Giới thiệu chung về ung thư vú
Ung thư vú là tình trạng các tế bào phát triển bất thường ở ngực (các khối u ác). Các khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư và có thể phát triển rất nhanh và lan ra các mô xung quanh và các bộ phận khác.
Hiện nay khoa học vẫn chưa xác định được chính xác được nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này nhưng có một số tác nhân làm tăng nguy cơ gây ung thư vú như: những người có tiền sử mắc phải các bệnh như ung thư buồng trứng, đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, hay trong gia đình có bà, mẹ đã từng bị ung thư vú, đặc biệt hơn là chế độ ăn uống không hợp lý. Đây đều là những tác nhân có nguy cơ cao gây ung thư vú.
Nếu bạn bắt gặp những dấu hiệu như: đau ngực, ngứa đỏ ở ngực, đau lưng, mỏi vai gáy, hay các triệu chứng như: núm vú bị dẹt hơn, thụt vào trong, hay tiết dịch sữa ra ngoài, sưng hoặc có khổi u, hạch ở nách… Đây là những dấu hiệu không hề tốt là điềm báo sức khỏe vòng 1 của bạn đang có vấn đề. Bạn nên chú ý khi có dấu hiệu bất thường này nên đến cơ sở chuyên khoa thăm khám để có những phát hiện và điều trị kịp thời.
Mách chị em một số cách phòng ngừa ung thư vú hiệu quả
Để tránh được nguy cơ mắc ung thư thì chị em phụ nữ được khuyến cáo cần phải có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý với những thực phẩm như:
Ăn nhiều súp lơ: Đây là một loại rau giàu dinh dưỡng, dễ chế biến và tốt cho sức khỏe nói chung. Lý do rau súp lơ được sử dụng nhiều để phòng chống bệnh tật, bao gồm cả ung thư vú là do hàm lượng sulforaphane cao trong loại rau này. Về liều lượng, bạn nên ăn khoảng 91g bông cải, 3 lần/tuần để phòng tránh ung thư vú. Ngoài sup lơ xanh bạn có thể ăn súp lơ trắng, loại rau cũng thuộc họ nhà súp lơ và có hàm lượng sulforaphane cao.
Hạn chế ăn thực phẩm có chứa chất béo: Những loại bánh ngọt, bánh pizza, kẹo… chứa nhiều chất béo xấu được gọi trans hoặc hydrogenees. Đây là những chất làm tăng nguy cơ ung thư vú cao. Một nghiên cứu của Inserm và Viện Gustave Roussy năm 2008 cho thấy tỷ lệ mắc ung thư vú tăng gần như gấp đôi ở những phụ nữ có lượng acid béo trans tăng cao trong máu. Vì vậy nên hạn chế lượng sử dụng acid béo bão hòa như mỡ động vật, thịt xông khói, bơ hay những thực phẩm chứa lượng chất béo cao.
Nên sử dụng những thực phẩm giàu phyto-oestrogenes: Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy những phụ nữ tiêu thụ nhiều đậu nành thì nguy cơ mắc ung thư vú giảm 23-47%. Đậu nành, hạt lanh… là những thực phẩm giàu phyto-oestrogenes. Giúp giảm lượng estrogen khi nó ở mức cao, ngăn cản sự kích thích quá mức phát triển của tuyến vú vì vậy giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Bạn cũng nên lưu ý không nên dùng phyto-oestrogènes ở những phụ nữ đã mắc ung thư vú hoặc có người trong gia đình mắc ung thư vú. Nếu muốn sử dụng tốt nhất nên tư vấn ý kiến của bác sĩ.
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao hợp lý: Theo nghiên cứu chỉ ra rằng những người lười vận động dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao. Khi bạn tích cực vận động, cơ thể tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, ngăn ngừa tích tụ một số chất béo estrogen có thể dẫn đến ung thư vú. Đặc biệt với những người có tiền sử gia đình mắc ung thư vú có thể giảm 25% nguy cơ mắc bệnh bằng cách tập thể dục 20 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/tuần cùng với việc duy trì một lối sống lành mạnh.
Rau bắp cải xào cà chua có thật sự phòng ngừa được ung thư vú không?
Theo các nghiên cứu, ăn các loại rau họ cải đặc biệt là rau bắp cải và cà chua có thể giúp giảm nguy cơ một số loại ung thư, trong đó có ung thư vú. Các nhà khoa học của trường đại học Michigan đã kết luận rằng những phụ nữ ăn 4-5 bữa bắp cải/tuần sẽ giảm được 74% nguy cơ mắc chứng bệnh ung thư vú. Sở dĩ như vậy là vì trong bắp cải có một nhóm hoạt chất indol. Ngoài ra, bắp cải có chứa các enzyme myrosinase và glucosinolate là các chất chống ung thư vú cao.
Cà chua cũng là loại thực phẩn có chứa nhiều lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, chống lại bệnh ung thư vú bằng cách ngăn chặn tế bào ung thư phát triển. Cà chua là một trong những thực phẩm dễ dàng nhất để kết hợp trong chế độ ăn uống của bạn. Bạn có thể ăn nó tươi, trong nước sốt cà chua.
Với món bắp cải xào cà chua, bạn có thể dùng một tuần 4 lần hoặc nhiều hơn để giảm nguy cơ ung thư vú cho bản thân.
Nguyên liệu làm món rau bắp cải xào cà chua
1 cây bắp cải
2 quả cà chua
Vài nhánh hành lá (rau ngò nếu có)
2 củ hành tím
1 quả ớt (nếu bạn muốn ăn cay)
Gia vị: Muối, hạt nêm, bột canh hoặc bột ngọt, dầu ăn/mỡ, dầu hào.
Trước khi bắt tay vào chế biến món ăn này, các bạn cần phải lưu ý những điều quan trọng sau: làm thế nào để chọn được rau bắp cải ngon, nên bảo quản bắp cải ra làm sao để giữ được các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, những ai không nên ăn rau bắp cải hay rau bắp cải này có những tác hại gì. Để có lời giải đáp cho những câu hỏi trên, mời các bạn tham thêm những lưu ý quan trọng khi sử dụng rau bắp cải.
Cách sơ chế nguyên liệu
Bắp cải loại bỏ hết lá già, dùng dao cắt thành những sợi mỏng,dài. Sau đó rửa qua với nước lạnh 2 – 3 lần trước khi ngâm với nước muối loãng. Ngâm khoảng 10 – 15 phút vớt ra, xả lại 1 lần nữa với nước lạnh cho sạch muối thì để ráo.
Cà chua rửa sạch, thái múi cau nhỏ hoặc thái thành các lát mỏng cho nhanh nhừ.
Hành tím lột vỏ, thái nhỏ.
Hành lá (rau ngò nếu có) nhặt sạch, rửa rồi thái khúc ngắn chừng 1cm. Nếu bạn muốn ăn cay thì cắt nhỏ ớt, bỏ hạt đi.
Cách nấu rau bắp cải xào cà chua
Bước 1: Đặt chảo lên bếp bật lửa nhỏ, cho một ít dầu ăn/mỡ vào chảo. Dầu ăn/mỡ nóng cho hành tím vào phi thơm, đưa cà chua đã thái mỏng vào chảo. Cho thêm 1/4 thìa muối cùng 1 ít nước lạnh vào chảo. Đậy nắp vung lại cho cà chua được nhừ.
Bước 2: Khi cà chua nhừ thì bạn cho hết bắp cải vào xào cùng. Nên cho một ít hạt nêm, muối, bột canh, 1 thìa dầu hào. Đảo đều tay cho bắp cải chín đều. Nhớ nếm lại xem đã vừa ăn chưa.
Bước 3: Xào cho đến khi bắp cải chín bạn cho thêm chút hành lá và rau ngò mùi đã thái lên trên cho thơm, tắt bếp. Cho rau ra đĩa là bạn đã hoàn thành món ăn đơn giản này.
Các món ăn hữu ích khác xào cùng bắp cải