Bạn đang xem bài viết Mẹo Làm Mâm Ngũ Quả Trung Thu Đơn Giản Mà Đẹp được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Các loại quả phổ biến được dùng trong mâm ngũ quả trung thuMâm ngũ quả ở mỗi một vùng miền lại có sự khác nhau. Ở miền bắc những loại quả thường được dùng là quả chuối, quả bưởi. Nhưng ở miền nam quả chuối người ta lại kiêng dùng vì từ “chuối” phát âm gần giống từ “chúi” một từ biểu thị sự khó khăn. Vì vậy người miền nam sử dụng quả cam vàng cho mâm ngũ quả ngoài ra cũng xuất hiện nhiều loại quả mang đậm vùng nhiệt đới như mãng cầu, đu đủ, xoài, sung, dứa,…..đặc biệt một loại quả không thể thiếu đó chính là dưa hậu tưởng trưng cho sự thuần khiết, chân thành của người phương nam.
Tuy là mâm ngũ quả (là 5 loại quả) nhưng bạn vẫn có thể sử dụng 5, 7, 9 quả đều được miễn là số quả là số lẻ. Mỗi loại là một màu sắc riêng biệt và mang một ý nghĩ riêng. Ví dụ như quả hồng đổ tượng trưng cho niềm tin, hy vọng, quả lựu tưởng trưng cho sự may mắn,……
Vẻ đẹp của mâm ngũ quả nằm pử việc hài hòa về màu sắc. Nếu như quả bưởi màu xanh bạn nên cân đối thêm màu quả chín. Khi xếp bạn cũng nên lưu ý xếp những loại quả cứng xuống dưới, các loại quả mềm dễ nứt, dễ nát nên trên. Để thêm phần độc đáo mẹ có thể cắt tỉa thành những hính con vật dễ thương.
2. Hướng dẫn làm một số hình thù đặc biệt 2.1 Làm chú chó dễ thương từ bưởiNguyên liệu cần chuẩn bị
một loại quả hình tròn vừa vừa để làm đầu cho chú chó: như cam, táo, lê,…
một loại quả hình thuôn dài để làm thân chú: như đu đủ, dưa hấu,…
3-4 quả bưởi trắng hoặc bưởi hồng có tép dài và ít nước, không nên chọn quả bưởi nhiều nước vì khi tách múi dễ bị nát, cũng không nên chọn bưởi quá khô dễ dụng tép khi tách.
2 hạt nhãn để làm mắt
Ớt hoặc giấy làm lưỡi chú
que xiên
1 hộp tăm và 1 đôi mi giả
Cách làm
Cắt 2/3 quả thon dài để làm thân sao cho quả nó có thể đứng được, sau đó dùng tăm gắn quả tròn và thân.
Tiếp theo là phủ tép bưởi làm lông cho chú cún. Dùng những chiếc tăm gẩy cho những tép bưởi tơi ra vì phần lông của chú cun bồng bềnh mới đẹp.
Tiếp theo bóc trần 4 múi bưởi để làm chân cho cún và gắn mắt hạt nhãn cho cún.
Cuối cùng cùng dây nơ buộc vào cổ cho cún là sản phẩm đã hoàn thànách
2.2 Cách làm heo và chuột từ quả bưởiNguyên liệu cần chuẩn bị
Vài quả bưởi xanh (bạn nên chọn những quả bưởi năm roi có đầu thon, dài dể thuận tiện tạo hình cho phần mồm và phần bụng)
hạt nhãn hoặc đậu đen dể làm mắt
Cách làm
Dùng dao nhọn khắc mắt, miệng cho chủ thỏ và heo theo hình bên dưới
2.3 Cách tạo cá béo dễ thương từ thanh longQuả thanh long có màu sắc tươi tắn, đăch biệt thanh long có những chiếc gai rất phù hợp để làm vay cá.
Bạn chỉ cần cắt tỉa và gắn mắt là đã được một chú cá hồng siêu ngỗ nghĩnh.
Lời kếtVới những gợi ý ở trên KiddiHub mong rằng bạn sẽ có những mầm ngũ quả đẹp mắt, bất ngờ và ấn tượng cho những thành viên yêu quý trong gia đình.
Cách Làm Đèn Trung Thu Bằng Ống Hút Và Bằng Giấy Đơn Giản Mà Đẹp
Cách làm đèn trung thu trong bài viết này gồm 2 kiểu nổi bật nhất hiện nay: làm bằng ống hút và bằng giấy. Trong đó, nổi bật hơn cả là chiếc đèn trung thu được làm từ ống hút lạ mắt với đầy màu sắc ấn tượng. Mặt khác, những mẫu đèn đón Tết Trung thu bằng giấy cũng được sáng tạo để các bé thích thú hơn. Cùng bắt tay thực hiện với chúng tôi ngay bây giờ bạn nha.
1. Hướng dẫn làm đèn trung thu bằng ống hút đơn giản mà đẹp nhấtNhững ống hút nhựa nhiều màu từ lâu đã trở thành dụng cụ để sáng tạo nên nhiều món đồ thủ công độc đáo, trong số đó phải kể đến cách làm những chiếc đèn trung thu lạ mắt, cực kỳ ấn tượng. Nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ và muốn làm tặng con một chiếc lồng đèn dịp Tết Trung thu sắp tới này, hãy bắt tay thực hiện theo hướng dẫn sau nha.
1.1. Dụng cụ cần chuẩn bị 1.2. Hướng dẫn cách làm lồng đèn trung thu với ống hútBước 1: Cắt chai nhựa làm trụ đèn Bước 2: Tạo thanh ngang đặt nến và trang trí
Cột dây cầm và đặt nến cho lồng đèn.
Với các bé nhỏ nên gắn thêm một thanh tre khoảng 50 cm để bé cầm.
1.3. Lưu ý khi làm lồng đèn trung thu bằng ống hútĐèn trung thu làm từ ống hút không tốn kém, lại khá đơn giản trong các bước thực hiện. Tuy nhiên, với khi làm sản phẩm này bố mẹ nhớ lưu ý các điều sau.
Nếu để bé thực hiện cùng thì cần giữ an toàn. Đặc biệt không cho bé trực tiếp dùng súng bắn keo, deo, kéo…
Với trẻ nhỏ dưới 10 tuổi thì không nên gắn nến. Vì nến dễ làm ống hút nhựa cháy, rất nguy hiểm.
Có thể dùng đèn pin hoặc các đèn nhấp nháy nhiều màu để giúp sản phẩm đẹp hơn.
2. Hướng dẫn cách làm đèn trung thu truyền thống bằng giấy màu bắt mắt nhất 2.1. Dụng cụ cần có 2.2. Hướng dẫn cách làm đèn trung thu bằng giấyBước 1: Cắt giấy Bước 2: Dán giấy làm đèn trung thu Bước 3: Hoàn thành đèn trung thu bằng giấy
Cắt tiếp 2 sợi dây dài 16 cm dán vào đầu, đáy cho đèn trung thu.
Cuối cùng cắt thêm sợi dây dài 12 cm làm quai xách cho đèn trung thu.
Hoàn thành đèn trung thu truyền thống bằng giấy bắt mắt.
2.3. Lưu ý khi làm đèn trung thu bằng giấy
Đèn trung thu bằng giấy không được gắn nến vì sẽ gây cháy.
Có thể gắn đèn pin loại nhỏ hoặc đèn nhấp nháy nhiều màu để đẹp hơn.
Nên gắn thêm tay cầm để bé có thể rước đèn khi cần thiết.
3. Cách làm lồng đèn trung thu đơn giản mà đẹp nhất năm 2023 3.1. Dụng cụ cần có
Giấy bìa cứng nhiều màu
1 chiếc bút
1 thước kẻ
1 hộp hồ dán
1 cuộn băng dính trong
1 đoạn dây len
3.2. Cách thực hiện đèn trung thu sáng tạoBước 1: Cắt giấy làm đèn
Gấp đôi tờ giấy màu hình chữ nhật.
Dùng thước kẻ để đo và vẽ những đường thẳng song song trên mặt tờ giấy rộng khoảng 3 cm. Riêng 2 đầu mép giấy nên chừa lại khoảng 2 cm.
Sau đó dùng kéo để cắt theo những đường vừa vẽ.
Đức Lộc
Rộ Mốt Tự Làm Bánh Trung Thu Ngũ Sắc Đẹp Không Nỡ Ăn
Những chiếc bánh trung thu xanh, đỏ, tím, vàng này đang làm điên đảo các bạn trẻ khéo tay, hay làm.
Những chiếc bánh trung thu xanh, đỏ, tím, vàng này đang làm điên đảo các bạn trẻ khéo tay, hay làm.
Những năm gần đây, phong trào làm tự làm bánh, đặc biệt là bánh trung thu đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Không chỉ dừng lại ở việc cho ra lò những loại bánh truyền thống, mùa trung thu năm nay, giới trẻ còn sáng tạo thêm rất nhiều những biến tấu vừa ngon vừa lạ mắt. Nổi bật nhất là loại bánh nướng nhiều màu với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên đang thu hút đông đảo sự chú ý.
Những chiếc bánh trung thu màu sắc bắt mắt, hoa văn tinh tế đang khiến các bạn trẻ mê mẩn
Để tìm hiểu về quy trình thực hiện và những lưu ý trong khi hoàn thành một mẻ bánh nướng nhiều màu sắc, PV tìm đến nhà của cô bạn Phan Thanh Hà (sinh năm 1989, hiện là nhân viên Ngân hàng tại Hà Nội, biệt danh thường gọi là Ốc). Cô bạn Ốc là một trong những người đầu tiên đã thử nghiệm rất nhiều và thành công với công thức làm món bánh trung thu đủ màu với nhiều kĩ thuật khó.
Ốc vốn rất thích làm bánh và nấu ăn, sau khi nghiên cứu một thời gian thì thấy làm bánh trung thu không quá phức tạp, nếu có thể tự làm ở nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh thì rất tuyệt. Dần dần do không muốn thấy sự nhàm chán trong sản phẩm của mình nên Ốc tìm tòi và thử nghiệm loại vỏ bánh màu sắc bắt mắt với phẩm màu chính là nguyên liệu tự nhiên như màu tím từ lá cẩm, màu đỏ củ dền, màu vàng cà rốt, xanh là từ trà xanh và nâu từ bột cacao.
Công thức bánh của 8x này khá đơn giản, phần nhân bánh vẫn làm như bánh truyền thống, điểm đặc sắc nhất nằm ở phần vỏ bánh. Đầu tiên là trộn hỗn hợp vỏ bánh truyền thống (xem kĩ hơn ở cuối bài).
Củ dền, cà rốt, bột trà xanh và bột cacao dùng để tạo màu vỏ bánh
Loại vỏ dễ nhất là vỏ trà xanh và cacao, sau khi trộn vỏ truyền thống, thêm vài gram bột trà xanh/cacao và bóp đều đến khi thấy vỏ có màu vừa ý. Tuy nhiên, khi thêm quá nhiều bột trà/cacao thì vỏ bánh sẽ hơi khô, có thể thêm vài giọt dầu ăn hoặc nước đường để vỏ bánh mềm hơn.
Loại vỏ khó nhất và cầu kì nhất là vỏ màu hồng từ củ dền. Để làm được vỏ màu hồng cần phải nấu nước đường từ củ dền chứ không có sẵn bột để tạo màu. Củ dền, nước, đường được nấu với ỷ lệ 1/1/2,5, đun sôi hỗn hợp, vắt ½ quả chanh bỏ hạt và tiếp tục đun nhỏ đến khi nước đường đạt (nước đường nguội rơi trong bát nước dưới dạng nguyên giọt, chạm đáy thì lan ra). Từ công thức nước đường này trộn vỏ theo công thức truyền thống sẽ được vỏ bánh màu hồng rất xinh xắn và đáng yêu. Loại vỏ khó vừa vừa là vỏ vàng nhạt từ cà rốt được nấu nước đường theo cách tương tự như màu hồng củ dền, chỉ khác ở tỉ lệ 2/1/1 tương ứng với cà rốt/nước/ đường.
Vỏ bánh và nhân chuẩn bị sẵn sàng để đóng khuôn
Cuối cùng, lá cẩm là nguyên liệu tạo màu gây khó khăn nhất cho cô bạn Ốc. Sau 2 tuần thử nghiệm rất nhiều lần với nguyên 1 kg lá cẩm chuyển từ Điện Biên về, nay Ốc hoàn toàn rất tự tin với công thức vỏ bánh tím từ lá cẩm của mình. Công thức của Ốc như sau: 50gr lá cẩm xắt nhỏ + 100gr nước + vài hạt muối đun trên bếp lửa nhỏ, đảo liên tục để nước màu tiết ra nhiều hơn, đun đến khi dung dịch cô lại còn khoảng 60-70gr nước. Chắt nước này ra để riêng, bỏ bã lá.
Trộn vỏ bánh theo đúng trình tự sau: 10gr nước lá cẩm trộn với 20gr đường xay mịn, quấy cho tan. Tiếp tục trộn hỗn hợp trên với 2gr bơ lạc, 5gr lòng đỏ trứng, 4gr dầu ăn. Trộn cho đều hỗn hợp chất lỏng. Trộn hỗn hợp cuối cùng với 50gr bột mỳ đa dụng để được bột vỏ bánh nướng màu tím rịm rất là xinh. Ngoài ra có thể tạo màu tím từ của khoai lang tím cũng không quá cầu kì.
Kinh nghiệm làm bánh ngũ sắc của cô bạn Ốc:
– Vì bánh làm từ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên nên hạn sử dụng lâu nhất của bánh chỉ được 2 ngày.
– Bánh màu tự nhiên rất dễ mất màu trong lò nướng, vì vậy cần phải lưu ý nướng nhiệt độ thấp và canh mặt bánh (nhiệt độ lý tưởng là 180 – 190 độ).
– Hỗn hợp quết mặt bánh chỉ gồm dầu ăn và nước tỉ lệ 1:1, khác rất nhiều với bánh truyền thống.
– Các loại nước đường nấu xong dùng ngay, không nên để lâu vì sẽ làm màu mất độ tươi sáng, khi nướng sẽ không đúng tông màu đẹp nhất của bánh.
Công thức vỏ bánh nướng truyền thống:
– Nước đường bánh nướng: 160gr
– Bơ đậu phộng (bơ lạc): 10gr
– Lòng đỏ trứng: 20gr (một lòng đỏ to).
– Dầu ăn: 30gr
– Bột mỳ mịn: 240gr
Tất cả nguyên liệu lỏng trộn đều. Trộn hỗn hợp lỏng với bột mỳ đến khi không còn vết bột màu trắng là đạt, không trộn nhiều. Để bột nghỉ 30 phút trước khi đóng bánh.
Cùng xem một số quy trình để cho ra lò chiếc bánh trung thu vừa ngon vừa đẹp:
Những nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên và khá dễ làm
Những chiếc bánh sau khi đóng khuôn.
Bánh nướng được chăm sóc kỹ lưỡng phần vỏ để vỏ bánh được đẹp nhất.
Bánh được đưa vào lò nướng
Sản phẩm bánh với màu vỏ làm từ thiên nhiên
Những chiếc bánh vô cùng đẹp mắt
Được đóng trong những chiếc hộp cũng dễ thương không kém…
Một hộp bánh trung thu ngũ sắc tự tay làm ra sẽ là món quà tuyệt vời cho người bạn thương yêu đó.
Theo Tiin
Gửi bài viết
Cách Làm Vỏ Bánh Trung Thu Ngon, Đẹp Mà Không Bị Nứt, Cứng
Ngoài độ ngon đặc trưng, vỏ bánh Trung thu là ý tố quyết định hình thức bánh có bắt mắt, sắc nét hay không. Bánh nướng sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi đạt được màu vàng nâu bóng, hoa văn trang tró sắc nét, không bị rạn nứt, phồng rộp hay bị trứng che bớt hoa văn, nổi bọt khí li ti…
Nguyên liệu
Bột mì: 230g
Nước đường làm bánh: 180g
Dầu đậu phụng: 55g
Rượu mai quế lộ: 5ml
Nhân bánh: tùy thích
Chuẩn bị thêm 1 lòng đỏ trứng gà và 30ml rượu mai quế lộ hòa chung để quết lên mặt bánh.
Các bước thực hiện Sơ chế các nguyên liệuCho nước đường làm bánh vào âu, cho thêm dầu và rượu đã chuẩn bị vào rồi trộn lên cho đều. Sau đó cho phần bột mì vào trộn, nhồi đều trong vài phút cho đến khi thấy khối bột không còn dính tay là được. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín âu bột rồi ủ trong 30 phút.
Công đoạn chế biếnChia phần bột thành những viên nhỏ với khối lượng 50g bột, vo tròn bột rồi cán hơi mỏng để gói nhân bánh vào. Nhẹ nhàng dùng các ngón tay miết nhẹ để bột bánh ôm nhân, vo tròn lại thêm một lần nữa.
Tạo hình bánhDùng bột khô phủ nhẹ lên từng viên bột đã tạo hình rồi cho bột vào khuôn bánh. Ấn mạnh khuôn đều tay, nhẹ nhàng đẩy bánh ra rồi xếp lên khay nướng có lót giấy nến chống dính. Công đoạn này bạn nên ấn đều tay và đều lực, đồng thời chọn lựa khuôn bánh, hoa văn đẹp mắt để chiếc bánh ấn tượng hơn.
Bí quyết nướng bánhLàm nóng lò nướng ở nhiệt độ 185 độ C trong khoảng 15 phút cho nhiệt độ trong lò được cân bằng, sau đó cho bánh vào giữa lò nướng trong 6 phút. Sau đó lấy bánh ra để nguội trong 5 phút, dùng hỗn hợp trứng đã pha quết lên mặt bánh rồi cho bánh vào lò trong 6 phút nữa.
Lấy khay bánh ra để nguội thêm 5 phút rồi quết trứng thực hiện tương tự lần 1 là hoàn thành.
Hoàn thành và thưởng thứcLấy bánh ra khỏi lò, xếp bánh lên vỉ để nguội rồi để bánh qua đêm cho màu sắc thêm bắt mắt.
Cách Làm Chả Ngũ Sắc Thơm Ngon Đẹp Mắt Cho Mâm Cỗ Ngày Tết
300gr giò sống, 100gr da heo
200gr thịt đầu (tai, mũi, lưỡi)
1 củ cà rốt, 5 chiếc nấm tai mèo (mộc nhĩ)
5 quả trứng vịt muối, 3 quả trứng gà
Gia vị: nước mắm ngon, tiêu đen giã dập, đường, muối, bột nêm, vài củ hành tím băm nhỏ
1 tàu lá chuối, dây lạt để buộc chả
Để làm chả ngũ sắc ngon, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu trước. Chả hoa ngũ sắc thể hiện sự tròn đầy, dung hòa của trời đất, là sự kết hợp hài hòa của ngũ hành, cầu mong một năm mới an lành, đầy đủ. Thịt thủ (tai, mũi lợn) và da lợn mua về chà muối thật sách, rửa với với giấm để khử mùi hôi rồi để ráo nước. Cà rốt rửa sạch, thái sợi dài. Mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở, cắt bỏ chân rồi rửa sạch, thái sợi như cà rốt. Những nguyên liệu này sẽ giúp chả ngũ sắc có độ giòn và ngon hơn.
Lấy lòng đỏ trứng vịt muối ra rửa qua với rượu trắng rồi để riêng. Trứng gà đánh cho tan đều lòng trắng và lòng đỏ, cho xíu muối vào trứng rồi dùng chảo không dính đáy phẳng, chiên trứng thành từng lát mỏng. Tốt nhất, muốn làm chả hoa ngũ sắc để kịp ăn dịp Tết bạn nên làm trứng vịt muối trước, bởi phải muối trứng vịt khoảng 7 – 10 ngày mới dùng được.
Luộc phần da và thịt đầu trong nước sôi pha với 1 muỗng canh rượu trắng. Khi da heo và thịt chín, nhanh tay cho vào tô nước chín để nguội, sau đó thái sợi nhỏ. Khâu này sẽ giúp bạn gói chả ngũ sắc dễ dàng hơn. Không nên thái thịt quá to như vậy món chả sẽ mất ngon, khi gói chả có thể bị vỡ.
Bắt đầu trộn nguyên liệu để làm chả ngũ sắc. Bạn trộn giò sống, da, thịt thủ với nhau, nêm 1 muỗng canh nước mắm ngon, 1/2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê bột nêm, và tiêu đen giã dập. Chú ý trộn đều tay để hỗn hợp thật nhuyễn, mịn, như vậy khi gói chả hoa sẽ dễ dàng, miếng chả ngũ sắc có độ kết dính cao.
Bắc chảo lên bếp, xào hành tím băm nhuyễn, nấm mèo và cà rốt cho chín tái, tắt bếp rồi cho phần thịt và giò đã trộn ở trên vào chảo để xào. Khi xào chú ý đảo đều tay để nguyên liệu làm chả chín đều.
Cũng giống như cách làm giò chả thông thường, bạn sử dụng lá chuối để gói chả ngũ sắc. Lá chuối mua về tước thành từng miếng dài khoảng 40-50cm, rửa sạch, lau khô.
Trải 3-4 miếng lá chuối (để mặt lá xanh thẫm ra ngoài cho đẹp), cho trứng chiên lên bên trên lá, múc nhân vào giữa, cho lòng đỏ trứng muối lên trên, tiếp tục cho thêm nhân vào. Rồi cuộn chả chặt tay. Cách gói chả hoa ngũ sắc tương tự như cách gói giò lụa, chả lụa… chú ý gói chắc tay rồi buộc dây lại cố định cây chả.
Hấp chả ngũ sắc trong vòng 45 – 60 phút là chả chín, lấy ra, treo lên cho ráo nước. Không nên thả cây chả vào chậu nước lạnh, như vậy nước sẽ tràn vào khiến miếng chả ngũ sắc sẽ bị bở, ăn mất ngon. Bạn nên để chả nguội tự nhiên, sau khi hấp xong chả hoa sẽ căng tròn, cầm chắc tay, rất đẹp mắt.
Cách Làm Đèn Trung Thu Bằng Ống Hút Đơn Giản Nhất
Cách làm đèn Trung thu bằng ống hút đơn giản nhất phụ huynh có thể hướng dẫn con em mình tự thực hiện tại nhà.
Đầu tiên, cần chuẩn bị một chai nhựa kích thước vừa phải, có thể sử dụng chai đựng nước dung tích 5 lít. Sau đó cần cắt bỏ phần đầu và đáy chai, chỉ giữ lại phần thân vỏ chai.
Sử dụng băng dính hai mặt dán vòng xung quanh thân chai đã cắt từ trước đó rồi xếp ống hút dính lên phía trên. Có thể sử dụng nhiều loại ống hút với màu sắc khác nhau để tạo thêm màu sắc cho đèn lồng. Sau khi xếp ống hút xong cần dán thêm băng dính trong suốt ở phía ngoài để cố định.
Chú ý kích thước của ống hút phải dài hơn chiều cao của ống trụ đã cắt từ thân chai trong bước một. Sau khi xếp ống hút xong cần cắt cụt từ ba tới bốn ống ở những vị trí đối diện nhau.
Sau đó đan thêm ống hút vào những vị trí đã cắt cụt từ trước, sử dụng hồ dán, băng dính hoặc dùng chỉ buộc để cố định các thanh ngang này một cách chắc chắn, đây sẽ là phần giá treo của chiếc đèn lồng.
Có thể tận dụng luôn các ống hút còn thừa để tạo hình trang trí xung quanh chiếc đèn lồng.
Sử dụng dây thép hoặc dây chỉ để tạo hình phần dây treo đèn bằng cách nối bốn hoặc ba ống từ phần khung.
Thêm một vài chi tiết trang trí và đây là thành quả. Có thể thả đèn vào phía bên trong để tạo ra ánh sáng dùng thay đèn trang trí trong nhà. Do làm bằng vật liệu dễ cháy, tuyệt đối không sử dụng nến để thắp sáng bên trong đèn lồng ống hút tự chế này.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹo Làm Mâm Ngũ Quả Trung Thu Đơn Giản Mà Đẹp trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!