Cách Làm Chả Cá Linh / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Rafs.edu.vn

Cách Làm Chả Cá Dai Giòn Tại Nhà (Cá Linh, Cá Thát Lát, Cá Cóc)

Cách làm chả cá linh, cá thát lát, cá cóc dai giòn tại nhà Công thức chọn cá sông tươi để làm chả

Quan sát mắt cá, mắt cá phải tươi sáng không bị màu trắng đục, quan trọng làm bạn có thể yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Độ đàn hồi thịt cá: dùng ngón tay ấn nhẹ vào mình cá , nếu mà thịt cá có độ đàn hồi . Bản chất của thịt cá là có tính đàn hồi và dẻo là cá tươi (lưu ý trường hợp cá ướp phân U-rê và nước đá thịt cá sẽ bị chai cứng không dẽo). Ngược lại thịt cá bị nhủn không còn độ swan chắc nhất là cá sông.

Mang cá: dùng ngón tay vạch mang cá ra xem, nếu còn màu đỏ hoặc hồng là cá tươi, ngược lại màu đỏ thẩm hoặc trắng hồng thì cá đang chuyển qua giai đoạn ương.

Vảy cá: một con cá sông tươi rói vừa lên khỏi mặt nước ít lâu, bề mặt thân cá phải có vảy xếp chặt khít và sáng bóng, không bong trốc. Da cá cũng không bị nổi mẫn đỏ hoặc lỡ loét.

Mẹo làm chả từ cá tươi Khử mùi tanh cá trước khi làm chả Có 6 cách cơ bản giúp khử mùi tanh cá hiệu quả nhất:

Khử tanh bằng nước vo gạo: Ngâm vào nước vo gạo trong 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch và để ráo trước khi mổ xẻ và rửa lại nước sạch lần nữa.

khử mùi tanh bằng rượu + gừng: Rượu và gừng có tác dụng khử mùi hôi không riêng mùi tanh của cá, nên dùng rượu trắng kết hợp gừng thái lát mỏng ngâm cá tầm 10 phút.

Khử mùi tanh với nước muối: dùng nước pha với muối hột để ngâm trong 10 phút, hoặc dùng muối hạt xát trực tiếp lên cá phần nào cũng giúp giảm mùi tanh, nhưng cách làm này không triệt để

Khử mùi tanh bằng giấm + quế + hạt tiêu: Cho cá đã làm sạch vào nước và pha ít giấm, hoặc trộn vào cá một ít hạt tiêu kết hợp quế hồi. Phương pháp này người Trung Hoa dùng để làm trực tiếp chế biến thịt cá trên bếp, tuy thế với cách làm chả cá chúng ta không nên dùng cách này.

Khử mùi tanh bằng chanh tươi: dùng từ 1-2 quả chanh tươi vắt lấy nước và dùng cả vỏ, ngâm cá khoảng 5 phút sau đó làm sạch như bình thường. Tuy có vẻ không khác gì khi dùng giấm, nhưng vỏ chanh chính là yếu tố chính giúp khử tanh.

Khử tanh bằng sửa tươi: phương pháp này hiện đang được dùng phổ biến, vừa hiệu quả cao sau 15 phút ngâm bất kỳ mùi tanh nào cũng se biến mất. Mặt khác sửa tươi làm sớ thịt cá mềm đi nhưng vẫn giữ độ săn chắc.

: sau khi khử tanh cá, bạn bắt đầu làm sạch ruột và bụng cá, quá trình này nếu không cạo đi lớp màng đen bám trong bụng cá, cá vẫn còn mùi tanh đó nhe.Phải đảm bảo cá rất sạch mà không còn mùi tanh, bước tiếp theo vớt cá ra để khô ráo, hoặc dùng vải lau qua thịt cá để có món chả tươi ngon.

Cách làm chả cá linh

Cá linh hay còn gọi là linh ngư họ hàng loài cá cóc. Chúng là các loài cá ăn sinh vật phù du và rong tảo, nên chỉ thích hợp môi trường nước chảy không ngừng như những lưu vực sông lớn.Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá linh là loài cá phổ biến vào mùa nước nổi, chúng bơi khắp các đồng rộng, sông dài, kinh to, rạch nhỏ (nhưng lại rất hiếm đối với các tỉnh thành khác). Chúng có nguồn gốc từ biển Hồ của Campuchia. Và theo thống kê tổng lượng cá linh hàng năm kéo về chiếm từ 70% là khu vực tỉnh An Giang.Nguyên liệu:– 500gr cá linh non– 1 ít hành lá

– 50g hành tím– 50g sả cây– 1 củ tỏi– 1 củ nghệ nhỏ– 1 thìa cà phê bột nêm – 1 thìa bột ngọt – 1 thìa cà phê tiêu trắng – 1 thìa cà phê đường – 1 xíu muối

Sơ chế nguyên liệu: – Cá linh sau khi cắt đầu , bỏ bụng, bạn dùng rổ cho cá linh vào thực hiện chà sạch vảy cá .Nếu nhà có máy xay chả cá bạn có thể chia số cá linh này thành nhiều phần nhỏ và xay dần, nhưng nếu không có máy xay chúng ta sẽ tiến hành bằm cá linh thật nhuyễn.Mẹo cạo vảy cá linh: Khi chọn cá linh làm món chả phải chọn cá linh non mới ngon, thịt chả sẽ ngọt nước và béo thơm. Tuy thế loại cá này thường nhỏ nhắn nếu ngồi “bỏ công” cạo vảy cá từng con thì tốn rất nhiều thời gian, cứ cho vào rổ và chà nhẹ vào thành rổ, cá sẽ rơi vảy ra ngoài sau vài lần rửa lại với nước.

– Hành tím băm nhuyễn để riêng, hành lá cắt nhỏ.-Sả cây cắt nhỏ càng nhuyễn càng tốt, củ tỏi đập dập tất cả cho vào cối giả.– củ nghệ thái nhuyễn và vắt lấy nước.Tiến hành trộn chả cá linh:Cho cá xay vào bát to rồi thêm chút muối, tiêu, bột nêm và ướp cá 10 phút cho ngấm gia vị sau đó cho hành lá, hành tím, tỏi, và sả vào trộn đều.

Chả cá linh sau khi trộn có thể dùng ngay với rất nhiều món đậm đà miền Tây như: chả cá linh chiên ăn kèm bún và rau sống, chả cá linh nấu canh chua bông súng, chả cá linh xào bông điên điển, chả cá linh làm bánh phồng cá…Nếu chưa sử dụng bạn có thể luộc chả hoặc hấp cách thủy, để nguội cho vào tủ lạnh ăn dần.

Cách làm chả cá Thát Lát biển Hồ – Tonle sap

Cá thát lát loại cá nhiều thịt ít xương, thịt có độ dẻo đặc biệt chỉ khi chế biến món chả cá thát lát được coi như đặc sản, còn nếu dùng thịt cá nấu món khác sẽ gặp tình trạng thịt bị bở rời và nhiều xương dăm nhỏ. Ở một số tỉnh thành đã nhân giống và nuôi cá thát lát có đốm ở đuôi (cá Thát Lát Cườm) trong môi trường nhân tạo trong ao hồ, cho năng suất cao.

Nguyên liệu:– 500gr cá Thát Lát Tonle-sap (hoặc không có điều kiện mua chả cá Thát Lát biển Hồ, bạn có thể thay bằng cá Thát Lát Cườm – Cá Nàng Hai giá rẻ hơn, vị không giòn và dai như cá biển Hồ)– 200gr thịt nạc dăm xay– 3 nhánh hành lá– 2 củ tây hành khô – Dầu ăn– 1 thìa cà phê đường – Hạt nêm, muối, nước mắm, tiêu – 1 chút bột ngọt, nếu thích

Quết chả cá Thát Lát-Tráng một lớp dầu ăn mỏng vào tô để dễ quết, khi quết cá không bị dính vào thành tô, cho vào tô phần cá đã nạo cùng với 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê tiêu, hành lá và hành tím, trộn đều tất cả các nguyên liệu lại với nhau.

-Dùng muỗng quết thật đều tay phần thịt cá theo vành tô, theo một chiều cố định, với 500gr chả cá Thát Lát mình sẽ quết trong vòng 10 phút phút. Sau 10 phút, khi thấy phần cá bết dính vào muỗng, là phần chả cá thát lát đã được rồi.

-Quết chả cá là công đoạn quan trọng nhất, nó là phần quyết định làm nên độ ngon và dai của chả cá thát lát. Nếu bạn không quết kỹ, phần chả cá khi làm ra sẽ rất bỡ nhất là khi sử dụng cá Thát Lát Cườm. Lưu ý khi dùng chả cá Nàng Hai nấu ăn phải nhồi quết thật kỹ vì chả này hay nát, rời rạc, ăn không ngon bằng cá Thát Lát sông. Lấy từng ít chả cá đã nhồi nặn vo lại thành từng viên tròn sau đó ấn dẹp để chiên chả dễ chín đều các mặt.Nếu chưa dùng ngay bạn có thể hấp chả cá để dự trữ:Đặt từng miếng chả cá vào xửng và đem hấp khoảng 15 phút cho chả cá vừa chín là tắt bếp, lấy ra để cho nguội bớt. Xếp chả cá đã hấp vào hộp đựng thực phẩm, cho vào ngăn đá sử dụng dần dần cho món canh chua chả cá, bún chả cá, chả cá chiên…

Cách làm chả cá Cóc

Chả Cá Cóc (cá sông meKong thuộc họ Cá Linh, cá có vảy) đặc sản An Giang , mỗi năm cá cóc chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi., tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn xuất hiện với số lượng ít trong năm.Thịt cá cóc ngọt thơm đặc biệt, tuy nhiên do có nhiều xương dăm chữ Y, nên dễ ăn nhất là đem cá quết chả. Chả cá cóc dai, vị đậm đà, thậm chí còn ngon hơn chả cá thác lác Cườm,nhưng vẫn không sánh bằng chả cá Thát Lát biển Hồ.

– 500gr cá cóc tươi– 3 nhánh hành lá– 2 củ tây hành khô– Dầu ăn– 1 thìa cà phê đường– Hạt nêm, muối, nước mắm, tiêu– 1 chút bột ngọt, nếu thích

Cách làm:

Hành lá thì là nhặt bỏ rễ rửa sạch thái nhuyễn, tỏi khô đập dập thái nhuyễn.Hành khô sau khi bóc vỏ bạn băm nhỏ, lá Thì Là cũng cắt nhuyễn.Mang hỗn hợp hành khô, tỏi phi lên cho đến khi thấy mùi thơm.

Cách nạo chả cá cóc

Cũng như cách làm chả cá Thát Lát, chúng ta chủ yếu sử dụng phương pháp lăn nạo cá để làm chả.Đầu tiên phải rửa thật sạch cá cóc làm sạch ruột kỹ lưỡng, rồi cắt bỏ phần đuôi cá để phần chả cá sẽ cho ra từ đó. Tiếp theo dùng cây hình trụ có bán kính nhỏ, lăn cây sắt tròn qua thân cá từ thân trên đến đuôi, lúc đó thịt cá sẽ chảy ra phía đuôi. Lưu ý khi lăn dùng lực vừa phải, nếu không da cá bị nát. Lưu ý: cá cóc là loài cá có vảy mỏng to, vì thế khi cán bạn cẩn thận vảy bám vào thịt cá.

Trộn hỗn hợp hành lá, hành tím, tỏi, muối, bột nêm, tiêu vào chả cá thu được sau khi lăn nạo. Dùng muỗng quết thật đều tay phần thịt cá theo vành tô, theo một chiều cố định, với 500gr chả cá cóc mình sẽ quết trong vòng 15 phút phút. Sau 15 phút, khi thấy phần cá bết dính vào muỗng, là phần chả cá cóc đã dai.Mang bao tay, thoa chút dầu rồi viên từng miếng chả cá tròn tròn, dẹp dẹp để sẵn trên khay có lót màn thực phẩm để không bị dính.

Chả cá cóc nấu canh hoặc chiên ăn đều ngon thơm không thua gì chả cá Thát Lát, tuy thế giá thành loại chả này rẻ hơn cá Thát Lát. Ngoài ra chả cá cóc có dộ dai hơn hẳn chả cá linh, nhưng sẽ thua độ giòn sừng sực của cá Thát Lát biển Hồ.

Hy vọng sau bài viết hướng dẫn cách làm chả từ 3 loại cá sông nổi tiếng này, bạn sẽ có cách chế biến linh hoạt cho bữa ăn gia đình, vừa sạch vùa bảo đảm an toàn sức khỏe.

[/tintuc]

Út Mỵ Đặc Sản Miền Tây: Chả Cá Thác Lác, Thác Lác Rút Xương, Chả Giò Cá Thác Lác, Khô Cá Lóc, Chà Bông Cá Lóc, Mắm Cá Linh, Mắm Thái…

Kênh Thương Mại Điện Tử “Út Mỵ”

Dưa mắm là món ăn quen thuộc của người Việt nhất là trong ngày Lễ Tết. Cách làm dưa mắm cực kì đơn giản nhưng lại không kém phần ngon miệng.

Dưa mắm là sự kết hợp hài hòa của dưa leo hoặc dưa gang hoàn được trồng thuận tự nhiên và không hề sử dụng các loại thuốc hóa học nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng, Ngoài ra phần mắm làm dưa được lấy mắm cá linh, mắm cá lóc… ủ trực tiếp từ cơ sở chánh gốc miền Tây. Vì vậy không chỉ nguồn nguyên liệu đảm bảo mà hương vị của dưa mắm cũng cực ngon.

Quy cách: Hủ 500gr sản phẩm được dán kính miệng kỹ lưỡng không bị bay mùi.

Bảo quản: Mắm bạn để ở nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh để không bị lên men chua, có thể ăn được đến 3 tháng mà không làm giảm độ giòn của dưa.

Nếu bạn muốn mua dưa mắm tại TpHCM để mang đi nước ngoài hay làm quà tặng người thân bạn bè thì liên hệ đặt hàng có ngay nha.

⤵⤵⤵⤵⤵⤵ 🏠 CƠ SỞ ÚT MỴ – ĐẶC SẢN MIỀN TÂY 📌 Cửa hàng: Số 52 Đường Số 1, P.16, Q.Gò Vấp, TP.HCM 📌 Cssx: 361 TDC ấp Phú Lợi B, Phú Thuận B, Hồng Ngự, Đồng Tháp ☎️ Giao hàng nhanh: 0982618710 (zalo) 🌐 Facebook: https://fb.com/utmydacsanmientay 👉 Giao hàng tận nơi toàn quốc và nước ngoài. 📌 Tại chúng tôi chúng tôi có giao nhanh nhận trong ngày.

Hướng Dẫn Làm Món Mắm Cá Linh Chưng Thịt

Các bước làm món mắm cá linh chưng thịt đúng chất

CHUẨN BỊ

1- Mang mắm cá linh mua về, cho ra thớt bằm thật nhuyễn. Nên chọn loại mắm cá linh đã ươm lâu, như vậy thịt cá sẽ mềm và mắm thơm hơn nhiều so với mắm mới ươm.

Hướng dẫn món mắm cá linh chưng thịt

2- Mắm cá linh nhuyễn, cho ra tô, thêm vào 70ml nước nóng. Vừa khuấy vừa dùng muỗng dầm thật nhuyễn và đều cho cá tiết ra hết chất thơm của thịt mắm. Cho mắm vào rây, lọc kỹ lấy phần nước mắm. Nếu nhà bạn không có trẻ nhỏ, nên lấy khoảng 1/2 phần xương bằm nhuyễn của mắm chưng cùng thịt, lúc ăn sẽ ngon hơn so với mắm không có xương.

Hướng dẫn mắm cá linh chưng thịt bước 2

THỰC HIỆN

1- Chuẩn bị sẵn sàng các nguyên liệu: Hành tím bỏ vỏ cắt lát. Ớt cắt lát. Hành lá cắt nhỏ phần xanh. 2 cái trứng vịt lấy cả lòng đỏ và trắng. Thịt bằm cho ra tô lớn để dễ trộn. Nếu nhà có trẻ nhỏ ăn cùng thì bỏ phần ớt cắt lát ra nha.

Thực hành mắm chưng thịt

2-Lần lượt cho tất cả các nguyên liệu đã sơ chế ở bước trên vào trộn chung với thịt bằm. Nêm vào cùng: 1/2 muỗng cafe tiêu xay, 3 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng bột ngọt.

Mắm cá linh chưng thịt thực hành

Mắm cá linh chưng thịt ngon

4- Chuẩn bị xửng hấp, cho chén mắm chưng vào nồi, đậy nắp. Cho hẵn chén mắm từ lúc nước còn chưa nóng luôn. Trong quá trình hấp không mở nắp, để giữ được hơi nóng trong xửng làm chín mắm nhanh. Hấp khoảng 20 phút, mở nắp dùng tâm xâm vào giữa chén mắm, rút tâm nhanh về, nếu tâm khô ráo không dính thịt mắm còn ướt là được.

Chưng cách thủy

: 90.000đ/hủ 220gam

Mắm Cá Cơm : 75.000đ/hủ 500gam

Mắm Cá Sửu : 120.000đ/hủ 430gam

Mắm Thái: 95.000đ/hủ 500gam

: 65.000đ/hủ 500gam

Bột nấu lẫu mắm : 60.000đ/gói 300gam

Bột mắm cá lóc sấy khô: 65.000đ/gói 50g

Khô Rắn: 150.000đ (gói 200g hút chân không)

Khô nhái: 150.000đ (gói 200g hút chân không)

Khô cá sặc: 70.000đ (gói 200g hút chân không)

Khô cá chạch: 130.000đ (gói 200g hút chân không)

Khô cá kết : 100.000đ (gói 200g hút chân không)

Khô cá lóc: 100.000đ (gói 300g hút chân không)

Khô cá tra phồng : 120.000đ (gói 500g hút chân không)

Khô cá sửu: 170.000đ (1con 460g-560g – hút chân không)

CTY TNHH ĐẦU TƯ FUMIDA

Học Vua Chả Cá Làm Món Chả Cá

Chả cá là món ăn đặc sản Hà Nội được nhiều người yêu thích. Ai đã từng thưởng thức món ăn này hẳn sẽ nhớ mãi hương vị của những miếng chả cá thơm ngon, béo ngậy hòa quyện cùng mùi thơm của rau húng láng và vị bùi bùi của lạc rang.

Chả cá đã gắn liền cùng văn hóa ẩm thực Hà Nội, đến nỗi người ta gọi nó là chả cá Kinh Kỳ, chả cá Long Thành,… Món ăn này luôn là niềm tự hào của người dân Hà Thành khi tiếp đãi những vị khách phương xa. Bốn mùa, những hàng chả cá nổi tiếng khắp Hà thành như Vua Chả Cá, Chả Cá Lã Vọng,… chẳng mấy khi ngớt khách…

Chả cá Hà Nội – Hương vị gợi nhớ về kinh đô ngàn năm văn hiến

Tự làm chả cá lăng ngon chuẩn vị Hà Thành 1. Nguyên liệu làm món chả cá

– 1kg phi lê cá lăng

– 1 mớ rau thì là

– 1 mớ rau húng láng

– 10 cây hành tươi

– 40gr riềng giã nhỏ

– Gia vị: 4 thìa canh mẻ, 1 thìa canh mắm tôm, 2 thìa canh đường, 1 thìa cafe bột nghệ.

2. Cách là món chả cá

– Đem 4 thìa mẻ mọc lấy phần nước mịn.

– Ướp cá với riềng và các loại gia vị đã chuẩn bị, trộn đều và để khoảng 30 phút.

– Hành tươi rửa sạch, cắt riêng phần trắng và củ, rồi đem chẻ thành lát mỏng, lá xanh cắt khúc khoảng 3 – 5cm

– Rán mỡ cá cho tan hết, sau đó cho cá đã nướng vào chảo mỡ cùng rau, hành và đảo đều nhẹ nhàng là có thể ăn được rồi.

Cá lăng – loài cá tuyệt vời nhất cho món chả cá kinh kỳ

Các nhà hàng khác có thể chọn cá tầm, cá quả thay thế nhưng riêng Vua Chả Cá lại chỉ trung thành duy nhất với cá lăng. Tại sao lại thế? Chính vì cá lăng là loài cá thịt rất sạch, ngọt lại thơm mềm, lại không có xương dăm, giàu dinh dưỡng, đặc biệt nhiều omega-3, tốt cho thai phụ và trẻ nhỏ. Người ta nói thịt cá lăng vốn đã ngon nên chế biến thành món gì cũng ngon và đặc sắc. Vậy nên, chả cá mà không làm từ cá lăng, cái hồn, cái vị, cái ý nghĩa coi như đã mất đi dăm ba phần!

Chả cá Hà Nội nóng hổi, vàng ươm, thơm hương thì là, ăn cùng bún trắng và lạc rang thơm phức là chuẩn nhất

Những người đầu bếp đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm nên tên tuổi Vua Chả Cá chỉ cần liếc sơ mắt cũng nhìn ra được phần thịt nào béo, thơm, chắc, ngậy nhất trên mình con cá. Những đôi tay quen nghề thạo việc thoăn thoắt lọc, thoăn thoắt ướp. Cá bắt từ sông Hồng béo múp, tròn lăn lẳn. Chỉ vài phút sau, những mẻ cá lăng ướp riềng, mẻ, gia vị thấm đẫm, đậm đà đã sẵn sàng để reo tí tách trên chảo lửa!

Chả cá ngon nhất là ăn nóng, chảo vẫn đang tí tách reo, miếng cá cứ vàng đều được vớt ra, vẫn còn nóng hôi hổi.

Vua Chả Cálúc nào cũng đông khách đến thưởng thức chả cá

Đem cá chấm chút mắm tôm pha chanh đường, đánh sủi bọt, ăn cùng lạc rang vàng và bún trắng tinh, bỏ thêm mấy cọng rau thơm đã ngấm mỡ cá thơm ngậy, cứ hết miếng này lại tiếp miếng khác, thật không biết làm sao mới ngừng lại được!

Chả Cá Thu, Chả Cá Rựa

Chả cá là món ăn dân dã và quen thuộc với nhiều người. Ở Vũng Tàu – vùng đất với 3 mặt tiếp giáp biển, được thiên nhiên ưu đãi với nguồn cá tươi đa dạng, vô tận được dùng để chế biến món chả cá. Từ lâu, món đặc sản miền biển Vũng Tàu này đã được nhiều người biết đến , được khách du lịch tìm mua làm quà. Bạn có biết rằng món đặc sản “chả cá” đã từng được đưa vào đề cử tham gia vào hành trình tìm kiếm Những Đặc Sản Việt Nam trong năm 2013.

Cách làm món Chả Cá Vũng Tàu

Để làm ra những miếng chả cá tươi ngon, người làm phải dậy từ rất sớm, vào khoảng 3 hoặc 4 giờ sáng, để tìm đến tận bến ghe, vựa cá và chọn mua những con cá chắc thịt nhất. Ngày nay, món chả cá được nhiều người biết đến là chả cá thu, cá thác lác.. Bên cạnh đó, những loại cá lớn nhỏ khác như cá rựa, cá măng cũng được dùng làm nguyên liệu để chế biến mà chất lượng thành phẩm cũng không hề kém cạnh so với chả cá thu hay chả cá thác lác.

Sau khi bỏ đầu và ruột, cá được rửa sạch, tách làm đôi theo chiều dọc, để vào rổ cho ráo nước, sau đó dùng một chiếc muỗng sắt nạo lấy phần thịt của cá, loại bỏ xương sống và xương dăm. Giai đoạn này tốn nhiều công sức, đòi hỏi kinh nghiệm và quyết định đến chất lượng của chả cá vì chỉ cần một chiếc xương cá nhỏ lẫn trong thịt cá thì khi ăn sẽ có cảm giác bị sượng và món ăn sẽ bị thực khách đánh giá là không ngon.

Làm sao để Chả Cá có độ dai

Phần thịt của cá sau khi nạo được đưa vào máy xay, rồi đưa ra trộn đều với gia vị, gồm: muối, đường, tiêu, bột ngọt. Hạt tiêu không phải xay nhỏ mà chỉ cần cho vỡ làm 2-3 mảnh để khi ra thành phẩm, người dùng vẫn có thể cảm nhận được vị cay cay tê tê nơi đầu lưỡi khi thưởng thức. Sau đó chả cá phải được nhồi và giã lại để cho chả cá có độ dai khi ăn, chả cá ngon hay không chính là nhờ bí quyết của người làm lúc này.

Chả Cá – món ăn dân dã dành cho bữa tiệc sang trọng

Cuối cùng, chả cá tươi được đem đi trữ trong tủ lạnh (có thể dùng ngon trong từ 2 đến 3 ngày) hoặc đem đi chiên để trữ lâu hơn (đảm bảo từ 5-7 ngày mà không ảnh hưởng đến chất lượng). Khi chiên chả cá, chảo phải đầy dầu và để lửa nhỏ riu riu cho miếng chả chín đều từ ngoài vào trong. Lúc mới cho vào chảo dầu nóng, chả cá nở to như những chiếc bánh phồng. Khi nguội thì xẹp lại, có màu vàng ươm, ăn thấy cảm giác mềm, dai từ lớp vỏ bên ngoài, hòa quyện với vị cay cay, giòn sần sật từ hạt tiêu và cá bên trong. Chả cá sống được dùng trong nhiều món ăn như: lẩu, phá lấu, các món canh… Còn chả cá chiên có thể để ăn kèm bún, bánh canh ( tìm hiểu thêm về món Bánh Canh Chả Cá Vũng Tàu), bánh mỳ…

Chả cá là món ăn dân dã, mang đậm hương vị của miền biển. Ngày nay, chả cá Vũng Tàu đã có mặt trên bàn tiệc của các nhà hàng, quán ăn lớn ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Không những thế, món ăn chả cá dân dã này còn theo chân Việt kiều đi đến nhiều đất nước trên thế giới trong mỗi lần họ về thăm quê.