Cách Làm Dưa Mắm Ăn Cháo Trắng / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Rafs.edu.vn

2 Cách Làm Dưa Mắm Ăn Kèm Với Cơm Trắng Ngon Hết Ý

Cách làm dưa mắm không cầu kỳ như nhiều món dưa khác nhưng thành quả mang lại không kém phần ngon miệng. Đây là một món ăn dân dã, thường được các gia đình sử dụng để ăn kèm với các món nhiều chất đạm, chất béo nhằm giảm cảm giác ngấy. Dưa mắm cũng được cho là góp phần tăng cường các lợi khuẩn, tốt cho hệ tiêu hóa. Dưa mắm có thể được làm từ rất nhiều loại nguyên liệu nhưng hôm nay Chuyên mục Món ngon của chúng tôi sẽ chia sẻ cùng bạn 2 cách phổ biến nhất là từ dưa leo và đu đủ. Cùng bắt tay vào bếp ngay thôi nào!

Món mắm dưa dùng với cơm trắng ăn rất ngon lại không hề gây ngán. Ảnh: Internet

1. Cách làm dưa mắm bằng dưa leo giòn ngon 1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

Dưa leo: 3 trái

Tỏi: 1 củ

Ớt: 5 trái

Muối: 50 gram

Đường: 200 gram

Nước mắm: 200 ml

Giấm: 50 ml

Dụng cụ: chén, đũa, vá, nồi, hủ đựng dưa mắm…

Lưu ý: Nếu muốn làm dưa mắm chay bạn chỉ cần thay bằng loại nước mắm chay là được. Các bước tiến hành cũng y hệt như làm dưa mắm bình thường.

Mắm dưa dưa leo là món ăn được rất nhiều người ưa thích. Ảnh: Internet 1.2. Cách làm dưa mắm bằng dưa leo

Bước 1: Dưa leo mua về rửa sạch, cắt hai đầu xát mủ cho bớt đắng rồi bổ đôi, bỏ ruột và thái lát chéo. Ướp với 50gram muối trắng, xóc đều rồi để ướp từ 30 phút – 1 tiếng. Dưa sau khi ướp, bạn xả qua nước cho bớt mặn, tiếp tục ngâm trong đá lạnh thêm 30 phút nữa (nước lạnh sẽ giúp cho dưa có độ giòn) Sau đó vớt ra rổ để ráo. Tỏi và ớt thái lát.

Tùy theo khẩu vị mà bạn có thể gia giảm thêm gia vị. Ảnh: Internet

Bước 3: Dưa leo sau khi để ráo, bạn cho vào hũ thủy tinh đã rửa sạch cùng với tỏi và ớt. Đổ hỗn hợp nước mắm đã nguội vào (lưu ý nước mắm phải nguội, bởi nóng quá sẽ làm chín dưa). Nén chặt dưa cho ngập nước mắm là được.

Cho dưa và tỏi, ớt vào hũ rồi đổ hỗn hợp nước mắm vào. Ảnh: Internet

Bước 4: Cuối cùng bạn chỉ cần đậy bình thật kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 ngày là có thể dùng được. Khi dùng bạn lấy ra, gắp một ít ra đĩa, nên nhớ ăn bao nhiêu lấy bây nhiêu đừng lấy nhiều quá. Không đổ phần dưa dùng còn dư ngược lại vào hũ nguyên. Vì khi đổ ngược lại vào hũ rất dễ khiến món dưa leo mắm này bị chua.

Khi ăn bạn lấy ra ra đĩa và thưởng thức thôi. Ảnh: Internet 2. Cách làm dưa mắm bằng đu đủ chua chua, ngọt ngọt khó cưỡng

Ngoài dưa leo thì đu đủ cũng được sử dụng để làm dưa mắm. Dưa mắm đu đủ có cách làm đơn giản. Các nguyên liệu chuẩn bị hết sức quen thuộc nhưng bạn sẽ dễ có ngay món mắm chua chua ngọt ngọt, giòn ngon khó cưỡng. Thêm món mắm dưa đu đủ này vào thực đơn để có thời gian trổ tài cho cả nhà nào!

2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

Đu đủ xanh: 1 kg

Dưa leo hoặc cà rốt: 200 gram

Nước mắm: 300 ml

Ớt sừng: 20 gram

Đường: 200 gram

Muốt hột: 100 gram

Dụng cụ: vải màn, tô, nồi, hủ đựng…

Với cách làm này đu đủ là nguyên liệu chính. Ảnh: Internet 2.2. Hướng dẫn cách làm dưa mắm đu đủ

Bước 1: Đu đủ xanh gọt vỏ, bổ đôi bỏ hạt, rửa sạch rồi bào sợi dài. Dưa leo bỏ phần ruột. Tiếp đến cho 1 muỗng canh muối hột vào đu đủ và dưa leo, xóc đều, để tầm 30 phút cho nhã bớt nhựa và giúp dưa có độ dai. Sau đó đem xả lại với nước sạch, vắt hết nước.

Đu đủ và dưa leo bạn bào sợi. Ảnh: Internet

Bước 2: Cho đu đủ và dưa leo vào tô nước đá lạnh, ngâm khoảng 15 phút để tạo độ giòn. Dùng vải màn đổ hỗn hợp vào và vắt thật khô (càng khô càng tốt). Nếu trời có nắng, bạn có thể phơi 1 ngày cho đu đủ săn lại.

Sau khi vắt ráo bạn cho vào nước đá ngâm khoảng 10 phút rồi vắt ráo. Ảnh: Internet

Bước 3: Công đoạn tiếp theo là làm nước mắm đường. Bạn cho đường, một ít nước lọc vào chảo, đun với lửa vừa cho đến khi đường tan và chuyển sang màu vàng sẫm. Kế đến cho đường, nước mắm, để lửa nhỏ liu riu cho sôi 10 phút, để nguội.

Làm nước mắm đường bạn có thể gian giảm gia vị cho hợp khẩu vị. Ảnh: Internet

Bước 4: Ớt sừng cắt đôi, tách bỏ hạt và thái thành sợi. Cho hỗn hợp đu đủ, dưa leo và ớt vào chung một cái tô. Rưới phần nước mắm vào, dùng tay bóp đều. Ngâm khoảng 1 tiếng là đã có thể thưởng thức.

Cho hỗn hợp đu đủ, ớt và nước mắm đường vào trộn đều. Ảnh: Internet

Bước 5: Dưa mắm đu đủ nếu dùng không hết và để bảo quản mắm được tốt hơn, bạn nên cho vào một cái hũ thủy tinh sạch và để trong ngăn mát tủ lạnh. Lúc ăn, cho mắm đu đủ ra đĩa, thưởng thức cùng cơm nóng ngon mê ly.

Sau khi bảo quản vào hủ là bạn chỉ cần lấy ra và thưởng thức. Ảnh: Internet 3. Lưu ý trong cách làm dưa mắm ai cũng cần phải biết

Dưa mắm dù được làm từ dưa leo hay đu đủ thực ra đều rất đơn giản, ai cũng có thể chuẩn bị và làm ngay tại nhà. Học cách làm mắm dưa tại nhà vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vừa tiết kiệm lại hợp khẩu vị. Tuy nhiên những ai chưa làm món này bao giờ cần lưu ý một vài điều sau:

Khi chọn nguyên liệu làm mắm dưa, bạn nên chọn những quả dưa leo cầm nặng tay, vỏ nhẵn, không sần sùi, quả nhỏ và đặc biệt là phải còn tươi, cứng. Còn đu đủ chỉ sử dụng quả đủ già, không bị chín, thịt nhiều và chắc.

Món dưa mắm có thể để được vài tuần nếu luôn bảo quản trong nhiệt độ của tủ lạnh. Đặc biệt đối với mắm dưa leo khi nó quắt lại, hương vị sẽ đậm đà hơn.

Dưa mắm nếu bảo quản tốt có thể dùng trong vài tuần. Ảnh: Internet

Tuyết Nhi

Trong công đoạn sơ chế nguyên liệu, bạn cần phải chú ý đến công đoạn ngâm dưa và đu đủ trong nước lạnh nếu muốn có món dưa ngon và giòn. Đồng thời công đoạn này có thể khử bớt vị mặn của muối.

Nếu muốn món mắm dưa trông đẹp và bắt mắt hơn, lúc làm nước đường bạn nên dùng đường nâu. Bạn không nên dùng đường trắng hoặc nếu không bạn có thể dùng nước hàng cũng được.

Tuyết Nhi

Cách Làm Trứng Vịt Muối Siêu Ngon Ăn Cùng Cháo Trắng

Tùy theo điều kiện lưu trữ mà bạn có thể chọn 1 trong 2 cách làm trứng muối khô hoặc ướt, trứng đều rất ngon, ăn có vị bùi bùi rất hấp dẫn. Thử làm 1 hũ trứng muối để dùng dần xem nào.

Trứng vịt muối là món ngon được rất nhiều người ưa thích, dùng để ăn cơm đặc biệt ăn với món cháo trắng thì thật tuyệt vời.

15 quả trứng vịt

1,2 lít nước

350g muối hạt

70ml rượu trắng từ 40 độ trở lên

Lọ thủy tinh sạch

Cách làm trứng vịt muối

Bước 1 : Chọn trứng tươi và rửa sạch

Khi sử dụng trứng vịt nên chọn những quả trứng vịt tươi, mới sẽ ngon hơn. Để biết là trứng mới hay cũ thì bạn thả trứng vào một chậu nước bạn sẽ thấy quả trứng nổi lập lờ hơi nghiêng thì là trứng cũ, quả nào chìm dưới đáy chậu là trứng mới. Trứng đem rửa sạch, để ráo nước rồi lấy khăn lau cho khô.

Bước 2 : Đun sôi trứng và ngân với rượu

Cho khoảng 1,2 l nước vào nồi cùng với khoảng 350g muối đun sôi. Trong lúc đun dùng muôi khuấy liên tục để muối tan hết thì tắt bếp, rồi bắc ra ngoài để nguội.

Tiếp theo cho trứng vào ngâm với rượu khoảng 1 tiếng.

Bước 3 : Xếp trứng vào lọ thủy tinh cùng với hỗn hợp nước muối và rượu

Sau đó xếp từng quả trứng để muối vào lọ thủy tinh rồi đổ từ từ phần nước muối đã nguội cùng 70 ml rượu vào lọ đựng trứng muối. Khi làm trứng muối thì cần pha nước muối thật mặn như vậy trứng muối sẽ ngon hơn.

Cuối cùng đậy kín nắp để ở nơi có ánh sáng mặt trời khoảng 4-5 tuần là được.Bạn ủ trứng càng lâu thì trứng sẽ càng nhiều lòng đỏ ăn sẽ ngon hơn tuy nhiên trứng sẽ càng mặn. Vì thế nên cân chỉnh thời gian phù hợp trước khi ăn.

Nếu bạn muốn trứng chín nhanh thì cho thêm gừng, hoa hồi, quế và thảo quả vào muối cùng trứng, vì các gia vị này có tính nóng sẽ làm trứng nhanh chín và có mùi thơm. Khi ăn sẽ thấy trứng có vị bùi bùi và hơi mặn, nên lấy những quả ở dưới cùng ăn trước. Món trứng muối này rất dễ ăn bạn có thể luộc lên ăn, hấp với thịt băm ăn cùng cơm nóng…

Cùng Danh Mục : Comments

Mắm Dưa, Chưa Ăn Đã Thèm

Quá trình trộn, ướp cùng các gia vị giúp món mắm dưa vừa ngon lại bắt mắt

Cũng khá lâu mới được ăn cơm cùng ba. Bữa cơm quê nhà là những sản vật miền biển kèm món mắm dưa. Với nhiều người, đây là món ăn khoái khẩu vì ăn kèm với thịt heo hay ăn chính đều rất ngon. Ngày tôi còn nhỏ, những lúc trời động hay chợ không có gì, món mắm dưa vẫn đủ sức giúp chúng tôi no bụng, cắp sách đến trường.

Mắm dưa phần nhiều được làm từ các xã bãi ngang miền biển Thừa Thiên Huế, nhưng nguyên liệu chính thì phải ở phía bên kia đầm Hà Trung. O Hạnh, chủ cơ sở mắm dưa tại xã Phú Hải, huyện Phú Vang cho biết: “Dưa gang làm mắm phải là dưa được trồng tại các làng của xã Phú Xuân, Phú Hồ… vì dưa ở đó được trồng trên đất cát pha, thịt chắc, giòn, qua quá trình ướp muối sẽ có độ dai làm mắm rất ngon”. Dưa sau khi rửa sạch, cắt nhỏ được ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 48 giờ trước khi đem phơi nắng. Quá trình ngâm nước muối giúp thịt dưa có độ săn, giòn và vị mặn nhẹ, đáp ứng yêu cầu khẩu vị của món mắm đặc trưng này.

Dân trong nghề làm mắm dưa chia sẻ bí quyết muốn mắm dưa ngon, công đoạn phơi nắng là rất quan trọng vì lỡ phơi già nắng dưa sẽ teo lại còn nếu thiếu nắng dưa sẽ không săn, khi tẩm trộn cùng các nguyên liệu khác thịt dưa sẽ bở, không ngon. Do vậy, miếng dưa đạt độ nắng phải được phơi trong khoảng “5 nắng” (5 ngày có nắng tốt) với quá trình “trăn trở” liên tục giúp miếng dưa săn đều. Công đoạn này cần sự cần cù và cẩn thận của người làm mắm vì cần tránh những trận mưa bất chợt. “Dưa gang khi đã ướp muối nếu phơi gặp trời mưa coi như bỏ đi vì thịt dưa không còn ngon, muối ngấm bị trôi sẽ không giòn”, o Hạnh chia sẻ.

Sau khi miếng dưa “qua nắng” đạt đến yêu cầu sẽ được cho vào các lu nêm chặt để tạo độ ngấm cho từng miếng dưa cũng là cách trữ nguyên liệu cho việc sản xuất món mắm này quanh năm. Song song với quá trình “gia công” nguyên liệu chính, người làm mắm còn “chưng” mắm nục, mắm cơm để giúp món mắm dưa ngon hơn. Dưa thành phẩm sẽ được trộn cùng đường, ớt, bột ngọt, mắm nục đã được chưng với tỷ lệ 10 dưa 1 các thành phẩm còn lại. Sự khác nhau của vị mắm, ngon hay dở nằm ở công đoạn này vì nó phụ thuộc vào tay nghề của từng người làm mắm, cách chọn và trộn nguyên liệu của từng cơ sở. Mắm dưa sau khi “hợp phần” với gia vị là có thể ăn ngay, nhưng với món ăn này, thực khách muốn đổi khẩu vị cũng dễ dàng khi nó được “rim qua” cùng đường cũng ngốn cơm không kém.

Cái ngon của mắm dưa xứ Huế là độ giòn, vị mặn thanh và cay. Lát dưa săn giòn khi ăn tạo nên âm thanh “rào rạo” rất kích thích. Vị mặn của miếng dưa được tẩm ướp qua các công đoạn và vị cay đặc trưng khi chạm vào đầu lưỡi kích thích hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Mắm dưa tuy không được làm cầu kỳ nhưng lại được ưa thích bởi âm thanh và khẩu vị. Bên chén cơm bốc khói trong khí trời lành lạnh pha chút mưa phùn, mắm dưa có thể làm ấm bụng khi biển động, trời dông.

Mắm dưa được làm nhiều tại các xã vùng biển như Thuận An, Phú Thuận, Phú Hải. Riêng ở xã Phú Hải, các cơ sở mắm dưa O Hạnh, Bé Chính, O Mùa… làm đều trong năm tiêu thụ ở các chợ trên địa bàn tỉnh. “Mắm dưa làm mặn hay chay đều ngon và nó cũng không còn là món ăn của xứ biển ngày đông nữa. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng hay thậm chí ở Mỹ, Úc… mắm dưa cũng đã được ship đến nếu có yêu cầu”, o Hạnh cho biết thêm.

Cách Làm Dưa Mắm Giòn Ngon, Càng Ăn Càng Nghiền

Trong các ngày tết hay trong nhiều mâm cỗ của người Việt thường xuất hiện món dưa mắm chay. Món ăn này vừa đơn giản, vừa dễ làm, hay dùng để ăn kèm với các món ăn nhiều đạm và chất béo.

Nguyên liệu và cách làm món dưa mắm chay như sau:

1.1. Nguyên liệu

500g dưa leo (chọn loại dưa leo non, quả nhỏ, đều quả, vỏ nhẵn, không chọn loại quá già, hạt to và cứng sẽ không ngon).

50g muối trắng.

1 lít nước (để dưa ngon và vàng bắt mắt, bạn có thể dùng nước vo gạo).

Ngoài nguyên liệu, bạn cần chuẩn bị thêm một chiếc hũ thủy tinh nhỏ vừa đựng được khoảng 500g dưa leo.

1.2. Cách thực hiện

Dưa chuột đem rửa sạch, có thể ngâm khoảng 3 – 5 phút với nước muối loãng, sau đó vớt ra để ráo nước.

Cho 1 lít nước cùng lượng đường, muối đã chuẩn bị vào nồi, cho dưa chuột vào luộc cùng rồi luộc lên. Đến khi thấy nước sôi lăn tăn 2 – 3 phút thì vớt dưa chuột ra để nguội.

Khi dưa leo và nước luộc dưa đã nguội hẳn, xếp dưa vào trong hũ khô, sạch. Cho thêm chiếc chén nhỏ vào hũ để ép dưa ngập hẳn dưới nước, rồi nắp kín hũ lại.

Sau khi dưa được ngâm khoảng 3 – 4 ngày là bạn có thể đem ra thái thành các miếng vừa ăn rồi cho vào tô. Tiếp theo, bạn băm nhỏ tỏi và ớt, chanh vắt lấy nước cốt, sau đó cho hết vào tô dưa muối, thêm thêm 1 thìa đường rồi dùng đũa đảo đều. Để dưa leo thấm các loại gia vị trong khoảng 15 – 20 phút là bạn có thể thưởng thức.

Với món dưa mắm này, nếu bạn muốn bảo quản được lâu thì sau khi dưa lên men hãy cho hũ dưa vào ngăn mát tủ lạnh. Thời gian bảo quản tốt nhất là khoảng < 20 ngày. Mỗi lần ăn, bạn dùng đũa gỗ sạch để gắp dưa ra rồi mới trộn cùng các gia vị tỏi ớt.

2. Cách làm dưa mắm thái 2.1. Chuẩn bị nguyên liệu 2.2. Sơ chế nguyên liệu

Đu đủ: đem rửa sạch, dùng dao cứa nhẹ các đường trên quả đu đủ cho ra nhựa rồi rửa lại bằng nước sạch. Cắt bỏ phần vỏ, rồi nạo sợi.

Cà rốt rửa sạch, bỏ vỏ và nạo sợi.

Dứa bỏ vỏ, bỏ mắt, bổ dọc thành các miếng nhỏ, loại bỏ cùi dứa. Sau đó đem thái thành các miếng vừa ăn kích thước khoảng 2 x 2 cm.

Củ cải muối đem thái nhỏ rồi ngâm cùng với nước sôi để nguội trong 15 – 20 phút cho bớt mặn. Tiếp theo vớt củ cải muối ra, vắt nước và để một lúc tầm 5 – 10 phút cho ráo nước.

Đậu phụ và váng đậu bạn đem cắt khúc vừa ăn.

Gừng cạo vỏ, rửa sạch và thái sợi.

Ớt bỏ cuống và thái mỏng (có thể bỏ bớt phần hạt ớt).

2.3. Cách làm dưa mắm thái các bước chi tiết Bước 1: Ướp rau củ

Cho cà rốt, đu đủ, dứa và dưa leo vào 4 chiếc tô khác nhau rồi tiến hành ướp gia vị theo hướng dẫn.

Đu đủ cho 3 muỗng đường, đảo đều, ướp trong 10 phút.

Dưa leo cho 1 muỗng đường, đảo để, ướp khoảng 10 phút.

Cà rốt cho 1 thìa cafe muối, đảo đều rồi ướp khoảng 15 phút.

Dứa dùng thìa ép bớt nước (ép khoảng 50% nước đem bỏ nước đi), cho thêm 2 thìa đường vào ướp trong 10 phút.

Cà rốt, dưa leo, dưa chuột sau khi ướp xong thì dùng một chiếc khăn sạch vắt cho thật kỹ. Sau đó dùng đũa xới cho các sợi rau củ tơi ra. (Ở bước này, bạn vắt rau củ càng kỹ thì món dưa mắm càng ngon, càng giòn).

Bước 2: Rán đậu và váng đậu

Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun sôi dầu thì cho đậu phụ và váng đậu đã thái miếng vào rán vàng giòn thì vớt ra đĩa, để nguội.

Bước 3: Xào củ cải muối

Đặt chảo lên bếp, cho 1 muỗng dầu ăn đun sôi dầu rồi cho củ cải muối đã sơ chế vào xảo. Nêm nếm thêm ½ thìa đường rồi đảo đều tay trong 3 – 5 phút thì đem múc ra đĩa và để nguội.

Sau khi xào củ cải muối xong, bạn vẫn dùng chiếc chảo lúc nãy để xào dứa cho dứa thấm đường. Xào lửa vừa phải trong khoảng 2 – 3 phút là tắt bếp rồi múc dứa ra đĩa.

Bước 4: Trộn mắm trong cách làm dưa mắm vô cùng quan trọng

Cho đu đủ, dưa leo, cà rốt, dứa, đậu phụ và váng đậu rán vào một chiếc chậu sạch rồi trộn đều tay cùng hỗn hợp các gia vị (1 muỗng nước mắm chay, 1 muỗng hạt nêm chay, 1 muỗng đường).

Để món dưa mắm ngon giòn và đều gia vị, bạn nên trộn rau củ với gia vị từng ít một. Sau khi trộn xong hết số rau củ trong chậu, bạn cho thêm ớt và một chút thính gạo vào trộn đều thêm một lần nữa là có thể thưởng thức.

Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Trắng Ngon Ăn Là Nghiền Tại Nhà

Để được thành cháo thường thì thể tích nước phải hơn gấp 3 lần thể tích gạo và một cái nồi chỉ dành cho việc nấu cháo. Thông thường dùng cơm nguội để nấu thì gọi là cháo tù thì lượng nước cần thiết sẽ ít hơn, loại cháo này thường hay ăn chung với cá và thịt kho là một loại thức ăn được lưu giữ trong vài ngày.

Công dụng của cháo trắng

Bát cháo trắng mịn thông thường được dùng cho các bé những ngày đầu ăn dặm, vẫn đảm bảo đủ dưỡng chất thiết yếu và giúp các bé làm quen dần với thức ăn thay cho sữa mẹ. Không riêng gì bé nhiều người vẫn có sở thích ăn cháo trắng, chỉ vì cháo trắng có hương vị thơm ngon. Khi có một bát cháo nóng hổi, thêm một chút tiêu, chút đường hay chút nước mắm tùy khẩu vị của từng người mà thêm hoặc ít, bấy nhiêu thôi là đã đủ ngon miệng và no nê cả buổi rồi.

Cháo trắng không chỉ đơn thuần là món ăn giúp cung cấp tinh bột cũng như dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có nhiều tác dụng bất ngờ khác như:

– Cơ thể dễ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón: Cháo dễ dàng được nghiền nát trong dạ dày, bởi vậy, dạ dày sẽ hoạt động nhanh hơn, cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể hơn.

– Chống cảm lạnh, kích thích vị giác, hiệu quả cho người ốm: Một bát cháo trắng nóng hôi hổi ăn kèm với hột vịt muối sẽ làm ấm cơ thể, kích thích vị giác. Nhờ đó, bạn có thể khởi động một ngày mới với năng lượng ấm từ bên trong, hạn chế các hiện tượng nhiễm lạnh.

Cách nấu cháo trắng ngon tại nhà

Gạo nấu cháo: đầu tiên bạn chuẩn bị gạo nếp hay gạo tẻ tùy ý. Thậm chí, bạn có thể trộn lẫn 2 loại với nhau thì càng ngon. Với 1 nồi cháo khoản cho 3 đến 4 người ăn, bạn chuẩn bị ½ chén con gạo. Lượng gạo có thể điều chỉnh theo người ăn.

Gia vị: Muối, bột nêm, chút hạt tiêu đó là những nguyên liệu thường dùng. Nếu bạn không thích cháo mặn thì đường cũng là một loại gia vị thích hợp cho nhiều người

Hành lá: Hành lá giúp cháo thêm đẹp mắt và thơm ngon.

Vỏ cam: Giúp cháo thơm, dậy mùi, kích thích hơn. Bạn không nên cho quá nhiều như thế sẽ gây cảm giác đắng, chỉ cần một ít là đủ rồi. Tía tô có thể thêm cho hấp dẫn hơn.

– Đầu tiên cho gạo đã rang thơm vàng vào nồi cơm điện, đổ lượng nước gấp 4 lần gạo, đây là con số chuẩn,bật nút nấu cơm và bắt đầu ninh cháo. Mẹo để cho cháo không bị tràn ra, bạn kê ngang một chiếc đũa ở miệng rồi mới đóng nắp lại.

– Bạn kiểm tra khi lưng nước trong cháo bằng khoảng 2 lần so với gạo và gạo đã nở ra, bạn cất đũa đi và để ninh cháo tự nhiên. Song, bạn nhớ là cứ khoảng 3-5 phút, bạn quấy cháo một lần để tránh nồi cháo bị đặc như thế sẽ không ngon.

– Khi cháo gần chín, bạn cho vỏ cam đã chuẩn bị lúc nã vào khuấy chung rồi nêm gia vị cho vừa miệng.

Hướng dẫn nấu cháo lá dứa hột vịt muối tuyệt ngon Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu cháo lá dứa hột vịt muối

½ chén gạo tẻ và 1 ít gạo nếp

1 bó lá dứa thơm

6 quả trứng vịt muối

Muối

Các bước thực hiện cháo trắng lá dứa

Bước 1: Gạo tẻ và gạo nếp đem vo sạch, cho vào nồi với nước, xíu muối, nấu cho tới khi cháo nhừ, thêm 2-3 lá dứa cắt khúc vào nấu cùng để tạo mùi thơm ngon cho món cháo. Để cháo nhanh nhừ, ban đầu chúng ta nên cho lượng nước vừa phải, chỉ cần nhiều hơn khi nấu cơm một chút.

Bước 2: Khi cháo sôi sền sệt, bạn cho thêm nước lạnh và tiếp tục đun nhỏ lửa. Cứ làm như vậy khoảng 2-3 lần.

Bước 3: Lá dứa rửa sạch, cắt khúc, thêm một chúc nước vào rồi xay nhỏ, lọc lấy nước cốt.

Bước 4: Trứng vịt muối rửa sạch, luộc chín kỹ, bóc vỏ, bổ đôi.

Cháo chín, múc ra chén ăn cùng trứng vịt muối là bạn đã có ngay món ngon dành cho cả nhà rồi đấy.

Cháo trắng để tủ lạnh được bao lâu?

Với món cháo trắng, khi dùng không hết bạn có thể cho cháo vào các dụng cụ đựng bằng gốm sứ hoặc nhựa và không đựng trong dụng cụ bằng kim loại. Sau đó, bạn cho cháo vào ngăn mát tủ lạnh và bảo quản trong tủ lạnh từ 1 đến 2 ngày. Nếu lâu hơn, cháo sẽ mất vị ngon và mất đi một số chất dinh dưỡng.

Với 2 cách nấu cháo trắng hột vịt muối và cách nấu cháo trắng bằng nồi cơm điện rất nhanh và tiện dụng, bạn chẳng cần phải quá chú ý như nấu bếp nồi gang mà vẫn có ngay những tô cháo ngon, không lo cháo bị khê.