Cách Làm Dưa Mắm Mặn / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Rafs.edu.vn

Cách Làm Dưa Mắm Từ Dưa Leo (Dưa Chuột)

Cũng như các vùng miền khác quê hương Tây Ninh của mình cũng có món dưa mắm rất ngon các bạn ạ. Quê mình có 2 loại dưa mắm chay và mặn. Có loại làm từ dưa chuột đèo nhỏ, có loại làm từ dưa gang non, có loại làm từ đu đủ mỏ vịt….. Hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn cách làm dưa mắm từ dưa leo (dưa chuột).

Nếu các bạn mua được loại dưa chuột đèo người ta bứt dây thì càng ngon. Dưa bứt dây là sau khi thu hoạch xong mùa dưa người nông dân phải bứt bỏ những dây dưa leo bỏ đi để làm đất cho mùa tới. Khi dọn bỏ dây thì người ta thu hoạch hết những trái dưa leo lớn nhỏ đủ loại có bao nhiêu là thu hoạch hết. Nên hầu như trái dưa đèo còn nhỏ cũng được thu hoạch. Mua được loại dưa đỏ ta làm món dưa mắm mới ngon. Còn không các bạn có thể mua dưa leo bình thường cũng được.

Mỗi khi nói đến món dưa mắm thì thôi rồi bao nhiêu cơn thèm nó trổi dậy, chỉ ước gì có tô cơm nguội ăn với món dưa mắm ngay lúc này.

Nhớ ngày xưa mỗi khi đi học về được mẹ cho ăn cơm món dưa mắm trộn thịt luộc với canh khoai mỡ tím thì thôi nó ngon gì đâu. Hương vị đó cứ theo mình mãi mỗi khi làm món dưa mắm này để ăn.

Từ nhỏ mình được sinh ra và lớn lên trong một gia đình phải nói là rất khéo léo. Các bà của mình rất khéo về nữ công gia chánh. Mỗi khi nhà có đám tiệc gì thì các bà tựu lại mỗi người một món đủ loại bánh mức thức ăn được làm ra mới nhìn không tưởng là thức ăn luôn. Từ những món cao cấp cho đến những món dân dã nhất các bà đều tự tay làm. Nhớ ngày xưa mình còn nhỏ lắm mới 7-8t thôi nhưng được theo các bà nhìn các bà và mẹ làm nên nó đã ăn sâu vào máu mình lúc này không biết…

Và món dưa mắm này cũng vậy và khi lớn mình làm rất nhiều lần để ăn và rất vừa ý. Vì mình làm mình ăn sẽ an tâm hơn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là những loại dưa mắm làm sẵn bán ngoài chợ thì mình không an tâm lắm để mua về ăn. Nên dù cực tí nên mấy món cầu kỳ này mình luôn tự làm ăn cho an toàn.

Mỗi khi nhà không còn gì ăn chúng ta có thể lấy hủ dưa mắm trong tủ lạnh ra là có bữa cơm ngon lành cành đào. Chúng ta có thể ăn với cơm nóng hay cơm nguội gì cũng ngon, mà độ hao cơm thì không phải bàn.

Món dưa mắm bằng dưa leo này mình làm tự nhiên không chất bảo quản gì hết nên chỉ để được tuần là ngon nhất. Mình cũng có thể để trong tủ mát được một tháng nhưng để lâu nó sẽ có vị hơi chua một tí vì mình làm vừa ăn không làm mặn. Ăn hết mình làm cái khác như vậy sẽ ngon hơn.

5 Cách Làm Dưa Món Củ Kiệu Miền Trung Miền Bắc, Muối Dưa Món Ngâm Nước Mắm Mặn Chua Ngọt Ăn Liền

Cách làm dưa món mặn miền Trung chống ngán những ngày Tết 1. Cách làm dưa món miền Trung mặn ngọt cực ngon Nguyên liệu làm dưa món củ kiệu miền Trung

Củ kiệu. Củ kiệu bạn có thể mua ở các chợ truyền thống. Củ kiệu khá giống với củ hành về mặt hình dáng, tuy nhiên nó có những vị khác biệt và đặc trưng hơn. Trong trường hợp bạn không thể tìm được củ kiệu để muối thì bạn có thể thay thế bằng phần hành củ.

Cà rốt. Bạn chuẩn bị 200 gram cà rốt tươi (cỡ hai củ vừa phải). Lưu ý chọn phần cà rốt không bị sâu sẹo, dập nát để làm dưa món.

Quả ớt. Dùng loại ớt hiểm bởi chúng có độ cay vừa phải, phù hợp để muối dưa món. Bạn chuẩn bị từ 5 – 7 trái ớt để muối

Củ hành tím. Hành tím trong món dưa món sẽ giúp đổi vị lạ hơn, màu sắc bắt mắt hơn cho món dưa. Bạn chuẩn bị 5 – 6 củ hành tím (khoảng 1 lạng) để muối cùng.

Củ su hào. Su hào là nguyên liệu tiếp theo không thể thiếu để làm dưa món. Su hào bạn cần chọn củ vừa phải hoặc su hào non, không nên chọn su hào già bởi nó rất cứng và nhiều xơ. Chuẩn bị 1 củ su hào cỡ vừa.

Các gia vị cần thiết: Ngoài các nguyên liệu kể trên thì để làm được dưa món, các loại gia vị cũng là phần không thể thiếu. Gia vị bạn cần chuẩn bị ở đây bao gồm: đường, nước mắm, bột ngọt, muối

Dưa cải. Khi làm dưa món, để đa dạng vị hơn thì bạn có thể sử dụng thêm phần bẹ của dưa cải để cùng muối. Vị giòn, chua của bẹ cải khi muối cũng làm cho đĩa dưa món của bạn thêm phần ngon miệng.

Các bước làm dưa món ngâm nước mắm miền Trung Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Củ kiệu: Bỏ lá và rễ, chỉ lấy phần củ trắng rồi mang rửa sạch.

Hành tím: Hành tím cắt rễ, ngâm hành qua nước gạo, bóc bỏ vỏ chỉ giữ lại phần củ màu tím bên trong.

Cà rốt, su hào: Gọt vỏ rồi rửa sạch, sau đó cắt thành từng lát mỏng, con chì hoặc tỉa hoa.

Bẹ dưa cải: Nhặt bỏ phần lá úa, rửa sạch rồi thái khúc khoảng chừng 1cm.

Chuẩn bị 1 chậu nước muối loãng rồi cho tất cả các nguyên liệu vào ngâm. Được khoảng 20 phút, bạn vớt các nguyên liệu ra rổ.

Rửa sạch các nguyên liệu vừa ngâm qua muối bằng nước lạnh. Thực hiện 4-5 lần thì vớt các ngyên liệu ra để cho ra nước.

Đây là bước rất quan trọng quyết định đến độ ngon của món dưa món miền Trung. Sau khi làm sạch, bạn hãy đổ tất cả các nguyên liệu ra một chiếc nia và đem dưới nắng.

Thời gian phơi nắng thông thường khoảng 1 ngày. Bạn cũng có thể sấy khô các loại nguyên liệu dưa món.

Đổ 150ml nước lọc và 500ml nước mắm vào nồi và đun sôi. Cho tiếp 2 thìa cà phê đường vào quấy đều cho đến khi đường tan hết thì tắt bếp.

Rửa sạch phần dưa phơi khô, trần qua nước nóng rồi vắt ráo nước.

Cho dưa vào lọ và đổ ngập nước đã chuẩn bị. Đặt 1 chiếc đĩa và vật nặng đè lên đĩa để dưa không bị nổi.

Đập kín lọ và chờ khoảng 2 ngày là có thể ăn được.

Dù cách làm dưa món miền Trung tuy hơi cầu kỳ và tốn thời gian nhưng nếu áp dụng đúng công thức chúng tôi chia sẻ ở trên, đảm bảo bạn sẽ một món ăn cực lạ miệng và hấp dẫn.

2. Cách làm dưa món dưa hành miền Bắc chua giòn ngày Tết

Món dưa hành miền Bắc chấm cùng nước mắm tỏi ớt sẽ rất chuẩn vị. Vị chua thanh tự nhiên của củ hành rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn, đồng thời còn ngăn ngừa rất nhiều các loại bệnh khác.

Nguyên liệu làm dưa hành miền Bắc Cách thực hiện dưa món miền Bắc

Hành bóc sạch vỏ, rửa sạch rồi ngâm với nước vo gạo. Ngâm khoảng 1 ngày rồi vớt hành ra, tiếp tục rửa sạch, sau đó vớt ra để ráo và xếp lần lượt vào trong lọ.

Pha 500ml nước sôi để nguội với đường và muối rồi đổ vào trong lọ đựng hành sao cho ngập hết hành. Ngâm trong khoảng 1 tuần là có thể ăn được.

3. Cách làm dưa món mặn ăn liền chỉ với 30 phút Cách 1: Dưa món từ cà rốt và củ cải trắng

Nguyên liệu: Cách làm

Hòa nước, giấm và đường vào chảo, đun với lửa nhỏ. Khuấy đều cho đến khi đường tan hết thì đổ ra thau nhỏ cho nguội.

Củ cải trắng và cà rốt thái sợi. Tốt nhất nên rửa cà rốt và củ cải bằng nước sôi.

Trộn đều cà rốt và củ cải vào nước đường giấm đã pha sẵn là bạn đã có món dưa ngon để ăn kèm trong các bữa ăn.

Cách 2: Dưa món cà rốt và su hào

Nguyên liệu: Cách thực hiện:

Cà rốt, su hào gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt thành miếng nhỏ dài 1cm. Trộn su hào, cà rốt với 3 thìa muối và khoảng 30 phút cho thấm gia vị. Sau đó rửa sạch su hào cà rôt và bóp cho khô kiệt nước.

Hành khô bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái nhỏ.

Pha 2 thìa đường, 1 thìa muối, 2 thìa giấm và nước sôi với nhau. Thêm ớt và tỏi băm nhỏ vào.

Cho cà rốt và su hào vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước vừa pha sao cho ngập. Bạn có thể ăn ngay sau khi làm xong, nếu không ăn hết hãy bỏ vào ngăn mát tủ lạnh ăn dần nếu không dưa sẽ bị chua và hỏng.

Cách 3: Dưa món với đu đủ, củ cải và cà rốt

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Đu đủ xanh, củ cải, cà rốt, dứa, tỏi, ớt, giấm, mắm, muối, đường.

Cách thực hiện

Đu đủ, củ cải, cà rốt gọt vỏ, thái miếng nhỏ vừa ăn. Bóp với muối rồi rửa sạch sau đó đem phơi nắng.

Pha 2 chén nước mắm, 2 thìa dấm, 1 chén đường, 1/2 chén nước rồi đun sôi, sau đó để nguội.

Cho đu đủ, củ cải, cà rốt vào trong lọ. Đổ nước đã pha chế vào lọ sao cho ngập hết rau củ. Đậy kín nắp, sau khoảng 3 – 4 ngày là có thể ăn được.

4. Cách làm dưa món bằng đu đủ, cà rốt su hào ngâm nước mắm ăn liền chống ngấy Dưa món – nét văn hóa ẩm thực Việt

“Thịt mỡ – dưa hành – câu đối đỏ / Cây nêu – tràng pháo – bánh chưng xanh”. Từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Việt, mọi dịp đặc biệt như Tết, hay đám cỗ, đám Chạp,… bên cạnh thịt gà, giò, chả,… luôn luôn đi kèm một đĩa dưa món.

Không phải để bày cho đẹp mâm cỗ mà đĩa dưa muối là biểu tượng cho 4 sắc thái cơ bản của con người. Chua – cay – mặn – ngọt , tương ứng với hỉ – nộ – ái – ố của cuộc đời mỗi con người. Điều này mang ý nghĩa rằng không ai hoàn hảo, tất cả chúng ta đều phải nếm trải qua mọi biến cốtừ vui buồn, hận, giận thì cuộc sống mới có thể cân bằng.

Món dưa tưởng chừng đơn giản, chân quê nhưng lại mang ý nghĩa nhân văn thật sâu sắc. Còn về mặt sức khỏe, trong bữa cơm hàng ngày có đủ các loại thức ăn thơm ngon hấp dẫn nhưng chủ yếu được chế biến cùng dầu mỡ rất dễ gây ngán khiến bạn không ăn được nhiều. Để cân bằng lại vị giác, trong bữa ăn thường có một món chua mang tính mát đi kèm để giúp cân bằng vị giác, vừa tốt cho hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại, các gia đình thường ít chú ý đến món ăn này mà chỉ tập trung vào các giá trị dinh dưỡng khác. Nếu bạn biết được món ăn dân dã này mang nhiều giá trị đến vậy, chắc chắn sẽ không thể bỏ qua nó trong thực đơn của gia đình.

Một trong những cách làm dưa muối chua được nhiều gia đình áp dụng đó là muối bằng đu đủ. Về tác dụng của đu đủ mặt dinh dưỡng, trong đu đủ có chứa các protid, acid amin, glucid, beta caronten, vitamin C, viatamin B1,B2 cùng các các khoáng chất vô cùng có lợi cho cơ thể.

Khi đu đủ được muối trong điều kiện nồng độ muối cao sẽ tạo ra các vi khuẩn cực kì có lợi cho đường ruột, đặc biệt men trong dưa chua đu đủ có chất chống oxy hóa cao, từ đó làm giảm quá trình lão hóa của cơ thể, đồng thời giảm lượng choresterol hiệu quả.

Đem lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời, món ăn này thực sự nên có trong bữa ăn hàng ngày của gia đình bạn. Không cần tốn quá nhiều thời gian, công sức hay tiền bạc, bạn hoàn toàn có thể tự làm món ăn này tại nhà.

Nguyên liệu làm dưa món Tết

Đu đủ : 1 quả nhỏ ( 300-500gr ). Để làm dưa món ngon giòn, bạn nên chọn đu đủ hơi xanh một chút, không chọn đu đủ chín sẽ bị nhão, cũng không được chọn đu đủ quá non ( quá xanh ) bởi đu đủ lúc này rất chát, nhựa có tính độc, khi muối trong quá trình lên men người dùng ăn vào sẽ bị ngộ độc.

Cà rốt : 1 củ nhỏ (200g). Tương tự như cách chọn đu đủ, một lưu ý nhỏ là bạn nên chọn củ cà rốt có phần thân to một chút để dễ cắt tỉa tạo hình, giúp món dưa thêm đẹp mắt.

Củ kiệu : 200g. Củ kiệu chỉ lấy củ, phần lá các bạn có thể sử dụng tiếp nhưng lời khuyên là không nên bởi sẽ làm món dưa bị hăng nếu ai không quen ăn hành.

Hành tím : 100g. Có thể thay thế bằng hành tây

Su hào : 1 củ nhỏ 100g. Nên chọn quả giòn, cứng, hơi non một chút cũng sẽ rất ngon.

Ớt : 3 quả. Nếu bạn thích ăn cay thì có thể mua nhiều hơn, nên chọn ớt chỉ thiên sẽ làm dậy mùi cho món dưa.

Muối : 200g. Đường : 300g ( có thể thêm nếu bạn không thích ăn quá chua )

Gia vị : Nước mắm, tỏi.

Các bước thực hiện dưa món đu đủ với su hào, cà rốt

– Đu đủ mua về các bạn gọt vỏ, ngâm sơ qua với nước muối loãng từ 3-5 phút cho bớt nhựa rồi rửa sạch bằng nước lạnh, loại bỏ ruột rồi cắt miếng mỏng vuông từ 2-3cm.

– Cà rốt các bạn rửa sạch, gọt vỏ, khía hình hoa và thái miếng tròn. Su hào cũng gọi vỏ và thái miếng vuông, mỏng.

– Củ kiểu bỏ rễ, chỉ lấy phần củ, bóc lớp màng bên ngoài. Nếu thích ăn nguyên củ các bạn có thể để nguyên hoặc thái đôi tùy ý. Ớt, tỏ, hành tím rửa sạch, thái nhỏ.

– Pha loãng nước lạnh với 5 thìa muối, sau đó cho tất cả phần rau, củ đã sơ chế sạch vào ngâm từ 15-20 phút để giữ được độ giòn, ngon cũng như tránh để đu đủ, su hào bị thâm. Sau đó rửa sạch lại bằng nước và để ráo.

– Phơi khô các nguyên liệu trên dưới trời nắng từ 1-2 ngày. Thời gian phơi tốt nhất là giữa trưa, sau khi phơi ban ngày xong thì buổi tối các bạn nên cất vào góc bếp hoặc khu vực nào đó khô ráo trong nhà.

– Khi các nguyên liệu săn vào một mức nhất định. các bạn nên chú ý công đoạn này, không nên phơi quá khô sẽ khiến rau củ bị héo, khi muối sẽ bị dai.

– Mẹo nhỏ là cứ 5-6 tiếng các bạn nên bấm thử ngón tay vào đu đủ, su hào,… một lần, nếu rau củ chỉ khô vào nhưng lượng nước bên trong vẫn còn cũng như khi bấm giòn là được.

– Khi rau củ đã khô, các bạn đảo qua 1 lượt trên bếp, xóc qua cho bớt bụi rồi để riêng. Bắc nồi lên bếp, đổ 500ml nước mắm cùng 300g đường, 3 thìa cà phê dấm và khuấy đều và đun ở nhiệt độ vừa. Khi nước mắm sôi lên thì các bạn cho 3 thìa cà phê muối vào, tắt bếp và để nguội.

– Để món dưa được đúng vị dân gian, các bạn nên muối trong các chum, vại bằng đất sẽ gúp dưa lên men ngon hơn, không bị khú và để được rất lâu. Tuy nhiên nếu không có chum, vại thì bạn có thể muối trong hũ thủy tinh.

– Xếp rau củ vào hũ, chú ý xếp khít nhau, tránh để trống quá nhiều bởi trong quá trình muối, rau củ sẽ ra nước, làm nước muối bị nhạt, điều này sẽ làm giảm chất lượng món ăn của chúng ta. Từ từ đổ phần nước mắm đã đun vào cho ngập mặt hũ, nhanh chóng vặn nắp, nén chặt.

– Thời gian để món dưa lên men từ 3-5 ngày là ngon nhất. Trong thời gian này bạn hạn chế mở nắp hũ để không khí không bị tràn vào trong.

Ý nghĩa của dưa món trong mâm cơm ngày Tết ở miền Trung

Dưa món được làm từ củ cải, cà rốt, dưa leo, đu đủ, củ kiệu… có vị chua mằn mặn lại giòn. Trong ngày Tết, người miền Bắc ăn bánh chưng với dưa hành, người miền Nam có món bánh tét với tôm khô củ kiệu, thì với người miền Trung dưa món không thể thiếu khi ăn kèm cùng bánh tét.

Dưa món được kết hợp từ nhiều nguyên liệu như cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải, củ kiệu…. được ngâm chua mặn, khi ăn lại hơi giòn giòn. Nghe qua có vẻ đơn giản nhưng để có được hủ dưa món đầy sắc và vị thì tốn không ít thời gian và sự tỉ mỉ.

Đầu tiên là củ kiệu, mua về cắt bỏ lá và rễ, sau đó ngâm cùng với củ cải trong nước tro hòa tan để bớt đi mùi hăng. Sau một ngày, vớt củ kiệu ra để ráo, tiếp tục ngâm trong nước pha phèn chua để trắng và giòn.

Củ cải vớt ra, gọt vỏ thái sợi hoặc thái lát. Các loại củ khác như cà rốt, su su được gọt vỏ, thái sợi hoặc tỉa thành hình cánh hoa, ngôi sao. Dưa leo được thái lát hoặc sợi, đu đủ gọt bỏ vỏ, thái thành từng sợi hoặc tỉa cánh hoa…. Sau khi đã chuẩn bị xong thì đem phơi nắng cho đến khi vừa héo là được.

Phơi các loại củ đơn giản là thế nhưng đòi hỏi bạn phải biết canh lượng nắng. Nếu phơi chưa đủ nắng, các loại củ này sẽ dễ bị nhũn, không giòn và nhanh hư. Nhưng nếu phơi quá héo, khi ăn sẽ dai, không ngon miệng. Trong thời tiết nắng to, chỉ cần phơi một nắng là được.

Ngoài phần nguyên liệu, nước mắm để làm dưa món cũng rất quan trọng, gồm có nước mắm, đường cát và nước lạnh. Nước mắm phải chọn loại nước mắm ngon, trong và không bị lắng cặn.

Các nguyên liệu được hòa tan theo tỷ lệ một bát nước mắm, một bát đường, nửa chén nước lạnh cho lên bếp và nấu sôi. Trong quá trình nấu nhớ khuấy thật đều để các nguyên liệu hòa tan vào nhau, sau đó tắt bếp và để nguội.

Rửa sạch lọ thủy tinh và lau khô, xếp các nguyên liệu vào trong lọ, nếu muốn ăn cay thì cho thêm vài quả ớt phơi khô vào. Sau đó đổ nước mắm đã để nguội và ngập mặt dưa rồi đậy nắp lại.

Trong quá trình ngâm, bạn nhớ để ý khi nào nước mắm trong lọ bị rút xuống, vì thấm vào trong các loại củ thì nhớ đổ thêm nước mắm đã nấu vào. Dưa món để trong khoảng 3 ngày là có thể dùng được.

Trong những ngày Tết, trong bàn ăn gia đình, đĩa dưa món không thể thiếu khi ăn kèm bánh tét. Lát bánh tét dẻo mềm, được ăn kèm với những lát dưa món giòn giòn, đậm đà đem đến cho người ăn cảm giác ngon miệng rất khó quên, một hương vị rất riêng của ngày Tết.

5. Cách làm dưa món ngâm nước mắm chua ngọt ngon ngày Tết

Cách làm dưa món ngâm nước mắm là cách làm món ăn quen thuộc thơm ngon của hai miền Trung và miền Nam, là món ăn không thể thiếu không chỉ bữa ăn hàng ngày mà còn mâm cỗ ngày Tết.

Dưa món vốn là món ăn kèm vốn được ăn thường xuyên vào những ngày Tết cổ truyền của người miền Trung và miền Nam. Còn gì thân quen hơn miếng bánh chưng thơm béo ngậy ăn kèm với dưa món chua chua ngọt ngọt nhưng lại rất giòn tan. Sự kết hợp hoàn hảo ấy gây nhung nhớ rất nhiều cho những người con xa quê.

Nguyên liệu làm dưa món ngâm nước mắm ngon

Các loại rau củ như: 3 quả đu đủ, 3 đến 4 củ cà rốt, 2 đến 3 củ kiệu, ớt và hành tím tùy theo sở thích, 2 củ su hào

500gr đường nâu

400ml nước mắm ngon

Gia vị cần có như muối, bột canh

Lọ thủy tinh lớn để đựng dưa món

Các bước làm món dưa món ngâm nước mắm chua ngọt

Tuy vậy, cách làm dưa món ngâm nước mắm không hề khó mà ngược lại rất đơn giản, chỉ cần cái tâm cũng như sự khéo léo của người làm là có thể làm ra món dưa ngâm nước mắm thơm ngon, tròn vị. Cách làm dưa món ngâm nước mắm mà Massageishealthy giới thiệu sẽ giúp các bạn làm ra món dưa thơm ngon đúng điệu.

– Bước 1: Lột hết vỏ và rễ của củ kiệu rồi sau đó ngâm với một chút muối rồi rửa thật sạch, để cho ráo nước. Làm tương tự với hành tím.

– Bước 2: Cà rốt, đu đủ và su hào thì đem rửa sạch hết bụi bẩn rồi đem gọt vỏ, thái thành những sợi nhỏ, dài. Tuy nhiên không nên thái quá mỏng thì trong quá trình ngâm sẽ không có độ giòn.

– Bước 3: Cho đu đủ, cà rốt, su hào đã được thái sợi vào ngâm với nước muối loãng, ngâm như vậy khoảng 20 đến 30 phút rồi sau đó vớt ra, xả trực tiếp với nước lạnh rồi sau đó vẩy cho ráo nước. Làm như vậy từ 1 đến 2 lần nữa để đảm bảo các nguyên liệu không bị hăng khi ngâm.

– Bước 4: Sau đó đem đu đủ, cà rốt và su hào đem ra phơi hoặc muốn tiết kiệm thời gian thì có thể cho vào máy sấy khô lại.

– Bước 5: Chế nước ngâm dưa món. Cho 400ml nước mắm vào một nồi lớn đun sôi rồi đổ đường nâu vào đun cho đến khi đường tan hết, đun với lửa nhỏ. Nêm nếm lại hỗn hợp nước ngâm cho vừa với khẩu vị của mình. Sau đó tắt bếp rồi để cho thật nguội.

– Bước 6: Tráng qua hũ thủy tinh với nước sôi rồi sau đó để thật khô. Xếp lần lượt các nguyên liệu đã được phơi khô lên trước rồi sau đó xếp dần dần hành tím và củ kiệu lên sau. Dùng muỗng đổ từ từ hỗn hợp nước mắm vào cho ngập các nguyên liệu.

Tùy theo khẩu vị mà bạn có thể cho thêm ớt tươi vào để dưa món được đậm đà hương vị hơn. Ngâm từ 2 đến 3 ngày là bạn có thể thưởng thức món dưa món siêu hấp dẫn.

Dưa món – đậm đà hương vị Việt

Thật vậy cách làm dưa món không hề khó mà còn vô cùng đơn giản với những nguyên liệu dễ kiếm mà hương vị dưa món lại rất thơm ngon mang đậm hương vị miền Nam, chua chua nhưng lại ngòn ngọt, dịu nhẹ cho ngày Tết cổ truyền.

Nếu như đối với người miền Bắc thì Tết cổ truyền Việt Nam không thể thiếu đi món dưa hành – một món ăn kèm đặc trưng của người miền Trung và người miền Nam.

Sự kết hợp đặc biệt từ không chỉ củ kiệu mà còn có các nguyên liệu như đu đủ, cà rốt và su hào được sấy khô, đem hương vị thơm ngon, hấp dẫn mà không nào có thể có được, không chỉ chứa đựng hương vị đặc trưng của vùng miền mà còn ẩn chứa những bàn tay tinh hoa của người con yêu quê, mong muốn gửi gắm không chỉ hương thơm mà còn là tình yêu thương quê hương nồng đượm.

Dưa món thì khuyến khích sử dụng khi ăn kèm với các món ăn nhẹ hoặc món ăn kèm không thể thiếu khi thưởng thức với món bánh chưng ngày Tết. Hương vị bùi béo của gạo, đỗ và thịt mỡ của bánh chưng hòa quyện rất ngọt với vị chua chua, ngọt ngọt của dưa món sẽ làm cân bằng lại hương vị Tết truyền thống.

Cho dù là một món ăn kèm thôi nhưng dưa món ngâm nước mắm lại là món không thể thiếu trong mâm cơm Việt, chỉ cần thiếu thôi cũng làm cho món ăn kém hấp dẫn đi rất nhiều.

Dưa món vốn là một món ăn kèm nhưng lại chứa rất nhiều công dụng cũng như chất dinh dưỡng cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho đường tiêu hóa và tim mạch. Một món ăn đơn giản với cách làm đơn giản nhưng lại đem lại rất nhiều công dụng đặc biệt.

Hơn nữa món dưa món ngâm nước mắm này không đòi hỏi quá nhiều cách bảo quản, bạn có thể để dưa món này trong ngăn mát tủ lạnh tầm từ 4 đến 6 tuần, chỉ cần một chút khéo léo cũng như lưu ý trong cách làm thì không sợ dưa món bị nổi váng hay để lại cặn.

Cách Làm Dưa Mắm Chay Bằng Dưa Leo Ngon

Những món dưa chua, dưa mắm luôn xuất hiện trong các bữa ăn truyền thống của gia đình Việt, đặc biệt là trong các dịp lễ tết. Không chỉ ngon miệng, dễ ăn, các món dưa chua còn có tác dụng giúp người ăn giải ngán, gây ra bởi những phổ biến hàng ngày. Qua bài viết này, nhà hàng chay ngon Hà Nội – Vị Lai giới thiệu một số cách làm dưa mắm chay đơn giản, dễ làm nhưng không kém phần ngon miệng.

Là món ăn rất phổ biến ở miền Tây, nơi thời tiết nắng nóng khắc nghiệt. Dưa mắm chay làm bằng dưa leo giúp cho người ăn giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường các lợi khuẩn trong bữa ăn.

Nguyên liệu làm dưa mắm chay:

Nguyên liệu cho món dưa: Nước sốt:

Cách chế biến dưa mắm chay bằng dưa leo:

Đầu tiên, ngâm dưa chuột trong nước muối khoảng 10-15 phút. Sau đó vớt ra, rửa sạch.

Thái dưa chuột thành các miếng dài, dày khoảng 3cm. Tiếp theo, lấy một chiếc bát to, cho dưa chuột đã thái vào, bỏ muối vào. Lấy một chiếc bát hoặc vật nặng đè lên để cho muối thấm nhanh vào dưa, để khoảng 3-4 tiếng.

Lấy dưa ra, rửa bằng nước lọc, sau đó dùng tay vắt ráo nước rồi để vào bát.

Trộn các nguyên liệu làm nước sốt vào với nhau, đánh đều tay để hòa tan đường. Nếm thử để xem nước sốt đã vừa khẩu vị chưa.

Cho nước sốt vào chảo, để đun sôi xong đó tắt bếp để nguội.

Cắt tỏi, thái ớt rồi cho vào dưa. Cuối cùng, cho nước sốt vào dưa, cùng với tỏi và ớt, đậy kín lại và để khoảng 4-5 ngày. Sau 4-5 ngày, dưa đã chuyển màu, và lúc đấy bạn có thể lấy ra thưởng thức món dưa leo mắm chay ngon đậm đà.

2. Cách làm dưa mắm chay bằng dưa gang ngon

Khác với vùng miền Tây ôn hòa, tại mảnh đất miền Trung, người dân ở đây không sử dụng dưa leo làm mắm. Ở miền Trung, đặc biệt là Đà Nẵng, Nghệ An, dưa gang là loại quả được sử dụng để làm dưa mắm chay. Với rất nhiều công dụng như chữa ho, chữa mất ngủ; dưa gang mắm chay không chỉ là món chay ngon dễ làm mà còn cực kì tốt cho sức khỏe người dùng.

Nguyên liệu làm dưa mắm chay dưa gang: Cách làm dưa mắm chay bằng dưa gang:

Đầu tiên, ta bắt đầu với việc chế biến dưa gang. Bổ dưa gang làm đôi, lấy thìa nạo sạch ruột và hạt. Sau khi nạo ruột xong, cho đem dưa ra phơi nắng khoảng 4-5 tiếng.

Tiếp theo, lấy dưa vào, thái thành các miếng nhỏ dày khoảng 2cm.

Lấy một chiếc hũ sứ to, cho dưa gang vào trong hũ.

Sử dụng một chiếc bát to, cho đường, muối, một ít nước mắm chay, bột ngọt và nước lọc vào rồi đánh đều lên. Cuối cùng, đổ vào trong hũ dưa, lấy một chiếc đĩa hoặc vật nặng để đè dưa xuống (cho dưa luôn chìm trong nước ngâm).

Đóng nắp lại, ngâm dưa trong 2-3 ngày rồi lấy ra vắt sạch nước để ráo. Rửa sạch hũ, cho dưa lại vào hũ, cho tỏi và ớt vào trong. Lấy một bát, cho nước mắm chay, đường, một ít nước lọc, khuấy đều lên rồi đổ vào hũ dưa. Trộn đều dưa trong hũ lên, đậy nắp thật kín để qua đêm và bạn có thể lấy ra thưởng thức.

Cách Làm Mắm Dưa Cà: Bí Quyết Làm Dưa Mắm Nêm Cà Pháo Miền Trung Giòn

Còn nếu bạn chưa bao giờ ăn và muốn thử vị trước khi làm thì có thể tạt ngang Chợ Bà Hoa nha, chợ của người Trung nên có đầy đủ các loại dưa món luôn. Nhưng nhớ là phải ăn thử món dưa mắm cà đặc trưng chân chất này nha!

Nguyên liệu dưa mắm cà

1/4 trái thơm

300gr cà pháo

2 trái dưa leo

400gr đu đủ

Mắm nêm nguyên chất

1 củ tỏi

2 trái ớt tươi

Đường

1/2 trái chanh

Cách thực hiện dưa mắm cà

Cà ngâm nước muối và chanh cho ra bớt nhựa, tùy theo khẩu vị từng người mà bạn có thể cắt đôi hoặc để nguyên trái cà. Dưa leo cắt khúc bỏ ruột, đu đủ cắt lát. Cà pháo, đu đủ và dưa leo đều phải phơi 1 nắng từ 3 – 4 tiếng cho hơi heo héo thì ăn mới giòn và dai. Bạn nào không có thời gian để phơi và muốn ăn trong ngày thì sấy sơ hoặc ngâm nước muối loãng chừng vài tiếng rồi để ráo là được. Nếu bạn nào không thích ăn đu đủ có thể thay thế bằng dưa gang xanh nha, dưa gang xanh cũng cắt lát ra, ăn giòn giòn sừng sực như đu đủ vậy đó.

Lúc lựa cà không nên chọn non quá, phơi nguyên trái cho héo rồi cắt thì gia vị sẽ ngấm đều mà cà giòn nữa

Phần mắm nêm

Đến phần làm gia vị chủ chốt của món này rồi, cho một chút thơm bằm nhuyễn, thêm vào tỏi ớt giã nhuyễn nữa rồi trộn đều hết vào mắm nêm. Mắm nêm tùy theo loại, có loại đã được nêm, có loại chưa, nên vì thế tùy từng loại mắm nêm mà cho chanh và gia giảm lượng đường vào mắm. Chưa gì hết đã thấy mùi hấp dẫn chỉ muốn ngâm nguyên liệu vào cho nhanh rồi ăn cùng với cơm thôi, cái vị ngọt ngọt mặn mặn cứ “quyến rũ” mãi thôi.

Thành phẩm dưa mắm cà

Tiếp theo bạn cho cà, dưa leo và đu đủ vào trộn đều.

Ngâm dưa mắm cà trong vòng 4 tiếng là bạn có thể ăn ngay cùng với cơm nóng được rồi đó, lúc bảo quản thì bạn cho dưa mắm cà vào hộp bỏ ngăn mát tủ lạnh ăn được trong 2 tuần. Món dưa mắm cà này không những ăn được cùng với cơm mà còn ăn cùng với thịt luộc thì ngon miễn chê, đảm bảo nồi cơm của bạn sẽ nhanh chóng hết luôn. Với những ngày không kịp đi chợ, về nhà và thấy những nguyên liệu có sẵn như vậy thì chẳng khó gì để có được món dưa mắm cà giản dị mà ngon đúng vị miền Trung thế này!

Nhớ quê nhớ nhà thì nhờ món này mới đỡ nhớ hơn một tí. Nhớ một bữa trưa mẹ đem dưa mắm cà đã ngâm được 3 ngày ra ăn, cái vị mắm mằn mặn cay cay rồi thêm vị sực của cà pháo cùng dưa leo và đu đủ cứ in đậm trong đầu vậy!

Cooky hi vọng bạn thực hiện thành công món dưa mắm cà đặc sắc cho bữa cơm gia đình thêm đậm đà này!

Cooky nhắc bạn nè, các mẹ mang bầu thì hạn chế ăn món này nha. Nếu mà ghiền quá thì “lén” ăn một xíu thôi chứ món này ăn vào lúc đang mang thai thì rất hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé đó.

Dưa Mắm Chay (Làm Bằng Vỏ Dưa Hấu)

Link này là link dẫn ace vào bài món dưa mắm mặn cũng làm bằng vỏ dưa hấu mà kk làm cách đây một tháng hơn. http://kimkhanhcreations.blogspot.com/2013/07/dua-mam-lam-voi-vo-dua-hau.html#more Trong lần làm dưa mắm mặn đó kk được biết rằng những miếng dưa mắm trong hũ vẫn còn giòn và ngon miệng cho tới một tháng nếu ace dự định làm để dùng để lâu, còn ngược lại ace tiêu thụ nhanh hơn thì tốt thôi. Nói chung là một món rất dân dã và lại ngon miệng, kk thấy có lý cho nên trong những lần dùng dưa hấu thay vì bỏ vỏ dưa hấu kk đã giữ chúng lại hết để làm món dưa mắm tiếp để dùng với cơm. Và lần này kk pha trộn nó thành hũ dưa mắm chay. KK mời.

-Vỏ dưa hấu của một trái dưa hấu to

-Bắt một nồi nước to vừa lên bếp, đun sôi.

-Trong khi chờ nước sôi, lạng bỏ phần đỏ của vỏ dưa hấu, vỏ xanh vẫn để nguyên ở giai đoạn này, rửa sơ để vào rổ cho ráo.

-Chuẩn bị thau nước đá, cho đá cục vào một thau sạch cho nước lộc vào để sang một bên.

-Khi nước sôi, cho vỏ dưa hấu vào trụng sơ trong vòng 5 giây, vớt vỏ dưa hấu ra và thả ngay vào thau nước đá.

-Đợi dưa hấu nguội và lạnh thật lạnh, vớt ra, dùng dao bào gọt bỏ lớp vỏ xanh của vỏ dưa hấu bỏ.

-Pha 1/2 cup đường cát trắng và 1/4 muối lại với nhau, sau đó rắc muối và đường vào một thau hay nồi có nắp đậy, cho một lớp muối và đường rồi xếp một lớp vỏ dưa hấu lên trên, rồi rắc một lớp muối & đường, cứ thế làm cho hết phần còn lại. Xóc sơ vỏ dưa hấu, muối và đường lên. Đây nắp lại để vào trong tủ lạnh ướp như thế khoảng 1/2 ngày.

-Trong một cái nồi nhỏ vừa cho vào đây 1 cup vung đường phèn của Nhật, và 1 + 1/2 cups nước tương ngon. Bắt lên bếp nấu cho sôi hạ lửa nhỏ cho đường phèn tan ra hết, tắt bếp để nguội–giai đoạn này ace có thể làm trước 1, 2 ngày cho tiện. (ở phần đường này ace có thể dùng đường cát trắng, nếu dùng đường cát trắng thì kk nghỉ ace cần phải giảm lại vì đường cát trắng ngọt hơn đường phèn)

-Khi dưa hấu uớp đã tới, đổ ra rổ, mang bao tay vào, cầm 2 miếng lên dùng sức vắt cho vỏ dưa hấu ra nước. Cứ thế làm hết phần còn lại

-Cho từng miếng vỏ dưa hấu lên thớt, dùng dao bén lạng thành miếng mỏng, rồi lại cắt thành miếng bằng 2 ngón tay, cứ thế lạng hết những miếng vỏ dưa hấu còn lại

-Dùng thau sạch cho vỏ dưa hấu lạng mỏng miếng vào, cho ớt giã nhuyễn trong cối vào, và một ít ớt còn nguyên trái, chan nước tương đường đã nguội vào, trộn đều, cho vào hũ thuỷ tinh sạch, để vào tủ lạnh. Nữa ngày sau là ace có thể gấp ra dùng với cơm nóng. Là một món ace có thể làm thật nhiều cất vào tủ lạnh dùng từ từ.

lạng bớt phần đỏ của vỏ dưa hấu bỏ

đem trụng sơ trong nước sôi 5 giây

pha muối và đường chuẩn bị ướp vỏ dưa hấu

đang tẩm muối đường vào vỏ dưa hấu

sau nữa ngay ướp nó ra nhiêu đây nước nè

đổ ra rổ, vắt ráo, lạng mỏng miếng và rồi cắt thành miếng vừa ăn

giã ớt trong cối cho nhuyễn

cho vào hũ thuỷ tinh, cất vào tủ lạnh. Nữa ngày sau là ace có thể dùng nó. Dưa mắm vỏ dưa hấu phải được cất trong tủ lạnh để dùng từ từ. nó có thể giòn và thơm ngon tới một tháng lận đó.

chuẩn bị gấp ra đi bán hihihi 🙂

mại dô mại dô “Ai mua cơm với dưa mắm chay hem” :P~