Việc chèn nút like Facebook vào web không chỉ giúp độc giả dễ dàng tương tác giữa web với Facebook mà nó còn giúp web có thêm traffic từ Facebook. Hơn nữa, khi web của bạn có tín hiệu tương tác tốt từ mạng xã hội cũng đồng nghĩa với việc Google sẽ đánh giá cao web của bạn. Điều này rất có lợi cho SEO nếu bạn đang muốn tối ưu SEO cho web.
Tuy nhiên, lợi thì có lợi nhưng nó vẫn tồn tại nhược điểm đó là các dịch vụ của Facebook sẽ làm ảnh hưởng tới tốc độ load trang. Điều này mình cũng có nhắc tới trong bài viết hướng dẫn tăng tốc độ load cho WordPress.
Trước khi bắt đầu, bạn nên tạo App Facebook tương ứng với web bạn muốn chèn nút like. Mặc dù không cần App vẫn có thể chèn nút like được bình thường nhưng nếu có App thì bạn có thể theo dõi được các sự kiện kích hoạt trong ứng dụng.
Ở đây, mình khuyên bạn tạo App Facebook cho web bởi nếu dùng plugin tích hợp nút like, share Facebook thì bạn sẽ phải nhập App ID và Admin ID.
Chèn nút like Facebook bằng code
Lưu ý: Bạn nhớ thay App ID Facebook của bạn vào chỗ dãy số 123456789 nha.
Giả sử mình chèn nút like, share Facebook vào đầu bài viết. Mình sẽ mở file hiển thị nội dung bài viết (chẳng hạn là file single.php).
Và đây là kết quả.
Chèn nút like Facebook vào WordPress bằng plugin
Bước 1: Cài đặt và kích hoạt plugin WP Like Button trong web của bạn.
Bước 2: Truy cập vào menu WP like button để thiết lập plugin. Bạn sẽ thấy giao diện như sau.
Trong đó:
Where to display: Lựa chọn nơi để hiển thị nút like, share Facebook.
Homepage: Hiển thị trên trang chủ
All pages: Hiển thị ở trên tất cả các trang
All posts: Hiển thị trên tất cả các bài viết
All archive pages: Hiển thị trên các trang lưu trữ
Exclude specific pages and posts: Không hiển thị trên trang/bài viết tùy ý. Bạn chọn trang/bài viết không muốn hiển thị nút like ở mục Exclude Page/Post.
Enable like button for mobile (Responsive layouts): Hiển thị nút like Facebook trên di động. Chọn Yes hoặc No.
App ID: Nhập App ID Facebook mà bạn tạo được theo hướng dẫn tạo App Facebook.
Admin ID: Nhập ID hoặc tên người dùng Facebook cá nhân của bạn. Ví dụ link trang cá nhân của mình là https://www.facebook.com/nguyenhung.ks9x thì username sẽ là nguyenhung.ks9x.
Kid Directed Site?: Trang web của bạn có dành cho trẻ em không?
Default Image: Chọn ảnh mặc định để hiển thị khi share lên Facebook nếu bài viết không có ảnh đại diện.
Shortcode: Plugin hỗ trợ shortcode để bạn có thể chèn vào bất cứ vị trí nào.
Code Snippet: Bạn có thể sử dụng đoạn mã PHP để chèn nút like vào vị trí bất kỳ trong theme.
Before hoặc After: Hiển thị nút like Facebook ở đầu hoặc cuối nội dung của page/post.
What to like?: Bạn muốn hiển thị nút like để like cái gì?
Each page/post will have its own like button: Nút like cho từng trang/bài viết riêng biệt.
Entire Site: Nút like Facebook cho tên miền.
Nhập vào ô URL đường link mà bạn muốn người đọc like, share lên Facebook.
Language: Chọn ngôn ngữ hiển thị nút like.
Width: Chọn độ rộng nút like, share. Nên để khoảng 250 là hợp lý.
Position: Căn lề cho nút like, share (bên trái, chính giữa, bên phải).
Layout: Chọn bố cục hiển thị nút like, share.
Action Type: Chọn loại hành động (like hoặc recommend).
Color: Chọn giao diện sáng hoặc tối.
Button Size: Chọn kích thước cho nút like.
Include Share Button: Bật bao gồm nút share kèm theo nút like.
Sau khi thiết lập xong bạn nhớ ấn Save Settings để lưu lại những thiết lập. Ngoài ra, bạn có thể bật tắt công tắc On/Off ở góc dưới để bật tắt nút like, share Facebook tạm thời.
Lời kết
Như vậy chúng ta đã chèn nút like Facebook vào web WordPress xong rồi đó. Nếu bạn biết về code thì có thể chèn nút like bằng code còn không thì cứ cài plugin vào và thiết lập 1 chút là xong.
Ngoài ra, nếu ai hỏi bạn cách để chèn nút like, share Facebook vào web như nào thì bạn cứ lấy link bài viết này ném cho họ vào bảo họ tự đọc mà làm theo nha.