Cách Làm Xôi Mặn / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Rafs.edu.vn

Nấu Xôi Mặn Ngon Để Bán

Xôi mặn là một trong những món “ruột” của rất nhiều người, món xôi này vừa ngon, vừa hấp dẫn lại nên kinh doanh món xôi này sẽ mang lại cho bạn lợi nhuận khá cao. Nếu bạn cũng đang ấp ủ dự định khởi nghiệp bán xôi mặn thì nên tham khảo công thức cách nấu xôi mặn để bán sau đây

Kinh nghiệm nấu xôi mặn ngon để bán nên biết

Hiện nay, có rất nhiều người mở cửa hàng xôi để bán bởi mô hình kinh doanh này vốn ít lợi nhuận cao. Tuy nhiên, để thành công với mô hình doanh này thì bạn sẽ cần phải có công thức nấu xôi ngon, hấp dẫn, chinh phục được thực khách mua hàng. Vậy làm sao để nấu xôi mặn ngon bạn đã biết hay chưa, nếu chưa thì hãy tham khảo mẹo nấu xôi ngon sau đây

Dựa vào hình thức bên ngoài:

Cũng như khi mua gạo tẻ, cách chọn mua gạo nếp ngon đơn giản nhất đó là dựa vào hình thức bên ngoài của từng hạt gạo. Những hạt gạo nếp chuẩn ngon thường bên ngoài sẽ căng bóng, hạt gạo tròn đều, không bị gãy, không bị mùn, màu trắng đục chúng tôi nấu bạn sẽ thấy gạo có mùi thơm, dẻo và có nhiều chất dinh dưỡng nên ăn sẽ thấy ngon miệng hơn

Gạo nếp chuẩn ngon là những hạt gạo chắc sau khi được phơi giòn nắng hay chính là phơi kỹ càng, có mùi thơm tự nhiên, dễ chịu, đặc trưng của từng giống gạo nếp. Khi nếm thử sẽ có vị ngọt nhẹ và không có những mùi lạ.

Để món xôi mặn thêm phần ngon dẻo hơn bạn cần phải ngâm gạo trước khi đồ/ hấp xôi. Vậy cần ngâm gạo nếp trong bao lâu là đủ? Trước khi ngâm gạo nếp nấu xôi, bạn nên vo sạch nếp thơm rồi ngâm trong khoảng từ 6 – 8 giờ, để từng hạt gạo nếp ngấm đủ nước, bởi vì món xôi được đồ/ hấp chín bằng hơi nước nên ngâm gạo sẽ giúp khi nấu/ hấp không bị sống.

***Lưu ý: Khi ngâm gạo bạn nên cho một chút muối để gạo nếp không bị chua, không làm mất đi mùi thơm tự nhiên của gạo nếp. Chỉ cần chọn được gạo nếp ngon và ngâm gạo đúng thời gian trên thì bạn đã thành công 60% trong cách nấu xôi mặn ngon để bán rồi đấy

Xe Bán Xôi Mặn 1m5 Mẫu Mới

Để học cách đồ xôi mặn ngon để bán, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

Để xôi chín đều: Không ít người khi đồ xôi (hấp xôi) gặp phải tình huống lớp trên khô, lớp dưới nhão. Nguyên nhân là khi cho gạo nếp quá nhiều hoặc nén gạo nếp quá chặt, làm bịt hết các lỗ thông hơi khiến cho lớp gạo nếp phía trên không đủ hơi để chín. Vì thế, khi cho gạo nếp vào chõ hấp bạn nên dùng tay vốc từng nắm gạo và trải nhẹ nhàng từng lớp. Ngoài ra bạn có thể dùng thêm một chiếc khăn ẩm trùm bên ngoài chõ nồi hấp xôi để giữ nhiệt, giúp xôi khi nấu hấp không bị mất nước.

Canh lượng nước: Lượng nước đổ dưới nồi hấp/ đồ xôi chỉ nên chiếm khoảng 1/3 dung tích nồi. Mách nhỏ, bạn nên cho vào nồi và đặt lên mặt nước một chiếc đĩa sứ,. Khi nào nồi nước có tiếng kêu lạch cạch, đó là dấu hiệu nồi hấp đang cạn nước, đáy đĩa đang chạm vào nồi. Lúc này, nếu xôi của bạn chưa được nấu hấp chín thì cần tiếp thêm nước vào

Giữ lửa: Khi nấu/ đồ xôi mà nước trong nồi hấp đã sôi thì bạn mới đặt chõ hấp xôi lên. Lúc này, bạn nhớ điều chỉnh giữ lửa ở chế độ vừa, vì nếu lửa quá to, xôi sẽ hay bị nhão nát hoặc lửa quá nhỏ xôi sẽ không chín đều

Thời gian xôi chín: Tùy theo từng loại gạo nếp bạn chọn mà thời gian xôi chín sẽ khác nhau. Nhưng thông thường, bạn phải đun từ 30 đến 40 phút và cứ 10 phút lại mở nắp, để đảo đều gạo giúp xôi chín đều

– Trước hết, bạn đem đậu phộng đi ngâm nước để nó nở ra rồi cho vào nồi luộc chín mềm và vớt ra để nguội

– Còn gạo nếp thì bạn cũng nên ngâm trước khoảng 6 – 8 tiếng như mẹo trên đã hướng dẫn, Khi ngâm gạo nếp thì phải vo sạch trước và cho chút muối vào ngâm cùng để không bị chua, có mùi. Sau đó, bạn cho xôi vào nồi hấp/ đồ chín

– Tiếp theo, thịt heo mua về bạn rửa sạch ướp cùng với muối đường và tỏi ớt bóc sẵn vỏ, đã băm nhuyễn.

– Tôm khô cũng ngâm trong nước để tôm nở đều ra và cũng vớt ra để ráo nước.

– Nấm đông cô bạn cũng tiếp tục ngâm vào trong nước để mềm ra. Sau đó thì bạn trần qua với nước sôi rồi để khô và dùng dao thái thành sợi nhỏ.

– Củ cải muối thì chỉ việc đem rửa cho bớt vị mặn rồi đem thái thành hạt lựu.

– Hành lá bỏ phần rễ và các cọng đuôi ngả vàng, bị hư đi rồi rửa sạch và cắt nhỏ.

– Tiếp theo, bạn lấy chảo bắc lên bếp, cho 1 ít dầu ăn vào và đun nóng dầu ăn lên rồi cho hành lá cắt nhỏ vào phi thơm lên. Sau đó, bạn lại cho nấm đông cô, củ cải muối và tôm khô đã sơ chế vào xào chung. Cuối cùng, bạn thêm 1 chút muối và đường nữa đảo đều lên là xong

Bước 3: Thịt heo và lạp xưởng

– Tiếp theo là tới phần thịt heo: Đầu tiên bạn lấy tỏi băm phi thơm như cách phi hành lá bên trên sau đó cho phần thịt heo vào đảo đều cho tới khi cháy cạnh, thịt heo ngả sang màu vàng nâu là được. Sau đó, bạn lấy thịt ra và để nguội hẳn đi rồi thái thành hạt lựu

– Với lạp xưởng: để tránh dầu mỡ khiến người ăn ngấy thì bạn nên chọn cách luộc hơn là chiên. Cho lạp xương vào nồi luộc chín, vớt ra để nguội và cũng thái thành từng miếng mỏng

– Khi xôi đã nấu hấp chín thì bạn cho đậu phộng đã luộc chín mềm vào trộn đều lên.

– Tiếp theo, bạn cho những đồ ăn kèm đã sơ chế và chuẩn bị bên trên như thịt heo, nấm đông cô, tôm..vào trộn đều nên rồi hấp xôi thêm một lúc nữa là xong.

– Cuối cùng, bạn cho xôi ra đĩa hoặc vào hộp, trang trí thêm một chút trà bông và lạp xưởng bên trên là xong

– Gạo nếp bạn cũng đem ngâm khoảng 6-8 tiếng qua đêm. Vớt gạo ra vo sạch, để ráo nước trộn với chút muối. Khi nấu/hấp xôi bạn thêm 2 chiếc lá nếp rửa sạch vào nấu cùng để xôi có mùi thơm hơn ( nếu có). Cho gạo nếp vào chõ hấp xôi như mẹo trên hướng dẫn là được.

Bước 2: Luộc gà và sơ chế nguyên liệu khác

– Gà sau khi rửa sạch thì bạn cho vào nồi luộc, thêm ½ thìa café bột canh vào cùng và luộc cho tới khi gà chín thì vớt ra để cho gà ráo khô da

– Nấm hương ngâm với nước ấm cho nở mềm rồi rửa lại với nước sạch, vớt ra để ráo nước và cũng thái nhỏ.

– Hành khô thì bạn bóc vỏ, rửa sạch lại và thái mỏng để phi giòn thơm.

– Bắc chảo lên bếp, cho chút dầu ăn vào đun nóng rồi cho hành khô vào phi thơm. Sau đó, bạn cho nấm hương và thit gà vào xào, nêm 1 thìa cafe bột canh, đảo đều tay đển khi thịt gà xăn lại là đực

– Khi xôi đã được nấu hấp chín, bạn cho thịt gà xào nấm vào trộn đều với xôi rồi đồ thêm một chút nữa. Sau đó, bạn thêm 2 thìa canh mỡ gà (hoặc 2 thìa dầu ăn) vào để tạo độ bóng mềm cho món xôi gà xào nấm

– Cuối cùng, bạn cho xôi gà nấm hương ra đĩa và rắc ít hành khô phi giòn lên trên. Vậy là, đã hoàn thành món xôi gà xào nấm để bán rồi đấy

Nguyên liệu cần chuẩn bị

– Gạo nếp ngâm qua đêm 6 – 8 tiếng với chút muối, lúc nào nấu thì đổ nếp ra rổ rửa lại cho sạch và vớt ra để cho ráo nước. Sau đó, bạn cho xôi vào nồi đồ/ hấp chín

– Thịt gà bạn rửa sạch rồi ướp với mắm, muối, bột nêm và xì dầu, thời gian ướp khoảng 30 phút cho thịt gà thấm gia vị

– Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng rồi cho cho hành vào phi thơm rồi vớt rá. Sau đó, bạn cho thịt gà vào chiên lửa nhỏ để thịt gà chín vàng đều hai mặt cho đến khi gà chín là được, vớt ra để nguội bớt và xé thành sợi nhỏ

– Lạp xưởng để tránh dầu mỡ thì bạn nên luộc chín rồi vớt ra để ráo nước và thái thành từng miếng nhỏ

– Tôm khô ngâm qua với nước để nó nở ra rồi rửa sạch lại và cho vào luộc mềm.

Bước 3: Xào gà tôm khô và lạp xưởng

– Bắc chảo lên bếp, cho một chút dầu ăn vào đun nóng rồi cho tỏi vào phi thơm và cho lạp xưởng, tôm khô vào xào đều. Cuối cùng bạn, cho thịt gà vào đảo qua, nêm gia vị cho vừa ăn và đổ hành lá thái nhỏ vào.

– Trứng đánh tan ra rồi đem chiên chín tới và thái sợi dài để riêng ra đĩa

Bước 4: Hoàn thành:

– Cho xôi ra đĩa hoặc hộp đựng và cho hỗn hợp thịt gà, tôm khô, lạp xưởng và hành phi lên trên bề mặt là đã hoàn thành xong món xôi gà xé sợi rồi đây

Tiết Lộ 3+ Cách Nấu Xôi Mặn Ngon Để Bán

Để có một món xôi mặn ngon thì bạn phải đảm bảo và thực hiện đúng các bước sau đâ

Gạo nếp quyết định phần lớn độ ngon của xôi. Vì vậy, bạn nên chọn loại gạo nếp hạt đều, căng bóng. Một trong những loại gạo nếp được “khen” nhiều nhất đó là nếp cái hoa vàng. Loại gạo này đáp ứng đầy đủ 3 tiêu chí mềm – dẻo – thơm ngon.

Sau khi chọn xong gạo, thì bước tiếp theo bạn phải tiến hành đó là ngâm gạo. Tùy theo tính chất từng loại gạo mà bạn nên ngâm chúng với thời gian vừa đủ, khoảng từ 6 đến 8 tiếng. Không nên ngâm quá lâu hay quá ngắn sẽ làm món xôi mất đi hương vị ngon dễ nát hoặc khô.

Nếu bạn đồ xôi (hấp xôi) bằng chõ xôi hay nồi cơm điện thì phải lưu ý khâu canh chừng nhiệt độ. Các bước hấp xôi được tiến hành như sau:

Đầu tiên, gạo sau khi đã ngâm đủ tiếng, bạn đem đổ ra rổ để cho ráo nước

Tiếp đó, đổ nước vào chõ xôi và bắp bếp để đun sôi

Sau khi nước đã sôi bạn cho phần gạo đã ngâm vào và hạ lửa nhỏ lại

Thời gian hấp xôi phù hợp là từ 30 đến 40 phút.

Cuối cùng, sau khi xôi vừa chín tới bạn xới ra một chiếc mâm và để nguội.

Lưu ý: Bạn có thể cất và bảo quản xôi trong ngăn mát tủ lạnh để được lâu hơn nêu bán cả ngày.

Đây là khâu quan trọng và cũng là khâu khó nhất trong việc nấu xôi. Xôi mềm dẻo hay khô nát đều thuộc khá lớn vào phần nước này.

Theo kinh nghiệm của những người bán xôi lâu năm, lượng nước để hấp xôi thường đổ dưới nồi hấp và chiếm khoảng 1/3 dung tích nồi.

3. Các cách ủ nóng lại xôi để bán

Để xôi mặn của bạn có thể nóng lâu bạn có thể thử qua cách này, đảm bảo hiệu quả ngay tức thì, giúp bạn có ngay món xôi nóng hổi để bán cho khách.

Với các cách ủ xôi trên, đảm bảo bạn lúc nào cũng có món xôi nóng hôi hổi, phục vụ khác hàng – “thượng đế” của mình.

Top 3+ cách nấu xôi mặn ngon để bán và cho gia đình của bạn

Bạn yêu thích món xôi gấc và muốn tự tay vào bếp trổ tài làm xôi gấc để bán. Tuy nhiên, bạn lại chưa biết cách nấu xôi gấc sao cho ngon “đắt khách”. Vậy phải làm sao để có thể nấu được món xôi gấn ngon ngọt này đây. Đừng lo lắng, ngay sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu xôi gấc ngon đơn giản mà vẫn đảm bảo, dẻo thơm ngon như thường.

Bước 1: Bạn mang gạo nếp đi vo sạch, rồi ngâm với nước khoảng 8 tiếng (nên ngâm gạo buổi đêm hôm trước để không phải chờ đợi lâu). Sau đó, vớt gạo ra để ráo nước

Bước 2: Gấc đem bổ làm đôi, dùng thìa nạo sạch thịt gấc ra khỏi vỏ và cho vào một chiếc bát sạch

Bước 3: Đeo gang tay, cho 1 chút rượu vào bát gấc rồi bóp nhẹ nhàng để tách phần hạt và phần thịt riêng.

Bước 4: Cho phần thịt gấc đổ vào gạo, thêm chút muối để xôi khi nấu được đậm đà. Sau đó, bạn lại dùng tay chà nhẹ nhàng nếp để thịt gấc bám đều vào hạt nếp.

Bước 5: Cho một chút nước vào nồi cơm điện hoặc chõ hấp rồi đặt xưởng hấp lên trên và đổ phần gạo nếp đã trộn đều vào. Nếu bạn dùng nồi cơm điện thì chỉ việc cắm điện và ấn nút “cook” là xong. Ngược lai, nếu dùng chõ hấp thì bạn đun nhỏ, đều lửa khoảng 20 phút là xôi chín

Bước 6: Sau khoảng 20 phút là xôi gấc bắt đầu chín. Lúc này, bạn mở nắp nồi ra, cho 3 thìa café đường vào, dùng đũa xới xôi thật đều.

Như vậy, chỉ chưa đầy 30 phút là bạn đã hoàn thành xong món xôi gấc ngon để bán. Xôi gấc khi nấu chín sẽ có màu đỏ bắt mắt, từng miếng xôi mền dẻo, thơm mùi gạo nếp, thoang thoảng mùi ngọt ngào của gấc hòa lẫn ít mùi rượu quê. Đảm bảo sạch sẽ, thơm ngon, khó mà cưỡng lại được.

Nên lựa chọn loại gạo nệp hạt tròn, dẻo, thơm và tốt nhất là lựa chọn gạo nếp cái hoa vàng.

Gấc thì nên chọn những quả tròn, cầm thấy nặng tay, ấn nhẹ thấy vỏ hơi cứng là những quả gấc chín ngon.

Không nên chọn những quả nhẹ, chỗ mềm, chỗ cứng hay cuống héo. Đây đều là những quả gấc bị hỏng

Ngoài ra, bạn cũng có thể mua sẵn những túi thịt gấc tại các siêu thị, cửa hàng…

Bạn có thêm nêm nhiều hoặc ít đường, tùy vào khẩu vị của từng người.

Để cho món xôi gấc thêm đẹp mắt thì cũng có thể ép xôi vào trong các khuôn hoặc tạo hình thù cho đẹp

Xôi xéo chắc hẳn không còn xa lạ với nhiều người – đây là món ăn vô cùng quen thuộc với người dân các vùng miền, nhất là Hà Nội. Ngày nay, bạn có thể bắt gặp những cửa hàng, xe đẩy, gánh thúng xôi xéo ở khắp các nẻo đường, con phố, làng quê, thành thị…

Từng gói xôi vàng ươm đươc bọc trong những chiếc lá sen xanh mát, những hộp đựng nhỏ xing luôn cuốn hút người mua. Nếu bạn yêu thích món xôi xeo này và muốn học cách nấu xôi xéo ngon để bán thì có thể tham khác các bước nấu xôi xéo sau đây.

Bước 1: Ngâm gạo và đậu

Gạo nếp bạn đem vo qua nước sạch, sau đó ngâm với ½ muỗng bột nghệ và ¼ muỗng muối qua đêm 8 tiếng để gạo được nở đều, ngấm nước.

Đậu cũng rửa sạch và ngâm qua đêm như gạo

Bước 2: Sơ chế

Gạo và đậu vớt riêng ra rồi để cho ráo nước

Hành tím bóc vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng.

Bước 3: Nấu xôi

Bạn có thể nấu xôi bằng nồi cơm điện hoặc chõ xôi bằng cách:

Nồi cơm điện: Cho gao vào trước rồi thêm lượng nước cách mặt gạo khoảng 1cm và tiến hành nấu xôi như cắm cơm bình thường. Sau khi xôi đã chín thì trộn 2 muỗng dầu ăn vào.

Đồ xôi: Cho nước vào rồi đặt nắp chõ xôi vào trong nồi, đổ phần gạo đã ngâm vào. Tiếp đó, bật bếp đun cho đến khi xôi chín đều thì trộn 2 muỗng dầu ăn vào.

Lưu ý: Khi nước đã trong chõ xôi sôi thì bạn hạ lửa nhỏ hoặc giảm nhiệt độ (nếu dung nồi nấu xôi bằng điện) để tránh bị nát xôi.

Bước 4: Nấu đậu

Lưu ý: Nếu trường hợp đậu chưa nhuyễn thì bạn có thể cho vào cối giã hoặc máy xay để làm nhuyễn.

Bước 5: Phi thơm hành mỡ

Bước 6: Hoàn thiện món xôi xéo

Xôi xéo mền dẻo, vàng óng, thơm mùi gạo, đậu xanh vàng ươm, bùi bùi, kết hợp hành phi giòn tan, béo ngậy, thơm lừng là đạt chuẩn. Món xôi này sẽ rất ngon khi ăn nóng, đảm bảo bất cứ ai ăn đều sẽ “nghiện”

Với cách làm xôi xéo ngon để bán này bạn có thể tự tin mở cửa hàng hay xe bán xôi để kinh doanh rồi đấy!

Xôi mặn thập cẩm là món ăn sáng rất được yêu thích, nhất là các bạn trẻ học sinh, sinh viên. Món xôi mặn này được tạo thành từ rất nhiều nguyên liệu khác nhau, nó không chỉ đẹp mắt với nhiều màu sắc mà còn rất bổ dưỡng

Bước 1: Nấu xôi

– Trước hết, bạn đem đậu phộng đi ngâm nước để nó nở đều ra, sau đó cho vào nồi luộc khoảng 10 – 15 phút để đậu phộng mềm rồi vớt ra.

– Còn gạo nếp, bạn nên ngâm qua đêm với một chút muối (6 – 8 tiếng), rồi vo thật sạch và cho vào nồi xôi đồ cho chín mềm

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu làm nhân

– Tiếp theo, bạn lấy thịt heo rửa sạch và ướp cùng với muối đường với phần tỏi ớt đã băm nhuyễn.

– Tôm khô cũng ngâm trong nước để tôm nở ra rồi vớt ra rổ cho ráo nước

– Nấm đông cô bạn cũng ngâm vào trong nước để nó mềm ra. Sau đó, bạn trần qua nước sôi, với ra để ráo và thái sợi nhỏ.

– Củ cải muối đem rửa cho sạch với nước sôi để nguội để bớt mặn rồi thái hạt lựu. Phần hành lá rửa sạch rồi cắt nhỏ.

Bước 3: Chế biến nhân xôi thập cẩm

– Bạn bắc bếp cho chảo lên và cho 1 ít dầu ăn, đợi dầu ăn nóng lên thì cho hành lá cắt nhỏ vào phi thơm lên và cho tiếp nấm đông cô, củ cải muối và tôm khô đã sơ chế vào xào, thêm 1 chút muối và đường để các nguyên liệu trên đậm vị ngon hơn rồi đổ ra đĩa sạch

– Tiếp đến, bạn cho phần thịt heo đã ướp vào chảo và đảo đều cho tới khi nước cạn. Khi thấy phần thịt heo đã ngả sang màu vàng nâu thì mới tắt bếp. Lấy phần thịt ra để nguội rồi thái thành hạt lựu

– Với lạp xưởng: để tránh quá nhiều dầu mỡ thì bạn nên chọn cách luộc thay vì chiên. Bạn có thể cho lạp xưởng vào nồi luộc chín và lăn qua chảo cho khô rồi thái thành từng miếng mỏng

Bước 4: Hoàn thành

– Khi xôi trong nồi đã chín đều, mềm dẻo thì bạn cho đậu phộng đã luộc chín vào trộn đều lên.

– Sau đó, bạn cho phân nhân đã chế biến ở bước 3 lên trên (trừ lạp xưởng), trộn đều và hấp thêm một chút nữa là xong.

Xôi mặn sau khi làm xong bạn sẽ xới ra hộp, trang trí phần lạp xưởng ở bên trên cho đẹp mắt. Khi thưởng thức xôi mặn bạn sẽ ngửi thấy vị thơm của gạp nếp, mùi thơm của nấm và đậu phộng và vị béo ngậy của thịt cùng các nguyên liệu khác.

Cách Nấu Xôi Mặn Ngon Ngất Ngây Cho Cả Nhà

Xôi là một món ăn no bụng lâu, hương vị lại ngon, có rất nhiều cách để kết hợp với món xôi, như xôi lá dứa, xôi lá cẩm, xôi nếp than, xôi bắp… Nhưng với mình món xôi mặn luôn luôn đặc biệt, nó ăn với đủ thứ loại thực phẩm khác nhau, bạn có thể biến tấu theo cách riêng của bản thân để tạo hương vị mới.

Nguyên liệu:

Nếp Thái ngon: 2 lon sữa bò

Lạp xưởng ngon: 2 chiếc

Trứng gà: 2 – 3 trứng

Tôm khô: 20g

Chả lụa: 100g

Hành lá

Ớt

Gia vị thông thường: dầu ăn, nước tương, dấm ăn, đường, muối.

Thực hiện:

Nếp ngâm qua đêm với nước ấm, sáng vớt nếp ra, sau đó cho nếp vào nồi cơm điện, thêm vào ít muối, cho nước vào, nước thấp hơn mặt nếp, bấm nút nấu.

Đợi nồi xôi chuyển qua chế độ hâm nóng thì để thêm 20 phút nữa, bật nút nấu trở lại, sau đó lại chuyển qua chế độ hâm nóng, bạn cứ để như vậy cho nếp chín.

+ Chuẩn bị nguyên liệu khác:

Sau khi lạp xưởng lăn có màu nâu đỏ thì lấy ra, để nguội, cắt sợi hay cắt lát mỏng tùy ý thích.

Chả lụa thì cắt sợi.

Trứng gà cho vào tô, nêm thêm ít bột ngọt và nước mắm, sau đó cho chảo lên bếp, đợi chảo nóng cho ít dầu ăn vào, tráng trứng thật mỏng, lấy ra và cắt sợi. Nếu chảo nhỏ, bạn có thể chia ra làm nhiều lần tráng trứng.

Tôm khô ngâm nở, dùng đầu hành lá cắt nhuyễn phi thơm, sau đó cho tôm khô vào xào nhanh tay.

Phần hành lá còn lại bạn cắt nhuyễn cho vào chén, đun dầu nóng và cho vào chén để làm mỡ hành.

Cho xôi ra dĩa, lấy ít mỡ hàng lên trên, xếp thêm ít lạp xưởng, tôm khô, chả lụa, trứng cắt sợi và cho ít nước tương lên trên. Cuối cùng vớt ớt ngâm giấm đường cho lên trên. Vậy là xong có thể mời cả nhà cùng thưởng thức rồi.

Cũng còn cách ăn khác là bạn cho xôi là thau lớn, cho tất cả lạp xưởng, chả lụa, trứng gà, tôm khô, mỡ hành rồi trộn đều. Khi ăn nếu thấy nhạt có thể thêm nước tương, cuối cùng là ít ớt băm lên trên.

Yêu cầu món ăn:

Xôi dẻo, không bị cứng, khô.

Phụ liệu vừa ăn, không quá mặn.

Bạn có thể sử dụng nguyên liệu khác để thay thế như: thịt gà quay, thịt xá xíu, trứng cút…

Cách Làm Xôi Mặn Thập Cẩm Thơm Ngon, Bắt Mắt Không Thể Chối Từ

Chuẩn bị nguyên liệu:

½ kg nếp ngỗng (hoặc nếp gì tùy thích).

50g thịt nạc thăn.

30g tôm khô.

20g nấm đông cô khô.

4 cọng lạp xưởng nhỏ.

50g đậu phộng.

1 củ cải muối.

2 tép hành lá.

Dầu ăn.

Gia vị: muối, đường, bột ngọt, tỏi, ớt.

Bước 1:

Đậu phộng nấu với cơm nếp khá lâu chín nên sau khi ngâm khoảng 30 phút, bạn phải luộc cho đậu mềm trong khoảng 1 tiếng với lửa nhỏ chứ không cho vào hấp cùng lúc với cơm. Đây là nguyên liệu cần được chuẩn bị thật sớm.

Đậu phộng trước khi nấu cần ngâm nước cho nở rồi vớt ra, cho vào nồi luộc với chút muối.

Nếu có thời gian, bạn hãy ngâm nếp từ 4 đến 5 tiếng trước khi đem đồ (hấp), nếp sẽ mau mềm hơn. Nếu không, chỉ cần ngâm khoảng nửa tiếng rồi vo sạch, cho vào xửng hấp. Nếu không có xửng hấp xôi riêng, có thể dùng xửng của nồi cơm điện và hấp trực tiếp bằng nồi cơm điện bạn nấu hàng ngày. Thường thời gian hấp sẽ lâu hơn nấu nhưng việc hấp đảm bảo nếp chín mềm, đều mà không nhão như khi nấu.

Cho nếp vào xửng hấp, trộn thêm ít muối đường.

Trong khi chờ đợi đậu và nếp chín, bạn cần sơ chế các nguyên liệu đã có: thịt rửa sạch, tôm khô, nấm đông cô, đậu phộng ngâm cho nở mềm.

Củ cải muối xả, vắt thật kỹ nhiều lần cho bớt mặn rồi thái nhỏ, có thể thái hạt lựu hoặc thái sợi tùy thích. Nấm đông cô sau khi ngâm nở có thể chần sơ qua nước sôi, vớt ra, cho vào nước lạnh rồi vắt sạch, thái sợi nhỏ.

Cho dầu vào chảo, phi thơm tỏi băm, cho thịt vào đảo săn rồi thêm nước, để lửa riu riu.

Lạp xưởng để hạn chế dầu mỡ, bạn không nên chiên mà luộc.

Đun sôi ít nước rồi cho lạp xưởng vào luộc chín.

Bạn cũng cần xào chín các nguyên liệu tôm khô, nấm, củ cải muối và nêm gia vị vừa ăn trước khi trộn vào xôi.

Bắc chảo lên bếp, cho vào ít dầu, phi thơm hành.

Kiểm tra khi thấy nếp chín đều, bạn cho đậu phộng đã luộc vào, trộn đều rồi hấp thêm một lúc nữa.

Cuối cùng, cho xôi ra đĩa, xếp lạp xưởng lên trên, có thể cho chút hành lá phi cho thêm bắt mắt.