Cách Tạo Website / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Rafs.edu.vn

Cách Tạo Website Đẹp Dễ Dàng

Bạn muốn tạo một website để kinh doanh online, kiếm tiền online, viết blog chia sẻ kiến thức, hay để tăng uy tín cho shop kinh doanh/doanh nghiệp của bạn?

Bạn sẽ học được cách để làm một trang web hoàn chỉnh, đẹp và chuyên nghiệp ở bài viết này (gần như tất tần tật)

Có website rồi, bạn sẽ được định hướng về cách để người ta tìm thấy website của bạn, để mua hàng trên đó, để đăng ký dịch vụ, … (nó chính là SEO).

Nền tảng thiết kế website mình giới thiệu cho bạn ở đây là WordPress (đây là nền tảng hầu hết những người tự làm website sử dụng).

3 Cách Tạo Website Phổ Biến

Hiện tại bạn có nhiều cách để làm một trang web để bán hàng online, viết blog, hay cho công ty. Mỗi cách phù hợp với từng người và từng mục đích cụ thể.

Phổ biến nhất là 3 cách bên dưới. Có tốn phí, nhưng đẹp, chuyên nghiệp và “xài được”.

Ngoài ra thì còn một số cách tạo được website miễn phí. Nhưng mình không khuyến khích. Đã làm thì làm cho tới!

Làm website bán hàng trên Haravan

Haravan là nền tảng bán hàng đa kênh OmniChanel. Bạn có thể làm trang web bán hàng cực kỳ đơn giản trên nền tảng này.

Với Haravan thì bạn chỉ nên làm website bán hàng, để tận dụng cách kênh Marketing trên đó.

Còn nếu web của bạn không phải là web bán hàng, thì không nên. Vì chi phí nó khá cao.

Đây là lựa chọn hợp lý nếu cửa hàng của bạn đã có được một mức doanh thu, lợi nhuận tương đối, và bạn đang muốn phát triển thêm về marketing.

Tuy nhiên, nếu bạn mới bắt đầu, làm một website bán hàng wordpress sẽ hợp lý hơn về chi phí cho bạn.

Thiết kế website WordPress

WordPress là nền tảng mã nguồn mở để xây dựng và thiết kế website. Đây là nền tảng được nhiều người sử dụng để tự thiết kế website nhất.

Cá nhân mình cũng đang có vài website bán hàng và cả blog cá nhân trên nền tảng này.

Bạn có thể lập website bán hàng online, blog cá nhân, web công ty trên nền tảng này mà không cần biết gì về lập trình.

30% website trên thế giới đang dùng wordpress. 70% còn lại được phân chia cho rất nhiều các nền tảng khác như Wix, Shopify, …

Đây là lựa chọn tối ưu nhất cho:

Shop bán hàng online nhỏ

Web công ty

Blog cá nhân

Các anh em làm website để kiếm tiền online, tiếp thị liên kết, …

Đây chính là cách mà mình sẽ hướng dẫn trong bài viết này. Chi tiết từ A-Z, giúp bạn tự tạo được một website cho riêng mình một cách dễ dàng nhất.

Tự lập trình website

WordPress & Woocommerce

WordPress là gì?

WordPress là nền tảng mã nguồn mở phục vụ cho việc thiết kế website.

Bạn cứ hình dung đơn giản: nó như một cái phần mềm, bạn bấm “cài đặt” là xong!

Ví dụ, để tạo website này (blog của mình), mình đăng nhập vào tài khoản Hosting (chút nữa mình giải thích nó là gì) của mình, và làm động tác như bên dưới.

Thí dụ, bạn muốn có một giao diện website đẹp, bạn cài đặt một theme (giao diện) phù hợp và bạn thấy thích là ok.

Thí dụ một theme wordpress – Giao diện website bán hàng rất đẹp & chuyên nghiệp

Hay bạn muốn thêm nút gửi tin nhắn trên Fanpage vào website của mình để khách hàng có thể liên hệ bạn trên Facebook, bạn chỉ cần cài đặt một Plugin (nó như cái App) có tên Live Chat Messenger là xong.

Nói chung là dễ dàng và nhanh chóng.

Nó như đồ chơi Lego vậy, bạn có sẵn các mảnh ghép, công việc của bạn là ghép chúng theo ý tưởng của bạn thôi.

Woocommerce là gì?

WooCommerce là một plugin (ứng dụng) giúp bạn thiết lập cửa hàng của mình trên website bán hàng nền tảng wordpress.

Có nhiều nền tảng khác giống với WooCommerce. Nhưng WooCommerce được dùng nhiều nhất và bạn được hỗ trợ từ cộng đồng nhiều nhất.

Đây là plugin giúp bạn tạo trang sản phẩm, có nút “thêm vào giỏ hàng”, có trang “giỏ hàng”, có trang nhập thông tin thanh toán, …

Như khi bạn mua hàng trên các trang thương mại điện tử vậy.

Nếu bạn làm website công ty, hoặc tạo blog cá nhân, thì bạn chỉ cần bỏ qua phần WooCommerce này là được.

Vì sao bạn nên tạo một trang Web bán hàng?

Uy tín – Thương hiệu

Lập trang web bán hàng làm cho shop trông có vẻ lớn

Lập một website bán hàng sẽ khiến shop bán hàng online của bạn trong có vẻ lớn hơn. Nếu là công ty thì trông có vẻ làm ăn chuyên nghiệp.

Bạn vào hai Fanpage, đang cân nhắc mua hàng từ một trong hai. Một Fanpage có trang website bán hàng cực chuyên nghiệp. Một còn lại thì không có.

Bạn chọn bên nào? Tất nhiên là thí dụ các yếu tố khác tương tự nhau hết.

Nhận diện thương hiệu

Với một website bán hàng, bạn có thể thiết kế để logo, màu sắc, thông điệp trên website của mình đồng nhất.

Nó sẽ giúp khách hàng dễ nhớ về bạn hơn.

Thí dụ bạn tạo một Shop gọi là Bella Pink Fashion.

Fanpage của bạn có tên này. Trang web của bạn cũng mang tên này.

Giao diện website của bạn toàn màu hồng. Và sản phẩm của bạn cũng toàn đồ màu hồng.

Và đây là thứ bạn bán. Những cô gái bánh bèo yêu màu hồng sẽ tìm đến bạn!

Khách hàng sẽ nhớ đến bạn với một số đặc điểm chính: Bella – một cô gái đẹp, Pink – shop này bán đồ màu hồng, và đây là một shop bánh bèo.

Khách hàng khi nghĩ về sản phẩm như thế, họ sẽ nhớ và tìm đến bạn.

Đây chính là xây dựng thương hiệu.

Và khi bạn kinh doanh trong thị trường ngách, việc xây dựng thương hiệu riêng dễ dàng hơn rất nhiều! Pink, bánh bèo chính là thị trường ngách của shop mình mới tưởng tượng ra ở trên.

Bán hàng tự động

Bạn từng mua hàng online trên các trang thương mại điện tử thì bạn biết rồi.

Bạn tìm thấy sản phẩm trên Google, bạn vào xem, ưng ý, bấm thêm vào giỏ hàng, nhập thông tin và đặt hàng.

Không cần chat qua chat lại tư vấn này kia tốn thời gian và nhân lực.

Làm thế nào để người ta tìm thấy sản phẩm của mình trên Google (SEO)

Làm thế nào để trình bày sản phẩm, mà khách hàng không cần hỏi gì thêm nữa. Họ xem xong là mua luôn.

Nhưng dù thế nào đi nữa, có được một website bán hàng là bước đầu tiên bạn cần có trước khi nghĩ tới các bước tiếp theo.

Đa dạng kênh bán hàng – Tránh rủi ro

Nó khóa Fanpage của bạn bất kỳ lúc nào.

Và khóa cả tài khoản Facebook cá nhân của bạn bất cứ lúc nào.

Tất cả điều không cho bạn một lý do. Bạn cũng chẳng làm sai gì cả.

“Mình thích thì mình khóa thôi” – Facebook said 🙂

Trong khi đó:

Và cũng tốn bao nhiêu công sức xây dựng nên cái Fanpage.

Bạn tốn công đi kết bạn với biết bao nhiêu khách hàng tiềm năng trên Facebook cá nhân để bán hàng.

Cho nên, đa dạng hóa kênh bán hàng là một hướng đi khôn ngoan! Và lập trang web bán hàng là một trong các cách để đa dạng kênh.

Nhất là nếu hiện tại bạn chỉ đang bán hàng trên Facebook.

Hành vi mua hàng của người Việt sắp thay đổi lớn

Ship COD sắp hết thời

Một nguyên nhân lớn và chính yếu của việc nhiều người đang bán hàng trên Facebook, đó là ship COD.

Ship COD – thanh toán khi nhận hàng chỉ có ở Việt Nam mới diễn ra.

Hầu hết các nước trên thế giới, việc mua hàng diễn ra trên website và thanh toán bằng thẻ Visa hoặc các loại ví điện tử khác.

Và xu hướng này là tất yếu.

Một khi Ship COD không còn, việc bán hàng trên Facebook cá nhân và Fanpage mà không có website gần như là không thể.

Khách hàng cần một nền tảng để thanh toán, và website cung cấp cho khách hàng điều đó.

Chính phủ đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt

Thanh toán không tiền mặt giúp cho việc lưu thông tiền tệ trở nên minh bạch và dễ kiểm soát hơn cho Chính phủ.

Nó giúp các cơ quan Nhà nước kiểm soát được dòng tiền tốt hơn.

Giám sát được tham nhũng tốt hơn.

Chống rửa tiền.

Chống tội phạm kinh tế.

Giám sát được và hạn chế việc trốn thuế của người kinh doanh.

Hướng tới nền Tài chính toàn diện hơn giúp phát triển tốt hơn nền Kinh tế.

Hành vi mua sắm online thay đổi

Kế hoạch của Chính phủ là khoảng 2-3 năm tới, thanh toán không tiền mặt phải được phổ cập.

Điều này kéo theo hành vi mua sắm online có sự thay đổi lớn.

Khách hàng sẽ dần quen thuộc với việc thanh toán bằng ví điện tử trên website bán hàng của các shop.

Bạn không bắt kịp xu thế, bạn bị tụt lại phía sau!

Sở hữu Data khách hàng

Điều này chính xác!

Tất cả những người có kinh nghiệm trong mảng kinh doanh online đều hiểu điều này!

“The Money Is In The List!” – Tiền nằm trong danh sách khách hàng mà bạn có!

10 Marketer thực thụ thì 11 người nói câu này!

Kiếm một khách hàng tiềm năng mới thì không dễ. Nhưng bán thêm cái gì đó cho khách cũ thì nó cực dễ!

Nó là lý do tiền nằm trong danh sách khách hàng của bạn.

Data khách hàng, một khi bạn có nó, và bạn biết cách, bạn sẽ kiếm được tiền từ Data đó!

Và lập trang web bán hàng cách cách bạn thu thập data khách hàng tốt nhất!

Đúng chứ?

Nhưng thực ra, đó không phải là loại chiến dịch Facebook thiết kế ra để bán hàng.

Chiến dịch dùng để bán hàng, nó là chiến dịch có mục tiêu chuyển đổi (Conversion).

Và bạn chỉ chạy được chiến dịch chuyển đổi này khi bạn đã lập một website bán hàng!

Và, chạy chiến dịch chuyển đổi này, khả năng có được đơn hàng cao hơn là chạy tương tác hoặc tin nhắn!

Vì sao nên tự làm website bán hàng?

Chi phí khi việc thuê thiết kế website

Chi phí cho việc thuê một bên dịch vụ thiết kế website cho bạn không hề rẻ.

Nếu là website bán hàng, chi phí này dao động từ 15tr cho tới vài chục triệu tùy mức độ chức năng nhiều hay ít của website.

Nếu là website công ty, bất động sản, … đơn giản hơn thì chi phí cũng trên dưới 10tr mỗi website.

Không phải ai cũng cảm thấy thoải mái với mức phí như vậy!

Tự làm một website cho riêng mình, chi phí rẻ hơn rất nhiều so với việc đi thuê.

Đặc biệt là khi bạn vẫn chưa bán hàng quá thành công, bạn luôn muốn tiết kiệm chi phí.

Làm chủ được website của mình

Trong quá trình bán hàng trên web, bạn sẽ muốn thay đổi cái này cái kia. Nếu thuê bên ngoài, bạn phải liên hệ với họ, nhờ họ thay đổi.

Bị tính phí tiếp hay không thì mình không bàn, nhưng ít nhất, bạn tốn công liên hệ, tốn thời gian đợi, mà đôi khi lại không được như ý bạn muốn.

Bạn muốn thêm thắt cái này cái kia cho một chiến dịch marketing bán hàng mới, bạn lại không chủ động được các thay đổi trên website.

Ức chế! Làm lỡ công việc của bạn!

Ok! Giờ bạn có thể bắt đầu được rồi. Ready? 🙂

Cách Tạo Website WordPress – 8 Bước Đơn Giản

Bước 1: Mua A2 Hosting và tên miền Namecheap

Mua Hosting: Nơi lưu trữ tất cả dữ liệu trên website của bạn.

Tên miền (Domain): Địa chỉ để người dùng truy cập được dữ liệu trên website của bạn (estore-edu.com chính là một tên miền)

Trỏ tên miền về Hosting: Để hệ thống Internet hiểu là, với tên miền này, nó cần lấy dữ liệu ở đâu, trên Hosting nào.

A2 Hosting là nhà cung cấp Shared Hosting tốt nhất hiện tại.

Namecheap là nhà cung cấp tên miền rẻ, tốt và nhiều người sử dụng nhất hiện tại.

Nên mình đề xuất bạn sử dụng và cũng sẽ hướng dẫn chi tiết cách mua, cài đặt A-Z trong bài viết này.

Nhưng trước hết, bạn sẽ cần một thẻ Visa thanh toán quốc tế.

Giờ thì bạn có thể bắt đầu mua Hosting & tên miền được rồi. Bạn xem hướng dẫn chi tiết ở link: Mua Hosting wordpress và tên miền.

Sau khi mua được Hosting và tên miền, bạn cần trỏ tên miền về Hosting.

Bước 2: Cài đặt WordPress trên A2 Hosting

Trong bước 1, mình hướng dẫn bạn mua gói “WordPress Hosting” của A2 Hosting. Đây là gói hỗ trợ tốt cho nền tảng WordPress.

Khi mua gói này, gói WordPress bạn sẽ cài đặt là WordPress A2-Optimized.

Sau khi hoàn tất bước này, bạn đã có thể truy cập được website của mình trên trình duyệt Internet rồi.

Nhưng cảnh báo: nó không có gì và rất xấu. Cho nên bạn cần làm tiếp bước 3 bên dưới: Cài đặt Theme cho website

Bước 3: Cài đặt Theme WordPress

Theme miễn phí và tính phí

Để có một website bán hàng đẹp, bạn cần cài đặt một theme wordpress (giao diện).

Mỗi theme nó lại cho bạn một kiểu trình bày website khác nhau.

Theme nó có theme miễn phí và tính phí. Thông thường một theme, sẽ có gói miễn phí với các tính năng ở mức tương đối.

Nếu bạn muốn đẹp và nhiều chức năng hơn, bạn phải trả phí để kích hoạt hết các chức năng của nó.

Nhưng thông thường, phần miễn phí đã đủ cho website của bạn khá lung linh rồi.

Theme hỗ trợ Woocommerce

Có những theme được thiết kế để hỗ trợ cho website bán hàng, nghĩa là nó tương thích với các ứng dụng tạo cửa hàng như WooCommerce.

Có những theme khác thì không hỗ trợ tốt để tạo cửa hàng, mà được thiết kế ra cho blog cá nhân.

Nên bạn cần tìm và cài đặt những theme có hỗ trợ WooCommerce nếu bạn làm web bán hàng.

Còn nếu website bạn không phải bán hàng, theme nào cũng được, bạn thích là được.

Hướng dẫn cài đặt theme

Bước 4: Cài đặt 6 Plugin cần thiết

Sau khi đã tạo website bán hàng, bạn cần một số plugin tối thiểu ban đầu.

Plugin chính là các ứng dụng, giúp tăng thêm các chức năng cần thiết cho website của bạn.

Trước khi cài đặt các Plugin bên dưới, bạn xem ở

Classic Edittor

WordPress đã thay đổi trình soạn thảo văn bản của nó và tương đối khó sử dụng.

Classic Edittor chính là plugin giúp bạn quay lại trình soạn thảo cũ để soạn thảo nội dung bài viết, sản phẩm dễ dàng và tự nhiên hơn.

Contact Form 7

Lúc trước Plugin này gần như website nào cũng có. Nhưng sau này, có một số cách liên hệ mới, như chat qua Messenger của Facebook.

Mình nghĩ là bạn cứ cài đặt plugin này đi. Có vẫn ok hơn.

Chi tiết cách tạo Form liên hệ:

FB Messenger Live Chat

Đây là Plugin giúp khách hàng nhắn tin với Fanpage của bạn ngay từ Website.

Tạo tính tương tác cao và khiến khách hàng yên tâm hơn khi mua hang từ shop online của bạn. Nó trông như bên dưới

Chi tiết bạn xem ở hướng dẫn

AddToAny Share Buttons

Đây là Plugin giúp bạn thêm các nút chia sẻ lên mạng xã hội vào các bài viết / sản phẩm của bạn trên website.

Tất nhiên là bạn cần chức năng này, để nếu bạn có bài viết hay, người xem chia sẻ, bạn sẽ có thêm lượt truy cập cho website của mình.

Và một khi bạn có được nhiều lượt chia sẻ, nó cũng được hiển thị trên bài viết / sản phẩm của bạn.

Người khác nhìn vào và nghĩ, “Ừm, nhiều người quan tâm nhỉ?!” – Nó chính là Social Proof (bằng chứng)

Link chi tiết cách cài đặt:

WP Like Button

Nếu Plugin ngay bên trên giúp bạn thêm nút Share, thì Plugin WP Like Button này giúp bạn thêm nút Like cho bài viết hoặc trang sản phẩm của mình.

Và nó cũng là Social Proof.

Google Analytics

Theo dõi dữ liệu người truy cập website là công việc quan trọng.

Nó giúp bạn theo dõi được

Hôm nay / hôm qua / tuần này / tháng trước / … có bao nhiêu vào website của bạn.

Tỉ lệ người thoát ra ngay sau khi vào là bao nhiêu.

Người vào website của bạn đến từ kênh nào? Họ đến từ Youtube, Facebook, Google, … ?

Dựa trên dữ liệu này, bạn sẽ có những điều chỉnh cần thiết ở mỗi bài viết để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.

Hướng dẫn chi tiết:

Yoast SEO – Plugin tối ưu SEO On-page

Đây là Plugin bắt buộc cho mọi website, từ blog cá nhân đến website bán hàng.

Plugin này sẽ hỗ trợ bạn tối ưu từ khóa và nội dung bài viết.

Và có cơ hội cao hơn để các bài viết, trang sản phẩm của bạn được hiển thị tròng kết quả tìm kiếm của Google.

Hướng dẫn chi tiết:

Bước 5: Tạo cửa hàng online

WooCommerce là plugin quan trọng nhất của một website bán hàng wordpress. Nó giúp bạn tạo được các trang sản phẩm, trang giỏ hàng, trang nhập thông tin thanh toán, …

Bước 6: Tạo trang sản phẩm

Sau khi cài đặt plugin WooCommerce và cấu hình các bước ban đầu cho nó, giờ bạn đã có thể đăng những sản phẩm đầu tiên lên website bán hàng của mình.

Bước 7: Tổ chức lại website

Giờ là lúc bạn thấy chỗ này chỗ kia chưa có vừa con mắt.

Tạo Menu cho website wordpress

Khi tạo website bán hàng wordpress, đây là thành phần không thể thiếu.

Thêm Sidebar

Sidebar là cột bên trái hoặc phải trên giao diện website. Có theme hỗ trợ cho bạn tạo được cả 2 sidebar trái phải cùng lúc.

Thêm Footer

Footer các thành phần dưới chân trang. Thường bạn sẽ để các thành phần ít quan trọng ở dưới đó. Như chính sách bán hàng, đổi trả, giới thiệu, …

Bước 8: Thiết kế trang chủ

Trang chủ website là thành phần khá quan trọng.

Thứ nhất, nó khiến website của bạn trông đẹp và chuyên nghiệp. Khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn.

Thứ hai, bạn sẽ muốn người vào website sẽ dễ dàng truy cập được các thành phần bạn muốn họ truy cập nhất.

Qua 8 bước ở trên, bạn đã có thể tự tạo website bán hàng bằng wordpress cho riêng mình.

Giờ là lúc bạn sẽ muốn tìm hiểu tiếp cách để dẫn người dùng vào website, chiến lược bán hàng trên website.

Ok! Vậy là tạm ổn

Hy vọng bạn tiến hành tạo website bán hàng wordpress không gặp trục trặc gì 🙂

Hướng Dẫn Cách Tạo Website Bằng WordPress

WordPress là một dịch vụ có thể tạo ra website hoàn toàn miễn phí và đang được sử dụng phổ biến. Đây là một website có nhiều tính năng, có cấu trúc sắp xếp rất hợp lý, người dùng có thể viết bài, thay đổi giao diện. Đến với chúng tôi người dùng sẽ được cung cấp một dịch vụ tạo website, blog tự động trên nền tảng của wordpress, được sử dụng chung trên hệ thống máy chủ, có tên miền ở dạng “tên website/blog của bạn.wordpress.com” (Ví dụ: phuongnamvina.wordpress.com). Các trang web ở trên chúng tôi bị giới hạn một số tính năng quan trọng trong khi bộ mã nguồn mở wordpress lại được hỗ trợ rất nhiều. Những website sử dụng mã nguồn của wordpress chỉ thật sự mạnh khi có được sự hỗ trợ của các plugin và themes từ bên ngoài vào. Tuy nhiên các website được tạo trực tiếp từ trang chúng tôi lại có sẵn tên miền hoàn toàn miễn phí. Nếu như người dùng chỉ cần một website thông thường thì chúng tôi có đầy đủ các tính năng cơ bản để có thể làm ra được điều đó. Trong bài này, kỹ thuật viên công ty thiết kế web Phương Nam Vina xin chia sẻ một số hướng dẫn cách tạo website bằng wordpress trực tuyến và tương đối đơn giản cho bạn đọc tham khảo.

Hướng dẫn cách thiết kế website miễn phí bằng WordPress

1. Các bước đăng ký website miễn phí bằng WordPress

Bước 1: Trong cửa sổ mới như hình bên dưới, bạn chọn tiếp “Start with a blog” để làm website miễn phí bằng wordpress đơn giản.

Bước 4: Sau khi chọn tên miền xong, hệ thống sẽ tự động chuyển và trang chọn gói dịch vụ lưu trữ. Ở phía dưới có 4 lựa chọn chính là các gói dung lượng để chứa dữ liệu website của bạn. Với mỗi gói sẽ có dung lượng và các tính năng sử dụng khác nhau được thêm vào cho website. Nếu bạn muốn dùng miễn phí thì chọn gói “Free 0đ” có dung lượng 3GB. Sau đó nhấp chọn “Start with free”.

Bước 5: Nhập email đăng ký sử dụng website WordPress. Bạn nhập email và mật khẩu vào 2 dòng “Your email address” và “Choose a password”, nhấn chọn tiếp “Continue”. Sau đó, hệ thống sẽ gửi cho bạn một email để xác nhận sử dụng. Bạn kiểm tra hộp mail và nhấp vào nút “Confirm Now” để hoàn tất việc đăng ký website.

2. Cách thiết kế website miễn phí WordPress

Sau khi bạn “Confirm Now” để xác nhận, hệ thống sẽ tự động mở ra một cửa số trình duyệt như hình bên dưới để bạn bắt đầu thao tác cài đặt và chỉnh sửa giao diện website WordPress của mình cho phù hợp. Ở đây chúng tôi hướng dẫn bạn thao tác cài đặt theo mẫu giao diện đơn giản Penscratch, các mẫu khác cũng có chức năng cài đặt tương tự.

► Site Identity: Dùng để thiết kế và chỉnh sửa phần tiêu đề cho trang web. Sau khi thao tác xong hết, bạn nhớ nhấn chọn “Save & Publish” ở góc trên bên phải của trang My Site để lưu lại tất cả những thay đổi.

Tại dòng Logo: Bạn có thể đặt logo cho trang. Nếu muốn xóa thì nhấn Remove.

Tại dòng Site Title: Bạn có thể đặt tiêu đề cho trang web.

Tại dòng Tagline: Bạn có thể tạo Slogan hoạt động hoặc nội dung tùy ý.

Tại dòng Site Icon: Bạn có thể đặt Icon cho trình duyệt.

► Colors & Backgrounds: Chọn màu cho background hai bên của trang.

► Fonts: Mục này cho phép bạn lựa chọn phông chữ cho website.

► Header Image: Chọn hình ảnh slide cho trang. Bạn có thể tải từ máy tính lên bằng cách nhấp vào nút “Add new image”.

Giao diện hiển thị sau khi đã tối ưu các mục ở trên

► Widgets: Mục này để tạo nội dung cho cột Sidebar bên phải của trang hoặc chỉnh sửa thông tin Footer.

​Với mục Setting cho phép t ùy chỉnh các chức năng của tất cả các mục, quản lý quyền chia sẻ các nội dung có trên website.

3. Cách tạo nội dung và viết bài trên website WordPress

Để tạo nội dung và viết bài đăng lên website, bạn chọn biểu tượng “Write” ở góc phải phía trên màn hình. Sau đó bạn nhập tiêu đề, nội dung, chèn hình vào bài viết và nhấn Publish là xong. Muốn quản trị các bài viết đã đăng, bạn trở về trang My Sites chọn dòng “Blog Posts”.

Bạn có thể viết nhiều bài đăng lên website. Và thành quả cuối cùng là bạn sẽ được sở hữu một trang web WordPress hoàn toàn miễn phí.

Cách Tạo Trang Web, Sở Hữu Website

Bước 1: Xác đinh mục tiêu khi thiết kế website

Bước 2: Đăng ký tên miền

Bước 3: Mua Web hosting và VPS

Bước 4: Chọn cách thức – công nghệ để tạo lập trang web của bạn

Bước 5: Kế hoạch sau khi tạo website

Bước 1: Xác đinh mục tiêu khi tạo trang web?

Tất nhiên khi bạn tìm đến đây, thì bạn đang rất nghiêm túc và đầu tư thời gian để tìm hiểu cách thức để có 1 website. Có thể bạn nghĩ điều này đơn giản, và tôi biết bạn đã có mục tiêu – nhưng bạn hãy tin tôi và tôi nghĩ bạn cần lời khuyên nhỏ để hiểu rõ về những gì mà bạn đang thực sự muốn.

Chẳng có bất kỳ ai làm điều gì mà không có lý do cả. Và tất nhiên việc tạo lập 1 website cũng không phải để làm màu, hay vì đối thủ có website và bạn nghĩ rằng mình cũng nên có mà chưa được xác định mục tiêu thực sự khi làm website.

Mục tiêu về kinh doanh

Những mục tiêu mà có thể bạn cần quan tâm trước khi tạo trang web bao gồm:

Tăng doanh thu nhanh và đạt được nhiều mục tiêu trong công việc của bạn năm nay hoặc trong nhiều năm tới

Nó có thể giúp bạn tìm thấy nhiều khách hàng hơn không và bằng cách nào?

Làm thế nào để bạn có thể tăng giá trị đơn hàng hoặc số lượng đơn hàng thông qua website của mình?

…..

Các loại website nhiều người thường sử dụng bao gồm:

Website bán hàng: thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến,…

Website giới thiệu công ty, doanh nghiệp các lĩnh vực

Website tin tức, báo điện tử

Website giáo dục: các trang cho trường học, trung tâm và học trực tuyến

Website dạng diễn đàn, rao vặt, mua bán

Website cho các ngành dịch vụ: du lịch, nhà hàng, khách sạn

Website dạng landing page – giới thiệu sản phẩm: chỉ có 1 hoặc 1 vài trang

Trang web dạng Blog cá nhân, chia sẻ kiến thức: ngoài việc đáp ứng đam mê – sở thích thì trang web dạng này còn có thể đi kèm việc kinh doanh, training dạy học với thương hiệu cá nhân. Một vài website tiêu biểu như: khanhhung.blog, chúng tôi kiemtiencenter.com,…

Mục tiêu về marketing

Đây là điều được rất nhiều doanh nghiệp chú trọng và đương nhiên tham vọng của họ không dừng lại ở việc chỉ sở hữu 1 website với mục đích giới thiệu mà còn bao gồm:

Muốn có thêm nhiều khách hàng đến website (có thể thông qua Google Ads và SEO)

Giảm tỉ lệ thoát trang của khách hàng để hỗ trợ SEO và tăng tỉ lệ Convert (chuyển đổi thành khách hàng)

Xây dựng thương hiệu (Brand) lâu dài cho doanh nghiệp cho SME của mình với 1 trang web độc quyền, nhận diện thương hiệu riêng.

Việc tạo trang web là một kênh hỗ trợ hoàn hảo cho Marketing Online cũng như trong chiến lược Marketing tổng thể, bạn hoàn toàn có thể biến Website thành công cụ hoàn hảo để tiếp cận và thuyết phục khách hàng của bạn. Nếu bạn cần trợ giúp, hãy liên hệ ngay với Mona, đội ngũ hỗ trợ viên sẽ viên hệ ngay lại với bạn để tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Mục tiêu về công nghệ

Khi bạn đã xác đinh được loại hình website của mình thì bạn cần chọn công nghệ – tính năng phù hợp với loại website ấy. Công nghệ ở đây có thể là 1 nền tảng để xây dựng website hoặc 1 hệ thống để phục vụ tính năng theo yêu cầu của bạn.

Bạn cần thiết kế website học trực tuyến với các chức năng học Online và bạn cần 1 công nghệ để chặn Download từ tất cả các phần mềm hiện có trên thị trường để không bị rò rỉ những bài học tâm huyết của bạn.

Hay bạn cần xây dựng 1 hệ thống website đặt mua hô hàng trung quốc với tính bảo mật cao và có tích hợp web – app giúp bạn quản trị toàn bộ hệ thống chỉ bằng website.

Các mục tiêu công nghệ cơ bản mà nhiều khách hàng khi đến với Mona Media thường nhắm tới bao gồm:

Website bảo mật cao

Website dễ dàng để đáp ứng SEO (hiện tại thì WordPress là hỗ trợ tốt nhất cho SEO)

Dễ dàng chuyển đổi nền tảng hoặc phát triển từ Website thành Web app

Khả năng quản trị website đơn giản

….

Kết hợp các mục tiêu mà bạn có được bạn sẽ có cho mình những ý tưởng tạo website độc nhất vô nhị về cả giao diện, tính năng mà nó có được. Tuy vậy việc biến ý tưởng thành hiện thực khi tạo web không quá khó nhưng nếu ko am hiểu, chi phí để tạo ra được 1 tính năng, hoặc giao diện mà bạn muốn đôi khi lên đến những con số không tưởng. Và bạn cần những chuyên gia thực sự để tối giản những tính năng đó hoặc dùng 1 phương pháp thay thế để cắt giảm chi phí, công sức đi rất nhiều để cho ra đời 1 website hiệu quả.

Bước 2: Tìm, chọn và mua tên miền

Tên miền là gì?

Bạn có thể hiểu 1 cách đơn giản nhất tên miền là địa chỉ website (như 1 địa chỉ nhà nơi mà người khác có thể tìm thấy bạn trên internet). Phải có tên miền thì khách truy cập mới có thể vào được website của bạn. Tên miền càng ấn tượng và dễ nhớ thì càng có hiệu quả cao; nếu có thể tối ưu cho các công cụ tìm kiếm (SEO) thì có thứ hạng cao trên trang kết quả tra cứu và thu hút nhiều lượt truy cập hơn.

Vào giai đoạn của nhiều năm trước đây, việc sở hữu 1 website và 1 tên miền là 1 điều gì đó cực kỳ khác biệt và nhiều người cảm giác có phần khó khăn. Nhưng hiện nay việc sở hữu 1 tên miền để tạo trang web cực kỳ đơn giản. Một ví dụ nhỏ là, chúng tôi tặng miễn phí tên miền cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ thiết kế web trọn gói tại Mona.

Mọi thứ bạn cần về chọn tên miền và đăng ký tên miền đều được Mona chia sẻ tại bài viết hướng dẫn mua tên miền.

Bước 3: Mua Web hosting / VPS

Hosting là gì?

Website được vận hành bởi mới phần cứng kỹ thuật được gọi là máy chủ hosting. Máy chủ này duy trì các hoạt động của website, lưu trữ dữ liệu và xử lý mọi yêu cầu truy cập từ người dùng. Quy mô website càng lớn thì công suất máy chủ hosting cũng càng cao mới có thể đáp ứng được.

Lý do của việc này là bởi khoảng cách địa lý giữa máy chủ hosting và khách truy cập càng ngắn thì tốc độ tải trang sẽ nhanh hơn và trải nghiệm người dùng sẽ tốt hơn.

Chọn loại hosting phù hợp để tạo trang web

Việc chọn loại Hosting ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng sau này của website và bạn cần phải có 1 số thông tin nhất định về nó để chọn lựa phù hợp với mục đích. Nếu bạn cảm thấy mơ hồ và cần trợ giúp thì chúng tôi ở ngay đây để hỗ trợ bạn tận tình chỉ với 1 cuộc điện thoại đến 1900 636 648 hoặc để lại thông tin bên dưới chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay với bạn trong vài phút.

1/ Shared Hosting:

Là dạng hosting cực kỳ thích hợp với những website nhỏ, có lượng người truy cập ít cụ thể như: những website giới thiệu, blog cá nhân và những website dịch vụ ít người truy cập. Đây là 1 giải pháp tối ưu cho các cá nhân doanh ngiệp nhỏ với những ưu điểm:

Hỗ trợ nhiều nền tảng, CMS khác nhau

Tạo subdomain dễ dàng, miễn phí

Tạo hộp thư Email với tên miền doanh nghiệp miễn phí

Khả năng sao lưu dự phòng để khôi phục dữ liệu khi cần

Có thể quản lý nhiều website trên cùng 1 Hosting

2/ Cloud Housting:

Được hoạt động trên hệ thống điện toán đám mây ( Cloud Computing) tạo ra tốc độ truy xuất nhanh gấp nhiều lần so với Hosting thông thường. Thích hợp với website lớn, đăng tải nhiều thông tin hoặc muốn tiếp nhận số lượng lớn người dùng trong cùng 1 thời điểm. Ưu điểm nổi trội của loại hosting này là:

Mọi cấu hình và tính năng giống Shared Hosting

Mức độ ổn định x3 lần so với Hosting thông thường

Mức độ bảo mật cực cao

Có thể dùng để phát triển, lưu trữ cả 1 hệ thống website lớn

3/ VPS Hosting

Là sự kết hợp của Shared Hosting và Dedicated Hosting. Bạn vừa có thể chia sẻ tài nguyên, server của mình cho người khác mà bạn vẫn giữ được phần riêng cho máy chủ của bạn – và phần này là dành riêng cho bạn mà không sợ bị truy cập bởi những người cùng trong Server như Shared Hosting.

Hosting này cũng rất thích hợp với các đơn vị vừa và nhỏ muốn sử dụng Hosting tốc độ cao nhưng tiết kiệm chi phí.

Ưu điểm nổi trọ của VPS Hosting:

Chi phí ít tốn kém hơn so với các loại Hosting khác

Dễ dàng mở rộng và phát triển quy mô của VPS khi số lượng người dùng truy cập website tăng lên

Nếu bạn cần mua Hosting các loại và VPS thì có thể tham khảo qua về dịch vụ Web Hosting trọn gói tại Mona Media

Bước 4: Chọn cách thức – công nghệ để tạo lập 1 website như ý

1/ Tạo trang web thông qua dịch vụ

Đây là sự chọn lựa của hơn 90% những cá nhân, doanh nghiệp muốn sở hữu một website. Vì việc tự tạo 1 trang web không hề đơn giản đối với những người không chuyên về lập trình và cần 1 website với cấu trúc, chức năng cũng như sự chuyên nghiệp mà chỉ những lập trình viên lâu năm mới có thể làm được.

Hiện nay trên thị trường có không ít đơn vị làm website nhưng không phải tất cả họ đều là lập trình viên hoặc có đội ngũ lập trình viên riêng. Vì hiện tại để làm tạo 1 website với trình kéo thả và 1 chút kiến thức lập trình cơ bản là bạn đã có 1 trang web. Tuy vậy về mặt công nghệ và sự chuyên nghiệp cũng như các yếu tố đảm bảo để website hiệu quả cao lại gần như thiếu rất nhiều, bao gồm:

Chuẩn di động với công nghệ Responsive,

Chuẩn SEO từ cấu trúc HTML tới các yếu tố SEO

Khả năng chuẩn UX đáp ứng nhu cầu của người dùng

Đặc biệt là tính năng hoạt động trơn chu, hiệu quả để đáp ứng khách hàng cũng như nhu cầu quản trị.

Đi kèm với đó là Design thiết kế giao diện cần sự hỗ trợ của nhiều con mắt thẩm mỹ cao.

Ngoài những tiêu chí về website hiệu quả kể trên, Mona Media còn:

Hỗ trợ Domain, Hosting miễn phí 1 năm.

Hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí

Tặng kèm Logo nếu bạn chưa có.

Cam kết hỗ trợ mãi mãi khi bạn đã là khách hàng của chúng tôi.

Chúng tôi đa dạng nền tảng và ngôn ngữ lập trình để đáp ứng mong muốn, nhu cầu của bạn (HTML, CSS, .Net, C#, PHP, JavaScript,….)

Tự tạo website với CMS WordPress

Tạo website với CMS là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. CMS (content management system – hệ thống quản lý nội dung) có thể hỗ trợ quá trình xây dựng website một cách nhanh chóng và dễ dàng. Với CMS, người dùng không có nhiều kiến thức về lập trình hay Internet vẫn có thể tạo nên một trang web hoàn chỉnh, như ý sau một vài thao tác.

Hiện nay có rất nhiều CMS khác nhau như WordPress, Joomla … trong đó WordPress là CMS phổ biến nhất, có hỗ trợ tiếng Việt đầy đủ và có quá trình sử dụng rất dễ hiểu, dễ làm. Bất kỳ ai kể cả những người không rành công nghệ và Internet vẫn có thể tạo ra một website hoàn chỉnh, như ý sau một vài thao tác.

Phần này của bài viết sẽ hướng dẫn cách tạo website bằng CMS WordPress nhưng bạn vẫn có thể làm tương tự đối với những CMS khác.

Bước 2: Chọn plugin cho website

Sử dụng plugin sẽ tiết kiệm cho bạn một khoảng thời gian và công sức không nhỏ để phát triển, lập trình các tính năng mong muốn. Có những tính năng đôi khi mất cả tháng trời để

Nhưng cũng có những plugin có chức năng mạnh mẽ như cung cấp hệ thống bảo mật toàn diện (bảo mật đường dẫn, bảo mật SSL, chống brute force, plugin quản lý hệ thống, quản lý mạng xã hội, v.v…

Hãy chọn những plugin cung cấp tính năng cần thiết nhất cho website của bạn, những tính năng để trang có thể hoạt động trơn tru và hiệu quả.

Bước 3: Cung cấp nội dung khởi tạo website

Bước cuối cùng trong quá trình tạo website là tạo nội dung cho nó. Không có nội dung thì website không thể đi vào hoạt động được. Nội dung của website được thể hiện ở rất nhiều nơi: ở trang chủ, trang thông tin sản phẩm/dịch vụ, trang giới thiệu (about us)… và trang blog.

Blog là phương pháp cập nhật nội dung để giữ sự kết nối với khách truy cập cũng như là triển khai việc marketing nội dung (content marketing). Hiện có rất nhiều doanh nghiệp, thương hiệu bổ sung và chăm chút kỹ lưỡng phần nội dung blog của website mình vì đó là chiến lược tiếp thị và định vị thương hiệu vô cùng hiệu quả.

Sau khi cập nhật nội dung, bạn đã hoàn tất quá trình tạo trang web và có thể đưa ngay vào hoạt động để các công cụ tìm kiếm quét và ghi nhận trang của bạn.

Thiết kế website với công cụ tạo trang web

Ngoài CMS, bạn cũng có thể chọn cách sử dụng các công cụ tạo website tiện lợi. Các công cụ này có thể giúp bạn xử lý tất cả các công đoạn trong quá trình tạo trang web chứ không chỉ là thiết kế và tạo nội dung.

Ví dụ, công cụ tạo website của Wix cho phép bạn đăng ký tên miền và mua máy chủ hosting ngay trên nền tảng của họ. Bạn sẽ không cần phải chuẩn bị trước tên miền/hosting trước khi bắt đầu tạo website, cũng như bớt đi các thủ tục kết nối tên miền với hosting lại với nhau và gán vào website.

Các công cụ tạo website tiện lợi sử dụng AI (trí thông minh nhân tạo) để hỗ trợ bạn từ A tới Z. Bạn chỉ cần đăng ký tài khoản, chọn gói dịch vụ và làm theo hướng dẫn thì có thể tạo được một trang web đẹp mắt, ưng ý và phù hợp xu hướng.

Tự code trang web

Ngoài CMS và các công cụ tạo website bằng AI, còn một cách tạo trang web khác chính là code tay. Phương án này không phải là lựa chọn phổ biến bởi nó đòi hỏi kiến thức về lập trình và thiết kế website.

Tuy nhiên, đây là cách thức tạo trang web thủ công và truyền thống nhất. Bạn sẽ có thể hiểu được cách một website được tạo ra và hoạt động, có thể khám phá từng ngóc ngách, khả năng của lập trình, thiết kế web, cũng như có thể tự mình sửa các lỗi để website hoạt động như ý. Những có ai niềm đam mê với thiết kế web có thể tạo website bằng các code tay này.

Bước 5: Kế hoạch phát triển sao khi tạo trang web

Phát triển nội dung cho website

Một website không chỉ dừng lại ở trang chủ giới thiệu mà phải có rất nhiều yếu tố khác để bạn có thể tiếp cận, thuyết phục khách hàng của mình.

Điều đầu trước khi tạo Layout cho website, bạn cần có 1 cái Sitemaps (đây không phải là sitemaps trong SEO, đây là Sitemaps về tất cẩ những trang/ page mà bạn muốn có trên website của mình),

Một ví nhụ nhỏ để bạn có thể liên tưởng về 1 sitemasp trước khi tạo website bao gồm:

Trang chủ (home)

Trang giới thiệu

Trang Porfolio – dự án

Trang liên hệ

Trang product (cho các trang sản phẩm / dịch vụ nhỏ hơn)

Trang Post Single (cho các trang bài viết chi tiết)

Trang báo giá hoặc tương tự, nơi mà khách hàng có thể gửi yêu cầu cho bạn

Và còn nhiều những trang khác tùy thuộc lĩnh vực khác nhau

Phát triển website với Marketing Online

Việc xây dựng website để giới thiệu doanh nghiệp là hoàn toàn đúng nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì bạn đã bỏ lỡ gần như 90% những điều cần khai khác ở 1 website và lãng phí đi số tiền của bạn. Tùy thuộc vào lĩnh vực khác nhau thì bạn có thể áp dụng các hình thức Marketing Online cho website của mình bao gồm (SEO, Google Ads và tích hợp chuyển đổi từ Facebook Ads sang Website,…)

Nếu bạn cần tìm hiểu về SEO hoặc dịch vụ SEO bạn có thể tham khảo bài viết

Về Goodgle Ads thì có 1 bài viết khá hay và chi tiết bạn có thể tham khảo tại:

Nếu bạn là website bán hàng hoặc thương mại điện tử bạn buộc lòng phải khai báo website với Bộ Công Thương, – việc đăng ký này là hoàn toàn miễn phí, tuy vậy công tác giấy tờ và thủ tục cũng khá là rối ren và phức tạp, nếu làm không đúng bạn sẽ không xác minh được. Nếu gặp khó khăn quá lớn bạn có thể tham khảo dịch vụ đăng ký website với bộ công thương này.

Công cụ hỗ trợ phân tích Website sau khi tạo trang web

Một số công cụ từ Google hỗ trợ bạn phân tích các hiệu quả của những chiến dịch cũng như đo lường được hành vi của người dùng

Google Analytics

Google Analytics là 1 công cụ hàng đầu trong phân tích traffic, số lượng người dùng truy cập vào website cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng trên website của bạn, thật sự là rất nhiều tính năng mà hiện nay ngay cả những Marketer hàng đầu cũng chưa phân tích được hết, nhưng có những yếu tố chính mà những người làm Marketing Online có thể theo dõi và cải thiện tình trạng website.

Đây là 1 phần mềm hoàn toàn miễn phí từ “chính chủ” Google và bạn có thể hiểu là Google hỗ trợ phân tích toàn diện website của bạn chỉ với 1 con bot.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về công cụ này tại bài viết Google Analytics là gì và cách sử dụng?

Google Search Console

Lời khuyên cuối khi tạo website

Hiện nay, việc tạo một website rất dễ dàng nhờ vào sự trợ giúp của công cụ và cộng đồng. Bạn sẽ chỉ mất vài bước ngắn ngủi là có ngay một trang web với giao diện bắt mắt, hợp thời và phù hợp. Việc bổ sung nội dung có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn, nhưng cũng không phải là vấn đề quá lớn.

Tuy nhiên, để website của bạn không chỉ “hoạt động được” mà còn “hoạt động hiệu quả”, có thể toát lên cá tính và định vị thương hiệu của bạn, và có thể bạn phải cần một chuyên gia. Đó là một đội ngũ thiết kế website chuyên nghiệp, những người có chuyên môn lẫn kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển một website thương hiệu hàng đầu.

Bạn có thể liên hệ với Mona Media để tạo website theo thông tin:

Địa chỉ: 373/226 Lý Thường Kiệt, Phường 8, Quận Tân Bình, TPHCM

Hotline: 1900 636 648

Email: [email protected] hoặc [email protected]

Skype: demonhunterp

Hướng Dẫn Tạo Favicon Cho Website

Favicon là gì?

Favicon (viết tắt của cụm từ Favorite Icon) là một hình ảnh thu nhỏ trước tiêu đề của website. Khi mọi người truy cập vào các website thì biểu tượng này sẽ xuất hiện và đây xem là hình ảnh đại diện cho website đó. Đây cũng là 1 dạng thức để tạo sự riêng biệt, điểm nổi bật của 1 tổ chức khi thiết kế website doanh nghiệp, giới thiệu công ty của mình.

Dùng để phân biệt các trang mạng với nhau khi mà người dùng xem nhiều website khác nhau thì khi nhìn vào biểu tượng này sẽ biết được các website mà họ đang xem là gì, tránh nhầm lẫn.

Ngoài ra tạo favicon còn là một trong những yếu giúp google đánh giá cho website đó có tốt hay không. Nếu website bạn chưa có Favicon thì bạn nên bổ sung ngay lập tức vì google sẽ đánh giá cao những trang website có Favicon và đánh giá thấp những trang không có favicon. Là một yếu tố đánh giá SEO của SEOquake.

Nếu web bạn có favicon nó cũng có tác dụng truyền thông quảng bá cho thương hiệu của bạn khi bạn phát triển nhiều website cùng Favicon. Có thể nói favicon cũng giống như một logo thu nhỏ giúp người dùng nhận ra thương hiệu của bạn giữa một rừng website khác.

Kích thước Favicon – Cách tạo Favicon cho website đơn giản

Kích thước chuẩn của Favicon trên website là 16×16 và đơn vị đo là pixel, bạn hoàn toàn có thể cho kích thước lớn hơn hoặc bé hơn như 32×32, 48×48 hoặc 64×64…

Favicon có hỗ trợ file phần mở rộng .ico, một số trình duyệt hỗ trợ các định dạng ảnh thông thường phổ biến như: gif, jpg, png… Tuy nhiên chúng ta nên sử dụng định dạng .ico cho favicon sẽ tốt hơn. Có rất nhiều cách tạo ra file Favicon, sau đây là những cách đơn giản và tối ưu nhất để tạo Favicon theo ý muốn:

Tạo Favicon bằng phần mềm

Bạn có thể sử dụng nhiều phần mềm khác như như Photoshop, Corel Draw, Gimp,… hoặc với Paint “thần thánh” trên Windows. Trong phần này mình sẽ giới thiệu đến các bạn cách tạo Favicon bằng phần mềm Photoshop. Bạn chỉ cần mở photoshop lên và tạo một file theo ý thích. Sau đó lưu lại với tên bất kỳ với kích thước tối thiểu là 512x512px. Nếu muốn trong suốt thì lưu với định dạng gif hoặc png.

Tạo Favicon trực tuyến

Nếu không có khả năng design, bạn có thể sử dụng một vài website hỗ trợ tạo Favicon trực tuyến. Trong bài viết này mình muốn giới thiệu với các bạn website chúng tôi Khi truy cập vào website này, bạn sẽ thấy giao diện khá đơn giản, và bạn có thể ngay tức khắc thiết kế Favicon với các ý tưởng đã có trong đầu.

Các bạn có thể lựa chọn màu sắc tùy thích, muốn xóa cứ chọn công cụ transparent, sau đó kéo xuống dưới và chọn Download Favicon là bạn đã có ngay một file Favicon để upload lên website rồi. Thật đơn giản phải không nào!

Nhúng Favicon vào trong website

Favicon tuy nhỏ nhưng có võ, giúp nhận diện thương hiệu của bạn trong hàng trăm ngàn website khác. Nếu các bạn muốn thiết kế website đẹp thì vấn đề về bộ nhận dạng thương hiệu các bạn phải đặt nó quan trọng vì đây là một yếu tốt mà Google nhìn vào đầu tiên hoặc bạn có quá nhiều website như công ty Mona Website như chúng tôi chúng tôi websitenhahang.vn,… thì chỉ với cách làm đơn giản là thêm favicon vào website sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận diện được đây là web của công ty Mona.

Favicon là một trong các bước thiết kế website chuẩn SEO, vì vậy khi bạn nhờ những dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp bạn sẽ được thiết kế logo và Favicon một cách đoàn hoàn và đẹp đẽ mang trong mình thương hiệu của website, nhưng ngược lại nếu bạn sử dụng những dịch vụ thiết kế website giá rẻ thì họ chỉ có thể up những hình demo lên giúp bạn và việc của bạn là tự thiết kế và up lên sao này.