Hướng dẫn cách tạo Blog cá nhân này sẽ giúp bạn làm được một Blog cá nhân cực đẹp & chuyên nghiệp – từng bước một.
Nếu bạn là người mới bắt đầu, hai b ài viết bên dưới sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cách kiếm thu nhập thụ động với Blog cá nhân.
Trước khi đi vào chi tiết cách tạo Blog cá nhân, bạn nên xem qua hai bài viết trên. Nó sẽ cho bạn cái nhìn tổng thể trước khi bắt đầu.
Nếu bạn đã có định hướng về cách kiếm tiền và đã nhắm được chủ để để tạo Blog, let’s start!
Blog này của mình được tạo trên nền tảng WordPress. Đây là cách tạo Blog được hầu hết các Blogger, marketer trên thế giới áp dụng.
Dù là bạn sẽ làm Blogger về làm đẹp, du lịch, giải trí, tin tức, giáo dục, … Cách tạo Blog WordPress đều giống nhau.
Có một số nền tảng Blog miễn phí. Nhưng bạn không nên tiếp cận theo cách tạo Blog này.
Nếu bạn xác định viết Blog để kiếm tiền, thì hãy bắt đầu một cách bài bản và có đầu tư.
Cách tạo Blog trên các nền tảng miễn phí, sau này, bạn sẽ gặp rắc rối với việc đổi tiên miền, bài viết bị giảm thứ hạng trong kết quả tìm kiếm, …
Cho nên, mình sẽ không giới thiệu chúng ở đây.
WordPress là nền tảng tạo website mã nguồn mở.
Được thiết kế theo dạng Module với kho giao diện, ứng dụng đồ sộ, miễn phí có, tính phí có. Và mới bắt đầu, bạn chỉ cần dùng các giao diện, plugin miễn phí là đủ xài rồi.
Module nghĩa là bạn có thể hình dung nó như đồ chơi Lego vậy. Có các thành phần rời rạc, được lắp ghép lại với nhau để ra một hình thù bạn muốn.
Các module trong WordPress đã được lập trình sẵn. Gồm giao diện (theme) và các ứng dụng (plugin).
Bạn chỉ cần chọn module bạn cần và cài đặt lên website của mình là xong.
Ví dụ bạn muốn thay đổi vẻ ngoài của Blog, bạn chỉ cần thay đổi sang một giao diện khác.
Bạn muốn thêm nút gửi tin nhắn Facebook lên Blog WordPress, chỉ cài đặt một Messeger Live Chat là xong (done sau 7 nốt nhạc).
Nói chung nó rất dễ nếu bạn được hướng dẫn từng bước một. (Và hướng dẫn này chính là thứ bạn cần :))
Hosting là nơi lưu trữ dữ liệu Blog của bạn như hình ảnh, bài viết, …
Mua Hosting thực ra là đi thuê. Vì bạn chỉ mua theo từng khoản thời gian, thường tính theo năm.
Ví dụ bạn mua năm đầu, năm sau không chơi nữa, thì đơn giản là bạn không gia hạn gói Hosting WordPress của mình là ok.
Dịch vụ Hosting có trong nước và quốc tế.
Mình khuyên là bạn nên sử dụng dịch vụ Hosting quốc tế (chuyên nghiệp & ổn định hơn), và chọn vị trí máy chủ đặt ở Singapore. (A2 Hosting có vị trí máy chủ ở Singapore)
Các vị trí máy chủ ở châu Âu hay USA thì có thể bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng đứt cáp do cá mập :).
Tên miền là địa chỉ để truy cập vào dữ liệu trên Hosting. Ví dụ chúng tôi chính là một tên miền.
Tên miền bạn nên chọn tên mang thương hiệu. Nếu là web công ty thì lấy thương hiệu công ty, Blog cá nhân thì lấy thương hiệu cá nhân.
Như Blog của mình, mình lấy thương hiệu công ty. Về cá nhân, mình có kế hoạch làm một Blog khác cho mục đích cá nhân.
Đây là Blog của Trang Hannah, chuyên về làm đẹp. Và tên miền của bạn ấy là chúng tôi
Thương hiệu nó rất quan trọng.
Ví dụ bạn là Ngân, mọi người hay gọi bạn là méo. Bạn có thể lấy tên miền Blog là chúng tôi ^_^.
Nói thật đấy. Người xem Blog cá nhân của bạn sẽ nhớ về bạn theo cách như vậy.
Bạn làm màu sắc, logo đúng chuẩn Méo nữa là bạn không lẩn với ai được.
Nếu Ngân Méo viết Blog review mỹ phẩm, Ngân Méo có thể có các lựa chọn tên miền như: chúng tôi chúng tôi chúng tôi …
Đó là vài ý tưởng. Nhưng nếu chọn, hãy chọn chúng tôi
Người ta không nhớ reviewmypham là cái gì, là ai. Nhưng người ta sẽ nhớ Ngân Méo là ai!
Tên miền chúng tôi lại tốt hơn cho việc SEO các từ khóa có dính “review” và “mỹ phẩm”.
Nhưng lại không tốt trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân.
Hai lưu ý nho nhỏ khác là:
Tên miền nên càng ngắn càng tốt. Như vậy sẽ tốt hơn cho SEO (ảnh hưởng thứ hạng bài viết).
Đuôi tên miền nên là .com. Chấm com luôn tốt hơn cho SEO.
Về cách mua A2Hosting, mình đã hướng dẫn rất chi tiết trong bài viết này:
Cách tạo Blog WordPress và cách tạo website bán hàng WordPress là giống nhau gần như hoàn toàn.
Riêng website bán hàng, bạn sẽ cần cài đặt thêm một plugin WooCommerce. Còn lại thì cách lập Blog sẽ giống với làm website bán hàng.
Cho nên bạn sẽ thấy các hướng dẫn của mình có lẫn lộn qua lại giữa Blog và website bán hàng.
Sau khi mua Hosting và tên miền thành công, bạn sẽ cần trỏ tên miền về A2Hosting.
Nó khá đơn giản, bạn theo hướng dẫn chi tiết này:
Giờ bạn đã có Hosting, tên miền, và hoàn tất trỏ tên miền về Hosting.
Bước tiếp theo là cài đặt WordPress cho Blog lên A2 Hosting. A2 Hosting hỗ trợ bạn gói WordPress A2-Optimized.
Cài đặt gói này, Blog cá nhân của bạn sẽ chạy mượt mà hơn, ít bị xoay vòng vòng khi khách truy cập Blog.
Chi tiết cách cài đặt WordPress A2-Optimized ở link dưới:
Bạn sẽ cần cấu hình một số thứ cần thiết cho Blog của mình như đường dẫn tĩnh, ngôn ngữ trên Blog, cài đặt trang chủ, …
Bạn sẽ cần cấu hình một số thứ cần thiết cho Blog của mình như đường dẫn tĩnh, ngôn ngữ trên Blog, cài đặt trang chủ, …
Site Tittle: Tên Blog/Website.
WordPress Address & Site Address: chúng tôi
Email Address: nhập email chính của bạn vào
Language: Bạn có thể chọn Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt.
Lưu ý là khi bạn sử dụng Tiếng Việt, thỉnh thoảng website của bạn gặp lỗi khi cài Plugin mới.
Khi bạn chưa thiết kế trang chủ riêng, bạn có thể chọn trang chủ là các bài viết mới nhất trên Blog. (Your latest posts)
Khi bạn đã làm trang chủ rồi (hướng dẫn bên dưới), bạn nên chọn trang chủ mới để trông chuyên nghiệp hơn. (A static page)
Homepage: chọn trang chủ của bạn
Posts page: Chọn trang chứa các bài viết trên Blog (thường có tên Blog)
Tùy chọn này sẽ tốt cho việc SEO bài viết của bạn.
Sau mỗi thay đổi, bạn đừng quên kéo xuống dưới và bấm “Save changes” hoặc “Lưu thay đổi”
Xong các bước trên là bạn bắt đầu thấy được hình hài Blog của mình rồi.
Giờ là lúc chọn giao diện, và cài đặt các Plugin cần thiết cho Blog WordPress của bạn.
Theme là vẻ bề ngoài Blog của bạn. Mỗi theme sẽ có có một vẻ ngoài riêng như bên dưới.
Sau khi cài đặt theme, bạn có thể chỉnh sửa nhiều thành phần trên theme. Như font chữ, thay ảnh, thay màu sắc một số thành phần, …
Chi tiết cách cài đặt theme và chỉnh sửa các thành phần trên theme cho Blog, bạn xem ở link:
Plugin wordpress chính là các ứng dụng, các module để bạn lắp ghép và có một Blog với đầy đủ các chức năng hoàn chỉnh.
Trước khi bắt đầu cài đặt các Plugin cần thiết, bạn cần biết qua hai cách cài Plugin cơ bản.
Bạn xem hướng dẫn chi tiết ở link dưới
Đây là Plugin quan trọng nhất cho Blog cá nhân của bạn. Plugin này sẽ giúp bạn tối ưu từ khóa, headline, thẻ H, meta description, …
Tối ưu tốt những thứ đó, bạn có thể đưa bài viết của mình lên các vị trí cao trong kết quả tìm kiếm của Google cho từ khóa bạn nhắm đến.
Ví dụ mình tối ưu bài viết này cho từ khóa “cách tạo blog”, thì trong plugin Yoast SEO, nó trông thế này:
Plugin Yoast SEO này sẽ hiển thị các thông tin về việc mình đã làm tốt và cái chưa tốt về tối ưu bài viết theo từ khóa “cách tạo blog”.
Tất cả các thông tin đều lên màu xanh, nghĩa là có vẻ ổn (một cách tương đối, bạn không cần phải cho lên xanh hết).
Chi tiết về cách cài đặt và cấu hình Plugin này, bạn xem ở hướng dẫn bên dưới
Đây là plugin giúp bạn tạo một form liên hệ trên website/blog của mình.
Đây là một trong các kênh giúp người xem blog kết nối với bạn.
Nó trông thế này
Nút chia sẻ lên Facebook, Gmail, Messenger, sẽ giúp bài viết Blog của bạn có được thêm lượt truy cập. Nếu bài viết của bạn hữu ích và người xem chia sẻ nó cho người khác.
Đây là chức năng không thể thiếu trên bất cứ website/blog nào.
AddToAny Share Buttons là plugin huyền thoại giúp bạn làm điều này dễ dàng.
Chi tiết về cách cài đặt plugin này, bạn xem ở link dưới
Google Analytics là công cụ không thể thiếu cho bất kỳ website, blog nào.
Nó sẽ giúp bạn theo dõi được lưu lượng truy cập website của mình.
Bạn có thể theo dõi được:
Bài viết nào được xem nhiều, b ài viết nào được xem ít.
Khách truy cập vào website theo từ khóa nào
Tỷ lệ chuyển đổi trên website là bao nhiêu
Từ những thông tin bạn có được trong Google Analytics, bạn có thể điều chỉnh các bài viết của mình để có thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm của Google.
Bên cạnh nút share Facebook ở trên, một nút like Facebook sẽ tạo thêm Social Proof cho bài viết của bạn.
Nó trông thế này
Chi tiết về cách thêm nút like Facebook này, bạn xem ở đây:
Ok! Một số Plugin cơ bản như vậy đủ để bạn bắt đầu rồi.
Sẽ còn những Plugin khác, lúc nào bạn cần đến, cứ Google là sẽ thấy các hướng dẫn chi tiết.
Bạn sẽ cần tạo một vài trang cơ bản cho Blog của mình như trang chủ, hay trang liên hệ.
Và sau này là các trang landing page để giới thiệu sản phẩm, thu lead, bán hàng, …
Ngay tại thời điểm hiện tại, bạn có thể tạo hai trang: sứ mệnh Blog của bạn là gì, và trang liên hệ.
Hướng dẫn tạo page ngay ở trên đã bao gồm luôn cách tạo bài viết mới cho Blog của bạn rồi.
Về cơ bản thì, tạo Page và Post trên Blog hoàn toàn giống nhau. Chỉ khác ở nơi bạn tạo (new page/new post) và chức năng của chúng.
Việc này có hai lợi ích chính:
Hai là sẽ hỗ trợ tốt hơn cho SEO. Nó khiến Blog của bạn có cấu trúc hơn. Và website có cấu trúc tốt sẽ có kết quả SEO tốt.
Menu nó trông thế này.
Menu là nơi bạn chứa các link tổng quan cho Blog/website của bạn.
Sidebar nó trông thế này.
Chi tiết cách tạo Sidebar, bạn xem ở link:
Footer (chân trang) là nơi bạn chứa các thông tin ít quan trọng hơn ở menu. Như logo giới thiệu Blog, chèn Fanpage, bản đồ, …
Cách chỉnh sửa Footer bạn xem ở link:
Với Blog cá nhân, bạn có thể để trang chủ là Blog của bạn. Hoặc bạn có thể thiết kế lại một trang chủ bài bản, chuyên nghiệp hơn.
Bạn có thể tham khảo qua trang chủ của mình ở link.
Trang chủ là nơi, khi người xem blog nhập chúng tôi họ sẽ được dẫn đến đó.
làm được một trang chủ Blog (cũng như cho các loại website khác), bạn cần sử dụng các Plugin tạo landing page.
Mình sẽ hướng dẫn cho bạn cách dùng Plugin miễn phí Elementor để làm việc này. Hướng dẫn chi tiết:
Đi qua hết các phần trên, bạn đã có được một Blog cá nhân WordPress khá chuyên nghiệp rồi.
Giờ là phần quan trọng nhất – viết bài cho Blog. Đây là bước đòi hỏi sự kiên trì ở bạn.
Bạn sẽ cần nắm một số thứ quan trọng trước khi bắt đầu.
Để đảm bảo, bạn viết bài hiệu quả, và đúng cách để bài viết có cơ hội xuất hiện ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm Google.
Qua bước tiếp theo của bạn ở đây:
Hy vọng là hướng dẫn này đủ chi tiết để bạn tự làm tạo được một Blog WordPress cá nhân dễ dàng.
Hướng dẫn có chỗ nào khó hiểu? Bạn có gặp khó khăn ở bước nào không?
Mình sẽ hỗ trợ & điều chỉnh bài viết để người xem phía sau xem bài viết thuận tiện hơn.