Cách Tạo Vps Google / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Rafs.edu.vn

Hướng Dẫn Cách Tạo Vps Trên Google Cloud

Cũng giống Amazon AWS, Google cung cấp cho chúng ta một hệ sinh thái ảo hóa rất đầy đủ, nó ảo hóa tất cả mọi thứ từ PC, Switch, Router, Firewall… VPS ( Cloud Computing) chỉ là một phần rất nhỏ trong hệ sinh thái này. Với tốc độ truyền dẫn internet ngày càng cao chỉ vài năm nữa thôi các bạn sẽ không còn nhìn thấy case máy tính nữa tất cả chúng ta sẽ làm việc trên “đám mây” chỉ bằng một cái màn hình và bàn phím.

Với kiến thức hạn hẹp, mình hy vọng dùng được 1% trong cái đống Google Cloud là tốt lắm rồi.Xu thế ảo hóa là tất yếu, hãy bắt đầu làm quen với ảo hóa ngay hôm nay bằng việc tạo cho mình một cái “máy tính” trên mây.

Như hướng dẫn trước, sau khi đăng ký Google Cloud bạn đã có $300 trong tài khoản dùng dần trong 12 tháng. Bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn “chi tiêu” số tiền này bằng cách tạo VPS Linux và Windows trên Google Cloud.

1. Tạo VPS Linux

Bạn được chuyển vào giao diện tùy chỉnh cấu hình VPS, một số thông số bạn cần quan tâm.

Name: hostname của VPS

Zone: bạn muốn tạo VPS ở EU, US, hay Asia tùy bạn. Việc chọn đặt VPS ở zone nào cũng ảnh hưởng đến số tiền bạn phải bỏ ra hàng tháng, VPS ở US là rẻ nhất.

Machine Type: chọn CPU, RAM cho VPS, với chi phí đắt đỏ ở trên cloud bạn chỉ cần để RAM 1GB là được rồi website mới chỉ cần thế là đủ dùng.

Boot disk: bạn chọn hệ điều hành cho VPS, demo mình dùng Ubuntu 16.10 và dùng ổ đĩa SSD dung lượng 15GB.

Firewall: bạn nên cấu hình tương lửa mở port HTTP và HTTPS cho VPS luôn, chọn Allow HTTP/HTTPS traffic.

Còn lại để mặc định hết. Với cấu hình này bạn sẽ mất khoảng 24/tháng gần hết $300, anh Gồ tính toán vừa khít mới ghê chứ.

Thông số chọn ok, bạn ấn nút Create.

Tạo VPS thành công bạn chỉ cần quan tâm đến External IP (IP Public), đây là IP được dùng để truy cập VPS từ Internet.

Vậy giờ làm thế nào để sử dụng VPS này đây, Google Cloud cung cấp cho chúng ta 2 cách thức để vào VPS

1.1 Truy cập VPS bằng Web Browser

Truy cập VPS thành công.

Giờ bạn có thể gõ lệnh cài đặt cấu hình VPS được rồi.

Đấy là cách thứ nhất, cách này bất tiện ở chỗ bạn phải đăng nhập vào Google Cloud Platform mới truy cập được VPS nên chúng ta có cách thứ hai.

1.2 Truy cập VPS bằng SSH Key

Muốn truy cập VPS trên của Google bạn phải tạo SSH Key cho VPS.

Tài liệu nên tham khảo

Đầu tiên chúng ta cần tạo SSH Key bằng Puttygen trước.

Gen xong SSH Key trong Key Comment bạn thêm vào nội dung như sau.

Key: đây là Public Key bạn phải copy chuỗi mã hóa này tí nữa cho lên Google Cloud.

Key Comment: trong đó thuynh240785 là user truy cập VPS, google dùng luôn địa chỉ mail làm user, phần còn lại sau chữ @ là External IP của VPS.

Key passphrase: bạn có thể tạo để cho bảo mật hơn, trong demo mình không tạo passphrase.

Sau đó lưu lại Private Key bằng cách ấn nút Save private key để dùng cho Putty, trong demo mình lưu thành file tên là test.ppk.

Save lại, xong công đoạn thêm key trên google.

Quay trở lại PC bạn mở Putty lên, nhập thông số cấu hình như hình dưới.

Hostname or ip address: là External IP của VPS.

Vào Auth chọn Private key test.ppk vừa tạo xong, ấn nút Open tạo kết nối SSH.

Màn hình đen xì hiện ra nhập username vào là xong, kết quả.

Đăng nhậpvào VPS rồi, bạn có thể tạo mật khẩu cho username thuynh240785 cho nó “se cu” nếu muốn, lệnh

sudo passwd thuynh240785

Có chú ý quan trọng

VPS ở trên Google Cloud hay Amazone AWS bạn không dùng được tài khoản root, khi thực hiện lệnh bạn phải thêm chữ sudo đằng trước mỗi câu lệnh.

Xong phần tạo VPS Linux giờ chuyển sang Windows, phần này những bạn kiếm tiền youtube hay chạy tool rất khoái.

2. Tạo VPS Window

Cũng như tạo VPS Linux, chỉ khác ở đây bạn hệ điều hành Window và cấu hình VPS Window của Google bắt buộc dung lượng ổ SSD nhỏ nhất là 50GB còn RAM bạn nên để là 3.75GB

Trong demo mình dùng hệ điều hành Windows Server 2008.

Tạo VPS Window sẽ lâu hơn Linux một chút, kết quả.

2.1 Tạo mật khẩu

Với VPS Window bạn phải tạo mật khẩu trước khi sủ dụng VPS.

Mật khẩu ngẫu nhiên được sinh ra, bạn lưu lại.

2.2 Truy cập VPS bằng Remote Desktop

Nhập mật khẩu bạn được kết quả như bên dưới.

Giờ bạn hãy tận hưởng VPS Windows chất lượng của Google đi, muốn cài cắm gì hay chơi MMO cũng được, Còn mình xong việc rồi.

Cảm nhận của mình khi dùng VPS của Google, duy nhất một từ “sướng” đặc biệt là Window rất mượt nếu có điều kiện kinh tế bạn nên dùng VPS của thằng này rất đáng đồng tiền. Google mà giảm giá đi chút nữa có phải ngon không, ai hoàn cảnh như mình thì cứ chiến mấy em trên Vultr, Linode hay DigitalOcean thôi ^^.

Bạn nào muốn tạo Web Server trên VPS của Google có thể xem các bài hướng dẫn cài LEMP, LAMP trên site của mình hoặc đợi bài viết sắp tới.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Vps Google Cho Người Mới Bắt Đầu

vps google

     Cách tạo VPS trên google Cloud hiện tại đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía người dùng. Bởi vì Google là một hệ sinh thái ảo hóa lớn mạnh giống như Amazon đang ngày càng phát triển và mở rộng theo từng ngày.

Thông tin cơ bản về VPS google

1/ VPS là gì?

     VPS (Virtual Private Server) là dạng máy chủ ảo được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu đó.

     Mỗi VPS là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có một phần CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ IP riêng và hệ điều hành riêng, người dùng có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào.

VPS Google – Lựa chọn tuyệt vời cho doanh nghiệp

     Compute Engine sẽ cạnh tranh với dịch vụ EMC2/Web Service của Amazon, Azure của Microsoft, Rackspace, GoDaddy cũng như những cái tên khác trong lĩnh vực đám mây.

     Google cho biết thêm Server Compute Engine hỗ trợ tất cả bản distro Linux, bao gồm Red Hat Enterprise, FreeBSD, Debian, Centos với kernel,…Mỗi máy chủ ảo như thế có thể được cung cấp đến 16 nhân xử lí và 104GB RAM, ngoài ra còn có những “gói” khác rẻ hơn với CPU 1, 2, 4, 8 nhân và dung lượng RAM ít hơn. Không gian lưu trữ tối đa của mỗi máy là 10TB.

     Compute Engine cũng đi kèm App Engine cho phép các nhà phát triển xây dựng phần mềm trực tuyến mà không phải lo lắng về việc quản lí server. Ngoài ra, Google cũng giới thiệu tính năng “Transparent maintenance” cho Compute Engine.

     Nó sẽ cho phép Google bảo trì cơ sở hạ tầng (phần cứng lẫn phần mềm hay hệ thống mạng) mà không phải ngừng hoạt động các máy ảo của người dùng.

     Điều đó giúp cho hệ thống hoạt động ổn định và giảm đến mức thấp nhất thời gian “chết”. Trong trường hợp có hỏng hóc xảy ra, máy ảo sẽ tự khởi động lại và chạy lên trong chỉ vài phút.

2/ VPS google có thể làm gì?

     Ngày nay VPS google được sử dụng rất rộng rãi trong doanh nghiệp lẫn những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ. Nhưng thường thì VPS được sử dụng cho các nhu cầu sau:

– Máy chủ game (game server).

– Lưu trữ website đa dịch vụ (website bán hàng, website thương mại điện tử, các diễn đàn, các trang web có lượng truy cập lớn…)

– Phát triển platform.

– Máy chủ cho hệ thống email doanh nghiệp.

– Chạy các chương trình truyền thông trực tiếp.

– Tạo các môi trường ảo để lập trình, phân tích virus, nghiên cứu…

– Lưu trữ các dữ liệu: tài liệu, hình ảnh, video…

Hướng dẫn cách tạo VPS google miễn phí

1/ Đăng ký VPS Google miễn phí cần chuẩn bị những gì?

+ Tài khoản Google đang hoạt động bình thường + Thẻ VISA prepaid hoặc VISA debit (có sẵn trong tài khoản 2$ ~ 50.000đ + Đối với các bạn chưa có thẻ Visa thì có thể ra các chi nhánh ngân hành gần nhất để đăng ký tạo thể. Hiện nay dịch vụ đăng ký thẻ Visa rất nhanh chóng và dễ dàng.

2/ Quy trình thực hiện

Bước 1: Đăng ký tài khoản Cloud Google miễn phí

     Truy cập vào website https://cloud.google.com/ bấm vào nút Try It Free      Đăng nhập bằng tài khoản Google (Gmail) của bạn

Bước 2: Chọn quốc gia

Bước 3: Chọn loại tài khoản, khai báo địa chỉ, hình thức thanh toán

     Chọn Account type là Individual, chọn Business sẽ bắt khai báo tên doanh nghiệp rất phức tạp

     Phần How you pay mặc định là Automatic. Sau khi hết miễn phí (hết 300$ hoặc sau 12 tháng) cần xóa máy ảo hoặc xóa thanh toán, không sẽ bị trừ tiền trong thẻ.

     Phần Payment method khai báo các thông tin sau: Số thẻ, Thời gian hết hạn thẻ, Tên chủ thẻ (Xem ở mặt trước thẻ VISA) và số bảo mật CVC (3 chữ số, xem ở mặt sau thẻ VISA).

     Bạn cần có sẵn trong thẻ 1-2$ tùy ngân hàng. Số tiền này sẽ bị trừ và hoàn lại cho bạn sau đó. Mục đích là để Google xác minh bạn là người thật, có khả năng thanh toán chứ không robot đăng ký tự động. Bấm vào Start my free trial.

Bước 4: Tạo máy ảo

Bước 5: Chọn cấu hình và HĐH cho máy ảo

     Phần Name để mặc định hoặc khai báo tên cho dễ nhớ. Phần Zone là chọn vị trí Datacenter chứa máy ảo. Nên chọn Asia (Truy cập nhanh) hoặc US (Giá rẻ, truy xuất chậm hơn).

     Phần Machine type là tùy chọn dung lượng RAM, số core CPU. Tùy theo nhu cầu mà chọn cho phù hợp. Bên tay phải sẽ có giá tiền bạn phải thanh toán theo tháng tùy theo RAM và CPU (Trừ vào 300$ miễn phí mà Google tặng bạn).

     Phần Boot Disk bạn chọn hệ điều hành và dung lượng ổ cứng. Có rất nhiều tùy chọn hệ điều hành từ Centos, Ubuntu (Linux) cho đến Windows Server.

Bước 6: Cài đặt username và password

+ Tìm mục External IP rồi copy lại địa chỉ IP của máy ảo

Bước 7: Remote vào máy ảo

+ Trên máy tính của bạn, bấm tổ hợp phím Window + R để mở trình Run + Nhập vào lệnh mstsc để mở Remote Desktop + Hưởng thụ thành quả của bạn

3/ Các điểm cần chú ý khi đăng ký VPS Google miễn phí

+ Thẻ VISA cần có sẵn 1-2$ để Google chứng thực thanh toán. + Tùy theo cấu hình bạn lựa chọn mỗi tháng Google sẽ trừ vào 300$ miễn phí. Cần theo dõi thường xuyên để tránh phát sinh phí sau khi dùng hết 300$ này. + Chỉ nên tạo 1 máy ảo. Tạo 2 máy ảo chi phí sẽ tăng gấp đôi và nhanh hết tiền. + Sau 12 tháng hoặc hết 300$ sẽ hết miễn phí cần xóa máy ảo, xóa thẻ khỏi tài khoản, tránh phát sinh khoản thanh toán (vào ô search gõ Billing). + Không nên gian dối, qua mặt Google. Có nhiều khả năng sẽ bị khóa tài khoản Google, dẫn đến mất Gmail, mất tài khoản Youtube, Adsense… + Không chạy các script tăng traffic, tool leech file, tool ddos

Lợi ích khi sử dụng VPS

1. Ổn định và đáng tin cậy hơn

     Shared web hosting có thể sẽ không còn nhận được sự tin cậy từ người dùng. Do sự tăng trưởng nhanh chóng trong phân khúc này, đã làm quá tải các máy chủ của các công ty lưu trữ web.

     Dẫn đến một tình huống là có hàng ngàn khách hàng hiện diện trên cùng một máy chủ web. Độ tin cậy của các nhà cung cấp dịch vụ đó đã phải được kiểm tra rất kỹ lưỡng trước khi đăng ký.

     Máy chủ chia sẻ lưu trữ theo cách này có thể ảnh hưởng đến thời gian. Và hiệu suất hoạt động của trang web. Hãy tưởng tượng rằng trang web của bạn được lưu trữ trên máy chủ. Nơi mà một trang web khác cũng đang trải qua thử nghiệm.

     Điều đó sẽ không ảnh hưởng đến trang web của bạn? Bạn cần phải tự hỏi những câu hỏi này ngay cả trước khi bạn quyết định lựa chọn.

2. Kiểm soát tốt hơn

     Khi bạn sử dụng vps hosting, bạn sẽ có được quyền truy cập root hoàn toàn vào máy chủ. Nếu bạn muốn cài đặt một gói phần mềm tùy chỉnh. Bạn có thể làm điều đó một cách dễ dàng trong môi trường ảo mà không cần sự hỗ trợ của nhà cung cấp hosting. Khi bạn có môi trường ảo, nó sẽ rất hữu ích.

3. Ít tốn kém

     Với việc sử dụng vps hosting, toàn bộ máy chủ chuyên dụng được chia thành nhiều môi trường điện toán hoàn chỉnh. Được sử dụng bởi các khách hàng khác nhau. Bằng cách này, cùng một máy chủ vật lý được nhiều người sử dụng.

     Mỗi VPS đều sở hữu các thông số RAM hoàn toàn tách biệt. Và bạn có thể sử dụng toàn bộ tài nguyên được cấp phát.

     Ví dụ : VPS bạn có 2GB RAM, 2 CPUs. Bạn sẽ hoàn toàn sử dụng hết các tài nguyên này. Mà không bị chia sẻ bởi các website khác. Vì mỗi VPS là một hệ thống máy chủ ảo độc lập dựa trên một máy chủ vật lý.

4. Khả năng mở rộng không phải là vấn đề

     Những trang web đã đạt được sự ổn định không gặp quá nhiều vấn đề về lượng truy cập của khách hàng. Khả năng mở rộng dường như không phải là vấn đề của họ. Nhưng đối với trang web chỉ mới được bắt đầu gần đây.

     Và sẽ phát triển nhanh chóng trong thời gian ngắn. Đối với tất cả các trang web như vậy. Khả năng và quy mô tài nguyên lưu trữ không có bất kỳ thời gian chế nào thoặc các vấn đề kỹ thuật nào là rất quan trọng.

     Trong vps hosting, trang web của bạn được lưu trữ trên một máy chủ ảo đã được phân bổ một số tài nguyên máy tính. Điều tuyệt vời về các vps là có thể được phân bổ nhiều tài nguyên nhanh hơn mà không gặp nhiều vấn đề.

✪ HIỆU QUẢ LAN TỎA NIỀM TIN ✪

CÔNG TY TNHH TM & DV CÔNG NGHỆ TLT 

Địa chỉ: Phòng 603, Tòa nhà GT, số 403 Nguyễn Thái Bình, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM

Email: tlt@tltvietnam.vn

SĐT: 0283.811.9797

Website: http://tltvietnam.vn/ 

Cách tạo VPS Google Cloud 2019

VPS free

Máy ảo Google Cloud

Google com clound

Nội Dung Liên Quan

Cài Đặt Windows Trên Vps Vultr

Với những bạn mong muốn sử dụng Windows VPS thì khi deploy ở Vultr có thể lựa chọn hệ điều hành Windows Server 2012, chỉ sau vài phút là server sẽ sẵn sàng sử dụng. Tuy nhiên hiện nay chi phí sử dụng khá đắt đỏ, rẻ nhất cũng là 20$/tháng cho VPS 2GB RAM.

Cách này hiệu quả và chi phí tiết kiệm hơn tới 50% so với việc sử dụng Windows 2012 có sẵn ở đây. Gói 1 CPU, 2 GB RAM chỉ có 10$/tháng mà thôi.

Trong bài viết hướng dẫn này, mình sẽ cài đặt bản Windows 7 Ultimate 64bit, các bạn có thể lựa chọn các phiên bản Windows khác đều được. Mình khuyên dùng Windows 7 với location Japan hoặc Singapore để có tốc độ remote tốt nhất, hạn chế giật lag.

Windows 7 đã cũ và không còn được Vultr hỗ trợ, bạn hãy chuyển sang dùng Windows 10 thay thế!

Sau khi cài xong Windows, các bạn phải chạy update ngay lập tức để vá toàn bộ lỗ hổng bảo mật đang có. Thao tác này là bắt buộc kẻo VPS bị hack.

Chỉ sử dụng file ISO được admin Học VPS chia sẻ, không dùng file ở nguồn khác kẻo bị cài ngầm thêm virus, malware vào file ISO.

Lấy link trong bài Tổng hợp Windows ISO cài trên Vultr

1. Chuẩn bị file ISO Windows 7

Hướng dẫn bên dưới để bạn tự chuẩn bị một bộ cài đặt Windows 7. Tốt nhất, bạn hãy sử dụng luôn direct link trong bài tổng hợp một số bộ cài đặt Windows. Có Windows 7, Windows Server 2008, Windows Server 2012 và Windows 10.

Chạy chương trình, chọn Folder2ISO

– Đầu tiên bạn hãy truy cập vào Vultr, rồi đăng nhập. Giao diện trang quản lý servers ở Vultr như sau:

– Khi nào bạn thấy Status là Available, kèm theo Size chuẩn thì hãy chuyển sang bước 3.

3. Tạo VPS với file ISO

Lưu ý:

Vultr có 3 loại server là: Compute Instance (tối ưu hiệu năng hoạt động, nên chọn), Storage Instance (dung lượng nhiều hơn, hiệu năng kém hơn), Dedicated Instance (tài nguyên lớn) ở phía trên cùng để bạn chọn khi Deploy. Tất cả đều cài được Windows.

Location: nên chọn những địa điểm gần VN như Los Angeles, Seattle, Silicon Valley (US) hoặc Tokyo (Japan).

Server Size: nên chọn server có 1024MB RAM trở lên

4. Cài đặt Windows

– Bạn đợi một lúc cho đến khi Status của VPS chuyển sang trạng thái Running, không còn thông báo chú ý màu vàng nào nữa trong trang quản lý Server Information thì nhấn View Console.

– Giao diện cài đặt Windows 7 quen thuộc hiện ra, bạn nhấn Next rồi Install now.

Nếu cài đặt Windows 10 bạn sẽ cần phải chờ khoảng chục phút để server load hết các file cần thiết, thời gian chờ lâu hơn so với Windows 7.

Sau khi cài đặt xong, bạn sẽ thấy giao diện Windows 7 quen thuộc hiện ra.

Bạn phải tắt Firewall thì mới kết nối Remote Desktop được.

– Đối với Windows 7, vào Windows Firewall trong Control Panel, chọn Turn Windows Firewall on or off, Turn off hết:

Lưu ý: Để kết nối đến VPS nhanh hơn, mượt hơn thì bạn nên điều chỉnh thêm vài thông số như sau

Kết nối đến VPS nhanh hay chậm, có lag hay không phụ thuộc rất lớn vào tốc độ mạng từ máy tính của bạn đến VPS. Để cải thiện hơn, trong Remote Desktop bạn chọn Display giảm xuống.

Phần Colors bạn chọn vào 16 bit là ổn nhất.

Cách Tạo Biểu Mẫu Google Form Trên Google Drive

Nếu công việc của bạn thường xuyên yêu cầu tạo bảng đánh giá, thăm dò ý kiến thì Google Form trực tuyến trên Google Drive sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực.

Bước 1:

Trước hết chúng ta sẽ đăng nhập vào tài khoản Google Drive cá nhân. Tại giao diện chính, nhấn chọn vào nút New rồi chọn tiếp Google From. Nếu không thấy Google Form thì nhấn chọn More để hiển thị thêm.

Bước 2:

Xuất hiện giao diện cửa sổ mới. Tại đây, bạn hãy nhập các thông tin cần thiết để tạo biểu mẫu khảo sát. Chúng ta nhập tiêu đề và mô tả cho biểu mẫu tại phần Untitled form và Form description.

Bước 3:

Bước 4:

Bước 5:

Ở phía dưới mỗi câu hỏi sẽ có các nút công cụ khác như Duplicate (nhân đôi câu hỏi), Delete (xóa), Require (bắt buộc cho câu hỏi cần trả lời),…

Bước 6:

Sau khi đã chỉnh sửa nội dung các câu hỏi cũng như các mục tùy chỉnh thêm cho câu hỏi, nhấn tiếp vào biểu tượng 2 chữ T ở thanh bên phải. Biểu tượng này sẽ thêm 1 tiêu đề mới cho biểu mẫu đang tạo.

Bước 7:

Tiếp đến, khi nhấn vào biểu tượng hình ảnh ở thanh ngang, chúng ta có thể chèn thêm hình ảnh vào phần đầu của biểu mẫu.

Google Form hỗ trợ người dùng tải ảnh từ máy tính, chụp ảnh, sử dụng ảnh trực tuyến bằng link URL, ảnh trong album trên tài khoản Google, ảnh có trên Google Drive, hoặc tìm kiếm hình ảnh trên Google.

Bước 8:

Nếu muốn chèn video vào form biểu mẫu trên Google Drive, nhấn biểu tượng video ở thanh dọc bên phải. Bạn chỉ có thể sử dụng video trên Youtube để chèn vào nội dung.

Bước 9:

Trong trường hợp form có nhiều thành phấn nhóm câu hỏi, chúng ta có thể sử dụng tính năng chia phần. Nhần vào biểu tượng 2 hình chữ nhật ở cuối thanh dọc bên phải.

Bước 10:

Như vậy bạn đã hoàn thành xong phần thiết lập câu hỏi cho biểu mẫu. Chúng ta chuyển sang bước trang chí cho biểu mẫu. Nhấn biểu tượng màu bên trên để chọn lựa màu cho biểu mẫu. Hoặc bạn cũng có thể thay thế bằng ảnh có sẵn khi nhấn vào biểu tượng hình ảnh.

Bước 11:

Khi nhấn vào biểu tượng bánh răng cưa sẽ xuất hiện giao diện Settings cho biểu mẫu. Nhấn Save để lưu lại các thay đổi nếu bạn có chỉnh sửa.

Nhấn tiếp vào biểu tượng 3 dấu gạch ngang để thêm một số tùy chọn khác cho biểu mẫu.

Bước 12:

Để gửi biểu mẫu sau khi đã chỉnh sửa và thiết lập xong, chúng ta nhấn nút Send ở bên trên. Sau đó điền các thông tin trong giao diện Send Form.

Bước 13:

Nếu muốn gửi nhanh biểu mẫu qua Facebook, Zalo,… người dùng có thể sử dụng link URL mà Google đã tạo cho biểu mẫu. Nhấn biểu tượng mắt để xem trước biểu mẫu.

Ngay sau đó, bạn sẽ được chuyển sang giao diện biểu mẫu Google Form hoàn chỉnh, với link gửi trực tiếp.

Bước 14:

Để xem được danh sách câu trả lời, chúng ta nhấp vào tab Responses trong giao diện.

Bước 15:

Bước 16:

Trong trường hợp chúng ta muốn ngừng nhận câu trả lời và đóng form biểu mẫu, trong giao diện bảng khảo sát, gạt thanh ngang sang bên trái tại Accpeting resoinses để tắt nhận câu trả lời.

Như vậy sẽ không ai có thể nhập câu trả lời vào trong biểu mẫu được nữa.