Cách Làm Yaourt Dẻo Không Bị Đông Đá / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Rafs.edu.vn

Cách Làm Sữa Chua Không Bị Đông Đá Ngon Dẻo Tại Nhà

Cách làm sữa chua là lựa chọn tuyệt vời dành cho những ai vừa muốn có được một hệ miễn dịch khoẻ mạnh, vừa không phải ám ảnh về nguy cơ tăng cân. Vậy để làm thành công những hũ sữa chua không đường, bạn cần tiến hành theo những bước nào?

Cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện đơn giản

Tất nguyên liệu mình nêu sau có thể làm được 12-15 hũ sữa chua tùy vào kích thước hủ và thời gian thực hiện 20ph, thời gian ủ từ 6-8 tiếng nha:

1 lít sữa tươi không đường (nếu bạn dùng full cream sữa sẽ sánh đặc hơn, còn bạn muốn uống loãng có thể sử dụng sữa tươi thanh trùng)

Sữa chua cái (không đường hoặc có đường) 2 hộp

Nồi cơm điện ủ sữa

Hũ đựng( hũ thủy tinh hay hũ nhựa đều ok ạ)

Tô dùng để trộn sữa

Nồi nấu sữa

Trước hết, bạn đem tất cả các dụng cụ đã chuẩn bị để trộn và ủ sữa bao gồm tô, vá, hũ đựng, trụng vào nồi nước sôi sau đó đem phơi cho ráo nước hoặc có thể sử dụng máy tiệt trùng.

Khui lon sữa đặc cho hết sữa vào nồi cùng 1 lít sữa tươi đun lửa nhỏ khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp sôi lăn tăn thì các bạn tắt bếp, để hỗn hợp sữa nguội tầm 35-40 độ ( đây là nhiệt độ thích hợp để men phát triển , nếu quá nóng men sẽ chết và nếu quá nguội men lại không sinh trưởng được), nếu bạn không có nhiệt kế để thử nhiệt độ sữa thì có thể nhỏ sữa vào lòng bàn tay nếu thấy ấm, như nước tắm em bé là ok ạ).

Ngoài ra việc đun sữa sẽ đảm bảo không còn tạp khuẩn trong sữa và hạn chế việc tách nước sữa chua thành phẩm.

Sữa chua nếu bạn để trong tủ lạnh, trước khi sử dụng bạn lấy ra để nhiệt độ phòng tầm 3 đến 4 tiếng cho hết lanh, sữa chua cái bạn mua sữa chua mới, ngày sản xuất tầm 14 ngày trở lại để đảm bảo chất lượng lên men

Đỗ hai hộp sữa chua vào tô nhỏ(nếu bạn muốn nhanh chua và chua nhiều thì dùng hai hộp còn không dùng 1 hộp cũng được nha), múc vài muỗng trong hỗn hợp sữa cho vào chén sữa chua đánh tan, dùng rây lọc cho sạch bợn rồi cho sữa chua đã lọc vào hỗn hợp sữa đã trộn ở bước 1.

Bước 3: Chia hỗn hợp sữa vào hũ đựng

Múc hỗn hợp sữa đã trộn ở bước 2 chia đều vào các lọ đựng đã chuẩn bị sẵn, đậy nắp kín.

Nếu bạn hay làm sữa chua cho gia đình thì các bạn nên mua sẵn vài chục lọ chuyên dùng làm sữa chua, còn nếu không các bạn có thể sử dụng các yến sào(thủy tinh) cũng được, hoặc tận dụng các hũ nhỏ hay làm bánh Flan để đựng sữa chua cũng ok luôn.

Bước 4: Ủ sữa chua bằng nồi cơm điện

Xếp các hũ sữa chua đã đậy kín vào nồi cơm điện, nấu nước ấm tầm 50-60 độ cho vào nồi cơm điện sao cho ngập tầm 2/3 hũ sữa chua. Đậy nắp nồi cơm điện và ủ trong vòng 6-12 tiếng.

Nếu bạn muốn chua nhiều có thể ủ thời gian lâu hơn. Trong quá trình ủ sữa, không được mở nắp nồi cơm điện, không được xê dịch nồi sẽ khiến sữa chua bị long chân.

Nếu thời tiết nơi bạn nóng, tuyệt đối không được cắm điện nồi cơm. Nhưng nếu thời tiết nơi bạn ở lạnh, sau 2 tiếng bạn có thể gắm điện nồi cơm và để chế độ Keep Warm – Hâm nóng tầm 15 phút để giữ nhiệt độ thích hợp cho nước ủ.

Bước 5: làm lạnh sữa chua

Sau 6-12 tiếng là sữa chua siêu sánh mịn rất ngon rồi, công việc của mình bây giờ là làm lạnh.

Cho các hũ sữa chua đã lên men vào ngăn mát tủ lạnh tầm 3-4 tiếng là sử dụng được, mục đích để cho sữa chua thôi lên men, và chữa chua ăn lạnh sẽ ngon hơn.

Chỉ đơn giản vậy mẹ tranh thủ 1 chút sáng dậy con đã có sữa chua Siêu sánh mịn thơm ngon , dễ làm , đảm bảo dinh dưỡng cho các con ăn rồi, các mẹ bỏ tủ mát cho con ăn dần thôi.

Cách Làm Sữa Chua Túi Không Bị Đông Đá

Sữa chua túi là món ăn ngon và tiện dụng, rất thích hợp sử dụng giải nhiệt trong những ngày hè nắng nóng được nhiều người yêu thích. Cách làm sữa chua túi mút ngon đơn giản không bị đóng đá rất tiện dụng phù hợp với mọi thành viên trong gia đình.

Nguyên liệu cần thiết làm sữa chua túi gồm

+ Sữa đặc: ½ lon

+ Sữa chua cái: 2 hộp

+ Sữa tươi: ½ lít

+ Nước sôi ( đong bằng lon sữa đặc): 1 lon

+ Nước cốt chanh: 1 thìa café

+ Các nguyên liệu khác: túi bóng , nồi ủ, phễu đong, dây buộc..

Cách pha chế nguyên liệu làm sữa chua túi như sau:

Đầu tiên đun sôi 1 lít nước sôi, sau đó cho phần sữa đặc vào hoà tan kỹ trong nước sôi. Sau khi khuấy xong thì để từ 5 -7 phút cho sữa nguội bớt, trở về trạng thái âm ấm khoảng (70 độ)

Khi sữa đặc pha đã nguội bớt, đổ tiếp phần sữa tươi và phần sữa chua vào và khuấy cùng. Khuấy đều hỗn hợp này và lại tiếp tục để nguội bớt khoảng 3-5 phút nữa.

Cách ủ sữa chua túi: có 2 cách để ủ sữa chua túi đó là + Cách 1 là ủ sữa chua trước khi đóng túi.

Đổ phần sữa đã hoà vào các lọ hoặc hộp rồi đậy kín. Đem phần sữa chua này, đặt vào nồi cơm điện, lò vi sóng hoặc lò nướng. Cũng có thể dùng chăn bông bọc kín để ủ ( ủ khoảng 8-10h để lên men

Sauk hi sữa chua đã lên men được, thì tiến hành đổ sữa chua vào các túi đã chuẩn bị qua một chiếc phễu. Cố định túi sữa chua bằng dây buộc. Sau đó cho các túi sữa chua vào ngăn đá khoảng 3 – 4 tiếng trước khi thưởng thức.

+ Cách 2 là ủ sữa chua trực tiếp vào túi

Ngoài cách trên, ta cũng có thể đem sữa chua đóng túi trước khi đem ủ. Sau khi pha chế nguyên liệu xong, bạn tiến hành đổ phần sữa đã pha vào các túi đựng sữa chua, sau đó xếp chúng vào nồi cơm điện ủ 8-10 tiếng cho lên

Khi sữa chua đã lên men trong các túi, đem phần kem sữa chua này cất giữ trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh trước khi thưởng thức để tăng độ ngon của món sữa chua túi

Những lưu ý khi làm sữa chua túi

Khi đóng túi: Không nên dồn quá đầy túi, nên để sữa chua đầy bằng 2/3 túi rồi dùng dây buộc chặt.

Khi bảo quản: Sữa chua túi phải được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Sau 4-5h bạn sẽ có được món kem sữa chua túi mát lạnh, có thể thưởng thức được trong một thời gian dài mà không lo hỏng.

Với cách làm này bạn cũng có thể làm sữa chua túi từ các hoa quả khác

Pha chế sữa chua vị hoa quả: Sữa chua sau khi được lên men thành công, bạn múc các phần mứt hoa quả vào và khuấy đều. Kiểm tra mùi vị, độ chua của men sữa tuỳ theo khẩu vị của bạn.

Đóng túi: Kết thúc công đoạn pha chế sữa chua vị hoa quả, bạn tiến hành dồn sữa chua vào túi như bình thường. Cuối cùng, bạn cũng cho sữa chua túi vị hoa quả vào làm lạnh trước khi thưởng thức.

Mẹo Làm Yaourt Tại Nhà Quá Ngon, Cực Dễ, Cực Dẻo Lại Không Găm Đá

Tình hình là mấy hôm nay trời nóng quá, mà nhà mình thì mọi người lại rất thích ăn yaourt! Ngày nào cũng ăn mà mua ngoài hàng thì tốn quá, lại chưa chắc đảm bảo vệ sinh nữa. Nên em đã tập tành làm yaourt và thành công trên cả mong đợi nè các mẹ! Công thức thì trên mạng đăng ầm ầm rồi. Nhưng các mẹ cứ làm theo cách này, cực kì đơn giản, lại đảm bảo yaourt ra thành phẩm vừa ngon dẻo, độ chua vừa đủ, và đặc biệt là không hề bị đông đá tách lớp nha!

Bước 1: Khui 2 hộp sữa đặc ra rồi đổ hết vào 1 cái thau sạch nha!

Bước 2: Công thức mẹo làm yaourt của em là tuân theo tỉ lệ: 1 nóng – 1 lạnh – 1 sữa tươi, Lưu ý: sau khi cho sữa vào thau rồi các mẹ cho 1 lon nước nóng vào trước (em dùng lại lon sữa bò hộp ban nãy để đong ạ!) sau đó khuấy đều nước nóng và sữa nhằm làm cho sữa chín đó các mẹ! Chỗ của em là 2 lon sữa đặc thì bỏ vô 2 lon nước nóng.

Bước 3: Sau khi khuấy đều sữa với nước nóng xong thì các mẹ cho thêm 1 lon nước lạnh + 1 bịch sữa tươi (Em thích làm sữa dâu cho thơm, chứ mẹ nào sợ béo thì làm sữa không đường cũng được!)

Bước 5: Hỗn hợp xong rồi thì mình bỏ sữa chua vô. Nếu các mẹ làm 1 hộp sữa đặc thì coi phần hỗn hợp của mình còn nóng không, nếu còn nóng quá thì đợi nguội bớt đã rồi mới cho sữa chua vào nha! (Các mẹ có thể mua sữa chua không đường làm ngon hơn đấy! Khu nhà em không có siêu thị nên chẳng mua được!)

Sau khi các mẹ cho vào hũ xong xuôi hết thì cất vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 5 giờ, sau đó cho lên ngăn đông yaourt sẽ ngon hơn nha!

Và đây là thành quả siêu “bõ công” nè:

Anhthu190794 (webtretho)

Cách Làm Yaourt Đá Ngon Từ Chuyên Gia

Cách làm yaourt đá dẻo mịn, không tách lớp

Nguyên liệu làm yaourt đá

1 lon sữa đặc

1 lít sữa tươi có đường

1 hộp sữa chua làm men cái

30ml sữa đặc

10ml nước cốt chanh

Đá bào

Dụng cụ: nồi, muỗng khuấy, hũ đựng sữa chua, ly thủy tinh…

Cách làm yaourt bằng sữa tươi đơn giản

Bước 1: Bạn cho sữa đặc, sữa tươi vào nồi, khuấy đều cho sữa đặc hòa tan thì đặt nồi lên bếp, đun lửa vừa cho đến khi sữa ấm là được. Bạn lưu ý là vừa đun vừa khuấy để tránh tình trạng sữa bị cháy.

Đun sữa chua trên lửa nhỏ đến khi sữa nóng thì tắt bếp (Ảnh: Internet)

Bước 2: Hỗn hợp sữa sau khi đun bạn để nguội khoảng 30 độ C thì cho hộp sữa chua làm men cái vào. Lưu ý là nên bảo quản sữa chua làm men cái ở nhiệt độ thường để dễ hòa tan với các nguyên liệu. Khi khuấy sữa chua với sữa tươi, sữa đặc, bạn khuấy theo một chiều. Nếu đảo nhiều chiều, sữa chua thành phẩm sẽ không đông hoặc bị tách nước.

Bước 3: Tiếp theo, bạn lần lượt cho hỗn hợp yaourt vào hũ. Tới bước này, nếu bạn muốn học cách làm yaourt đá bịch thì chỉ cần đổi dụng cụ, rót sữa chua vào túi ni long, buộc chặt bằng dây thun là được.

Rót hỗn hợp sữa vào hũ thủy tinh

Bước 3: Ủ yaourt là bước quan trọng nhất trong công thức. Bạn chuẩn bị nước nóng 40 độ C, không được nóng hơn cũng không được nguội hơn. Nếu nhiệt độ quá nóng, các vi sinh vật sẽ chết, nếu nhiệt độ thấp hơn sẽ không đủ môi trường để vi sinh vật lên men.

Tiếp theo, bạn cho nước nóng vào thùng xốp, đặt các hũ yaourt vào thùng sao cho nước nóng ngập 2/3 hũ là được, đậy kín nắp và tiến hành ủ từ 6 – 8 tiếng. Nếu thích ăn sữa chua chua nhiều, bạn có thể tăng thời gian ủ. Khi sử dụng máy làm sữa chua, bạn chỉ cần cho sữa chua vào máy, cài đặt nhiệt độ và thời gian ủ thích hợp là được.

Nhiệt độ chuẩn để ủ sữa chua là 40 độ C

Cách làm yaourt đá ngon hơn ngoài hàng

Sau khi hoàn thành phần sữa chua, bạn có thể làm món yaourt đá chua chua, mát lạnh để thưởng thức. Cách làm sữa chua đá đơn giản như sau:

Bước 1: Bạn chuẩn bị 100gr sữa chua nhà làm, 30ml sữa đặc, 10ml nước cốt chanh, một ít đá bào.

Bước 2: Cho sữa chua, sữa đặc, nước cốt chanh vào ly, khuấy cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.

Trang trí yaourt đá với chanh và lá bạc hà cho đẹp mắt

Lợi ích khi ăn yaourt đá

Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong yaourt giàu protein, calcium, phôt pho, sắt, vitamin A, B6, B12, C, D, E, K magie, kẽm và nhiều lợi khuẩn có ích cho sức khỏe. Vì vậy, sữa chua là một trong những loại thực phẩm rất có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Lượng lợi khuẩn dồi dào có trong sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa. Những lợi khuẩn này có tác dụng điều hòa và tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, hỗ trợ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Ăn sữa chua thường xuyên còn giúp ngăn ngừa các bệnh về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, chống đầy hơi, chướng bụng…

Yaourt giàu vitamin C và chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó, vitamin C trong sữa chua giúp bạn có làn da khỏe mạnh, sáng mịn, giảm nếp nhăn, làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ăn trực tiếp thì bạn có thể sử dụng sữa chua không đường làm mặt nạ dưỡng da.

Ăn sữa chua có béo không? Mặc dù trong sữa chua cũng chứa một lượng calories tương đối nhưng theo nghiên cứu của các chuyên gia, bổ sung sữa chua vào bữa ăn giúp phá vỡ các tế bào mỡ, tăng khả năng đốt cháy mỡ thừa. Vì vậy, thực phẩm này sẽ hỗ trợ bạn giảm cân hiệu quả và an toàn. Bên cạnh sữa chua, bạn nên kết hợp với chế độ ăn nhiều rau củ, luyện tập thể dục thể thao để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Ăn yaourt đúng cách

Ăn yaourt đúng cách sẽ giúp bạn phát huy tối đa lợi ích của thực phẩm này. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên ăn sữa chua vào buổi tối, trước khi đi ngủ để cung cấp calcium cho cơ thể. Đối với trẻ nhỏ, cách ăn sữa chua này hỗ trợ tăng chiều cao. Đối với người lớn, bổ sung sữa chua vào buổi tối giúp chắc khỏe xương, giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở phụ nữ.

Bạn nên ăn sữa chua sau bữa ăn 1 – 2 giờ, không nên ăn khi đói vì độ PH trong dạ dày cao sẽ làm chết các lợi khuẩn trong sữa chua. Bên cạnh đó, sữa chua có chứa acid sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày.

Lưu ý khi dùng yaourt là bạn cần căn cứ vào độ tuổi để lựa chọn lượng sữa chua phù hợp. Đối với trẻ em từ 1 – 3 tuổi chỉ nên ăn ½ hộp sữa chua/ngày, trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể dùng 1 hộp sữa chua/ngày. Đối với người trưởng thành có thể dùng tối đa 2 hộp sữa chua/ ngày, tương đương 200gr.

Bạn cần lưu ý lượng sữa chua ăn mỗi ngày cho từng lứa tuổi (Ảnh: Internet)

Những ai không nên ăn yaourt?

Yaourt tuy tốt nhưng không phải ai cũng có thể dùng. Trẻ em dưới một tuổi không được ăn yaourt. Người thường bị đau bụng đi ngoài, người mắc các bệnh đường ruột cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn yaourt. Yaourt cũng không thích hợp với người bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, viêm túi mật và viêm tụy.

Các món ngon từ yaourt

Bên cạnh biến tấu với đá bào, yaourt còn có thể chế biến nhiều món ngon và dinh dưỡng. Bạn có thể thử trổ tài với cách làm sinh tố yaourt, salad yaourt, yaourt thạch rau câu, yaourt ngũ cốc, yaourt trái cây, kem xoài yaourt… Những món ăn này có cách làm đơn giản, hương vị thơm ngon, phù hợp với khẩu vị của nhiều người nên bạn có thể thường xuyên thực hiện tại nhà.