên sẽ có một số yếu tố mang tính chung chung (vì họ bán cho nhiều người chứ không riêng gì bạn).
Vì vậy bạn cần làm cho nó cá nhân để tạo ra thương hiệu riêng cho bản thân. Chẳng hạn như màu sắc, logo, font chữ, kích thước chữ, menu, ngôn ngữ.
8. Đăng sản phẩm & bắt đầu bán hàng
Okay bây giờ bạn đã có thể bắt đầu đăng bán sản phẩm của mình lên Website. Chúng ta hãy nói qua một số bước quan trọng.
Sau đó hãy tiền tên sản phẩm vào ô trống đầu tiên, tiếp theo là viết mô tả cho sản phẩm
Để đặt mức giá cho sản phẩm bạn hãy kéo xuống phần Product data, tại mục General hãy đặt mức giá sản phẩm bạn vừa đăng theo giá trị đơn vị tiền tệ đã thiết lập ở trên.
Bên cạnh đó bạn sẽ có 2 ô điền giá:
Tùy vào trường hợp và kinh nghiệm về Marketing bạn có thể áp dung 1 hoặc cả 2. Khi bạn đi sâu vào Marketing mình sẽ nói rõ hơn vấn đề này.
Tất nhiên với mọi cách làm Website bán hàng, đăng ảnh là công việc không thể bỏ qua vì nó giúp người mua thấy sản phẩm trực trực quan hơn.
Tương tự vậy bạn có thể thêm nhiều hình ảnh hơn trong mục Gallery.
Xong rồi thì hãy xem trước bằng cách nhấn Preview bên phải màn hình.
Nếu ưng ý bạn có thể nhấn nút Publish để tiến hành đăng sản phẩm.
9. Nhận đơn hàng từ khách & giao hàng
Khi có người đặt hàng từ bạn, một con số tương ứng với số đơn hàng sẽ xuất hiện trên mục Order ở menu quản trị.
Vậy là xong bạn đã tạo Website bán hàng thành công cũng như sử dụng cơ bản.
Phát triển Website bán hàng Online của bạn
Tạo xong Website bán hàng sau đó đăng sản phẩm và quản lý đơn hàng có thể coi là đầy đủ cho người mới. Tuy nhiên Internet là một miếng đất màu mỡ và rộng lớn – có không ít đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bạn.
Vì vậy bạn cần đánh bại họ qua những khía cạnh quảng bá, thu hút khách hàng & tạo thương hiệu cho riêng bạn.
Mình nghĩ trước mắt bạn nên học SEO Website WordPress, đây là cách để bạn quảng bá miễn phí và hiệu quả nhất.
Sau đó hãy tăng cường sức mạnh cho Website của bạn qua nhiều tính năng khác nhau như xây dựng danh sách khách hàng, tạo ra các chiến dịch giảm giá, ưu đãi,..
Bạn đừng lo vì nó quá khó, trước mắt hãy đi từ những thứ cơ bản như cách bạn học làm Website bán hàng từ khi bạn chưa biết gì. Ban đầu bạn đâu ngờ tới bản thân sẽ tự làm được, đúng không?
Internet đang tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh từ Website, vì vậy tạo Website bán hàng Online là một quyết định rất sáng suốt của bạn. Mặc dù điều bắt buộc bạn sẽ phải học về mặt kỹ thuật như xây dựng và quản trị Web.
Tuy nhiên bù lại bạn sẽ tiết kiệm được chi phí, đảm bảo an toàn cho công việc về mặt dữ liệu. Quan trọng nhất các kiến thức này là nền tảng vững chắc cho bất kỳ hình thức Digital Marketing nào – đó là chìa khóa thành công của mọi Website.
Hy vọng qua hướng dẫn trên bạn đã đủ khả năng tạo Website bán hàng cho riêng mình cũng như nhận ra được sự dễ dàng khi dùng WordPress. Sau này mình sẽ giới thiệu cho bạn nhiều thứ hay ho để phát triển Website trên tảng này.