Cách Tạo Usb Boot Legacy / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Rafs.edu.vn

Hướng Dẫn Cài Win 10 Chuẩn Legacy – Tạo Usb Boot Legacy

Hầu hết các cấu hình máy tính hiện tại đều hỗ trợ cả hai tùy chọn đó là Legacy BIOS và UEFI. Tuy nhiên, nếu ổ đĩa của bạn cài đặt Windows 10 với kiểu phân vùng MBR (Master Boot Record), bạn sẽ không thể khởi động và cài đặt nó trong chế độ khởi động UEFI.

Và cho dù là vì lý do gì thì việc cài Win 10 chuẩn Legacy là điều cần thiết. Vậy nên hãy xem một số bước hướng dẫn cài Win 10 sau đây.

Cách cài Win 10 chuẩn Legacy

Ở phần này, chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn phương pháp cài Win 10 bằng Rufus

Rufus là một công cụ được sử dụng rất nhiều để tạo USB boot.

Giao diện của Rufus đơn giản, dễ dàng sử dụng và hỗ trợ nhiều hệ điều hành.

Lưu ý

Một usb có dung lượng khoảng 4GB trở lên

Một bộ cài Win 10 ISO 32bit hoặc 64bit mà bạn muốn cài.

Và 1 công cụ Rufus giúp tạo usb boot : Các bạn có thể truy cập Rufus tại link : https://rufus.ie/

Với Rufus, sau khi truy cập vào link sẽ có một số mục cần bạn quan tâm như sau:

Nếu cài đặt win 10 chuẩn Legacy thì bạn cũng cần chỉnh lại một vài tuỳ chọn cụ thể như :

Partition scheme: MBR

Target system: BIOS (or UEFI-CSM)

File system: NTFS

1. Ở mục Device: Chọn ổ đĩa USB mà bạn muốn tạo file cài win 10.

2. Nhấn vào nút SELECT và chọn đến tệp tin ISO trên máy tính của bạn.

3. Image Option: Bạn sẽ có 2 lựa chọn

Windows To Go để tạo luôn bản Win bên trong USB

Standard Windows Installation để tạo bộ cài Win 10, giúp cài lên máy tính khác.

4. Partition scheme: MBR hoặc GPT. Chọn MBR để tải win 10 cho chuẩn Legacy.

5. Target system: Mục này sẽ gồm có nhiều lựa chọn:

BIOS or UEFI

BIOS (or UEFI-CSM)

UEFI (non CMS).

Tùy chọn này tùy thuộc vào tùy chọn Partition scheme.

6. Volume label: Đây là mục để đặt tên cho USB Boot, bạn có thể thay đổi nếu muốn hoặc để mặc định cũng được.

7. File system: Tùy chọn này rất quan trọng, nó quyết định khả năng khởi động ở chuẩn UEFI hay Legacy. Để hỗ trợ Legacy, bạn cần chọn MBR thay vì GPT.

8. Cuối cùng là nhấn vào nút START để bắt đầu tạo.

Mẹo nhỏ:

Trong quá trình cài đặt, Nếu bạn gặp thông báo lỗi (như câu dưới), có nghĩa rằng tệp tin ISO có chứa tệp tin có kích thước lớn hơn 4GB. Trong trường hợp này, chọn NTFS thay vì FAT32, Rufus sẽ tạo thêm một phân vùng FAT32 thứ hai để hỗ trợ khởi động UEFI.

This ISO image contains a file larger than 4GB, which is more than the maximum size allowed for a FAT or FAT32 file system.

Đánh giá bài viết

Hướng Dẫn Tạo Usb Boot Bằng Hkboot Chuẩn Uefi Và Legacy

Ngoài ra, tại chúng tôi cũng đã có một số bài viết hướng dẫn tạo USB Boot chuẩn UEFI và Legacy bằng:

Tương tự như các công cụ trên, HKBoot cũng là một sản phẩm giúp tạo USB Boot cứu hộ máy tính của tác giả Hoàng Khiển. Nó cũng sẽ là một môi trường Mini Windows (hay WinPE) được tác giả tích hợp một số công cụ hỗ trợ cài đặt Windows, kiểm tra máy tính, khác phục sự cố,…

Ở bài viết này, bạn sẽ được hướng dẫn tạo USB Boot bằng HKBoot chuẩn UEFI và Legacy. Áp dụng tương tự cho ổ cứng rời hay thẻ nhớ.

Phiên bản HKBoot mới nhất ở thời điểm viết bài này là HKBoot 2023. Mình sẽ cập nhật bài viết khi tác giả ra mắt phiên bản mới hơn.

Những công cụ trong HKBoot 2023

Một số phần mềm, công cụ tiện ích được tác giả tích hợp trong HKBoot 2023 – Windows Live USB bao gồm:

Nhóm công cụ quản lý phân vùng – Parition Tools:

Active KillDisk

AOMEI Partition Assistant

Eassos PartitionGuru Pro

MiniTool Partition Wizard,..

Công cụ khôi phục dữ liệu – Recovery Tools:

Active File Recovery

Active File Partition

OneKey Ghost

MiniTool Power Data Recovery

TeraByte Image,..

Công cụ kiểm tra – System Tools:

Dĩ nhiên sẽ không thề thiếu nhiều phần mềm tiện ích Office, Internet, Anti-virus,.. Bạn có thể tự khám phá sau khi tạo USB Boot bằng HKBoot chuẩn UEFI – Legacy.

Download HKBoot

Bạn có thể tải về bộ công cụ HKBoot (file iso) trực tiếp từ blog chúng tôi của tác giả. Hoặc tải về qua link dự phòng đã up lại của mình ở đây:

Mã kiểm tra tính toàn vẹn file:

MD5: a107fb2a284d65d1066a15283a3e26a5

SHA-1: ec967528ae424f0f64c2b1388594fbe2ca395993

SHA-256: 62dc951999cb50cd7ab7323a953e8f99425518f6cb316bb978586bc060477b02

Tạo USB Boot bằng HKBoot chuẩn UEFI – Legacy

Sau khi tải về đây đủ phần mềm Rufus và file ISO HKBoot theo các liên kết phía trên. Bạn hãy tiến hành khởi chạy Rufus. Phiên bản Rufus mới nhất hiện tại giao diện chính có thể như hình.

Tiếp theo, tại các mục:

Device: chọn đúng USB cần tạo Boot với HKBoot

Boot selection: chọn Disk or ISO image

Select: chọn đến file ISO HKBoot mà bạn đã tải về phía trên.

Partition scheme: chọn MBR.

Target system: BIOS (or UEFI-CSM).

Volume label: Đặt tên tùy ý cho USB

File system: NTFS.

Cluster bytes: mặc định

Bây giờ hãy chờ đợi một tẹo đến khi tiến trình chạy full và xuất hiện chữ Ready là bạn đã tạo Boot với HKBoot thành công.

Bạn có thể kiểm tra đã tạo USB Boot bằng HKBoot chuẩn UEFI và Legacy thành công hay chưa bằng công cụ QemuBootTester. Mà không cần phải khởi động lại máy tính để tiết kiệm thời gian.

Chi tiết cách sử dụng QemuBootTester bạn có thể tham khảo như hướng dẫn trong bài viết Hiren’s BootCD PE này. Vì hiện tại công cụ kiểm tra Boot của chính tác giả đã không còn link download.

Cách khởi động vào HKBoot

Cũng như bao bản Mini Windows khác, bạn cần xem phím tắt vào Boot option của hãng Laptop hay mainboard đang sử dụng.

Khởi động lại máy tính và ấn nhanh liên tục phím vào Boot option để chọn khởi động từ USB. Chi tiết hơn bạn có thể xem lại bài “Tạo USB Boot chuẩn UEFI và Legacy bằng DLC Boot” mà mình đã đề cập ở đầu bài viết này.

Gợi ý:

Lời kết:

Nếu không dùng Hiren’s BootCD PE hay DLC Boot thì HKBoot là một lựa chọn khác dành cho bạn. Khi muốn tạo USB Boot bằng HKBoot chuẩn UEFI và Legacy sử dụng cứu hộ máy tính.

Cám ơn tác giả Hoàng Kiển đã tạo ra sản phẩm hữu ích này.

Chia sẻ là cách để hoàn thiện. Thank you for coming here!

Cách Tạo Usb Boot Cài Win 10 Chuẩn Uefi Và Legacy

Như mọi người đã biết thì có khá nhiều cách cài đặt Windows 10, từ việc cài trực tiếp từ ổ cứng, hay cài bằng đĩa, bằng USB.

Mỗi cách đều có ưu nhược điểm riêng, tuy vậy việc sử dụng USB vẫn cho thấy nhiều tiện lợi hơn cả.

Để cài Win 10 bằng USB thì trước tiên chúng ta cần tạo USB Boot Win 10 trước đã.

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn thực hiện công việc này một cách đơn giản nhất.

Cách tạo USB cài Windows 10 bằng Media Creation Tool

Media Creation Tool là một công cụ chính chủ được Microsoft cung cấp nhằm giúp bạn có thể chủ động tải về và sử dụng các bản Windows 10 do chính nhà cung cấp này đưa ra.

Cần chuẩn bị gì?

USB dung lượng 8GB trở lên

Bước 2: Sau khi tải chương trình về bạn mở lên, bấm vào Accept khi cửa sổ điều khoản sử dụng hiện ra.

Bước 3: Ở màn hình tiếp theo sẽ có 2 lựa chọn:

Upgrade this PC now: để cập nhật bản Win mới trực tiếp lên máy tính

Create installation media: để tải về bản Win 10 và dùng cho thiết bị khác.

Ở đây chúng ta sẽ chọn Create installation media để tải bản Win về cho USB và bấm Next.

Bước 4: Màn hình tiếp theo, bạn tiến hành chọn ngôn ngữ và phiên bản cho bản Win 10 của mình.

Trong phần Architecture bạn có thể chọn tuỳ chọn Both để thiết bị sau này có thể tương thích với cả hệ điều hành 32bit và 64bit. Sau khi chọn xong bạn bấm Next.

Bước 5: Chọn USB flash drive để tạo bộ cài win 10 trên USB, bấm Next để tiếp tục.

Bước 6: Bây giờ bạn chỉ việc chọn USB mà bạn muốn tạo bộ cài vào, bấm Next.

Chờ đợi quá trình hệ thống đưa bộ cài vào USB cho bạn là xong.

Rất đơn giản đúng không nào, đây có thể nói là cách dễ nhất để bạn tạo một USB Boot Win 10 từ chính nhà phát hành.

Tạo USB Boot Win 10 bằng Rufus

Rufus là một công cụ được sử dụng rất nhiều để tạo USB boot. Với giao diện đơn giản, cách sử dụng dễ dàng và hỗ trợ nhiều hệ điều hành trong đó có cả Windows 10.

Cần chuẩn bị gì?

USB dung lượng 8GB trở lên.

File ISO có chứa bản Win 10

Bước 2: Sau khi tải về bạn cài và chạy chương trình lên, giao diện rất đơn giản và dễ sử dụng. Bạn chỉ cần quan tâm tới một vài yếu tố.

Device: Bạn chọn USB mà mình muốn tạo file cài Win 10.

Boot selection: Duyệt chọn file ISO có chứa bản Win 10

Image option: Bạn sẽ có 2 lựa chọn,

Windows To Go để tạo luôn bản Win bên trong USB

Standard Windows Installation để tạo bộ cài Win 10, giúp cài lên máy tính khác.

Ở đây chúng ta sẽ chọn mục Standard Windows Installation.

Partition scheme: Chúng ta tiếp tục có 2 lựa chọn

Target system: Sẽ bao gồm nhiều lựa chọn như BIOS or UEFI, hoặc BIOS (or UEFI-CSM), hoặc UEFI (non CMS). Các lựa chọn này sẽ thay đổi dựa trên chuẩn mà bạn chọn ở mục Partition scheme.

Volume label: Đặt tên cho USB Boot sau khi hoàn thành, bạn cứ để mặc định cũng được.

File system: Tiếp tục ta lại có 2 lựa chọn,

Sau khi tùy chọn xong, nhấn START để tiến hành tạo USB Boot và chờ đợi cho tới khi quá trình hoàn thành là được.

Cách tạo USB Boot kết hợp chuẩn Legacy BIOS và UEFI trên Rufus

Theo mặc định thì Rufus sẽ không bật tính năng hỗ trợ 2 chuẩn UEFI và Legacy. Nhưng bạn vẫn có thể bật tính năng này lên bằng cách bấm tổ hợp phím ALT + E.

Trong quá trình tạo USB cài Win 10 bạn cũng cần chỉnh lại một vài tuỳ chọn cụ thể như sau:

Partition scheme: MBR

Target system: BIOS or UEFI

File system: Bạn chọn FAT32 nếu file ISO nhỏ hơn 4GB và chọn NTFS nếu file lớn hơn.

Vậy là bạn đã có thể dễ dàng tạo file cài Win 10 trên USB với Rufus theo các chuẩn khác nhau rồi, cũng khá đơn giản đúng không nào.

Tạo bộ cài Win10 trên USB bằng Windows 7 USB/DVD Download Tool

Windows 7 USB/DVD Download Tool cũng là một chương trình được Microsoft cung cấp nhằm hỗ trợ cho việc tạo bộ cài trên USB. Mặc dù có tên là Windows 7 nhưng chương trình này có thể hỗ trợ tạo bộ cài cho cả Win 8 hay Win 10.

Chúng ta cần chuẩn bị gì?

Bước 1: Sau khi tải phần mềm về, bạn cắm USB vào máy và mở chương trình lên. Tại giao diện chính bạn bấm vào nút Browse và duyệt tới thư mục có chứa file ISO Win 10 đã chuẩn bị từ trước. Bấm Next để tiếp tục.

Bước 3: Chọn USB bạn muốn sử dụng, bấm OK khi hệ thống hỏi bạn có muốn format dữ liệu trong USB không. Sau đó bạn bấm vào Begin copying để bắt đầu quá trình bung file ISO Win 10.

Bước 4: Chờ đợi là hạnh phúc.

Bước 5: Sau khi chương trình chạy xong, bạn kiểm tra lại xem trong USB đã đầy đủ các file chưa. Nếu đã đầy đủ tức là bạn đã hoàn thành việc tạo USB cài Win 10 rồi đấy.

Việc của bạn bây giờ là khởi động lại máy tính, chọn Boot vào bằng USB và bắt đầu quá trình cài lại Win 10 thôi.

Còn khá nhiều cách để tạo USB Boot cài Win 10, tuy nhiên đa số đều có chung một mục đích nên có lẽ bạn chỉ cần thành thục những phương pháp kể trên là đủ để sử dụng rồi.

Tạo Usb Boot Cài Win Với Wintousb, Hỗ Trợ Cả Uefi Và Legacy

Để cài đặt Windows dù là theo chuẩn UEFI hay Legacy, mình luôn khuyên cài trên Mini Windows 10. Còn nếu vẫn muốn tạo usb boot cài win đơn thuần thì bạn có thể sử dụng WinToUSB. Cách tạo usb boot cài win với WinToUSB sẽ hỗ trợ cả 2 chuẩn UEFI và Legacy. Ngoài ra, WinToUSB còn hỗ trợ cho cả Windows AIO (nhiều Win trong 1).

Một số tính năng của phần mềm tạo usb boot cài win với WinToUSB

Có thể bạn thắc mắc, tại sao phần mềm giúp cài Win lên USB lại tạo usb boot cài win được. Nhưng đúng là vậy, không những tạo usb cài win được mà còn tạo rất thông minh.

Tính năng chính của WinToUSB là cài Win lên USB.

Hỗ trợ tạo usb boot cài win cực kỳ thông minh. WinToUSB sẽ chia usb của bạn thành 2 phân vùng: phân vùng khởi động và phân vùng chứa bộ cài Win. Cách này cũng giống với cách tạo usb boot với phân vùng ẩn Anhdv Boot 2023. Vì thế bạn có thể dùng bộ cài Win AIO để tạo usb cài win với WinToUSB

Tải về phần mềm tạo usb boot cài win với WinToUSB

Phiên bản miễn phí không hỗ trợ Windows Enterprise và Server. Cách cài đặt phần mềm rất đơn giản với vài lần Next là hoàn tất.

Chạy phần mềm WinToUSB sau khi cài đặt xong.

Tại mục ISO File, dẫn đến file ISO của bộ cài Windows mà bạn định tạo usb boot. Mục USB Device, chọn usb dùng để tạo boot. Tiếp theo, phần mềm sẽ xuất hiện thông báo với nội dụng usb sẽ bị format. Nếu đồng ý tiếp tục thì chọn Yes.

Bạn đợi để phần mềm định dạng lại usb

Như hình trên, phần mềm sẽ chia usb thành 2 phân vùng: phân vùng System được định dạng FAT32 và phân vùng WinToUSB NTFS để chứa bộ cài Win. Chính vì phân vùng chứa bộ cài Windows là NTFS nên bạn tạo usb boot với Windows AIO được.

Chọn OK để tạo usb boot cài Win (hỗ trợ cài đặt Windows theo cả 2 chuẩn UEFI lẫn Legacy).

Bây giờ bạn chỉ cần đợi đến khi hoàn tất là có ngay usb cài Win cực chuẩn rồi. Ngoài ra, bạn có thể tạo usb boot vừa cài Win vừa dùng để cứu hộ máy tính Tại đây.

Cách khôi phục, xóa usb cài win về trạng thái ban đầu

Cách tạo usb boot cài Win với WinToUSB sẽ phân chia USB thành 2 phân vùng. Để xóa usb cài đặt Windows và khôi phục về trạng thái bạn đầu thì làm như sau. Tải về phần mềm BootIce, đây là phần mềm Portable nên không cần cài đặt.

Chọn mục Re-Partitioning ở cuối hình trên.

Chọn mục USB-HDD mode (Single Partition) như hình trên. Lựa chọn định dạng USB, đặt tên và bấm OK.

Kết luận

Bài viết trong cùng Series

Tạo Usb Boot Phân Vùng Ẩn Hỗ Trợ Uefi Và Legacy Với 1 Click Anhdv Boot

Anhdv Boot 2023 đã được phát hành với nhiều cải tiến mới. Cách tạo usb boot phân vùng ẩn ở phiên bản này có sự thay đổi khác so với các phiên bản trước.

Tính năng tự động sao chép các gói mở rộng ngay trong quá trình tạo boot.

Tự động tạo HDD Boot với phân vùng ẩn không mất dữ liệu

Được tối ưu lại nên tạo usb boot phân vùng ẩn sẽ nhanh hơn phiên bản trước.

Nhận diện được chính xác đã tạo usb boot Anhdv hay chưa để có lựa chọn phù hợp.

Chuẩn bị trước khi tạo usb boot phân vùng ẩn Anhdv Boot 2023 Tạo usb boot phân vùng ẩn hỗ trợ UEFI và Legacy với Anhdv Boot 2023

Nhập đúng số thứ tự của USB cần tạo boot. Nếu USB có 1 phân vùng thì sẽ chuyển ngay đến Hình 3. Nếu USB có từ 2 phân vùng trở lên thì sẽ hiển thị như hình dưới dù trước đó có tạo usb Anhdv hay không:

Chọn 2 để tạo mới. Riêng đã dùng phiên bản 2023 cũ hơn chọn 1 để cập nhật.

Nhập Y để tạo usb boot với phân vùng ẩn.

Có một số gói mở rộng cần copy vào phân vùng boot mới chạy được. Nếu dùng gói nào ở trên thì cần nhập thêm dung lượng tương ứng. Hay cần phân vùng boot rộng rãi thì nhập dung lượng tùy nhu cầu. Không dùng thì thêm thì bấm Enter để tạo phân vùng ẩn 3GB.

Riêng đối với Windows 7 sau khi tạo usb boot xong sẽ hiển thị phân vùng USB-BOOT. Đây là điều cần thiết để sử dụng đầy đủ mọi tính năng của Anhdv Boot. Bạn có thể ẩn lại phân vùng USB-BOOT thủ công bằng Bootice theo hướng dẫn ở đây.

Quản lý USB Anhdv Boot 2023 Cập nhật USB Boot (nhập 1)

Dùng khi Anhdv Boot có phiên bản mới cần cập nhật mà không muốn xóa dữ liệu ở phân vùng USB-DATA.

Hiện phân vùng ẩn USB-BOOT (nhập 3)

Lựa chọn này giúp cho việc copy các gói mở rộng cần copy vào phân vùng Boot ẩn. Hoặc dùng trong trường hợp thay đổi giao diện, code boot hay cập nhật thủ công chẳng hạn.

Thay đổi Bootloader (nhập 4)

Một số dòng máy có thể gặp lỗi khi dùng USB hay HDD Anhdv Boot. Lúc này bạn cần thay đổi Bootloader. Bootloader chính là bộ nạp khởi động của USB/HDD. Anhdv Boot mặc định sử dụng Grub4dos để có độ tương thích tốt. Hãy thử BOOTMGR trước tiên vì nó là Bootloader của Microsoft.

Sửa lỗi hiển thị sai phân vùng (nhập 5)

Nếu phân vùng HDD-BOOT hiện lên thì dùng lựa chọn này để sửa lỗi.

Sao chép gói mở rộng (Windows, Linux, Dos) (Nhập 6) Kết luận