Cách Làm Dầu Dừa Để Bán / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Rafs.edu.vn

Dầu Dừa Để Được Bao Lâu? Cách Bảo Quản Dầu Dừa

Những công dụng tuyệt vời của dầu dừa

Trong dầu dừa có nhiều có chứa rất nhiều các khoáng chất có tác dụng rất tốt cho cơ thể như vitamin E, Phytosterol, cùng các chất chống oxy hoá khác. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể tìm thấy một số các axit béo như axit caproic, axit lauric, …được biết đến tăng cường sức đề kháng rất tốt cho cơ thể cũng như ngăn ngừa được sự phát triển, xâm nhập của các loại vi khuẩn.

Nhiều chị em sử dụng dầu dừa để duy trì độ ẩm cho làn da trong những ngày thời tiết hanh khô. Sau một thời gian sử dụng,có thể cảm nhận rõ rệt sự thay đổi tích cực, làn da trở nên mềm mịn hơn, căng bóng hơn và đặc biệt trắng da sẽ khoẻ hơn rất nhiều.

Dầu dừa để được bao lâu?

Thời gian sử dụng dầu dừa được rất nhiều người quan tâm, bởi dầu dừa chỉ phát huy tác dụng tốt nhất trong thời gian sử dụng của mình. Việc sử dụng dầu dừa đã quá hạn không những không đem đến được nhiều hiệu quả mà bên cạnh đó còn khiến da mắc một số bệnh lí nguy hiểm. Hiện nay, dầu dừa được chế biến theo hai phương pháp đó là phương pháp nhiệt và phương pháp ép lạnh. Với mỗi phương pháp khác nhau thì thời gian sử dụng cũng khác nhau. Thông thường, dầu dừa khi được chế biến bằng phương pháp nhiệt thì thời gian sử dụng có thể rất lâu, có thể là 2-3 năm. Khi được bảo quản và sử dụng đúng cách có thể kéo dài đến 3-4 năm là điều bình thường. Các loại vi khuẩn và vi trùng có nguy cơ làm hư dầu dừa thông qua quá trình chế biến nhiệt đã bị tiêu diệt hoàn toàn, do đó chúng có thể để được rất lâu mà bạn không cần lo lắng.

Dầu dừa ép lạnh được chiết xuất từ nước cốt dừa theo phương pháp làm lạnh. Loại dầu dừa này không thể loại bỏ được nhiều những vi khuẩn gây hại nên rất nhanh hỏng sau một thời gian sử dụng. Dầu dừa ép lạnh sau khi mở hộp chỉ có thể dùng trong khoảng 5 đến 7 ngày trong điều kiện thường. Tuy nhiên, các bạn có thể sử dụng dầu dừa lâu hơn từ 3 đến 6 tháng nếu được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Thời gian sử dụng dầu dừa là bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào cách bảo quản cũng như cách sử dụng của mỗi người.

Cách bảo quản và sử dụng dầu dừa

Trong thời gian sử dụng dầu dừa, bạn nên bảo quản chúng tốt nhất ở điều kiện thường và tránh ánh nắng mặt trời cũng như ở nơi có nhiệt độ cao. Dầu dừa sẽ an toàn và sử dụng lâu nhất có thể nếu được giữ ở ngăn mát tủ lạnh. Dầu dừa cũng như mật ong có đặc tính kháng khuẩn và chống nấm mốc rất tốt, bản thân chúng thường sẽ không bị lên men hoặc ôi thiu. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng chị em thường thấy dầu dừa có biểu hiện và mùi lạ. Nguyên nhân này do quá trình lấy dầu dừa sử dụng, chị em dùng những dụng cụ không đảm bảo an toàn, có chứa một số loại thức ăn khác hoặc lọ chứa dầu dừa không hợp vệ sinh. Những vi khuẩn lúc này sẽ lên men những tạp chất có trong dầu dừa khiến chúng gây mùi và ảnh hưởng đến chất lượng lọ dầu dừa của bạn.

Một số chú ý khi lựa chọn dầu dừa

Dầu Dừa Có Gây Ra Mụn? Cách Dùng Dầu Dừa Để Không Bị Mụn

Dùng dầu dừa có bị mụn hay không là câu hỏi của rất nhiều bạn gửi về cho Hà, và vấn đề này cũng gây ra tranh cãi không ít. Vậy sự thật dầu dừa có gây ra mụn không? Cách dùng dầu dừa thế nào để không bị mụn?

Cách dùng dầu dừa như thế nào là đúng?

– Dầu dừa phù hợp nhất với những bạn có làn da khô, lão hóa. Da khô là da thiếu dầu (hoặc thiếu nước), với làn da này, các bạn thoa dầu dừa một lớp mỏng và để qua đêm. Dầu dừa chứa hàm lượng vitamin E khá lớn, cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da khô trở nên mịn màng hơn. Áp dụng mỗi ngày.

– Với làn da hỗn hợp, da thường: các bạn cũng thoa dầu dừa lên da một lớp mỏng. Tốt nhất là nhỏ dầu dừa ra lòng bàn tay, chà xát 2 tay vào cho dầu nóng lên rồi áp lên mặt, massage đều. Sau 10-15p thì dùng khăn giấy lau sạch rồi đi ngủ. Sử dụng 2-3 lần/tuần.

– Với làn da dầu: da này lúc nào cũng dư dầu, nên các bạn có thể không cần dùng dầu dừa dưỡng, chỉ cần giữ da sạch, có thể kết hợp kem dưỡng có chứa hyaluronic acid để cấp nước cho da. Nếu muốn dùng dầu dừa để tăng thêm độ đàn hồi, tăng sự tươi trẻ thì các bạn chỉ cần thoa dầu dừa 1 lớp mỏng, massage đều, để tầm 10-15p rồi DÙNG KHĂN GIẤY LAU SẠCH, cuối cùng là rửa lại thật kĩ với sữa rửa mặt. Áp dụng 1-2 lần/tuần để duy trì. Da dầu vốn đã quá thừa dầu, nếu các bạn dùng dầu dừa để qua đêm thì lượng dầu thừa đó càng khiến lỗ chân lông thêm bưng bít, dễ sinh mụn nhiều hơn.

– Một số cách dùng khác là các bạn hòa dầu dừa với sữa rửa mặt, dùng dầu dừa trộn với kem dưỡng da, hoặc dùng dầu dừa làm kem lót trang điểm… thì Hà không khuyến khích các cách đó ạ.

Và nếu các bạn dùng dầu dừa bị ngứa, đỏ da, nổi mẩn li ti thì nên ngưng ngay ạ, đó là dấu hiệu da bị dị ứng. Những trường hợp này khá hiếm gặp.

Iu các chị, xx

Cách Làm Dầu Dừa Tại Nhà (Video Hd Cách Làm Dầu Dừa)

Hướng dẫn chi tiết cách làm dầu dừa đơn giản nhất, cách chọn dừa để được nhiều dầu, cách canh lửa để dầu được thơm lừng; có video chi tiết cách làm dầu dừa.

Quá trình làm dầu dừa từ khâu vắt nước cốt dừa (có nơi gọi sữa dừa – coconut milk) đến khi thu được dầu dừa mất khoảng 90-120 phút tùy vào độ “mát tay” của các chị. Một số chị do chưa quen nên có thể mất 3-4 tiếng mới xong, cũng là bình thường.

Video hướng dẫn làm dầu dừa:

Lưu ý: Đây KHÔNG PHẢI là cách làm dầu dừa hay nhất, nhưng là cách làm ĐƠN GIẢN NHẤT, dành cho mọi người. Mong các “chuyên gia” vui lòng đừng ném đá.

1.Chuẩn bị

* Cái ray (cái vợt, dùng để lọc nước cốt dừa)

* 2 ly nước (đựng khoảng 400ml nước)

* Chảo, thau, bếp (ga, điện đều được)

2.Thực hiện

Bước 1: Cho 1kg dừa nạo vào thau, đổ thêm 400ml nước rồi nhào trộn cho đều khoảng 3 phút. Nếu các chị không có thời gian thì cứ để ngâm khoảng 15 phút (không cần nhào trộn gì cả). Tốt nhất nên dùng nước nóng (xem lưu ý ở dưới).

Bước 3: Bắc chảo chứa nước cốt dừa lên bếp đun lửa lớn cho sôi.

Nói thêm: Để tiết kiệm thời gian nấu, các chị có thể thực hiện thêm bước 2bis (sau khi thực hiện bước 2), đó là cất tô hoặc chậu nước cốt dừa vừa vắt vào tủ lạnh, sau khoảng 2-3 tiếng mang ra vớt phần váng ở trên để cho phần váng vào chảo thực hiện theo bước 3). Nếu chị nào cảm thấy khó hiểu, thì có thể bỏ bước 2bis này cũng được (đừng bận tâm ạ).

Bước 4: Khi chảo sôi, giảm nhỏ lửa một chút nhưng vẫn để sôi. Thỉnh thoảng các chị nên dùng xẻng hoặc đũa đảo đều để tránh bị cháy ở đáy.

Bước 5: Khi thấy nước trong chảo bắt đầu sền sệt thì giảm nhỏ lửa (vẫn để chảo sôi).

Bước 6: Chảo sẽ cạn dần, nước cũng trong dần, ở đáy có một lớp lợn cợn sền sệt, dân gian gọi là lớp bồng con. Lớp bồng con ban đầu màu trắng ngà, sau chuyển sang vàng.

Bước 7: Lúc này nước đã bay hơi hết. Các chị sẽ thấy lớp dầu nổi lên trên, còn lớp bồng con (đã chuyển sang màu vàng nhạt) thì đọng ở dưới đáy chảo.

Bước 8: Tắt bếp. Múc dầu dừa ra tô để nguội rồi đổ vào lọ thủy tinh để dùng.

Nếu làm đúng theo cách làm dầu dừa này, dầu dừa thu được hơi sền sệt như dầu ăn, mùi rất thơm (giống kẹo dừa), màu trong hoặc ngà tùy vào loại dừa và độ lửa khi đun.

* Hướng dẫn mua dừa:

– Nếu chỗ chợ của các chị không bán dừa nạo dạng sợi mảnh mà bán theo từng miếng cơm dừa to cỡ 1/2 bàn tay thì sau khi mua về nên cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.

3.Một số lưu ý thêm:

– Các chị nên dùng nước nóng trộn vào phần dừa nạo trước khi vắt sẽ cho hiệu quả cao hơn.

– Dầu dừa thu được hơi sền sệt như dầu ăn, mùi rất thơm (giống kẹo dừa), màu trong hoặc hơi ngà vàng tùy vào loại dừa và độ lửa khi đun.

– Dầu dừa làm chuẩn thì không cần bảo quản lạnh mà vẫn dùng được trên 6 tháng. Nhiều chị cho Hà biết dầu dừa làm ra để khoảng 1 tuần là bị mốc đen, như vậy là do các chị làm chưa “chuẩn”, lọc chưa sạch cặn hoặc nước nên mới bị mốc đấy ạ.

– Nếu để tủ lạnh hoặc nhiệt độ dưới 23 độ C dầu sẽ đông đặc lại. Tuy nhiên chất lượng dầu không bị ảnh hưởng mà còn giữ được mùi thơm lâu hơn. Mỗi lần dùng chỉ cần dùng muỗng xúc một ít xoa lên tay, dầu sẽ tự tan ra.

– Đựng dầu dừa trong lọ bằng thủy tinh hoặc chai nhựa, để nơi ít ánh sáng (ánh sáng mạnh trong thời gian dài có thể làm mất dưỡng chất trong dầu).

Iu các chị, xx

Ngọc Hà

Hướng Dẫn Sử Dụng Dầu Dừa Để Dưỡng Tóc

Thực hiện :

Làm nóng dầu dừa trong lò vi sóng trong khoảng 30 giây ở nhiệt độ ấm hoặc đặt bát dầu vào một cái bát lớn có chứa nước ấm, nhiệt độ trong nước ấm sẽ gia nhiệt cho dầu dừa, dầu sẽ dễ dàng thấm vào mái tóc của bạn và phát huy hết tác dụng của nó.

Gội đầu sạch sẽ với dầu gội thường ngày để đảm bảo tóc sạch. Nên để tóc còn hơi ẩm để dưỡng chất có thể thấm sâu vào tóc và đạt hiệu quả hơn.

Thoa đều dầu dừa đã hấp lên tóc từ gốc đến ngọn.

Cố định tóc trên đầu và dùng mũ ủ tóc trùm lên hoặc dùng khăn quấn kĩ ủ trong vòng 30′. Bạn có thể ủ dầu dừa qua đêm.

Sử dụng dầu gội đầu yêu thích của bạn và gội sạch đầu khoảng 2 đến 3 lần cho đến khi bạn không cảm thấy dầu dừa dính bết vào tóc.

Lưu ý: S au khi ủ bằng dầu dừa bạn nên ở nhà và tránh ra đường tiếp xúc ánh nắng để tóc không bị bám bụi bẩn và làm giảm hiệu quả của dầu dừa.

Bước 1:

Cho dầu dừa vào chén nhỏ, dùng một miếng tăm bông thấm vào dầu dừa, và bóp nhẹ miếng tăm bông cho ráo một chút, không nên để dầu thấm vào bông nhiều.

Bước 2:

Chà nhẹ lên tóc từ gốc tới ngọn, và từ trong ra ngoài để đảm bảo dầu dừa được thấm đều ở mọi ngóc ngách của da đầu và tóc. Để kỹ hơn, bạn nên dùng lược chải đều toàn bộ tóc lại một lần nữa.

Bước 3:

Massage nhẹ nhàng để các tinh dầu thẩm thấu sâu vào bên trong. Chờ khoảng 30 phút để cho dầu thấm vào tóc.

Bước 4:

Ủ dầu dừa càng lâu thì tóc càng nhận được nhiều dưỡng chất nhưng không nên ủ dầu lâu hơn một ngày mà không chịu gội. Điều đó sẽ làm cho tóc bị bốc mùi và nhờn nhớt trông rất bẩn.

Chỉ cần một lượng nhỏ dầu dừa là có thể thấm được nhiều tóc. Do đó hãy cẩn thận không nên sử dụng dầu dừa quá nhiều gây lãng phí.

Sử dụng dầu dừa để làm cho mái tóc của bạn trở thành mềm mại, bềnh bồng và khỏe mạnh. Dưỡng tóc bằng dầu dừa là một trong những cách đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả. Tuy nhiên, khuyết điểm của phương pháp này là mất nhiều thời gian thực hiện.