Cách Tạo Usb Boot Bằng Phần Mềm Rufus / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Rafs.edu.vn

Phần Mềm Rufus: Cách Tạo Usb Boot Để Cài Win Bằng Rufus

Phần lớn máy tính hiện nay đều không có ổ đĩa quang CD để chúng ta có thể dùng đĩa cài WIN. Do đó sẽ sinh ra những phần mềm hỗ trợ cài win nhanh chóng như Rufus. Ngay bây giờ iCachlam sẽ hướng dẫn các bạn tạo USB BOOT để cài win đơn giản nhất các bạn nữ cũng có thể thực hiện được.

Phần mềm Rufus là gì?

Phần mềm rufus là một công cụ để tạo ra USB có thể khởi động được trên máy tính. Nó được đánh giá là phần mềm tốt nhất và dễ sử dụng nhất. Rufus dễ dàng tạo ra bộ cài windown khởi động trong USB ( có thể cài Rufus bằng thẻ nhớ với đầu đọc thẻ nếu như không có USB). Hướng dẫn chi tiết cách tạo USB BOOT từ Rufus bằng hình ảnh chi tiết và đơn giản nhất.

Chuẩn bị gì khi tạo USB BOOT?

Điều đầu tiên khi muốn cài win là chúng ta phải có bộ cài ISO của bản windown mình muốn ví dụ: win 7, win 8 hay win 10

Tiếp đó là một USB có dung lượng lớn hơn 4GB ( do cài rufus và bộ windown)

Không thể thiếu nếu muốn cài win bằng USB đó là phần mềm Rufus.

Tải phần mềm Rufus mới nhất Tại đây

Các bước tạo USB BOOT bằng phần mềm Rufus

Bước 1: Tải, mở rufus, thiết lập USB BOOT

Tại giao diện của phần mềm khi chúng ta cài xong, chọn các mục sau:

Device: Tại muc Device chọn USB của mình cần cài.

Partition scheme: Bấm để chọn định dạng phân vùng ổ đĩa là MBR hay GPT

Target system: Chọn BIOS nếu dùng MBR và UEFI nếu dùng GPT.

Volume Label: Đặt tên cho USB của bạn.

Bước 2: Xóa dữ liệu cũ trên USB

Khi bấm Start ở bước 1 sẽ hiển thị hộp thoại cảnh báo USB sẽ format. Nếu trước đó USB của bạn có dữ liệu quan trọng, nên coppy ra máy tính trước. Nếu không ta có thể bấm OK để tiếp tục.

Bước 3: Quá trình tạo USB BOOT cài win sẽ diễn ra

Ở bước này chúng ta không phải can thiệp gì vào khi quá trình cài đặt đang diễn ra. Trung bình quá trình này sẽ diễn ra từ 20 đến 30 phút tùy vào chất lượng USB và file windown bạn cần boot

Bước 4: Hoàn tất quá trình tạo USB BOOT bằng phần mềm Rufus

Đến đây, chương trình sẽ hiển thị biểu tượng READY tức là quá trình cài đặt đã xong. Bạn chỉ cần bấm vào nút close để kết thúc cài đặt. Vậy là bạn đã có thể sử dụng USB BOOT của mình được rồi.

Kết luận

Tạo Usb Boot Bằng Rufus Mới Nhất

Đây là một phần mềm tiện ích miễn phí giúp bạn định dạng và tạo khả năng khởi động cho các thiết bị nhớ di động như USB, thẻ nhớ,.. nhanh chóng.

Trong bài viết này, Góc Info sẽ giới thiệu với bạn cách tạo USB Boot bằng Rufus để cài Windows và Linux (Ubuntu). Phù hợp khả năng khởi động ở cả hai chuẩn UEFI và Legacy.

Gợi ý cho bạn:

Rufus là một phần mềm mã nguồn mở miễn phí giúp định dạng và tạo khả năng khởi động cho USB, thẻ nhớ,.. Nó hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, trong đó có cả tiếng Việt.

Cũng như những phần mềm hỗ trợ tạo USB Boot khác, Rufus cũng giúp tạo USB Boot chuẩn UEFI và Legacy. Giúp việc cài Windows hay Linux từ USB khởi động ở chế độ UEFI dễ dàng hơn.

Với dung lượng phải nói là rất nhẹ (chỉ 1MB), nhưng tốc độ tạo USB Boot bằng Rufus khá nhanh so với các phần mềm tương tự. Điều này được công bố khá chi tiết trên trang chủ Rufus.

Vì tạo USB Boot bằng Rufus nên dĩ nhiên bạn sẽ cần chuẩn bị 01 chiếc USB. Dung lượng khuyến khích từ 8GB trở lên, vì nếu bạn tạo USB Boot cài Windows 10 hiện nay cũng đã hơn 4GB rồi. Đừng quên sao lưu dữ liệu vì sẽ định dạng USB.

Đối với file ISO Linux, cụ thể là hệ điều hành Ubuntu. Bạn có thể tải về bản ISO Ubuntu mới nhất ở đây.

Tạo USB Boot bằng Rufus

Ở thời điểm viết bài này, phiên bản Rufus mới nhất là 3.4, các phiên bản khác bạn có thể thực hiện tương tự. Nếu Rufus bản mới hơn có nhiều thay đổi, mình sẽ cập nhật lại bài viết này.

2. Sau khi tải về, bạn chỉ cần khởi chạy rufus*.exe ngay mà không cần cài đặt. Giao diện chính của Rufus (v3.4) như hình. À quên nhớ kết nối USB nửa.

[Update]: Rufus mới nhất v3.8 cũng hoàn toàn tương tự.

3. Tiếp theo, tại mục:

Device: chọn đúng USB cần tạo Boot

Boot selection: chọn Disk or ISO image

Select: chọn đến file ISO của hệ điều hành mà bạn đã download phía trên.

4. Tùy vào trường hợp bạn dùng Rufus để tạo USB Boot cài Windows hay Linux (Ubuntu) mà mình có vài thiếp lập cơ bản còn lại cho 3 trường hợp là: tạo USB Boot Windows 10 UEFI, Legacy và USB Boot cài Ubuntu (chỉ UEFI)

Tạo USB Boot cài Windows 10 chuẩn UEFI

Target system: UEFI (non CSM)

Volume label: đặt tên cho USB

File system: nếu file ISO Windows 10 lớn hơn 4GB (thường là Windows 10 64bit), bạn chỉ có thể chọn NTFS. Nếu file ISO nhỏ hơn 4GB (thường là Windows 10 32bit), bạn có thể để mặc định FAT32.

Cluster size: giữ mặc định.

Tạo USB Boot cài Windows 10 chuẩn Legacy

Nếu bạn muốn tạo USB Windows 10 Legacy, hãy tham khảo các thiết lập sau:

Partition: chọn MBR.

Target system: BIOS (or UEFI – CSM).

Volume label: đặt tên cho USB.

File system: chọn NTFS.

Cluster size: giữ mặc định.

Các tùy chọn còn lại cũng nên để mặc định.

Tạo USB Boot cài Ubuntu UEFI

Partition: chọn GPT.

Target system: chọn UEFI (non-CSM)

Volume label: đặt tên cho USB.

File system: mặc định là FAT32

Cluster size: giữ mặc định.

Các tùy chọn còn lại cũng nên để mặc định theo Rufus.

Đối với hệ điều hành Ubuntu, Rufus sẽ hiện thông báo kiểm tra và cập nhật các file syslinux trong ISO Ubuntu. Nếu có file mới hơn, nó sẽ yêu cầu tải về. Bạn nên chọn Yes để cập nhật. Dĩ nhiên sẽ cần internet để tải về file cần thiết.

Nếu có thông báo khác, bạn cứ chọn theo Recommended của Rufus mà chọn OK.

.6. Chờ một vài phút và quan sát ở thanh Status, sẽ có thông báo khi bạn tạo USB Boot bằng Rufus thành công.

Bạn có thể kiểm tra bằng cách chọn khởi động từ USB để biết tạo USB Boot bằng Rufus thành công chưa. Hoặc bạn có thể dùng phần mềm QemuBootTester trong theo hướng dẫn này để kiểm tra.

Lời kết

Ok, như vậy Góc Info vừa giới thiệu với bạn cách tạo USB Boot bằng Rufus thành công. Áp dụng khi cần tạo USB có khả năng khởi động chứa bộ cài Windows hay Linux (Ubuntu).

Bây giờ chỉ cần cắm USB Boot vào máy tính cần cài hệ điều hành và vào BIOS/UEFI chọn khởi động từ USB là xong.

Chia sẻ là cách để hoàn thiện. Thank you for coming here!

Cách Tạo Usb Cài Windows 10 Boot Uefi – Gpt Bằng Rufus

Hướng dẫn cách tạo USB Windows 10 chuẩn UEFI chứa bộ cài Windows 7/ 10 bằng phần mềm Rufus. Tạo USB Boot cài đặt Win 10 cho máy tính UEFI – GPT nhanh nhất.

UEFI là gì?

UEFI là chuẩn định dạng mới được ra mắt vào năm 2005, đến nay rất phổ biến trên một số thiết bị, ưu điểm của chuẩn UEFI là ngoài việc kế thừa chuẩn cũ Legacy BIOS trên máy tính chúng ta sử dụng từ trước đến giờ nó còn cho phép khởi động hệ điều hành nhanh hơn nữa. Tuy vậy việc tạo USB boot cũng có sự khác biệt khi bạn sử dụng 2 chuẩn này, tất nhiên trong bài viết này chúng ta không đề cập đến việc tạo USB boot mà thay vào đó là tạo USB cài Windows 10 chuẩn UEFI.

UEFI là một chuẩn mới với rất nhiều tính năng ưu việt khi sử dụng, việc tạo USB cài Windows 10 chuẩn UEFI cũng là điều tất yếu so với cấu hình hệ thống hay các máy tính các nhân hiện nay. Vậy UEFI là gì và tại sao chúng ta phải tạo USB cài Windows 10 chuẩn UEFI ?

Khác nhau giữa UEFI và Legacy

Ưu điểm lớn nhất của chuẩn UEFI bạn có thể nhận thấy chính là ổ cứng, ổ cứng được chia làm 2 loại là chuẩn MBR cũ cho Legacy BIOS, và GPT giành cho UEFI với khả năng hỗ trợ tới 1 ZB ( 1 tỷ TB dung lượng) thay vì chỉ 2TB như chuẩn MBR, nâng số phân vùng lên 128 . Nhưng đi kèm với các ưu điểm đấy vẫn còn rất nhiều hạn chế đó chính là chỉ hỗ trợ các hệ điều hành 64 bit như trong bài của chúng ta là Windows 10 64 bit, hơn nữa các ổ cứng được đổi sang dạng GPT sẽ chỉ hỗ trợ cho UEFI thay vì MBR có thể linh động để sử dụng được cho cả 2.

Cách kiểm tra máy tính chuẩn Bios hay UEFI

Bước 1: Trước khi tiến hành tạo USB cài Windows 10 UEFI chúng ta phải kiểm tra xem thông số máy tính của chúng ta thuọc EUFI hay BIOS bằng cách bấm tổ hợp phím Windows + R và gõ lệnh “msinfo32“.

Bước 3: Bạn tìm đến nơi chứa file iSO Windows 10  và Open nó để tạo USB cài đặt Windows 10 UEFI.

– Tùy chọn mục Drive Properties

Mục Boot Selection: Chọn file iSO Windows 10

Image Option: chọn Standard Windows installation

Mục Partition scheme: chọn GPT

Mục Target system: chọn UEFI (non CSM)

– Tùy chọn mục Format Options:

Volume label: Đặt tên cho USB cài đặt Windows 10 UEFI Boot

File system: chọn chuẩn định dạng là FAT32 hoặc NTFS

Tích chọn vào mục Quick format

Tích chọn vào Create extended label and icon files

Khi mục Status nút READY hiên màu xanh lá thì bạn bấm vào nút START để phần mềm tiến hành tạo USB cài Windows 10 UEFI cho bạn.

Sẽ có cảnh báo USB sẽ bị xóa hết dữ liệu khi tạo USB Boot Win 10 UEFI, hãy ấn OK để tiếp tục.

Quá trình copy file và tạo USB cài Windows 10 UEFI sẽ diễn ra trong vòng ít phút, thể hiện % ở mục Status:

Kết luận

Hướng Dẫn Tạo Usb Boot Theo Chuẩn Uefi Và Bios Bằng Rufus

Hiện nay với các máy tính đời mới mua từ 2013 đã phần đều đã hỗ trợ UEFI Boot nên khi bạn tạo USB boot bằng các phần mềm thông thường như Universal USB Installer thì sẽ không Boot USB được do các phần mềm này tạo USB boot theo chuẩn BIOS (Legacy BIOS/CMS BIOS). Với máy tính hỗ trợ UEFI thì bạn có thể vào phần Set up khi khởi động máy để thiết lập cho phép Boot bằng USB boot theo chuẩn BIOS (khác phức tạo vì có nhiều main khác nhau) hoặc tạo USB theo chuẩn UEFI. Ở đây mình sẽ giới thiệu các bạn cách tạo USB boot theo chuẩn UEFI hoặc Bios.

Những điều cần chuẩn bị:

Phần mềm Rufus

File .ISO cài Windows 7, Windows 8.1, Windows 10 hoặc các HĐH khác.

Một USB đủ để cài Windows, thông thường thì USB từ 4GB trở lên mới đủ để cài các HĐH.

Trước khi băt đầu thực hiện bạn hãy tắt phần mềm diệt virus đi, vì phần mềm diệt virus có thể sẽ xóa file autorun sau khi tạo USB làm cho bạn không thể khởi động USB boot được.

Đầu tiên bạn hãy mở phần mềm Rufus lên, dòng đầu tiên nếu bạn đã cắm USB vào thì nó sẽ tự nhận tên USB, nếu bạn có nhiề USB thì bạn nhấp vào Device và chọn tên USB bạn muốn tạo USB Boot. Sau đó bạn nhấp vào biểu tượng Disk mình khoan đỏ ở hình dưới và tìm đường dẫn tới file .ISO và chọn nó.

MBR partion scheme for BIOS or UEFI computers: tạo USB boot theo chuẩn BIOS và định dạng phân vùng USB theo chuẩn MBR, nếu bạn muốn tạo USB theo chuẩn BIOS (Legacy BIOS/CMS BIOS) thì bạn chọn dòng này.

MBR partion scheme for UEFI computers: tạo USB boot theo chuẩn UEFI và định dạng phân vùng USB theo chuẩn MBR, nếu bạn muốn tạo USB theo chuẩn UEFI thì bạn chọn dòng này.

GPT partion scheme for UEFI computers: tạo USB boot theo chuẩn UEFI và định dạng phân vùng USB theo chuẩn GPT, nếu bạn muốn tạo USB theo chuẩn UEFI thì bạn có thể chọn dòng này nhưng theo mình bạn nên chọn dòng MBR partion scheme for UEFI computers vì định dạng phân vùng USB chuẩn MBR thông dụng và tương thích hơn.