Là hai món mứt luôn nhận được sự yêu thích của rất nhiều người chuối sấy khô và mứt chuối dẻo luôn là thành phần không thể thiếu trong mâm bánh ngày tết. Nếu như mứt chuối dẻo ngọt bùi, thấm vị, thì mứt chuối sấy khô ngược lại giòn rụm, vui tai làm cho người ta ăn hoài mà không thấy ngán.
1. Mứt chuối sấy khô
Nguyên liệu làm chuối sấy:
– 200gr đường
– Đầu tiên bạn lột vỏ chuối và cắt chuối thành từng lát mỏng.
– Sau khi cắt xong bạn mang chuối đi phơi nắng khoảng 2 tiếng đồng hồ. Sau khi đủ thời gian, bạn gom chuối lại. Lúc này bạn bắt chảo lên, cho dầu vào, rồi làm nóng và bắt đầu lần lượt cho chuối vào chiên đến khi vàng giòn là được.
– Khi chuối còn nóng, rải đường vào và tẩm đều.
Với cách làm này, vừa đơn giản, mà lại có thể giúp bạn bảo quản chuối sấy được lâu hơn (khoảng 1 tháng)
2. Mứt chuối dẻo
Nguyên liệu làm mứt chuối dẻo:
– Chuối sứ không cần chọn loại chín rục quá, vừa chín là được rồi. Bạn lột vỏ, cắt đôi hay để nguyên trái tùy thích.
– Gừng bạn gọt vỏ, đem đi xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt, dùng cọ phết lên bề mặt quả chuối. (nếu không thích bạn có thể bỏ qua công đoạn này)
– Chuối phơi 3 nắng cho khô đi. 1 nắng được tính khoảng 8 tiếng đồng hồ nắng gắt, khi phơi bạn chú ý tránh để côn trùng đậu vào.
– Cho chảo lên bếp, cho dầu vào hơi nhiều một chút, dầu sôi cho chuối vào chiên vàng với lửa lớn. Khi chuối vàng thì vớt ra để ráo dầu. Nếu không thích chiên bạn có thể phơi thêm vài nắng nữa, sau cho chuối thật khô mới được.
– Với 1 kg chuối sau khi chiên (hoặc phơi khô), thì bạn dùng khoảng 250g đường. Bạn pha đường với nước theo tỉ lệ 2:1 (có nghĩa 2 phần đường và 1 phần nước), khuấy tan sau đó đem đun sôi, đun đến khi đường bắt đầu kéo sợi thì được. Cho phần chuối vào nước đường, trộn đều cho đến khi chuối áo 1 lớp màu vàng và trái chuối phải thật bóng là được. Tắt bếp.
– Để chuối nguội và cho vào bảo quản.
– Trái chuối có màu nâu đẹp mắt, bóng.
– Không quá ngọt sẽ dễ gây ngán.
thaovp