Dưa món – nét văn hóa ẩm thực Việt
“Thịt mỡ – dưa hành – câu đối đỏ / Cây nêu – tràng pháo – bánh chưng xanh”. Từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Việt, mọi dịp đặc biệt như Tết, hay đám cỗ, đám Chạp,… bên cạnh thịt gà, giò, chả,… luôn luôn đi kèm một đĩa dưa món.
Không phải để bày cho đẹp mâm cỗ mà đĩa dưa muối là biểu tượng cho 4 sắc thái cơ bản của con người. Chua – cay – mặn – ngọt , tương ứng với hỉ – nộ – ái – ố của cuộc đời mỗi con người. Điều này mang ý nghĩa rằng không ai hoàn hảo, tất cả chúng ta đều phải nếm trải qua mọi biến cốtừ vui buồn, hận, giận thì cuộc sống mới có thể cân bằng.
Món dưa tưởng chừng đơn giản, chân quê nhưng lại mang ý nghĩa nhân văn thật sâu sắc. Còn về mặt sức khỏe, trong bữa cơm hàng ngày có đủ các loại thức ăn thơm ngon hấp dẫn nhưng chủ yếu được chế biến cùng dầu mỡ rất dễ gây ngán khiến bạn không ăn được nhiều. Để cân bằng lại vị giác, trong bữa ăn thường có một món chua mang tính mát đi kèm để giúp cân bằng vị giác, vừa tốt cho hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại, các gia đình thường ít chú ý đến món ăn này mà chỉ tập trung vào các giá trị dinh dưỡng khác. Nếu bạn biết được món ăn dân dã này mang nhiều giá trị đến vậy, chắc chắn sẽ không thể bỏ qua nó trong thực đơn của gia đình.
Cách làm dưa món bằng đu đủ xanh ngâm nước mắm ăn liền
Một trong những cách làm dưa muối chua được nhiều gia đình áp dụng đó là muối bằng đu đủ. Về tác dụng của đu đủ mặt dinh dưỡng, trong đu đủ có chứa các protid, acid amin, glucid, beta caronten, vitamin C, viatamin B1,B2 cùng các các khoáng chất vô cùng có lợi cho cơ thể.
Khi đu đủ được muối trong điều kiện nồng độ muối cao sẽ tạo ra các vi khuẩn cực kì có lợi cho đường ruột, đặc biệt men trong dưa chua đu đủ có chất chống oxy hóa cao, từ đó làm giảm quá trình lão hóa của cơ thể, đồng thời giảm lượng choresterol hiệu quả.
Đem lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời, món ăn này thực sự nên có trong bữa ăn hàng ngày của gia đình bạn. Không cần tốn quá nhiều thời gian, công sức hay tiền bạc, bạn hoàn toàn có thể tự làm món ăn này tại nhà.
Nguyên liệu làm dưa món Tết
Đu đủ : 1 quả nhỏ ( 300-500gr ). Để làm dưa món ngon giòn, bạn nên chọn đu đủ hơi xanh một chút, không chọn đu đủ chín sẽ bị nhão, cũng không được chọn đu đủ quá non ( quá xanh ) bởi đu đủ lúc này rất chát, nhựa có tính độc, khi muối trong quá trình lên men người dùng ăn vào sẽ bị ngộ độc.
Cà rốt : 1 củ nhỏ (200g). Tương tự như cách chọn đu đủ, một lưu ý nhỏ là bạn nên chọn củ cà rốt có phần thân to một chút để dễ cắt tỉa tạo hình, giúp món dưa thêm đẹp mắt.
Củ kiệu : 200g. Củ kiệu chỉ lấy củ, phần lá các bạn có thể sử dụng tiếp nhưng lời khuyên là không nên bởi sẽ làm món dưa bị hăng nếu ai không quen ăn hành.
Hành tím : 100g. Có thể thay thế bằng hành tây
Su hào : 1 củ nhỏ 100g. Nên chọn quả giòn, cứng, hơi non một chút cũng sẽ rất ngon.
Ớt : 3 quả. Nếu bạn thích ăn cay thì có thể mua nhiều hơn, nên chọn ớt chỉ thiên sẽ làm dậy mùi cho món dưa.
Muối : 200g. Đường : 300g ( có thể thêm nếu bạn không thích ăn quá chua )
Gia vị : Nước mắm, tỏi.
Các bước thực hiện dưa món đu đủ với su hào, cà rốt
– Đu đủ mua về các bạn gọt vỏ, ngâm sơ qua với nước muối loãng từ 3-5 phút cho bớt nhựa rồi rửa sạch bằng nước lạnh, loại bỏ ruột rồi cắt miếng mỏng vuông từ 2-3cm.
– Cà rốt các bạn rửa sạch, gọt vỏ, khía hình hoa và thái miếng tròn. Su hào cũng gọi vỏ và thái miếng vuông, mỏng.
– Củ kiểu bỏ rễ, chỉ lấy phần củ, bóc lớp màng bên ngoài. Nếu thích ăn nguyên củ các bạn có thể để nguyên hoặc thái đôi tùy ý. Ớt, tỏ, hành tím rửa sạch, thái nhỏ.
– Pha loãng nước lạnh với 5 thìa muối, sau đó cho tất cả phần rau, củ đã sơ chế sạch vào ngâm từ 15-20 phút để giữ được độ giòn, ngon cũng như tránh để đu đủ, su hào bị thâm. Sau đó rửa sạch lại bằng nước và để ráo.
– Phơi khô các nguyên liệu trên dưới trời nắng từ 1-2 ngày. Thời gian phơi tốt nhất là giữa trưa, sau khi phơi ban ngày xong thì buổi tối các bạn nên cất vào góc bếp hoặc khu vực nào đó khô ráo trong nhà.
– Khi các nguyên liệu săn vào một mức nhất định. các bạn nên chú ý công đoạn này, không nên phơi quá khô sẽ khiến rau củ bị héo, khi muối sẽ bị dai.
– Mẹo nhỏ là cứ 5-6 tiếng các bạn nên bấm thử ngón tay vào đu đủ, su hào,… một lần, nếu rau củ chỉ khô vào nhưng lượng nước bên trong vẫn còn cũng như khi bấm giòn là được.
– Khi rau củ đã khô, các bạn đảo qua 1 lượt trên bếp, xóc qua cho bớt bụi rồi để riêng. Bắc nồi lên bếp, đổ 500ml nước mắm cùng 300g đường, 3 thìa cà phê dấm và khuấy đều và đun ở nhiệt độ vừa. Khi nước mắm sôi lên thì các bạn cho 3 thìa cà phê muối vào, tắt bếp và để nguội.
– Để món dưa được đúng vị dân gian, các bạn nên muối trong các chum, vại bằng đất sẽ gúp dưa lên men ngon hơn, không bị khú và để được rất lâu. Tuy nhiên nếu không có chum, vại thì bạn có thể muối trong hũ thủy tinh.
– Xếp rau củ vào hũ, chú ý xếp khít nhau, tránh để trống quá nhiều bởi trong quá trình muối, rau củ sẽ ra nước, làm nước muối bị nhạt, điều này sẽ làm giảm chất lượng món ăn của chúng ta. Từ từ đổ phần nước mắm đã đun vào cho ngập mặt hũ, nhanh chóng vặn nắp, nén chặt.
– Thời gian để món dưa lên men từ 3-5 ngày là ngon nhất. Trong thời gian này bạn hạn chế mở nắp hũ để không khí không bị tràn vào trong.