Bạn đang xem bài viết Tạo Website Cá Nhân Với WordPress được cập nhật mới nhất trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Personal Website là thuật ngữ mình tự định nghĩa để nói đến việc tạo Website cá nhân. Vậy Website cá nhân là gì? Tại sao bạn phải cần Website cá nhân? Và bạn phải làm gì để có một Website cá nhân?
Website cá nhân là một website của riêng bạn, phục vụ bất cứ mục đích cá nhân nào mà bạn nghĩ ra, và thường là chỉ để phục vụ bạn (hoặc một số người giống bạn), ví dụ như nhu cầu viết nhật ký, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, hay sâu xa hơn là việc bạn đang có định hướng phát triển thương hiệu cá nhân, muốn nhiều người biết đến mình hơn, thì việc xây dựng Website cá nhân hoàn toàn là hợp lý và cần thiết.
Credit Card
Bạn chỉ cần mang thẻ ATM (Techcombank, Vietcombank,..) của mình đến các ngân hàng và yêu cầu họ thêm chức năng thanh toán online. Chờ 1 vài ngày là có thể thoải mái tung hoành mua sắm trên Internet rồi.
Domain
Hiểu đơn giản thế này, nếu trong cuộc sống thực thì hosting chính là miếng đất của gia đình bạn, còn domain là cái biển số nhà của bạn. Mã nguồn website, giao diện website, chức năng website,… chính là cái nhà bạn xây lên từ miếng đất đó (hosting) và được gắn 1 cái biển số nhà (domain) để người nào có nhu cầu tìm đường cho dễ.
Một số đặc điểm của Domain mà có thể bạn chưa biết
*Domain thường có 2 dạng cấu trúc, domain 1 cấp (ví dụ: trungduc.net), và domain nhiều cấp, hay còn gọi là sub-domain (ví dụ: note.trungduc.net). Và có rất nhiều loại tên miền khác nhau như (.vn, .com, .net,..) nhưng ở đây chúng ta chỉ cần biết 2 dạng domain chính là domain việt nam (.vn) và domain quốc tế (.com, .net, .org,…).
*Việc sử dụng Domain thường sẽ có hai kiểu, 1 là mua domain, 2 là dùng domain miễn phí (nếu dùng domain miễn phí thì thường là chỉ sử dụng được sub-domain, một số địa chỉ đăng ký domain miễn phí: chúng tôi vn.ee,…).
*Ngày xưa các cụ luôn có câu, tiền nào của nấy, nó cũng đúng đấy, Personal Website nó chính là bộ mặt của mình trên thế giới mạng, đừng coi thường vai trò của nó, cá nhân mình khuyên mọi người hãy đầu tư (khôn ngoan) đi, chi phí cũng rất thấp.
Chi phí cho 1 domain quốc tế thường rơi vào khoảng 200k-300k/năm (tùy nhà cung cấp), nhưng nếu dùng Coupon thì chỉ khoảng 20-100k là căng, nhưng nếu dùng Coupon thì sẽ giảm được tương đối. Vì mình hay săn các mãi khuyến mãi từ nhà cung cấp, nghĩa là bạn sẽ mua được Domain (hosting) với giá rẻ hơn rất nhiều so với giá gốc. Người ta gọi mã khuyến mãi này là Coupon.
Một trang chia sẻ Coupon uy tín mình hay theo dõi: http://canhme.com ( một sản phẩm của Luân Trần).
Nếu có ý định dùng domain quốc tế thì mình khuyên nên dùng domain của nhà cung cấp quốc tế, nếu để đăng ký domain Việt Nam thì nên đăng ký tại các nhà cung cấp VN ( matbao.vn, bkns.vn,…).
Vậy, chọn Domain như thế nào cho hợp lý?
Vì là Website cá nhân, là cái để truyền thông cho thương hiệu cá nhân của bạn lên, hoặc nó nói lên chính xác con người bạn (có thể là đang hướng tới), nên tốt nhất hãy kiếm 1 cái domain tử tế 1 chút, đừng chọn mấy cái domain sến súa kiểu: chúng tôi trungducsocool.net,…
Mình khuyên là nên chọn tên thật (nếu chưa bị thằng nào đăng ký) và chọn 1 trong 3 loại tên miền này .com, .net hay .info (thực ra .vn cũng được, nhưng sau khó đăng nhật ký mây mưa :3 )
Và, đăng ký mua tên miền như thế nào?
Bước 1: Truy cập Godaddy: http://godaddy.com và nhập domain cần mua.
Xem gói dịch vụ nào đi kèm với Domain hữu ích với bạn (VD: bảo vệ thông tin cá nhân,…) thì mua, không thì bỏ qua hết. Cứ ấn Continue.
Bước 3: Nhập Promo Code (Coupon), sang bên mấy trang chia sẻ Coupon tìm được mã giảm giá này, áp vào thử xem sao…
Tiết kiệm được 20$, Domain này mắc quá xá :'( Nếu không có Coupon thì thôi bỏ qua bước này…
Bước 4: Sau khi hoàn thành hết các bước, ta ấn vào Proceed to Checkout để tiến hành thanh toán.
Nếu là người dùng mới thì chọn New Customers để đăng ký người dùng luôn…
Nhập các thông tin cần thiết theo yêu cầu, đến phần thanh toán thì lôi cái thẻ Credit Card đã đăng ký ra dòm và đánh vô.
Tất cả thông tin để nhập liệu đều được in trên thẻ Credit Card. Và Checkout, một bảng thông báo bạn đã giao dịch thành công hiện lên.
Ok, vậy là xong, bạn đã có Domain để xài.
Hosting
*Cũng có những gói Hosting miễn phí, nghĩa là bạn được dùng Hosting mà không phải trả tiền, tuy nhiên bạn sẽ bị giới hạn rất nhiều chức năng, không thoải mái, hay bị treo, và có thể bị xóa bất cứ lúc nào với những lý do trời ơi đất hỡi (một vài nhà cung cấp Hosting miễn phí: chúng tôi byethost.com)
*Thường thì các nhà cung cấp nước ngoài mới có Coupon, VN hơi cùi ở khoản này.
Đăng ký Hosting/Server như thế nào?
Cách 1: A2Hosting
Với một Personal Website, hay một mã nguồn WordPress thì mình thường đăng ký tại nhà cung cấp chúng tôi đơn giản là vì chi phí khá rẻ, trong khi họ lại hỗ trợ rất nhiều đối với nền tảng wordpress (Blog).
Bước 1: Truy cập vào A2hosting và chọn Web Hosting.
Bước 2: Chọn gói Hosting phù hợp với bạn (chi phí, nhu cầu,…)
Bước 4: Mua Hosting này trong bao lâu? có mua thêm module nào không? Nên mua từ 6-12 tháng để chi phí rẻ hơn, và cũng đỡ mất công chuyển Hosting.
Ở phần additional options có một chức năng khá hay, đó là tự động cài đặt mã nguồn, nghĩa là bạn chỉ cần mua hosting, còn việc cài đặt wordpress hãy để A2hosting lo. Chọn WordPress.
Còn nếu không chọn cũng không sao, mình vẫn sẽ viết về phần cài đặt WordPress.
Bước 5: Nhập Coupon Hosting, đăng ký thông tin người dùng và Checkout.
Hãy vào 1 số trang chia sẻ Coupon, và lấy 1 mã giảm giá mua Hosting để tiết kiệm chi phí đầu tư.
Mã này giảm giá đến 51% nè (mình mua 1 tháng).
Nhập thông tin của bạn và phương thức thanh toán giống khi mua Domain (và kể cả sau này bạn mua bán gì trên mạng, các thao tác đó cũng hoàn toàn tương tự).
Bước 6: Kích hoạt Hosting.
Thường là sau khi đăng ký xong Hosting, chúng ta sẽ còn một công đoạn nữa để hoàn thành, đó là contact với nhà cung cấp, để cho họ biết rằng bạn là người dùng có nhu cầu mua thực sự, không phải là kẻ gian lận.
Hãy chụp ảnh CMTND và ảnh thẻ tín dụng (xóa đi 3 số cuối trong số TK) và gửi đến địa chỉ email: [email protected], kèm theo 1 đoạn nội dung nho nhỏ kiểu: ” Hi, This is My Credit Card & Driver’s license.Thank “. Việc xác minh như vậy là cần thiết, ban đầu có thể khiến bạn hơi nản, nhưng về sau bạn sẽ làm việc với họ dễ dàng hơn, và không gặp trường hợp bị khóa bất thình lình (sau năn nỉ, xin lỗi cũng dễ hơn).
Chậm nhất là 1 ngày sau đó (muốn nhanh hơn thì hãy contact trực tiếp với bộ phận support thông qua Live Chat), bạn sẽ nhận được mail thông báo quá trình kiểm tra, thanh toán và cài đặt hoàn tất. Và một mail thông tin dịch vụ của bạn.
Cách 2: Tạo Website cá nhân với Vultr hoặc DigitalOcean
Bạn chỉ việc truy cập (1 trong 2) và đăng ký tài khoản (Signup):
https://vultr.com
https://www.digitalocean.com
Chọn vị trí server ở Sing hoặc Nhật
Ở mục Server Type chọn tab: Application
Đợi mấy phút là xong rồi, đến bước trỏ domain DNS thôi
Chọn WordPress
Chọn datacenter ở Sing
Create Droplets
Đợi mấy phút là xong rồi, đến bước trỏ domain DNS thôi
DNS
*Bạn có thể hiểu đơn giản như thế này, cái biển số nhà của bạn cần được ghi lại (đăng ký) từ UBND, từ nhà nước, sau một hồi đăng ký lằng nhằng thì cái biển số đó mới được đặt lên trước cổng nhà bạn, người khác mới có thể tìm đến nhà bạn thông qua cái biển số đó. Việc bạn cấu hình Domain để trỏ về Hosting cũng tương tự như vậy, quy trình này được gọi là DNS. Việc DNS so với cái quy trình nhận biển số nhà chỉ khác nhau ở chỗ bạn được tùy chọn. Biển số nhà thì chắc là không.
Bạn cần phải cấu hình DNS để khi bạn nhập địa chỉ domain trên trình duyệt, trình duyệt sẽ hiển thị website được đặt trên hosting mà bạn vừa mua.
Bước 1: Truy cập vào tài khoản của bạn tại GoDaddy.
Bước 3: Cấu hình Domain (Namesevers)
Ở mục Nameservers, chọn Manage…
Và nhập nameservers (DNS) mà nhà cung cấp Hosting đã cung cấp cho bạn từ trước đó…
*Như trong mail nhà cung cấp thông báo thì mình cần phải cấu hình DNS theo 2 Nameserver này:
ns3.a2hosting.com
ns4.a2hosting.com
Vậy là khâu chuẩn bị của bạn đã hoàn tất, giờ thì đi ngủ 1 giấc hoặc đi pha 1 tách cafe và ngồi nhâm nhi. Tối đa là 2h, DNS của bạn sẽ được cập nhật. Khi bạn gõ domain của bạn lên trình duyệt website, bạn sẽ thấy nó đang trỏ về cái Hosting mà bạn mua lúc đầu.
Nếu vẫn chưa thấy gì, bạn hãy thử bật hộp Run (Ctrl+R) và gõ: ipconfig /flushdns
*Lệnh này có chức năng xóa DNS cached lưu trong máy. Nếu Domain của bạn trước đó đã được DNS sang 1 Hosting khác, thì nhiều khả năng bạn sẽ bị lỗi không truy cập được (người khác thì có thể bình thường). Nôm na là bạn mới chuyển đến một căn nhà mới, trong khi khách của bạn vẫn nhớ địa chỉ nhà cũ, sử dụng lệnh này để họ loại bỏ cái địa chỉ cũ đó đi, và tìm theo địa chỉ mới.
Giờ thì vào thử xem đã được chưa nào. Mình vào ngon rồi này.
Địa chỉ IP của mình tại A2hosting
Nếu bạn chọn cài đặt tự động WordPress ở bước addtional options thì bạn sẽ không phải mất công ngồi download và cài đặt wordpress nữa.
Giao diện trang chủ mặc định (mã nguồn WP) khi bạn chọn addtional options (miễn phí).
Bạn đã tạo Website WordPress thành công rồi chứ?
Nếu như ngày xưa để tạo 1 website vô cùng khó khăn và cao siêu, thì hiện tại bạn có thể tạo 1 website cá nhân wordpress cực đơn giản chỉ với 15-20p và vài cú nhấp chuột 🙂
Một bài viết rất đơn giản, nhưng chi tiết và tỉ mỉ. Mình không vội viết mà phải trực tiếp mua và dùng thử sản phẩm, nghiên cứu và đánh giá.
Hướng Dẫn Tạo Website WordPress Đa Ngôn Ngữ Với Wpml
Bạn đang muốn tạo một website đa ngôn ngữ?
Mặc định, WordPress không có chức năng tạo website nhiều ngôn ngữ khác nhau
Nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được với WPML plugin.
Hôm nay Diều Hâu sẽ giới thiệu về WPML
Và hướng dẫn tạo website đa ngôn ngữ với WPML.
Tại sao lại tạo cần một website đa ngôn ngữ?
Lý do đơn giản nhất là vì bạn muốn nhắm đến nhiều thị trường khác nhau
Hay còn gọi là Global (thị trường quốc tế).
Bạn không thể để Tiếng Việt cho các khách hàng từ thị trường khác đúng không nào?
Tất nhiên bạn có thể dịch theme và plugin của mình sang những ngôn ngữ khác.
Ví dụ bằng: Local Translate
Nhưng đó là cách fix cứng, không linh hoạt, website bạn vẫn chỉ có thể hiện được một ngôn ngữ duy nhất.
Đây là lúc bạn nghĩ đến cần tạo website đa ngôn ngữ.
Cho phép bạn thay đổi giữa các phiên bản, từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh chẳng hạn
Một cách khác để sử dụng đa ngôn ngữ là cài đặt WordPress tại subdomain cho mỗi ngôn ngữ.
Tuy nhiên thao tác này rất phức tạp, vì người dùng phải liên tục cập nhật và backup.
Với WPML (WordPress Multilingual Plugin) giải quyết vấn đề bằng cách biến website thành đa ngôn ngữ.
Người dùng chỉ cần chọn ngôn ngữ địa phương và sử dụng bình thường.
Tạo sao nên sử dụng WPML (WordPress Multilingual Plugin)
Trên thị trường hiện có khá nhiều plugin đa ngôn ngữ.
Nhưng phổ biến và được nhiều người dùng nhất vẫn là (WPML và Polylang).
Trong bài viết này mình sẽ tập trung vào WPML. Và lý do tạo sao nên chọn nó?
1. WPML Update thường xuyên
WPML được biết đến là plugin đa ngôn ngữ lâu đời và được dùng nhiều nhất hiện nay.
Được sản xuất bởi OnTheGoSystems, mặc dù đã khá lâu đời.
Nhưng nó vẫn được update thường xuyên cho đến tận ngày nay.
Điều đó có nghĩa là bạn không cần lo về khoản có tương thích sau này ko.
Chắc chắn đội ngũ phát triển sẽ update liên tục
2. WPML hỗ trợ nhiều cách dịch khác nhau
WPML tập trung giúp bạn tự động, hoặc thủ công translate nội dung.
Có 3 cách khác nhau để bạn dịch được content trên website.
Tự dịch – Bạn có thể tự dịch các content từ dashboard
Cho phép user khác dịch – Bạn có thể ủy quyền cho user thành translator, để giúp bạn dịch nội dung.
Sử dụng dịch vụ của WPML – WPML cho phép bạn sử dụng dịch vụ dịch bên thứ 3.
3. WPML translate được mọi thứ
WPML sẽ giúp bạn translate được mọi thứ như:
4. Thân thiện với SEO
Nếu bạn quan tâm nếu sử dụng website đa ngôn ngữ thế này có tốt cho SEO không?
Bạn sẽ có 3 cấu trúc đường dẫn cho đa ngôn ngữ:
Subdirectories – yoursite.com/vi/content
Subdomains – vi.yoursite.com/content
Parameter – yoursite.com/content?lang=vi
Ngoài ra thì WPML cho phép bạn:
Cho phép bạn thay đổi URL trên từng content khác nhau
Tự động rewrite lại các category/menu link đúng với bản dịch
Thêm thuộc tính hreflang (thuộc tính xác định ngôn ngữ trên site)
5. Giá cả
Về giá gói thấp nhất là 29$ cho 1 website và bao gồm các tính năng cơ bản.
Gói Multilingual CMS là 79$ cho 3 website với full tính năng
Và Multilingual Agency là 159$ unlimited website, full tính năng.
Cài đặt website đa ngôn ngữ với WPML
Đầu tiên bạn cần phải cài đặt và install WPML (WordPress Multi-Language).
Diều Hâu đã có bài viết hướng dẫn cách cài đặt plugin, bạn có thể xem qua.
Sau khi kích hoạt, plugin sẽ thêm một item tên “WPML” trong menu WordPress.
Bấm vào đó sẽ đưa bạn đến bảng cài đặt.
WPML sẽ tự động xác định ngôn ngữ của website
Bạn có thể thay đổi ngay lúc này nếu muốn.
Bấm nút Next để tiếp tục.
Ở màn hình tiếp theo, bạn sẽ được hỏi để chọn ngôn ngữ .
Chọn các ngôn ngữ bạn muốn chuyển sang.
Bạn có thể thêm hoặc bớt ngôn ngữ về sau nếu muốn. Sau khi chọn xong, bấm Next.
Tiếp theo, plugin sẽ hỏi bạn có muốn thêm Language Switcher (bộ chuyển ngôn ngữ) không ?.
Language Switcher là nút cho phép người dùng chuyển đổi nhanh giữa các ngôn ngữ.
WPML cho phép người dùng tự động thêm Content Switcher như một sidebar widget, trong navigation menu, hoặc hiện thị dưới dạng danh sách .
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn flag hoặc text cho bộ Language Switcher.
Sau khi đã cài đặt xong, bấm next.
Ở bước cuối cùng , bạn sẽ được yêu cầu nhập sitekey. Nếu chưa tạo, bấm “generate a key for this site”.
Bạn sẽ được dẫn đến website WPML và được yêu cầu nhập website của mình.
Sau khi nhập xong, bấm tiếp để nhận sitekey, copy và paste vào trang WordPress site.
Như vậy là đã cài đặt xong WPML wizard.
Bấm Finish để hoàn thành. Bước tiếp theo là thêm nội dung cho webiste đa ngôn ngữ
Thêm nội nội dung đa ngôn ngữ vào website với WPML
WPML giúp việc dịch các nội dụng trong website rất đơn giản.
Người dùng có thể dễ dàng dịch các post, tag, category vào sang các ngôn ngữ khác rất nhanh và chính xác.
Đó là lý do tại sao hầu hết các website đa ngôn ngữ đều dùng WPML
Thêm các Post và Page đa ngôn ngữ
Bấm vào Posts menu để xem các post hiện có, sẽ có một cột chọn ngôn ngữ hiện lên.
WPML mặc định rằng ngôn ngữ chính của content sẽ thuộc ngôn ngữ chính của cả site, plugin sẽ hiện nút Add vào các ngôn ngữ khác cạnh post.
Bấm chọn vào ngôn ngữ bạn muốn dịch thuật.
Bạn cũng có thể tùy chỉnh dịch thuật bằng cách bấm chọn Edit a post.
Tại màn hình edit post, bạn sẽ thấy một mục “Language” xuất hiện.
Bạn có thể tự thêm nội dung được dịch hoặc nhờ người dùng khác dịch giúp nội dung.
WPML còn cung cấp một giải pháp khác để giúp người dùng dịch thuật website giúp ban. N
ếu bạn mua gói Multilingual CMS Plan, bạn có thể sử các module quản lý dịch thuật có sẵn.
Translation management này cho phép bạn thêm người dùng bất kì thành người dịch thuật vào dịch website, bạn còn có thể thêm subscriber nữa.
Thay vì phải chỉnh sửa bài đăng, những dịch thuật viên này sẽ có thể thêm bản dịch trực tiếp vào WPML.
Thêm dịch thuật cho Category và Tag
WPML cho phép người dùng dễ dàng dịch Category và Tag.
Vào WPML ” Taxonomy Translation và thêm các taxonomies bạn muốn dịch.
Ví dụ như hình trên, chọn category, plugin sẽ hiển thị các category con, bấm nút add bên cạnh để dịch.
Dịch các Navigation Menu
WordPress luôn đi kèm các navigation menu, WPML cho phép người dùng translate các menu này rất đơn giản.
Vào Appearance ” Menus. Nếu bạn có nhiều hơn một menu, chọn các menu bạn muốn dịch.
Ở cột bên tay phải, bạn sẽ thấy menu với đường link dịch thuật sang ngôn ngữ được chọn trong site.
Bấm vào ngôn ngữ sẽ tạo một menu tại ngôn ngữ đó, bạn cần phải thêm các item như tại menu chính.
Nếu bạn có các post và page trong menu định vị, đầu tiên bạn sẽ phải dịch chúng.
Sau đó bạn cần thêm chúng vào các tab bên trái trong menu định vị.
Dịch Theme, Plugin, Text với WPML
WPML Multilingual CMS cho phép bạn chọn giữa các bản dịch chính thức của theme và plugin, hoặc sử dụng bộ dịch riêng.
Vào WPML ” Themes and plugins localization.
Theo mặc định, bạn sẽ thấy dòng ” Don’t use String Translation to translate the theme and plugins ” được chọn.
Bên dưới, bạn sẽ thấy một checkbox khác để: tự động load file .mo bằng cách sử dụng load_theme_textdomain.
Bạn có thể chọn checkbox đó để xem có file dịch nào phù hợp với theme không.
Không phải theme hay plugin WordPress nào cũng có bản dịch sẵn,
Trong rất nhiều trường hợp, các bản dịch này chứa rất nhiều lỗi.
Diều Hâu khuyên bạn sử dụng module WPML’s String Translation để dịch chính xác hơn.
Module sẽ cho phép bạn dịch các custom fields, widget và nhiều mục khác.
Kết luận
Okie ! Vậy là mình đã review qua cho các bạn WPML plugin
Và hướng dẫn tạo website đa ngôn ngữ với nó !
Hướng Dẫn Cách Tạo Menu Trong Website WordPress
Cách tạo Menu trong website wordpress nằm trong series WordPress cơ bản. Giúp tự tạo menu website wordpress cơ bản và chi tiết. Sau khi đọc xong bài hướng dẫn này bạn có thể tự tạo được menu cho website của mình.
Menu là gì? Lợi ích của việc tạo menu
Menu là thanh trình đơn giúp hiển thị các liên kết của bài viết, các trang mà chúng ta cố định lên những vị trí cố định của theme, tùy vào mỗi theme khác nhau thì những vị trí của menu cũng khác nhau
Menu giúp điều hướng người dùng, khi người dùng truy cập vào website của bạn, và họ muốn đọc nội dung mà họ đang cần. Thanh menu hiển thị các chuyên mục, những liên kết giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm nội dung của họ
Việc tạo ra menu giúp cho quá trình tối ưu liên kết nội bộ trong SEO trở nên đơn giản hơn. Giúp điều hướng người dùng đến những liên kết, chuyên mục có những bài viết hay, hấp dẫn tăng thời gian onsite.
Cách tạo menu trong website WordPress
Tạo một menu mới
Sau khi tạo được Menu ta cần thêm các thành phần (category, page, link) vào để hiệu chỉnh.
Đối với Trang, Chuyên mục, Bài viết thì ta chỉ cần chọn liên kết muốn hiển thị bằng cách đánh dấu vào hộp chọn sau đó nhấn Thêm vào Menu. Nếu muốn hiển thị tất cả hãy chọn tab Xem tất cả. Nếu muốn tìm kiếm ta chọn tab Tìm kiếm
Sau đó nhấn Lưu Menu
Sau khi ta đã thêm các thành phần vào menu, ta sắp xếp lại vị trí cho phù hợp. Nhấn vào thành phần cần sắp xếp giữ chuột rồi kéo thả.
Chọn vị trí cho menu
Đây là bước chọn vị trí cho menu, số lượng vị trí tùy thuộc vào mỗi theme ví dụ theme của mình có: Primary Location, Secondary Location.
Xóa menu
Nếu bạn muốn thay đổi menu hoặc quá trình tạo menu bạn thấy không vừa ý thì có thể xóa bỏ bằng cách nhấn vào Xóa menu. Sau đó có một thông báo hiện lên bạn hãy nhấn OK là xong.
Bài viết nên xem: Cách sử dụng widget trong website wordpress
Cách Tạo Sơ Đồ Website Trong WordPress Của Bạn
Khi trình thu thập công cụ tìm kiếm đến website, nó sẽ kiểm tra sơ đồ website để xác định toàn bộ website. Sử dụng Sơ đồ website WordPress, trình thu thập thông tin lập chỉ mục website hiệu quả, đây là lý do chính tại sao sơ đồ website tạo thành nền tảng Công cụ Tìm kiếm Tối ưu hóa (SEO) mọi website nào.
Tầm quan trọng của sơ đồ website
Sơ đồ website không tác động trực tiếp đến xếp hạng SERP website. Tuy nhiên, chúng rất cần thiết cho việc lập chỉ mục website đưa chúng đến kết quả công cụ tìm kiếm. Thực tế, nó là thách thức cho website mới tự mình đạt được thứ hạng SERP mà không cần sự hỗ trợ từ liên kết ngược.
Khía cạnh khác việc triển khai sơ đồ website là giữ công cụ tìm kiếm được cập nhật với cấu trúc website. Nếu bạn cập nhật website hay thêm trang mới, những thay đổi này sẽ chỉ phản ánh ở SERP nếu bạn đã gồm thay đổi ở sơ đồ website. Kể cả về sau, thay đổi chỉ được nhìn thấy sau lần truy cập tiếp theo bot công cụ tìm kiếm.
Sơ đồ website XML là gì?
Theo truyền thống, website được sử dụng để có sơ đồ website HTML. Những sơ đồ website này đã được khách truy cập sử dụng để xác định vị trí website được xuất bản nhanh chóng. Ngày nay, website sử dụng sơ đồ website XML, công cụ tìm kiếm thấy chúng dễ sử dụng hơn so với sơ đồ website HTML.
Nói cách đơn giản, sơ đồ website XML chỉ là danh sách URL mà bạn muốn công cụ tìm kiếm thấy, lập chỉ mục cho khả năng hiển thị SERP.
Sơ đồ website XML
Chuyên gia khuyên website WordPress nên có cả sơ đồ website XML cùng HTML vì những lý do sau.
Cả sơ đồ website XML, HTML đều giúp công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu website.
Sơ đồ website HTML cung cấp trợ giúp trực quan cho người dùng đang tìm kiếm trang cụ thể trên website.
Sơ đồ website XML là bắt buộc để gửi website tới Google.
Dù cả sơ đồ website XML, HTML đều quan trọng với website WordPress, nhưng nếu bạn bị hạn chế chỉ 1 loại, hãy tìm sơ đồ website HTML vì nó phục vụ mọi mục đích.
Làm cách nào để tạo Sơ đồ website XML trong WordPress?
Tạo sơ đồ website XML cho website WordPress là vấn đề đơn giản. Bạn chọn bất kỳ phương pháp nào ở đây:
Tạo Sơ đồ website thông qua Plugin WordPress Sơ đồ website
Thuộc cách tạo sơ đồ website, cách dễ nhất là sử dụng plugin WordPress Sitemap.
Phương pháp này, plugin thực hiện mọi công việc, bạn nhận được tệp XML cập nhật mà bạn triển khai trên website.
Ở đây, tôi sẽ sử dụng ba plugin WordPress Sitemap để tạo sơ đồ website XML cho website bạn.
Từ bảng điều khiển quản trị viên WordPress, điều hướng đến Plugin → Thêm mới, tìm kiếm All in One SEO Pack, Cài đặt, Kích hoạt plugin.
Đi qua tab Plugins nhấn Add new. Tìm kiếm plugin Sơ đồ website & Google News Feed, Kích hoạt nó khi đã cài đặt.
Đến nay bạn đã thấy cách tạo Sơ đồ website XML qua ba plugin Sơ đồ website WordPress. Tuy nhiên, đôi khi bạn không có tùy chọn sử dụng plugin. Với trường hợp như vậy, bạn chọn công cụ khác để tạo sơ đồ website XML website trực tuyến.
Tạo sơ đồ website bằng WordPress Trình tạo sơ đồ website cho WordPress
Công cụ tạo sơ đồ website WordPress được sử dụng để tạo Sơ đồ website XML.
Truy cập website Trình tạo Sơ đồ website XML, điều hướng đến Trình tạo Sơ đồ website XML trực tuyến.
Khi đã tạo Sơ đồ website XML, xem cách tạo sơ đồ website HTML cho website WordPress. Càiđặt, kích hoạt plugin WP Sitemap Page tại website WordPress bên bạn.
Tạo sơ đồ website cho website WordPress chỉ là 1 phần công việc. Muốn hoàn thành nhiệm vụ, tối đa hóa lợi ích, bạn cũng cần gửi nó đến Google. Đây là bước thiết yếu nếu bạn đã tích hợp Google Analytics với website WordPress.
Với điều này, đăng nhập Google Search Console, nhấp tên website bạn tại Bảng điều khiển, đi đến Thu thập dữ liệu → Sơ đồ website.
Bạn đã gửi thành công sơ đồ website đến Google. Quá trình gửi sơ đồ website đến công cụ tìm kiếm khác cùng Bing khá giống nhau.
Suy nghĩ cuối cùng!
Sơ đồ website là yếu tố quan trọng đối với SEO bất kỳ website nào. Đó là cách dễ dàng, hiệu quả để nói với công cụ tìm kiếm về website hoạt động tại website bạn.
Giờ bạn đã biết loại sơ đồ website, tại sao nó lại quan trọng để lập chỉ mục website trong công cụ tìm kiếm. Bạn cũng đã thấy plugin, phương thức WordPress để tạo sơ đồ website XML như trình tạo Sơ đồ website cho sơ đồ website WordPress, HTML. Cuối cùng, bạn thấy cách gửi sơ đồ website XML cho Google.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tạo Website Cá Nhân Với WordPress trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!