Bạn đang nghiên cứu và làm việc với Windows Forms, bạn đang thiết kế một ứng dụng phần mềm quản lý, bạn đã có khái niệm “Form Cha” – “Form Con”. Tuy nhiên việc quản lý các Form con trong form cha thì chưa hẳn bạn nào cũng biết. Vậy tôi viết bài này để chia sẻ với các bạn cách quản lý Form cha con.
Trong bài viết này, tôi giả sử có 1 giao diện chính của một phần mềm quản lý nhân sự như sau:
Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu các bước để thiết kế và xử lý Form cha con.
Bước 1: Bạn hãy thiết kế giao diện chính của phần mềm như trên, tên Form giả sử là frmMain. Bạn hãy chắc chắn rằng đã chọn thuộc tính: IsMdiContainer = True để thiết lập đây là Form cha.
Bước 2: Bây giờ tôi sẽ thêm vào Project 2 Form “Thêm nhân viên” (frmEmployee) và “Danh sách nhân viên” (frmListEmpoyee).
Form “Thêm nhân viên” (frmEmployee)
Form “Danh sách nhân viên” (frmListEmpoyee).
frmEmployee frm = new frmEmployee();
frm.MdiParent = this;
frm.Show();
và
frmListEmployee frm = new frmListEmployee();
frm.MdiParent = this;
frm.Show();
Chú ý, thuộc tính MdiParent dùng để thiết lập Form Cha của các Form này là frmMain
Chúng ta biết là trong Form Cha có thuộc tính MdiChildren trả về tập các Form Con đang hiển thị trong Form Cha. Trong frmMain bạn hãy viết phương thức sau:
Phương thức tiếp theo là ActiveChildForm:
Phương thức tiếp theo là ActiveChildForm dùng để “Kích hoạt” – hiển thị lên trên cùng các trong số các Form Con nếu nó đã hiện mà không phải tạo thể hiện mới.
Bước 6: Hãy sử dụng 2 phương thức trên để quản lý các Form Con như ý muốn
Hẳn là tôi không cần giải thích đoạn code trên các bạn đã hiểu ý nghĩa của nó.
Nếu bạn muốn quản lý nhiều Form Con như vậy thì hãy sử dụng 2 phương thức CheckExistForm và ActiveChildForm tương tự như trên.