Cách Làm Các Loại Kem Bơ / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Rafs.edu.vn

Phân Loại Kem Bơ (Butter Cream) Và Cách Làm Các Loại Kem Bơ Phổ Biến?

Ngày nay, có thể thấy rất nhiều ứng dụng của kem bơ trong làm bánh như trang trí những chiếc cupcake bắt mắt, những chiếc bánh kem rực rỡ, sang trọng hoặc trong các loại bánh của Pháp mà điển hình là Opera. Trên thị trường hiện này có rất nhiều các loại kem bơ khác nhau và tùy theo nhu cầu sử dụng mà chúng ta có những lựa chọn khác nhau. Nhưng để lựa chọn chính xác loại kem bơ phù hợp trước tiên bạn cần phải phân loại được các loại kem bơ trên thị trường. Cùng điểm qua một số loại kem bơ phổ biến và các đặc trưng của nó.

Trang trí bánh với kem bơ, bạn có thể thu được cả một kiệt tác

Kem bơ thực chất chính là một hỗn hợp của chất béo (bơ) và đường được đánh bông lên, có thể làm nhân hoặc trang trí cho các món bánh. Trên thị trường hiện nay, có thể phân loại thành 5 loại kem bơ chính như sau:

Loại kem bơ này sẽ gồm các nguyên liệu: Lòng trắng trứng, bơ lạt mềm, đường cát và light corn syrup. Do có thêm nguyên liệu đặc biệt là light corn syrup nên cách làm loại kem bơ này cũng khá phức tạp. Để làm kem bơ Thụy Sĩ, bạn cho lòng trắng trứng, đường cát, light corn syrup vào một âu lớn rồi đặt âu lên miệng một nồi nước đã được đun sôi với lửa nhỏ.

Thêm một ít phẩm màu để kem bơ có thêm màu sắc bắt mắtẢnh: Internet Kem bơ Pháp cực kì thơm ngon, mềm mượt và tan ngay khi vào miệng

Sau khi hỗn hợp nguội, bạn chia bơ mềm thành 2 – 3 phần rồi cho vào từng phần một đánh cho hòa quyện rồi tiếp tục với phần tiếp theo. Thành phẩm mà chúng ta thu được sẽ là một hỗn hợp kem bơ có độ bóng mượt, bông mềm khá nhẹ và có vị ngọt vừa phải.

Loại kem bơ này được sử dụng khá nhiều trong việc trang trí bánh, nếu muốn thêm màu sắc cho kem bơ, bạn chỉ cần trộn thêm một ít màu thực phẩm tùy theo ý thích là được.

Để làm kem bơ Pháp, đầu tiên bạn sẽ phải nấu sôi đường cùng với một ít nước để thu về nước syrup đường, đun trên bếp cho tới khi phần syrup này đạt nhiệt độ 118 độ C. Khi nước đường đang ở nhiệt độ 110 độ C, bạn có thể đánh bông lòng trắng trứng rồi rót từ từ vào syrup đường. Trong quá trình làm, bạn cần phải cực kì cẩn thận không để syrup dây vào tay sẽ rất dễ khiến chúng ta bị bỏng. Tiếp tục dùng máy đánh trứng đánh cho tới khi hỗn hợp trứng và syrup nguội hoàn toàn rồi mới cho bơ vào đánh ở bước cuối. Sau khi cho bơ vào, bạn đánh cho bơ nhạt màu và thu được một phần kem bông, mịn là có thể dừng lại. Lưu ý, bạn phải đảm bảo rằng trước khi cho bơ vào ở bước cuối thì hỗn hợp của chúng ta phải nguội hoàn toàn nếu không bơ sẽ bị chảy bước khiến kem bơ bị hỏng.

Kem bơ của Mỹ dễ làm, dễ bắt và dễ tạo hình

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm về kết cấu và hương vị nhưng kem bơ Pháp lại không có được màu trắng tinh như các loại kem bơ khác. Nguyên nhân là do trong công thức có sử dụng lòng đỏ trứng. Chính vì vậy, loại kem bơ này thường được sử dụng để làm nhân cho các món bánh khác nhau.

Kem bơ của mịn mượt, dùng để bắt kem trên bánh hoặc ăn kèm các món tráng miệng

Nguyên liệu để làm kem bơ Mỹ bao gồm bơ mềm (để ở nhiệt độ phòng), đường xay, sữa tươi và tinh chất vanilla. Cách làm loại kem bơ này cực kì đơn giản, ngay cả những người chỉ mới bắt đầu làm bánh cũng có thể tập tành làm thử. Nói như vậy là bởi vì công việc mà bạn cần phải để thu về một phần kem bơ thơm ngon chỉ là đánh bơ cho đến khi bông trắng hoàn toàn.

5. Kem bơ Hàn Quốc Vẻ đẹp sống động của những bông hoa bắt từ loại kem bơ Hàn Quốc

Kem bơ Mỹ là một trong những loại kem bơ có sẵn phổ biến nhất trên thị trường do dễ làm, kết cấu lại phù hợp với việc trang trí bánh. Tuy nhiên, một trong những hạn chế của loại kem bơ này là khá đặc, nặng và rất ngọt.

Mẹo nhỏ cho bạn khi làm kem bơ chính là khi trộn bơ, nếu thấy bơ không kết dính hoặc kem có hiện tượng lợn cợn, tách rời, bạn chỉ cần dùng 1 thìa súp bơ tan chảy vào chung và đánh lại cho thật mạnh, đều với hỗn hợp và tất cả sẽ lại mềm mượt như ý đấy!

Loại kem bơ này thực chất là loại bơ Seoul của Hàn Quốc, có đặc tính đã trong suốt sẵn, rất khác biệt so với dạng đặc của bơ thường, chính vì vậy mà khi bắt kem cũng tạo thành một loại kem trong đặc biệt. Ở Việt Nam, bạn có thể dùng bơ Arla để thay thế cũng sẽ cho ra loại bơ tương tự. Quan trọng là bạn phải nắm rõ các bí quyết pha màu chuẩn, cùng những cách bắt bông kem, bắt hoa đẹp thì những chiếc bánh mới đạt chuẩn được.

Một số lưu ý khi bảo quản kem bơ:

– Nếu bạn không sử dụng hết được số lượng kem bơ đã làm ra, hãy cho kem bơ vào một chiếc hộp nhựa sạch, khô và có nắp kín sau đó bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Phần kem bơ này bạn có thể dùng trong vòng 3 ngày.

– Bạn cũng có thể bảo quản bằng cách trữ đông kem bơ trong ngăn đông lạnh, cách bảo quản này sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng kem bơ lên tới 1 tháng. Nếu hơn nữa kem bơ sẽ có khả năng bị tách nước và ảnh hưởng đến chất lượng.

– Một mẹo nhỏ để trong việc làm kem bơ đó là nếu trong quá trình trộn bơ vào hỗn hợp, bạn thấy bơ không kết dính hoặc kem tách rời và có lợn cợn thì lúc này các bạn có thể cho thêm vào 1 thìa súp bơ tan chảy vào sau đó đánh lại thật mạnh và đều hỗn hợp sẽ tất cả sẽ lại mềm mượt hơn.

Phân Biệt Các Loại Bơ Trong Làm Bánh

1. Bơ nhạt và bơ mặn

Dựa theo hương vị, có thể chia bơ thành bơ nhạt (còn gọi là bơ lạt) và bơ mặn.

Bơ nhạt (unsalted butter)

Đặc điểm: bơ nhạt (hay còn được gọi là bơ lạt, bơ phe) là dòng bơ không chứa muối, có hương thơm nhẹ

Ưu điểm: sử dụng bơ nhạt giúp dễ dàng kiểm soát lượng muối trong công thức bánh

Công dụng: Bơ nhạt là nguyên liệu thường được sử dụng để làm các loại bánh như bánh cake, su kem, bánh quy bơ… hay phết lên bánh mì

Các loại phổ biến: bơ nhạt Anchor, bơ nhạt Pilot Úc, bơ nhạt Elle & Vire,…

Cách bảo quản: Để bảo quản bơ, bạn bọc kín và cho vào tủ lạnh. Lưu ý là dụng cụ cắt bơ nên sạch sẽ và không dính vào các loại thực phẩm khác. Thời gian bảo quản bơ nhạt là khoảng 3 tháng trong tủ lạnh.

Bơ mặn (salted butter)

Đặc điểm: Bơ mặn là dòng bơ thành phần có chứa muối, lượng muối quyết định vị mặn và có sự khác nhau tùy từng nhà sản xuất.

Công dụng: Bơ mặn được dùng như một loại gia vị trong nấu ăn, có thể cho vào súp hoặc các món xào. Bơ mặn không được dùng trong làm bánh ngọt vì không kiểm soát được độ mặn của bơ, dẫn đến việc ảnh hưởng đến vị của bánh.

Các loại phổ biến: bơ mặn President, bơ mặn Anchor, bơ Tường An, bơ Meizan,…

Cách bảo quản: bơ mặn do thành phần chứa muối nên có thể bảo quản ở nhiệt độ thường, sau khi mở nắp mà không dùng hết cần đậy kín nắp, thời gian bảo quản bơ mặn là 5-6 tháng trong tủ lạnh.

2. Bơ động vật, bơ thực vật, bơ mix

Dựa theo thành phần thì bơ lại được chia làm bơ động vật và bơ thực vật. Ngoài ra còn một dòng bơ mix khác có thành phần từ cả động và thực vật

Bơ động vật

Đặc điểm: có nguồn gốc tự nhiên, được tách từ sữa động vật (chủ yếu là sữa bò – một số dòng bơ được tách từ sữa dê, sữa cừu)

Hàm lượng chất béo: cao, khoảng 80% ( 20% còn lại là từ nước, sữa bột hoặc chất tạo màu…)

Công dụng: bơ động vật thường được sử dụng trong các công thức làm bánh, kẹo,…

Các loại phổ biến: bơ Anchor, bơ President, bơ TH True, bơ Peerless,…

– Trong đó dòng bơ Peerless được làm từ nguyên liệu chính là sữa, sản phẩm còn chứa thành phần mỡ động vật.

Cách bảo quản: bơ động vật được làm từ thành phần chính là sữa động vật do vậy cần bọc kín và bảo quản bơ trong tủ lạnh.

Bơ thực vật (margarine)

Đặc điểm: được sản xuất trong phòng thí nghiệm, được chiết xuất từ các loại hạt có chứa dầu như bắp, ngũ cốc, đậu.

Hàm lượng chất béo: thấp, khoảng 20%

Công dụng: dùng trong nấu ăn, chiên rán, phết bánh là chủ yếu. Không dùng nhiều trong làm bánh vì trong quá trình chuyển hóa, một phần chất béo có lợi đã bị chuyển hóa thành chất béo bão hòa nên cũng gây ra một số nguy hại cho sức khỏe.

Các loại phổ biến: bơ Tường An, bơ Meizan, bơ thơm Cái Lân,…

Cách bảo quản: bơ thực vật chứa các thành phần nhân tạo, giúp bơ bảo quản được trong nhiệt độ thường.

Bơ mix

Ngoài hai dòng bơ động vật và bơ thực vật, còn một dòng bơ khác có thành phần từ cả chất béo động vật (sữa) và thực vật – thành phần này quyết định một phần đến giá thành sản phẩm, giúp sản phẩm có giá rẻ hơn các dòng bơ có 100% thành phần từ chất béo động vật.

3. Shortening

Ngoài các loại bơ kể trên, trong làm bánh ta còn dùng một loại nữa là shortening (hay còn có tên gọi khác là mỡ trừu).

Đặc điểm: là chất béo 100%, thường được pha trộn và làm từ mỡ heo & dầu thực vật, màu trắng đục và hầu như không có nước nên không bị chảy ở nhiệt độ phòng giống như các loại bơ khác

Công dụng:

– Giúp các loại bánh mềm dẻo hơn (dùng trong công thức bánh dẻo tuyết), hoặc làm đứng và vững cấu trúc bánh (dùng trong làm vỏ tart, bột ngàn lớp hay shortbread…).

– Do đặc điểm về thành phần, shortening có màu trắng ngà và giá thành rẻ hơn các dòng bơ động vật khác, phù hợp cho các bạn mới tập trang trí bánh gato có thể học làm hoa kem bơ,…

– Ngoài ra, shortening cũng có thể dùng để chiên xào, nấu nướng thay cho dầu ăn, bơ.

Cách bảo quản: nên bảo quản shortening ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát do để tủ lạnh shortening sẽ bị cứng lại. Thời gian bảo quản shortening tương đối dài, khoảng 2 năm từ ngày sản xuất, 6 tháng sau khi mở bao bì.

Màu của bơ

Thông thường màu cơ bản của bơ là vàng nhạt do carotene có trong thành phần của bơ, tuy nhiên bơ còn có những màu vàng thẫm hoặc cũng có những loại bơ có màu trắng ngà. Màu của bơ có thể ảnh hưởng trong quá trình thực hiện chế độ ăn uống cho bò, hoặc trong quá trình chế biến với các tỉ lệ chất tạo màu được dùng ở những công ty khác nhau.

Ở khu vực các nước châu Âu, bò được chăn nuôi theo hướng chuyên dụng, sử dụng những đồng cỏ lâu năm. Bò ăn cỏ cũng cho sữa và các sản phẩm từ sữa có màu trắng hơn và tiêu biểu trong dòng bơ thuộc khu vực châu Âu là bơ President.

Còn ở châu Úc, bò thường được cho ăn ngũ cốc nên bơ từ sữa bò có màu vàng đục hơn, ví dụ là dòng bơ nhạt New Zealand, bơ nhạt Pilot Úc, bơ nhạt Peerless Úc,…

Cách dùng bơ

1. Dạng lỏng

Bơ được đun chảy thành dạng lỏng như dầu ăn và để nguội về nhiệt độ thường, dùng thay thế cho dầu ăn trong công thức bánh gato để bánh thơm hơn hoặc phết lên bánh mì và đem đi nướng.

2. Bơ đánh bông

Bơ đánh bông được sử dụng chủ yếu trong công thức bánh bông lan bơ, bánh lưỡi mèo,…

Để bơ ở nhiệt độ thường cho mềm (nhưng không được chảy nước) rồi đánh bông để tạo độ xốp, nở và dễ tan trong miệng cho bánh.

3. Bơ để lạnh thái lát

Bơ lạnh được bóp hoặc đánh chung với bột sống để tạo thành hỗn hợp bột trong các công thức của bánh pie hoặc 1 vài loại bánh mì; thái lát ăn kèm bánh mì; hoặc cho vào các hỗn hợp nóng như custard để tạo hương vị béo ngậy và thơm mùi bơ.

4. Dùng bơ thực vật thay thế bơ động vật?

Bơ thực vật có giá rẻ hơn nhiều nhưng vị không thơm ngon bằng bơ động vật, lại được ướp muối để bảo quản lâu nên dễ ảnh hưởng đến hương vị bánh, đặc biệt là bánh ngọt. Ngoài ra việc thay bơ ảnh hưởng đến cấu trúc bánh (độ nở, xốp, chiều cao…) do hàm lượng béo của từng loại bơ khác nhau.

Phân biệt bánh làm từ bơ động vật, dầu ăn, shortening và bơ thực vật

Tip chọn bơ

Các loại bơ thông dụng nhất trong làm bánh đó là bơ President, bơ Anchor, bơ Pilot Úc.

Trong đó, bơ President chứa 82% chất béo, là loại bơ có thương hiệu nổi tiếng, giá thuộc hàng cao nhất và chất lượng cũng tốt nhất. Mùi thơm nhẹ, vị béo ăn kèm bánh mì. Khi nướng xong bánh xốp, giòn và giữ được độ giòn lâu không bị ỉu cũng như mất mùi như các loại bơ khác. Bánh ra lò ít dính. Kế đến là bơ Anchor, giá thành hợp lý và độ thơm ngon không cũng kém nhiều, nhưng dễ bị chảy hơn. Bơ Pilot giá thành rẻ hơn 2 loại trên, có màu vàng đậm hơn. Tuy vậy khi nướng bánh ở nhiệt độ cao bơ dễ bị mất mùi hoặc không có mùi thơm bằng.

Nếu muốn làm kem bơ, bạn nên chọn bơ President hoặc bơ Anchor vì cả 2 loại bơ này đều có màu trắng nhạt, màu ngà nên làm kem bơ cho ra màu đẹp. Nếu dùng bơ Pilot làm kem bơ, màu sẽ không trắng đẹp tự nhiên mà hơi ngả màu ngà.

Nếu quan tâm đến độ nở xốp, giòn và thơm của bánh (bánh quy, pastries ngọt, cake…) bạn nên đầu tư loại bơ President, Anchor.

Nếu bạn dùng bơ để chống dính, hoặc làm các loại bánh không quan trọng độ nở xốp và mùi thơm của bơ (làm nama chocolate, muffin…) bạn có thể dùng bơ Pilot.

Nguồn: Tổng hợp

Cách Làm Kem Bơ Sữa Tươi

Mô tả

Mô tả khoá học

Có thể nói kem bơ sữa tươi là một món ăn tráng miệng tuyệt vời, nó độc đáo ở hương vị bơ béo béo, vị kem sữa tươi ngọt ngào hòa quyện tạo thành viên kem mát lạnh. Với thời tiết nóng bức như ở Sài Gòn hiện nay, kem bơ là một trong các món kem tráng miệng, giải nhiệt trên cả tuyệt vời.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Kem bơ sữa tươi kết hợp kem vani mát lạnh

1 muỗng canh sữa đặc

150ml kem sữa tươi (whipping cream)

Đá bào 1 viên kem dừa hoặc kem vani

Dừa nạo, mứt dừa khô

2 – 3 quả bơ sáp

150ml whipping cream

30ml sữa đặc

50ml sữa tươi không đường

Sinh tố bơ và viên kem tươi mát lạnh là sự kết hợp độc đáo, lạ miệng. Khi ăn dầm kem hòa với sinh tố béo, lạnh tê lưỡi, bạn sẽ cảm nhận rõ hương bơ thơm, vị kem béo hòa quyện tan nhẹ trong khoang miệng.

Bước 3: Rót hỗn hợp kem bơ ra ly, sau đó cho viên kem dừa hoặc vani lên trên. Cuối cùng rắc dừa nạo, mứt dừa khô nữa là hoàn thành. Bây giờ bạn đã có một ly kem bơ thơm ngon, béo ngậy, mùi bơ quyến rũ khó cưỡng rồi đấy.

Cách 2: Kem bơ sữa tươi viên

So với cách chế biến món kem bơ có phần sinh tố kết hợp với kem, món kem bơ được xay nhuyễn mịn này có vẻ hấp dẫn hơn. Bơ cùng sữa quyện vào nhau, mát lạnh, thơm béo ăn hoài không ngán.

Bước 2: Cho kem sữa tươi ra tô, dùng máy đánh trứng hoặc phới lồng đánh thật bông, khi nhấc que đánh lên kem không chảy xuống nữa là được.

Bước 3: Cho vào máy xay sinh tố: Bơ, sữa đặc, sữa tươi vào máy xay sinh tố xay mịn. Sau đó rót hỗn hợp sinh tố bơ vào kem sữa tươi vừa đánh lúc nãy, khuấy đều cho hòa quyện vào nhau.

Bước 4: Cuối cùng bạn cho hỗn hợp bơ vào hộp đựng rồi cho vào tủ lạnh khoảng vài tiếng cho đông lại là được.

Kem bơ là món ăn không những giúp bạn giải tỏa cơn khát trong mùa hè mà nó còn cung cấp những dưỡng chất tuyệt vời cho cơ thể. Đặc biệt đối với các bạn nữ trái bơ còn có công dụng tuyệt vời cho làn da và mái tóc.

Giữa tiết trời lạnh buốt của Đà Lạt, nhiều người vẫn sung sướng khi cầm ly kem bơ mà múc từng muỗng ăn ngon lành, sau đó họ run lên bần bật vì lạnh !

Làm Kem Bơ Để Trang Trí Bánh Kem

Cách làm kem này mình làm theo hướng dẫn của chị Vân, ở web chúng tôi vì mê lời giới thiệu của chị, rằng “Bạn muốn làm kem bắt bông bánh đẹp nét, không bị xẹp hoặc bị chảy ở nhiệt độ phòng? Không ngọt như kem bơ thông thường và cũng không dùng quá nhiều bơ? Đây là công thức hội đủ các điều kiện trên…” Đúng là lâu nay cũng có lúc mình muốn làm lại bánh kem hay trang trí vài cái cupcake nhưng nghĩ tới món kem bơ béo ngậy là mình nhụt chí. Giờ có loại kem vừa đẹp, vừa đủ cứng, dễ bắt bông lại còn không béo, không ngọt thì thích quá còn gì. Vậy là làm ngay thôi nhưng vì chị đánh kem để trang trí cupcake, còn mình dùng để trang trí Buche de Noel nên mình đã tăng gấp đôi số nguyên liệu mà chị yêu cầu.

Nguyên liệu để làm kem cơ bản gồm:

– 500 ml sữa tươi (không đường)

– 500 bơ nhạt

– 3 trứng lớn + 1 lòng đỏ trứng lớn

– 250gr đường

– 50gr bột bắp

– 1 ống (1 mcf) vani

1. Nấu kem:

+ Cho đường, sữa và vani vào nồi, bắt lên bếp; vừa đun vừa khuấy cho tan đường đến khi hỗn hợp sôi lăn tăn thì tắt bếp.

+ Dùng phới đánh trứng cho mịn, lọc nhanh qua rây rồi trộn hết bột bắp vào, trộn đều lần nữa.

+ Đổ từ từ chỗ bột + trứng vào nồi sữa, vừa đổ vừa khuấy thật đều tay sau đó bật bếp, khuấy liên tục cho đến khi bột đặc lại, nổi bong bóng lụp bụp là bột chín.

+ Khuấy và nấu thêm 1 phút rồi tắt bếp. Cho hỗn hợp ra tô, để nguội hoàn toàn, bọc kín bằng màn ngăn thực phẩm rồi cho vào tủ lạnh.

2. Đánh bông kem

+ Để bơ mềm ở nhiệt độ phòng rồi cắt bơ thành từng mẩu nhỏ.

+ Lấy hỗn hợp đã nấu thành kem bơ ra khỏi tủ lạnh, cho vào thố/ tô/ nồi lớn, bật máy đánh trứng đánh ở mức trung bình. Vừa đánh vừa cho từng ít bơ vào.

+ Đánh đến khi bơ đặc, xốp, bung lên thì có kem bơ cơ bản dùng để trang trí bánh kem.

Ngày xưa, mình theo lò bánh Anh Vũ học đánh bông kem theo kiểu “cổ điển”, tức là cho lòng trắng trứng vào thau, đánh đến khi trứng bông lên thì nấu nước đường sôi đổ vào. Sau đó đánh tiếp đến khi trứng nổi trở lại thì bắt đầu cho bơ vào, đánh cho khi nào hỗn hợp mịn, mềm có thể bắt bông kem không bị lơn cợn là được.

Bây giờ làm kem kiểu mới, mình lại không có thời gian “đi một vòng” tham khảo như thường làm nên khi mới đánh hỗn hợp bơ – trứng mình hoảng lắm. Thấy trứng và bơ không quyện nhau, rất nhão và có cảm giác như bị óc trâu hay tách nước gì đó … Đánh 20p mà bơ vẫn đi đường bơ, trứng vẫn đi đường trứng, không ra kem, xẹp lép và lợn cợn nên trong lòng nghĩ thôi rồi, coi như hỏng!

May sao, mình đánh cố thêm một chút thì 5p sau tự dưng thấy kem bơ có vẻ đặc lại. Mừng quá, mình tăng tốc, đánh 5 p nữa thì kem bắt đầu chuyển từ màu vàng trứng sang màu vàng nhạt, rồi trắng bông lên. Đánh tiếp 5p nữa thì kem đúng là … kem, trắng mượt, mềm, xốp, thơm và ngọt nhẹ rất dịu, lại không hề ngấy như kem trên bánh vẫn bán ngoài tiệm. Thật sung sướng …

3. Pha trộn kem:

Với từng đó kem bơ (cân thử, được chừng 1 kg) mình chia ra làm 5 phần.

Phần nhiều nhất (# 400gr kem bơ) dùng với 100gr chocolate đen (thích màu đậm hơn hay nhạt hơn thì tự thêm bớt lượng chocolate tùy ý). Cách trộn rất đơn giản. Lấy chocolate bẻ thành từng miếng nhỏ, cho vào tô, đun cách thủy cho chocolate chảy ra. Trong khi đun thì dùng đũa hoặc nĩa khuấy nhẹ tay cho chocolate mịn mượt. Đợi chocolate nguội thì cho chocolate vào kem bơ, bật máy, đánh ở nấc nhỏ nhất để kem vừa quyện đều, vừa bông màu lên là đạt.

Phần thứ 2 (# 200 gr kem bơ) mình giữ nguyên màu trắng để trang trí ông già Noel.

Phần thứ 3 (# 200 gr kem bơ) mình dùng Strawberry topping để pha màu hồng.

Phần thứ 4 (# 100 gr kem bơ) mình dùng Pandan topping để pha màu xanh lá.

Phần còn lại (chừng hơn 1 muỗng canh) mình cho hết vào tô chocolate còn dư để có kem màu nâu đậm, bắt mắt mũi cho ông già Noel và làm dây nho.

Kết quả là bánh kem “Buche de Noel” năm nay ăn ngon thật ngon. Lá có mùi lá, dâu có mùi dâu, kem có mùi vani, chỉ riêng chocolate mùi rất thơm nhưng màu còn hơi nhạt. Lần sau làm, có lẽ mình sẽ tăng lượng chocolate lên chút nữa để có vị đắng thêm một chút …

* 2 tấm hình có màu hồng này là do mình phát hiện ra sau khi bỏ bánh vào tủ lạnh thì đèn vàng trong tủ làm bánh … chợt lung linh rất ngộ nghĩnh nên kê luôn máy ảnh vào trong tủ chụp vài tấm cho vui … ^^

Chúc tất cả chúng ta đều có một mùa Giáng Sinh an lành, trọn vẹn. Ave Maria … !