Bạn đang xem bài viết Người Việt Làm Trại Gà Công Nghiệp Ở Mỹ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hơn một thập niên trở lại đây, càng ngày càng có nhiều người Việt ở Hoa Kỳ quay sang tậu đất mở trại nuôi gà, một nghề không quá vất vả mà cuộc sống ổn định hơn làm công nhân trong các hãng xưởng trên thành phố.
Một trang trại gà của người Việt ở vùng Newark, Maryland – Hình do ông Hà Xuân Hải gửi RFA Việc tìm người
Đây là những trại gà công nghiệp ở vùng quê nước Mỹ, chỉ nuôi gà lấy thịt chứ không thu hoạch trứng. Và nếu chỉ tính riêng vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, riêng tiểu bang Maryland thôi người ta có thể tìm thấy hơn 40 trại gà công nghiệp của người Việt tại những vùng đất chỉ sống bằng trồng trọt hoặc chăn nuôi như Salisbury, West Over, Pocomoke, Newark, Ocean City…
Làm trại gà không phải là chọn lựa đầu tiên khi chân ướt chân ráo tới Hoa Kỳ, nhưng khi đã vào nghề này thì phần lớn người Việt tự làm chủ chứ không làm công. Mặt khác, cũng rất ít người nuôi gà mà bỏ cuộc nửa chừng. Đó là lời ông Hà Xuân Hải, thuyền nhân đến Mỹ năm 1984:
Tôi đã định cư tại California, thành phố Oakland, sau đó tôi về Virginia, định cư tại thành phố Annandale 22 năm. Tôi đã trải qua nhiều công việc khác nhau như rửa chén, cắt cỏ, dọn dẹp vệ sinh trong cao ốc, làm thợ sửa chữa bảo trì ở một khách sạn tại Washington DC.
Năm 2005, như một duyên may, ông Hải quen một người đang làm chủ trại gà ở thành phố Pocomoke, tiểu bang Maryland:
Tôi đã lên tham quan, sau đó tôi trở về và quyết định bán nhà, dọn lên trên này. Hiện giờ tôi đang định cư tại thành phố Newark tiểu bang Maryland. Đầu tiên phải nói cám ơn người bạn đó đã cố vấn và có những khích lệ. Tôi mua một trang trại cũ chỉ có 5 chuồng thôi, sau đó phát triển thêm 3 chuồng nữa.
Bây giờ thì trại gà của ông Hà Xuân Hải có tất cả 8 chuồng với 3 kích cỡ khác nhau. Thứ nhất là 2 chuồng với mỗi chuồng 21,000 con gà. Thứ hai là 3 chuồng với 27.000 con gà trong mỗi chuồng, và thứ ba là 3 chuồng sau này với 43.000 con mỗi một chuồng.
Nuôi gà ở Mỹ là nuôi gà kiểu công nghiệp, hoàn toàn không giống với cách nuôi bên nhà, không cần vườn rộng để thả gà ra khỏi chuồng, cũng không cần phải đi rải thức ăn cho chúng:
Đây là kiểu nuôi gà gia công,mình đi với một hãng cung cấp gà giống, thức ăn, thực phẩm, thuốc men, đó là những hãng của người Mỹ. Đầu tiên là mình có một trại gà trước rồi mình ký hợp đồng với những hãng gà đó. Hợp đồng thỏa thuận xong thì mình chuẩn bị tất cả những dụng cụ trong chuồng gà, máy móc trong chuồng gà sẵn sàng, có hệ thống nước uống và thức ăn, sẵn sàng thì họ mang gà lại bỏ cho mình. Đồ ăn gà họ sẽ mang lại luôn, công việc chính của mình gần như là chỉ chăm sóc gà thôi. Sau 8 tuần thì hãng gà sẽ tới và mang gà đi. Họ đưa nhân viên tới và mang gà về hãng để giết rồi họ sẽ cân ký, trả tiền cho mình theo số ký họ đã mang ra khỏi trại của mình.
Đó là lý do những trại chăn nuôi gà công nghiệp không bao giờ thu hoạch trứng vì gà vừa lớn thì công ty cung cấp gà giống đã tới nhận mang đi, thay vào đó những lứa gà mới nở đã được chủng ngừa cẩn thận:
Tại vì vốn liếng mình đã bỏ một số tiền để xây chuồng xây trại, vốn liếng họ bỏ ra là gà giống và thức ăn, họ đưa những người chuyên về gia súc để coi gà có bịnh hoạn hay không. Ở đây có hai lãnh vực khác nhau, có trại chỉ nuôi gà đẻ trứng ấp ra để có gà giống, còn như của tôi là chuyên về nuôi gà để lấy thịt. Nhưng vùng này không có loại gà để trứng để bán ngoài chợ. Họ phải chia ra vùng để dễ dàng sắp xếp công việc của một khu vực. Đất lành chim đậu
Với trang trại hơn 200.000 con gà, ông Hải chỉ mướn hai nhân công người Mexico để chạy việc, còn lại là máy móc trang bị sẵn:
Tại vì những việc như nhập gà vô, xuất gà ra là hãng gà họ lo, còn sau khi đã xuất gà rồi thì tôi sẽ mướn những công ty khác tới để dọn dẹp chuồng và lấy phân gà ra khỏi trại.
Một ngày làm việc của một ông chủ trại gà công nghiệp như thế nào:
Buổi sáng mình phải ra coi gà có khỏe mạnh đau ốm gì hay không, đồ ăn và thức uống có đầy đủ hay không. Hệ thống thông gió trong chuồng gà, quạt không khí trong lành vô, mang những hơi độc từ mùi phân trong chuồng gà ra, đó là những công việc chính mỗi ngày. Mình đi lượm những con gà chết, những con gà bị còi hay bị què quặt thì bỏ ra ngoài để thiêu hủy. Trong 4 nùa thì công việc gần như khác nhau. Thí dụ mùa hè quá nóng thì mình phải dùng quạt để mang hơi nóng ta ngoài và đưa hệ thống lạnh chạy bằng nước vô. Mùa đông thì ngược lại, lúc gà còn nhỏ mình phải dùng hệ thống sưởi để sưởi ấm cho nó trong thời gian ít nhất là 4 tuần. Mùa xuân và mùa thu mình sẽ dùng hệ thống sưởi theo nhiệt độ của thân con gà.
Không có rủi ro dịch bệnh trong việc chăn nuôi đại trà tại các trại gà công nghiệp là vì gà con khi nhập trại đã được chích ngừa trước:
Cứ mỗi năm như vậy là có thêm một hai gia đình người Việt Nam tới đây, có năm ba bốn gia đình về. Mười hai năm trước đây vùng này người Việt chỉ khoảng 15 gia đình thôi, nhưng mà tới ngày hôm nay đã lên tới con số 40 trại gà ở đây rồi.
Princess-Anne, một thành phố nhỏ của Maryland, không xa Newark là mấy, có trại gà của ông Nguyễn Chí Hiện. Ông Nguyễn Chí Hiện là dân Đồng Nai, vượt biên sang Mỹ năm 1989, làm đủ thứ việc trong mười mấy năm ở New Jersey cho đến khi dọn về Maryland để tiếp tục nghề may.
Năm 2011, sau 4 năm dọn về Marylan, ông Hiện tính đến chuyện làm chủ một trại gà:
Tại vì muốn thay đổi công việc thôi, coi trên báo thấy có một số trại gà người Việt thì tôi liên lạc với một anh ở đây thì anh cũng cho biết cách thức nuôi gà. Tôi cũng chạy xuống coi rồi mua lại một trại nho nhỏ có đất của người Mỹ, có một số chuồng gà thì tôi sửa lại tôi nuôi. Trại của tôi ở thành phố Princess-Anne, nằm trên bán đảo giữa Maryland, Delaware và Virginia. Princess_Anne là một thành phố đồng quê,dân thưa, không có nhà chỉ có rừng, không có business gì hết chỉ có làm rẫy làm gà vậy thôi. Khi vô vùng này thì giống như lạc vô khu rừng hoang vậy, lúc đầu kiểu như mình bị lạc lõng lắm, trại gà nói chung làm chỉ đủ sống thôi. Nhiều khi cũng muốn bước ra nhưng tại vì số tiền khá lớn nên bước ra không được thì mình phải chịu. Vạn sự khởi đầu nan
Đã vậy, khi bắt tay vào việc, ông Nguyễn Chí Hiện mới cảm thấy mọi chuyện lúc đầu không dễ dàng, ít nhất là đối với bản thân ông:
Có nhiều khó khăn, thứ nhất về cách nuôi gà mình không biết một cái gì hết, mình cũng không biết cách kiểm soát cái máy tự động để điều khiển tất cả mọi thứ trong chuồng gà, từ đồ ăn, cám, rồi những cái quạt để có hơi gió cho gà sống, rồi máy điều khiển khi muốn mở cửa số lớn hay mở nhỏ, tất cả bằng máy móc tự động hết. Hãng bỏ gà cho mình thì họ gởi một người kỹ thuật chịu trách nhiệm giúp đỡ mình, người ta chỉ xuống nói nói rồi bấm bấm cái máy control điều khiển cái chuồng gà, mình không thể nào nhớ một lúc được, xong cái người ta đi rồi thì mình ớ ra không biết điều khiển làm sao luôn. Đó là cái mình phải học hỏi ngay từ bước đầu.
Phải qua một năm mới thành thạo việc điều khiển máy móc, ông Hiện nhớ lại:
Hiện tại bây giờ làm được 4 năm rồi. Hai năm đầu tiên tôi không lấy được đồng nào, nghĩa là có lấy về được nhưng phải đập vô để sửa chữa tu bổ cho trang trại của mình nó hoàn hảo hơn. Bây giờ tôi cũng xây thêm được 3 cái chuồng lớn nữa. Từ ba chuồng đó với mấy cái Lúc mới mua tôi có 5 chuồng, mỗi chuồng 25.000 con. Về sau này tôi xây thêm được 3 chuồng nữa, một chuồng 50.000 con. Tám chuồng gà này là gà công nghiệp, không đẻ trứng vì nó có bằng đó bốn mươi mấy ngày cho nên nó chưa tới thời kỳ đẻ trứng. chuồng kia cuộc sống mình đỡ hơn, mình không phải vất vả nữa. Trại gà của người Mỹ cũng rất nhiều nhưng họ không làm lớn. Hầu hết những người Việt về đây nuôi gà thì người nào cũng có chiều hướng mở lớn hơn, nghĩa là thêm nhiều chuồng. Người Mỹ mà 3 chuồng hay 4 chuồng là quá nhiều rồi, người Việt thì ham hơn xíu vậy đó.
Nếu chỉ nói về thành phố Princess-Anne không thì đã có bảy hay tám trang trại nuôi gà công nghiệp của người Việt.:
Nói chung cuộc sống ổn định, đủ để trang trải tiêu xài. Làm trại gà này phải mượn tiền nhà băng rất nhiều, hiện tại một số người Việt Nam mà họ biết thì họ rất muốn nuôi gà, không được giàu có như những công việc khác nhưng mà cuộc sống thanh thản và bình yên lắm.
Cuộc sống của những người làm gà công nghiệp ở Mỹ, nhìn lên không bằng ai nhưng nhìn xuống cũng đỡ hơn rất nhiều người, là suy nghĩ của ông Hiện:
Đây là một công việc phải nói là tốt và có thể nói là thành công cho người Việt Nam. Mặc dù cũng có lúc chân lấm tay bùn nhưng được cái an ủi là mình tự làm chủ, mình có thời giờ để sắp xếp cho gia đình. Với tôi đây là công việc mà tôi cảm thấy rất hài lòng. Tôi cũng đang chuẩn bị phát triển thêm.
Đối với ông Hà Xuân Hải ở Newark thì :
Lợi tức của trại gà thì mới đầu nghe mình rất thích tại vì nó cũng cao lắm. Trừ đi hết rồi thì cũng còn con số nhất định, thí dụ một năm là bao nhiêu, nhưng phải để coi lại cái bill điện thoại, điện nước, rồi những chi phí …
Còn lợi tức hàng năm, ông Hải nói không thể nhớ con số chính xác, có điều:
So với thành phố thì nó quá xa, có con nhỏ mà về vùng rừng này ở thì cũng tội cho tụi nó. Tôi thì mấy đứa nhỏ cũng lớn hết rồi, tụi nó đi học xa nhà hết rồi. Đi học ở những thành phố nhỏ này thì không có điều kiện nhiều như những trường lớn của thành phố lớn.
Tiếng là có trên 40 trang trại nuôi gà của ngưởi Việt ở Maryland nhưng trại này ở cách trại kia khá xa, điển hình khoảng cách từ trại của ông Hà Xuân Hải ở Newark đến trại của ông Nguyễn Chí Hiện ở Princess-Anne. Điểm đáng lưu ý mà ông Hiện chia sẻ ở đây, làm gà thì phải về vùng quê, do đó những ai có con nhỏ cũng là một trở ngại:
Người Việt ở Mỹ, dù phải dùng thịt gà đông lạnh bày bán trong các siêu thị, lại không mấy chuộng thịt gà công nghiệp này vì cho là bở và nhiều chất béo, thịt lại không ngọt và không thơm bằng “gà đi bộ” được nuôi thả bên ngoài.
Thực tế đã có một số trang trại nhỏ của người Việt chuyên chăn nuôi và giết mổ “gà đi bộ” để bỏ mối cho các cửa hàng thực phẩm của người Á Châu trong vùng.
Theo Thanh Trúc, RFA
Giá Gà Mỹ Rặc. Các Trang Trại Bán Gà Mỹ Ở Tphcm Uy Tín
Không giống như những loại gà nuôi thịt, gà Mỹ có đặc điểm là thân hình không quá to nhưng cũng không quá bé. Chúng có kích thước vừa phải, đôi chân dài cao nên có khả năng ra đòn nhanh, chớp nhoáng, tính hiếu chiến cực cao. Nhờ tính hiếu chiến mà một khi đã chiến đấu chúng sẵn sàng đuổi theo đối phương đến cùng, dù có thua cũng không bao giờ bỏ chạy, chấp nhận hi sinh. Tuy nhiên nhược điểm trong chiến đấu là chúng không có kỹ năng né đòn như giống gà chọi Việt Nam. Kích thước nội tạng gà Mỹ chỉ bằng 1 nửa gà chọi Việt. Nếu chiến đấu mà bị ăn cựa vào trong cũng khó lòng hạ gục được chúng do cấu tạo nội tạng nhỏ, cựa không thể đâm thủng được. Nếu là gà Việt thì dễ dàng bị gục ngã rồi.
Giá gà Mỹ rặc ở TPHCM hiện nayNgày nay, thị trường buôn bán gà Mỹ đa dạng các chủng loại khác nhau như giống gà chọi mỹ thuần, gà chọi mỹ lai, gà tre mỹ. Những con gà chọi Mỹ có giá rất cao lên đến vài triệu/con. Cá biệt có những con vài chục triệu. Một số con trung bình cũng phải 1tr2 – 1tr5 /con. Gà giống Mỹ từ 4 đến 5 tháng giá cũng phải trên 500.000 đồng/con. Nhiều gia đình ở tình miền Nam nhờ nuôi gà Mỹ mà đã giàu lên nhanh chóng. Giống gà này không chỉ đáp ứng niềm đam mê chơi gà chọi, gà cảnh mà còn giúp người nuôi phát tài chóng mặt.
Các trại bán gà Mỹ rặc ở Tp. Hồ Chí Minh 1. Trại gà Mỹ Đức Lập 2. Thần KêNếu anh em dân chơi đang tìm kiếm gà Mỹ black Butcher thì http://thanke.vn/ga-my-black-butcher là một địa chỉ tin cậy để tìm kiếm. Dòng gà này chơi chọi rất nổi tiếng, được nhiều người chơi gà đá cựa sắt tại Mỹ lựa chọn. Đặc điểm của chúng là ra đòn nhanh mạnh có thể khiến đối thủ chết ngay tại chỗ. Giống gà ngày nhập về cũng đã có giá khá cao nên khi bán ở Việt Nam không dưới 10 triệu/con. Hiện tại chúng tôi cung cấp 2 dòng black butcher ô chân trắng, chân vàng và một số ít chân chuối, bướm, gà con và gà đá, nhập khẩu 100%.
Chợ tốt có thể nói chỉ cần anh em chơi gà đánh địa chỉ bán gà Mỹ thì sẽ hiện lên ngay đầu tiên ở dòng tìm kiếm. Tại đây, những cá nhân, trại gà có gà bán sẽ đăng hình ảnh và giá cả lên rõ ràng cho anh em lựa chọn. Mọi người có nhu cầu mua gà có thể đến trực tiếp địa chỉ để xem hoặc gọi vào số điện thoại. Không nên nhắn tin sẽ mất thời gian mà người bán cũng không mấy khi rep lại nếu thấy người mua không thiện chí. Trang web chợ tốt: https://www.chotot.com/tags/mua-ban-ga/ga-my-rac
Lưu ý khi mua gà Mỹ tại TPHCMKhu vực tp Hồ Chí Minh nếu dân chơi có nhu cầu thì có thể tìm kiếm ở nhiều tỉnh thành khác nhau nhưng số lượng không nhiều. Chủ yếu phải qua giới thiệu của những người biết về giống gà này. Thực tế, giống gà Mỹ bán ngoài thị trường là nuôi lai tạo ở Việt Nam nhiều nhưng những ai không biết rất dễ mua phải gà Việt gắn mác nước ngoài. Giống gà nhập từ Mỹ phải vài nghìn USD nên cần có kinh nghiệm chọn gà trước khi mua. Ngoài ra, gà nhập không có kỹ năng đánh chọi tốt nếu không biết cách huấn luyện. Nhìn đẹp mã, to con nhưng dễ dàng bị những con gà nòi Việt đánh cho chạy tơi bời. Do vậy, khi mua gà anh em nên tận mắt nhìn nó chiến đấu để khẳng định được chất lượng chứ không nên “nhìn mặt bắt hình dong” sẽ lãng phí tiền. Con xác định nuôi làm cảnh thì cứ con đẹp mã, màu lông mượt mà chọn thì là tốt nhất.
Theo chúng tôi
Giá Gà Mỹ Rặc Ở Tphcm. Trang Trại Mua Bán Gà Mỹ Ở Tp. Hcm Giá Rẻ
Không giống như những loại gà nuôi thịt, gà Mỹ có đặc điểm là thân hình không quá to nhưng cũng không quá bé. Chúng có kích thước vừa phải, đôi chân dài cao nên có khả năng ra đòn nhanh, chớp nhoáng, tính hiếu chiến cực cao. Nhờ tính hiếu chiến mà một khi đã chiến đấu chúng sẵn sàng đuổi theo đối phương đến cùng, dù có thua cũng không bao giờ bỏ chạy, chấp nhận hi sinh. Tuy nhiên nhược điểm trong chiến đấu là chúng không có kỹ năng né đòn như giống gà chọi Việt Nam.
Kích thước nội tạng gà Mỹ chỉ bằng 1 nửa gà chọi Việt. Nếu chiến đấu mà bị ăn cựa vào trong cũng khó lòng hạ gục được chúng do cấu tạo nội tạng nhỏ, cựa không thể đâm thủng được. Nếu là gà Việt thì dễ dàng bị gục ngã rồi.
Giá gà Mỹ rặc ở TPHCM hiện nayNgày nay, thị trường buôn bán gà Mỹ đa dạng các chủng loại khác nhau như giống gà chọi mỹ thuần, gà chọi mỹ lai, gà tre mỹ. Những con gà chọi Mỹ có giá rất cao lên đến vài triệu/con. Cá biệt có những con vài chục triệu. Một số con trung bình cũng phải 1tr2 – 1tr5 /con. Gà giống Mỹ từ 4 đến 5 tháng giá cũng phải trên 500.000 đồng/con.
Nhiều gia đình ở tình miền Nam nhờ nuôi gà Mỹ mà đã giàu lên nhanh chóng. Giống gà này không chỉ đáp ứng niềm đam mê chơi gà chọi, gà cảnh mà còn giúp người nuôi phát tài chóng mặt.
Các trại bán gà Mỹ rặc ở Tp. Hồ Chí Minh 1. Trại gà Mỹ Đức LậpTrại Gà Đức Lập chuyên cung cấp dòng gà Mỹ lai Peru, Mỹ lai Việt đã được cho đi đá một thời gian nên khi đến tay anh em chơi gà có thể yên tâm về chất lượng. Anh em khi chọn mua gà ở đây sẽ được bao đúng hàng rặc trọn đời và sức khỏe hoàn toàn tốt. Giá cả thì không cần thương lượng nhiều vì giá cả chắc chắn dân chơi đã biết về giống gà này.
Bên cạnh gà lớn đã trưởng thành có thể đá chọi thì trại gà còn cung cấp cả gà còn mới nở 1 tháng và 2 tháng với giá thành hợp lý.
Ngoài đến trực tiếp trại gà để xem, ông chủ trại còn đăng hình ảnh kèm giá bán lên vài trang web cho anh em lựa chọn.
Liên hệ mua gà:
2. Thần KêNếu anh em dân chơi đang tìm kiếm gà Mỹ black Butcher thì http://thanke.vn/ga-my-black-butcher là một địa chỉ tin cậy để tìm kiếm.
Dòng gà này chơi chọi rất nổi tiếng, được nhiều người chơi gà đá cựa sắt tại Mỹ lựa chọn. Đặc điểm của chúng là ra đòn nhanh mạnh có thể khiến đối thủ chết ngay tại chỗ. Giống gà ngày nhập về cũng đã có giá khá cao nên khi bán ở Việt Nam không dưới 10 triệu/con.
Hiện tại chúng tôi cung cấp 2 dòng black butcher ô chân trắng, chân vàng và một số ít chân chuối, bướm, gà con và gà đá, nhập khẩu 100%.
Chợ tốt có thể nói chỉ cần anh em chơi gà đánh địa chỉ bán gà Mỹ thì sẽ hiện lên ngay đầu tiên ở dòng tìm kiếm. Tại đây, những cá nhân, trại gà có gà bán sẽ đăng hình ảnh và giá cả lên rõ ràng cho anh em lựa chọn. Mọi người có nhu cầu mua gà có thể đến trực tiếp địa chỉ để xem hoặc gọi vào số điện thoại. Không nên nhắn tin sẽ mất thời gian mà người bán cũng không mấy khi rep lại nếu thấy người mua không thiện chí.
Trang web chợ tốt: https://www.chotot.com/tags/mua-ban-ga/ga-my-rac
Lưu ý khi mua gà Mỹ tại TPHCMKhu vực tp Hồ Chí Minh nếu dân chơi có nhu cầu thì có thể tìm kiếm ở nhiều tỉnh thành khác nhau nhưng số lượng không nhiều. Chủ yếu phải qua giới thiệu của những người biết về giống gà này. Thực tế, giống gà Mỹ bán ngoài thị trường là nuôi lai tạo ở Việt Nam nhiều nhưng những ai không biết rất dễ mua phải gà Việt gắn mác nước ngoài. Giống gà nhập từ Mỹ phải vài nghìn USD nên cần có kinh nghiệm chọn gà trước khi mua.
Ngoài ra, gà nhập không có kỹ năng đánh chọi tốt nếu không biết cách huấn luyện. Nhìn đẹp mã, to con nhưng dễ dàng bị những con gà nòi Việt đánh cho chạy tơi bời. Do vậy, khi mua gà anh em nên tận mắt nhìn nó chiến đấu để khẳng định được chất lượng chứ không nên “nhìn mặt bắt hình dong” sẽ lãng phí tiền. Con xác định nuôi làm cảnh thì cứ con đẹp mã, màu lông mượt mà chọn thì là tốt nhất.
Cách Người Việt Làm Giàu Ở Mỹ
Hai vợ chồng tôi đều đi làm 60 giờ một tuần. Về nhà còn phải chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng. Ai cũng nói sao không về Việt Nam sống sung sướng, có người giúp việc. Nhưng tôi thiết nghĩ, ở đâu có tiền, có việc làm là nơi đấy mang lại hạnh phúc. Tất nhiên, quê hương vẫn là quê hương, nơi có cha mẹ, anh chị em, họ hàng, nhưng tôi không còn quen cuộc sống ở Việt Nam nữa.
Tôi sinh ra trong một gia đình có bố là luật sư, mẹ là bác sĩ. Do may mắn, gia đình tôi mua được bất động sản trước khi giá nhà đất bùng lên. Trước khi sang Mỹ, tôi từng học tại một trường đại học nổi tiếng. Do có chút nhan sắc và tham gia một số hoạt động văn hóa trong trường nên tôi quen biết rất nhiều người nổi tiếng và giới thượng lưu. Cuộc sống của tôi lúc đó khá sung sướng. Tôi ngồi uống cà phê hằng ngày ở các khách sạn hay nhà hàng nổi tiếng.
Tôi vừa học vừa làm, ra khỏi nhà từ 6h sáng tới 10h đêm mới về đến nhà. Một tuần 7 ngày như vậy, mà tôi lại là con gái. Chắc ít người có thể lao động cật lực như tôi nhưng chưa bao giờ tôi hối hận vì đã từ bỏ cuộc sống xa hoa ở Việt Nam để đi tìm giấc mơ Mỹ. Tôi nghĩ, làm việc chăm chỉ rồi có một ngày tôi sẽ thành công.
Tôi tốt nghiệp với tấm bằng thạc sĩ, có việc làm tại một ngân hàng Mỹ, rồi lấy chồng Mỹ cũng là thạc sĩ. Sau 10 năm ở đây, tôi có một cô con gái xinh xắn và sắp đón chào bé gái thứ hai. Vợ chồng tôi thu nhập hơn 250.000 USD một năm. Mới hơn 30 tuổi nhưng hai vợ chồng tôi đã làm chủ 3 căn nhà và 13 căn hộ tập thể. Tất nhiên, 50% là do vay ngân hàng. Lúc lấy nhau, chúng tôi chẳng có tài sản gì, chỉ do chăm chỉ làm việc mà có thành quả hôm nay.
Hai vợ chồng tôi đều đi làm 60 giờ một tuần. Về nhà còn phải chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng. Ai cũng nói sao không về Việt Nam sống sung sướng, có người giúp việc. Nhưng tôi thiết nghĩ, ở đâu có tiền, có việc làm là nơi đấy mang lại hạnh phúc. Tất nhiên, quê hương vẫn là quê hương, nơi có cha mẹ, anh chị em, họ hàng, nhưng tôi không còn quen cuộc sống ở Việt Nam nữa.
Tôi về Việt Nam chơi, thấy người Việt Nam mua sắm còn tốn kém hơn ở Mỹ. Có những người bạn hai vợ chồng đi làm 8 tiếng mà vẫn thuê người giúp việc, còn than thở vất vả. Thiết nghĩ nước Mỹ giáo dục tôi làm việc chăm chỉ hơn. Vợ chồng tôi đi làm, còn kinh doanh mà vẫn chăm sóc con nhỏ. Dù chúng tôi không ai giúp đỡ nhưng thấy lúc nào cũng vui vẻ, tuy có bận rộn nhưng vẫn còn thời gian rảnh để đi chơi, du lịch hay ăn nhà hàng. Nhìn người Việt Nam bỏ ra vài trăm đôla mua điện thoại di động, tôi cũng thấy ngạc nhiên. Tôi ở Mỹ dù gọi là có thu nhập cao nhưng bao giờ tôi cũng dùng điện thoại miễn phí.
Ở Mỹ hay ở Việt Nam mỗi nơi đều có một cái sướng hay khổ khác nhau. Ở Mỹ, những người Việt Nam như tôi cảm thấy trống trải, cô đơn nhưng nhiều cơ hội làm giàu. Còn ở Việt Nam, ăn uống, sung sướng, tinh thần thoải mái nhưng không phải ai cũng có cơ hội mua nhà, mua xe nếu không có gia đình hỗ trợ. Rất nhiều các bạn tôi ở Việt Nam làm 20 triệu đồng một tháng nhưng vẫn không có khả năng mua nhà chung cư nếu không có bố mẹ cho tiền. Đấy là hai sự khác biệt giữa Mỹ và Việt Nam.
Hội Những Người Làm ‘Vườn Việt’ Ở Mỹ
Từ tình yêu làm vườn, những người Việt ở Mỹ đã xây dựng được mối quan hệ thân thiết như ruột thịt.
Tại Houston, Texas, chị Thư Phan là chủ nhân của một khu vườn không quá rộng nhưng trồng “không thiếu cây gì của Việt Nam”. Vườn của chị có từ lạc tiên, gấc, thanh long, đến các loại rau như thiên lý, lá giang, rau má, rau rút…
Chị Thư thường xuyên gửi tặng cây giống, hạt giống cho đồng hương, mỗi lần khoảng 50 phần cây, 60 phần hạt. Để gửi được chừng này, chị phải mất cả ngày ngồi gói cây cẩn thận, ghi chú thích từng loại hạt và địa chỉ. Thi thoảng vườn nhiều rau trái, chị đăng lên trang cá nhân mời mọi người qua lấy. Mới đây chị treo trước nhà gần 300 phần cây lạc tiên, ai tiện qua thì lấy, dù chủ nhà đi vắng cả ngày.
“Thương nhất là những em ở vùng xa người Việt, mới qua đây, lại mang bầu, chồng đi làm, thèm bát canh rau mà không mua được. San sẻ được với các em ấy lúc đó tôi vô cùng hạnh phúc”, chị Thư kể.
Tại Seatle, bang Washington có một hội làm vườn với 100 thành viên. “Bang chủ” của nhóm là chị Mai Liên, chủ nhân của một khu vườn rộng 1.000 m2, có cả trăm loại hoa, rau và cây ăn quả.
Cách nhà chị Liên không xa là khu vườn của anh Khánh Vũ. Đặc trưng của vườn là có cả trăm các tác phẩm thủy tinh được bài trí xen kẽ các loại hoa, cùng bổ trợ tôn lên vẻ đẹp cho nhau.
Trong nhóm còn có vườn hoa treo của chị Ngọc, sự tĩnh lặng kiểu vườn Nhật của chị Hiền, góc Việt Nam của chị Kim Hiếu hay nhà kính hoành tráng của chị Xuân Bình…
Chị Mai Liên kể, cuộc gặp mặt lần đầu của hội những người làm “Vườn Việt” diễn ra tại nhà chị. Khi đó mọi người chỉ quen qua mạng nên ai đến đều đeo bảng tên trên áo để dễ nhận diện. Sau một hồi nói chuyện và đùa giỡn mọi người cảm giác như đã “thân thiết từ kiếp trước”.
Từ đó, họ thường tổ chức họp mặt luân phiên ở nhà mỗi người mỗi tháng. Nhóm hoạt động tích cực với rất nhiều hoạt động từ nấu các món đặc trưng quê mình, học makeup, cùng giúp nhau tỉa cây, làm vườn. Khi ra về, ai nấy khiêng đầy xe nào cây, hoa và hạt giống của chủ nhà.
Khi có người gặp khó khăn, cả nhóm xúm vào giúp đỡ. “Có những bạn gặp vấn đề trong chuyện gia đình, kinh tế hay con nhỏ, cả nhóm đã tổ chức quyên góp tài vật, thay nhau đưa đón các bé đi học hay an ủi về tinh thần giúp họ vượt qua”, chị Liên cho hay. Riêng với chị, nhờ vườn mà đã có nhiều “em nuôi, mẹ nuôi” rải rác xứ cờ hoa.
Sang Mỹ 5 năm, chị Kim Hiếu, ở Washington đã làm quen được với cuộc sống ở đây hoàn toàn nhờ thú vui vườn tược. Vốn là cô gái năng động, làm ở công ty nước ngoài nhưng từ lúc lấy chồng chỉ ở nhà nội trợ, chăm con khiến chị Hiếu có lúc chông chênh. “Tôi tìm đến làm vườn ban đầu chỉ vì muốn bản thân bận rộn”, chị chia sẻ.
Song sau đó, chị tham gia các hội trồng cây của người Việt ở Mỹ, khoe về các chum lọ trong vườn khuân từ Việt Nam sang, bụi tú cầu nghìn bông… Từ đó chị làm quen được với nhiều người Việt khác chung sở thích. Một ngày đẹp trời, chị tổ chức buổi tiệc tại nhà mình mời mọi người đến với hơn hai chục vị khách.
“Đó là lần đầu sau 3 năm sống ở Mỹ tôi được trở về là chính con người mình, được đùa giỡn, cười nói những từ rất Việt. Lần đầu tôi được bộc lộ bản chất ‘lầy lội’, hài hước của mình”, chị tâm sự. Mấy năm qua Mỹ, không bạn bè, không đi làm, chỉ quanh quẩn với con và chồng, chị đã “bỏ quên một phần con người mình mà không hề biết”.
Điều thú vị là khi còn ở Việt Nam hiếm khi có dịp mặc áo dài, áo bà ba. Qua đây những chiếc áo này thành trang phục mà ai cũng háo hức được mặc mỗi dịp gặp nhau. “Trước đây ở Việt Nam, giống như cá trong nước, nên điều đó không được thể hiện rõ nét. Nay xa xứ, được khoác lên mình tấm áo quê hương là cần thiết để giữ gìn truyền thống, tự hào về bản sắc dân tộc và vỗ về cõi lòng thiếu thốn của những người con xa xứ”, chị Hiếu bộc bạch
“Đây là niềm vui lớn nhất mà tôi cảm thấy rất hữu ích từ việc làm vườn. Vườn mang lại những món ăn sạch sẽ không chỉ cho gia đình, bạn bè và người quen, mà còn giúp ích được cho những người đang gặp khó khăn”, chị Mai Liên, người khởi xướng phong trào chia sẻ.
Người Việt Trẻ Làm Toán Ở Mỹ Rất Triển Vọng
GS Vũ Hà Văn về nước dự hội nghị toán học tại Huế đúng dịp ở Berlin (Đức), một giải thưởng quốc tế lớn về toán học xướng tên anh – giải Fulkerson.
Trao đổi với Tiền Phong, GS Vũ Hà Văn cho biết, mặc dù còn chưa nhiều nhà toán học người Việt nhận được những giải thưởng quốc tế, nhưng người trẻ Việt làm toán ở Mỹ rất triển vọng…
Nói về công trình mang đến giải thưởng Fulkerson cho mình, GS Vũ Hà Văn chia sẻ:
Bài toán mà tôi tham gia giải quyết được gọi là giả thuyết Shamir, do nhà toán học Israel Shamir nêu ra năm 1983, tổng quát hoá một mệnh đề của hai nhà toán học Hungary Erdos và Renyi từ năm 1966 và là một vấn đề trung tâm của lý thuyết đồ thị ngẫu nhiên.
Rất nhiều nhà toán học trong lĩnh vực toán rời rạc đã tấn công bài toán Shamir nhưng kết quả đạt được vẫn còn tương đối xa giả thiết tối ưu.
Cách đây chừng 10 năm thì GS Johansson (Thụy Điển) viết một bài báo về một trường hợp con của giả thuyết Shamir. Nhưng bài đó không ai hiểu, và có một số vấn đề chưa đươc giải quyết thoả đáng nên chưa được công bố.
Tôi mất nhiều tháng giải mã công trình này, và có cảm giác ý tưởng chung, nếu được trình bày bằng một phương pháp khác chính xác hơn, thì những vấn đề trên có khả năng giải quyết được.
Cùng với GS Kahn (một trong những nhà toán học xuất sắc nhất trong lĩnh vực toán rời rạc), khi đó là đồng nghiệp cùng trường Rutgers, bước đầu chúng tôi thành công trong việc hoàn thiện kết quả của Johansson.
Sau đó chúng tôi nhận thấy phương pháp của mình có thể mở rộng ra trường hợp tổng quát của giả thuyết Shamir.
Sau khi hoàn thành công trình dưới dạng tổng quát nhất có thể, chúng tôi đề nghị GS Johansson đứng tên chung, với nhan đề “Factors in Random Graphs”. Công trình này được xuất bản năm 2008.
Sau công trình này tôi bắt tay vào nghiên cứu những đề tài khác. Bỗng tháng 6 vừa rồi tôi nhận được thư từ hội đồng xét tặng giải thưởng Fulkerson, thông báo bài của chúng tôi được đánh giá là một trong những công trình xuất sắc nhất những năm gần đây (tính từ 6 năm trước ngày nhận giải).
Thời điểm đó tôi không biết những công trình nào khác sẽ đoạt giải. Nhưng hôm qua khi cập nhật thông tin lễ trao giải tôi được biết thầy giáo cũ của tôi, GS Lovász, cũng được tặng giải này qua một công trình làm chung với một nhà toán học trẻ Hungary.
Trước đây đã bao giờ anh nghĩ sẽ nhận được giải này chưa? Khi nghe tin mình được giải, cảm xúc của anh thế nào?
Cách đây 15 năm, hồi đó còn là nghiên cứu sinh, tôi có làm việc với một giáo sư trẻ (chỉ hơn tôi 6,7 tuổi) người Hàn Quốc tên là Jeong Han Kim.
Khi nghe tin anh ấy được giải Fulkersson năm 1997, tôi thấy rất ngưỡng mộ và tự hỏi, mình rồi có bao giờ được như anh ấy không nhỉ? Khi biết mình được giải tôi cũng lâng lâng và tự cho mình thư giãn vài ngày.
Theo anh, nếu thay vì sang Mỹ, anh ở lại Hungary sau khi tốt nghiệp ĐH thì liệu có được giải thưởng Polya hay Fulkerson?
Môi trường nghiên cứu khoa học ở Hungary cũng tương đối tốt. Nhưng nếu so với VN hay Thái Lan chẳng hạn thì sẽ rất khác nhau. Môi trường làm việc có ý nghĩa rất lớn.
Sự thuận lợi đó khiến cho công việc được thúc đẩy nhanh hơn. Nếu phải đến một nước khác qua một hành trình mệt mỏi, rồi chờ đợi mới gặp được một đồng nghiệp cùng chí hướng thì năng suất chắc sẽ giảm đi nhiều.
Ở Mỹ, nếu gặp nhau, khi hỏi về nơi anh làm việc thì người ta thường hỏi anh làm việc với ai. Một lý do quan trọng để người ta quyết định làm chỗ này hay chỗ khác là vì được làm việc với những con người rất cụ thể.
Môi trường làm việc tốt chính là nơi mà anh có đồng nghiệp giỏi, cùng hướng nghiên cứu, cùng niềm say mê.
VN hay một số nước khác chưa có nhiều môi trường làm việc tốt không phải chỉ vì điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn mà còn là vì ta còn chưa có nhiều những nhà khoa học tầm cỡ.
Chủ động thu hút các nhà khoa học gốc Việt Vậy cộng đồng toán học người Việt ở Mỹ thì sao, thưa anh?
Theo tôi, cộng đồng này ngày càng đông hơn. Thế hệ trước tôi có một vài người nổi tiếng. Thế hệ tôi có chừng 10 người, trong đó tất nhiên nổi bật nhất là GS Châu.
Thế hệ 30 tuổi khá đông, và tôi nghĩ trong số họ có nhiều người sẽ rất khá. Ví dụ một học trò làm tiến sĩ với tôi ở trường Rutgers là anh Nguyễn Hữu Hội. Anh Hội mới có bằng tiến sĩ hai năm nay nhưng bây giờ đã được nhận làm GS trợ giảng của trường Ohio State, Columbus (khoa toán ở đây nằm trong tốp 25 của Mỹ).
Bình thường làm xong tiến sĩ cũng phải sau chừng 4 năm mới có được vị trí đó. Hoặc mới đây có GS trẻ Nguyễn Hoài Minh mới ở Pháp sang cũng làm việc rất tốt. Mỗi năm tôi tính phải có chừng 4,5 em ở tầm tuổi này tốt nghiệp nhận bằng tiến sĩ và tiếp tục làm việc ở các trung tâm lớn.
Nghĩa là trong tương lai chúng ta sẽ tiếp tục được nhìn thấy nhiều người Việt nữa có mặt trong những giải quốc tế uy tín?
Tôi tin như vậy. Các bạn thế hệ trẻ hơn chúng tôi khoảng 10 tuổi được đào tạo tốt hơn thế hệ chúng tôi, và cũng rất nhiệt huyết, đầy lòng say mê. Chắc chắn họ sẽ tạo nên một đội ngũ đông và mạnh hơn chúng tôi.
Theo anh thì làm thế nào để họ sẽ là những nhân tố tác động ngược trở lại một cách tích cực vào môi trường nghiên cứu khoa học và đào tạo trong nước?
Từ trước đến nay, rất nhiều nhà khoa học về VN hàng năm và tham gia các hoạt động khoa học trong nước với tư cách cá nhân.
Ở Mỹ, nếu gặp nhau, khi hỏi về nơi anh làm việc thì người ta thường hỏi anh làm việc với ai. Một lý do quan trọng để người ta quyết định làm chỗ này hay chỗ khác là vì được làm việc với những con người rất cụ thể. Môi trường làm việc tốt chính là nơi mà anh có đồng nghiệp giỏi, cùng hướng nghiên cứu, cùng niềm say mê
Tuy nhiên, nếu trong nước ngày càng chủ động tổ chức các hoạt động để lôi kéo các nhà khoa học người Việt ở nước ngoài về tham gia cùng cộng đồng khoa học trong nước thì hiệu quả rõ ràng hơn. Việc thành lập Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán là một ví dụ.
Như ta đã biết, chất lượng trường ĐH phụ thuộc phần lớn vào chất lượng của người thầy. Đáng tiếc, hiện chất lượng giáo viên toán nói riêng ở đại học Việt Nam còn khiêm tốn, nhiều trường phải dùng sinh viên mới tốt nghiệp vài năm để đứng lớp, rất ít giáo sư còn tham gia nghiên cứu một cách tích cực.
Vì vậy cả về kiến thức và phương pháp tiếp cận vấn đề khó được cập nhật. Việc tạo cơ hội cho giảng viên ĐH, nhất là các bạn trẻ được cọ xát với môi trường nghiên cứu quốc tế như ở Viện Nghiên cứu Cao cấp là một việc làm có ý nghĩa và có thể có ảnh hưởng lâu dài.
Được biết lễ trao giải diễn ra tại một hội nghị toán học tổ chức ở Đức từ 18 đến 24-8 nhưng đó cũng là lúc GS đã có mặt ở VN. Tại sao GS lại không dự lễ nhận giải?
Lễ trao giải được tổ chức rất trang trọng trong khuôn khổ cuộc khai mạc của đại hội toán tối ưu thế giới (tổ chức ba năm một lần) tại nhà hát lớn Berlin, và quả thật tôi cũng hơi tiếc là mình không có mặt tại đó.
Trong quãng thời gian đó, qua lời mời của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, tôi về tham dự phiên họp toàn thể hội nghị toán học phối hợp Việt-Pháp ở Huế từ 20 đến 24-8 vừa qua.
Đây là một hội nghị lớn của toán học VN và là dịp gặp gỡ nhiều đồng nghiệp, nhất là các bạn trẻ đang chuẩn bị dấn thân vào một con đường nhiều chông gai.
Sự có mặt của tôi ở đây có lẽ có chút ý nghĩa thiết thực hơn. Rất vui là thay vì lễ trao giải diễn ra ở Âu châu thì tôi được tham dự một cuộc giao lưu với các em học sinh yêu toán tại Huế, trong đó có rất nhiều em bé còn quàng khăn đỏ và mang vở dán nhãn gấu bông.
Cảm ơn giáo sư Vũ Hà Văn.
GS Vũ Hà Văn sinh năm 1970, là con trai của nhà thơ Vũ Quần Phương. Những năm gần đây Vũ Hà Văn nổi danh trong giới làm toán VN bởi anh là một trong số rất ít tài năng toán học người Việt được cộng đồng toán học quốc tế công nhận (thông qua các giải thưởng lớn có uy tín).
Vũ Hà Văn vốn là cựu học sinh chuyên toán của Hà Nội và học ĐH ở Hungary. Năm 1998 anh nhận học vị tiến sĩ tại ĐH Yale. Từ đó đến nay anh từng làm việc tại nhiều ĐH và viện nghiên cứu của Mỹ như IAS, Microsoft Research, ĐH UC Sandiego, ĐH Rutgers.
Từ mùa thu năm 2011, anh trở thành giáo sư của ĐH Yale. Năm 2008 anh được tặng giải Polya, một giải thưởng lớn của Hội Toán học Công nghiệp và Ứng dụng Mỹ lập ra từ năm 1969.
Từ năm 2011, anh là thành viên của Hội đồng Khoa học của Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán, nơi GS Ngô Bảo Châu hiện làm lãnh đạo.
GS Vũ Hà Văn
Cập nhật thông tin chi tiết về Người Việt Làm Trại Gà Công Nghiệp Ở Mỹ trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!