Bạn đang xem bài viết Mẫu Bảng Chấm Công File Excel, Word 2022 được cập nhật mới nhất trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mục đích của Bảng chấm công
Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH, … để có căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị.
Tải về: Bảng mẫu chấm công hàng ngày (file excel)
Phương pháp và trách nhiệm ghi chép bảng chấm công
– Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm…) phải lập bảng chấm công hàng tháng. – Hàng ngày tổ trưởng (Trưởng ban, phòng, nhóm,…) hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ cột 1 đến cột 31 (tức là từ ngày 1 đến ngày 31) theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.
Cách trình bày bảng chấm công
Bảng chấm công nhân viên hàng ngày được trình bày trên file excel để tiện cho việc phân loại các ô, các mục một cách rõ ràng, chính xác, công bằng. Khi trình bày Bảng chấm công hàng ngày, các bạn cần chú ý các yếu tố cần thiết sau đây:
Tên đơn vị chấm công: Ghi ở dòng đầu tiên từ cột thứ 2 (Cột B) Tên bảng: “BẢNG CHẤM CÔNG” – được ghi ở dòng thứ 3 và căn sao cho nằm giữa bố cục với bảng chấm công bên dưới. Trình bày bằng chữ in hoa bôi đậm, cơ chữ to hơn những dòng chữ khác trong toàn trang excel. Phía dưới là tháng và năm chấm công cũng được căn giữa cân đối. Nội dung bảng chấm công: Bao gồm: STT, Họ tên nhân viên, Chức vụ, Các ngày trong tháng, Tổng số ngày, Các ngày nghỉ (Không lương, nghỉ lễ, nghỉ phép). Phía dưới bảng cần ghi rõ Ngày, tháng, năm hoàn thành bảng chấm công với đầy đủ các thông tin Các chữ ký: Bao gồm: Chữ ký của người chấm công, người phụ trách bộ phận và Ban giám đốc. Phần cuối bảng chấm công cần ghi rõ các ký hiệu của các dạng ngày nghỉ (Được ghi rõ trong file đính kèm).
Phương pháp chấm công
Tùy thuộc vào điều kiện công tác và trình độ kế toán tại đơn vị để sử dụng 1 trong các phương pháp chấm công sau:
– Chấm công ngày: Mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm việc khác như hội nghị, họp,… thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó.
Cần chú ý 2 trường hợp: + Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian khác nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc chiếm nhiều thời gian nhất. Ví dụ người lao động A trong ngày họp 5 giờ làm lương thời gian 3 giờ thì cả ngày hôm đó chấm “H” Hội họp. + Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian bằng nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc diễn ra trước.
– Chấm công theo giờ: Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo các ký hiệu đã quy định và ghi số giờ công thực hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.
– Chấm công nghỉ bù: Nghỉ bù chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm, do đó khi người lao động nghỉ bù thì chấm “NB” và vẫn tính trả lương thời gian.
Tải mẫu bảng chấm công file word, file excel
Tải mẫu bảng chấm công bằng file excel
Download: Bảng mẫu chấm công hàng ngày
Download: Bảng chấm công 2019
Tải mẫu bảng chấm công bằng file word
Download: Bảng chấm công file word
Download: Bảng chấm công làm thêm giờ mẫu 01b LĐTL Thông tư 133
Download: Bảng chấm công làm thêm giờ mẫu 01b LĐTL Thông tư 200
Bảng Chấm Công Trên Excel, Bảng Lương Bằng Excel Tự Động
Mẫu bảng chấm công trên Excel kết hợp với bảng lương 2018 do chúng tôi rất dễ sử dụng và giao diện khá chuyên nghiệp. Đó là lý do ứng dụng này được hàng nghìn người làm kế toán lương, nhân sự sử dụng trong nhiều năm qua.
Các tính năng nổi bật của Phần mềm quản lý nhân sự W-PRO:
Bảng kê chấm công, tính lương: Cho phép bạn lưu lại lịch sử liên tục nhiều tháng
In phiếu lương liên tục
Báo cáo quản trị về nhân sự
Quản lý tạm ứng, tiền phạt
Lịch tham khảo 12 tháng (có thể chọn năm)
1. Tại sao lại có cả doanh nghiệp lớn, sao họ không dùng phần mềm?
– Excel rất linh hoạt
– Bạn có thể thêm bớt bao nhiêu chỉ tiêu theo dõi, tính lương tùy theo yêu cầu của công ty, cũng như mong muốn của các sếp
– Chi phí rất rẻ. Nếu công ty có những bạn có khả năng sử dụng excel thì chẳng phải tốn đồng nào 🙂
2. Điểm nổi bật của File Bảng chấm công trên excel và tính lương bằng excel
– Tiện lợi – bởi Các nút chuyển chức năng được bố trí ở mọi phần của file chấm công và tính lương
– Tính năng tự động rất cao bởi đã được cài sẵn công thức
+ Tự động tính thuế theo biểu thuế cũng như mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân, người phụ thuộc theo qui định mới nhất.
+ Bảng chấm công tự động điền ngày và bôi màu ngày chủ nhật – Bạn chỉ cần thay đổi số tháng trong Bảng thông tin doanh nghiệp là xong hết.
+ Có lịch tự động từ 2005 đến 2016 – giúp bạn tham khảo thời gian một cách dễ dàng.
+ Nếu có yêu cầu của người sử dụng về việc chuyển số tiền bằng số sang số tiền bằng chữ trong phiếu lương một cách tự động. Thì chỉ cần email yêu cầu Ad. Ad sẽ thêm phần này vào cho các bạn.
3. Link tải mẫu file bảng tính lương tự động
Lưu ý rằng, đây là phiên bản miễn phí do đó có một số hạn chế so với FULL, giống như số lượng nhân viên bị giới hạn. Bạn cũng không xem được công thức được sử dụng cho việc tính toán, không chỉnh sửa được độ rộng dòng cột,…
Có một số bạn download được bảng chấm công, tính lương tự động trên internet không phải từ trang chúng tôi Khi đó các bạn nên lường trước những trường hợp ứng dụng sẽ hoạt động không chính xác. Và nhiều khi gặp lỗi không có ai hỗ trợ xử lý, dẫn tới mất thời gian và công sức.
4. Một số loại bảng chấm công, tính lương mà bạn cần biết
Là một kế toán lương hoặc nhân viên nhân sự tiền lương các bạn cần được trang bị một số kỹ năng cơ bản sau:
Hiểu về công việc của mình cần biết các chứng từ gì?
Các mẫu bảng biểu, chứng từ kế toán lương cần biết
Bạn cần thành thạo excel bởi làm kế toán lương bạn phải tính toán và thống kê rất nhiều thông tin, dữ liệu. Nếu bạn không thành thạo excel, bạn sẽ:
Mất vài giờ, cả ngày thậm chí cả tuần để tổng hợp một mớ thông tin mà lẽ ra chỉ ần vài phút khi thành thạo excel
Làm thủ công thì độ chính xác sao mà cao bằng máy làm được. Khi sử dụng excel, không chỉ làm nhanh mà còn đạt độ chính xác tuyệt đối.
Khi bạn đảm bảo tốt công việc của mình thì năng suất làm việc tăng lên và sẽ làm được nhiều việc khác nữa. Đương nhiên thu nhập sẽ tăng theo. Do vậy, bạn hãy trau dồi kiến thức về excel ngay và luôn thôi.
Các chứng từ kế toán lương cần biết:
Phần tiếp theo trong series về lập bảng chấm công tính lương, trước tiên ad sẽ nêu những điểm chính để giúp bạn có thể hình dung cụ thể hơn.
5.1. Hiểu rõ hơn về công việc chấm công, tính lương
a/ Loại chấm công
Ta có nhiều kiểu chấm công nhưng tựu chung lại có 2 kiểu phổ biến nhất hiện nay là:
Một kinh nghiệm ad rút ra là không cần phải biết hết, nhưng đã biết về phần nào rồi nên nắm thật chắc, thật sâu. Bạn sẽ có được những thành công nhất định khi tập trung. Do vậy, trong phạm vi bài này ad chỉ đề cập tới 2 kiểu chấm công phổ biến nhất thôi.
Ta có thể chấm công máy (vân tay, quẹt thẻ) hoặc chấm công tay. Dù là chấm công máy nhưng trong một số khâu ta vẫn có có chấm công giấy đó các bạn (thậm chí là các tập đoàn).
Nếu là chấm công ngày thì hàng ngày nhân viên phụ trách chấm công sẽ phải theo dõi và chấm công cho từng nhân viên. Công việc này rất tốn thời gian và công sức, do đó nếu áp dụng được máy chấm công thì nên dùng. Chi phí cũng không quá lớn để đầu tư máy chấm công.
c/ Cuối tháng ta cần làm gì?
Cuối tháng, nhân viên này cần tổng hợp số ngày công, giờ công thực tế của từng nhân để gửi cho bộ phận nhân sự hoặc kế toán tính toán. Hoặc chính là người chấm công sẽ phải tính lương nếu qui mô công ty nhỏ.
Là người chấm công thì phải hiểu thật rõ có các kiểu ghi nhận ngày công, giờ công nào: X (làm cả ngày), X/2 (làm nửa ngày hưởng lương), 0 (nghỉ không lương cả ngày),… Để từ đó ta sẽ qui đổi được số công thực tế từng loại ra một loại công được gọi là công chuẩn (qui đổi). Công chuẩn mới là căn cứ để tính lương cho nhân viên trong tháng.
Khi tính lương, ta cần dựa vào chính sách tính lương của công ty để nhân số ngày công/ giờ công chuẩn với định mức hoặc lương tháng/ số ngày làm việc của tháng. Cùng với đó là nhiều các khoản chi phí lương phát sinh. Đó có thể là: thuế thu nhập cá nhân, trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm…
5.2. Các phần cần có của một file chấm công tính lương
Trong một bảng chấm công, bạn cần có tối thiểu các thông tin sau:
Tên hoặc mã nhân viên: Tốt nhất là nên quản lý theo mã nhân viên. Đặc biệt là khi dùng máy chấm công thì ta nên quản lý theo mã sẽ khoa học và dễ quản lý thông tin về nhân sự
Các ngày trong tháng đó
Phần thống kê chi tiết từng loại mã ngày công
Qui đổi ra công chuẩn
Phần chữ ký xác nhận của người lập và trưởng bộ phận/ giám đốc
Trong bảng lương, ta cần có các thông tin sau:
Mã nhân viên và tên nhân viên, chức vụ và một số thông tin khác nếu cần thêm như phòng ban.
Lương cơ bản hoặc lương trên 1 đơn vị sản phẩm
Số ngày công hoặc lượng sản phẩm tiêu thụ/ sản xuất
Tính lương cơ bản
Tính bảo hiểm: xã hội, y tế, thất nghiệp
Cập nhật các khoản trợ cấp, phụ cấp nếu có
Tính thuế thu nhập cá nhân
Phần tạm ứng lương
Phần lương thực lĩnh của tháng.
Khi có một cơ sở dữ liệu đầy đủ về từng nhân viên ta sẽ có những chính sách phát triển nhân sự phù hợp. Đóng vai trò là một người quản lý tiền lương, nhân sự cho một công ty, các bạn cần nhận thức rõ điểm này.
Và hãy là người tư vấn cho giám đốc trong việc quản trị nhân sự một cách khoa học và chuyên nghiệp. Khi BGĐ thấy được sự chuyên nghiệp của bạn thì bạn sẽ nhiều cơ hội phát triển.
Ngoài ra, ta có thể phát triển các báo cáo phân tích chi phí lương theo bộ phận,…
Đây là một điểm cộng rất lớn cho sự nghiệp của bạn nếu bạn biết và làm tốt.
6. Liên hệ để xin tư vấn về quản lý tiền lương và nhân sự
Trong trường hợp các bạn muốn liên hệ với ad để xin tư vấn về việc thiết lập các báo cáo quản trị chi phí, nhân sự. Hoặc đặt hàng ad thiết kế các phần mềm tính lương, chấm công chuyên nghiệp cho đơn vị của bạn. Bạn có thể email cho ad vào hòm mail: webkynang.vn@gmail.com
Khi trở thành khách hàng của chúng tôi bạn sẽ được hỗ trợ rất nhiều để trưởng thành dần dần trong nghề nhân sự. Đặc biệt là thành thạo excel để phục vụ tốt công việc và sự nghiệp trong tương lai.
Mẫu Bảng Lương Excel, Mẫu Bảng Lương Hàng Tháng (Pro)
Bạn là kế toán lương, chủ doanh nghiệp nhỏ hay thậm chí là sinh viên mới ra trường đang muốn tự làm cho mình một bảng lương. Đây là bài viết dành cho bạn.
Bắt đầu nào!
1. Bảng lương cần có những thông tin gì?
Một bảng lương trong doanh nghiệp không thể thiếu các thông tin sau:
– Tên nhân viên
– Chức vụ, vị trí
– Lương cơ bản
– Số ngày công
– Bảo hiểm
– Lương thực lĩnh
– Ghi chú
Bên cạnh đó, tùy vào qui mô loại hình doanh nghiệp, bảng lương trên excel chúng ta có thể bổ sung thêm các tiêu chí khác ví dụ như:
– Mã nhân viên
– Phụ cấp, trợ cấp
– Mức Lương ca đêm, lương thêm giờ
– Số giờ làm thêm, làm ca
– Thậm chí Ngày vào công ty
– Các khoản giảm trừ vào lương
2. Mẫu bảng lương excel (hình ảnh)
Trong phần 2, ad giới thiệu tới các bạn ảnh của các mẫu bảng lương phổ biến bằng tiếng anh và tiếng việt. Bạn chỉ cần xem ảnh và vài thao tác đơn giản trên excel là bạn đã có thể có một bảng lương ổn rồi.
Với một công ty nhỏ, số lượng nhân viên ít thì thường có chính sách nhân sự đơn giản.
Do đó bảng lương của doanh nghiệp cũng rất đơn giản, các bạn có thể tham khảo mẫu bảng lương sau:
3. Download mẫu bảng lương (file excel)
3.1. Mẫu file excel bảng lương đơn giản (Miễn phí)
Link tai mau bang luong excel thanh toan luong hang thang (miễn phí)
Một số nét về mẫu đơn giản này:
Chỉ gồm 2 phần: Bảng lương và Bảng chấm công
Mẫu này bạn có thể làm cho mỗi tháng 1 file
Công thức excel sử dụng để lập bảng lương này khá đơn giản: Sum, Counta
Các bạn hãy xem bài viết tổng hợp các hàm excel bạn cần biết để thành thạo excel, trong đó có link tới bài viết về 2 hàm trên.
3.2. Phần mềm tính lương chuyên nghiệp (12 tháng trong 1)
Phần mềm tính lương với 12 bảng chấm công cho 12 tháng và 1 bảng lương cho phép xem bảng lương của 12 tháng.
Tất cả trong 1.
Bạn không cần phải mở nhiều file để lập bảng lương, bảng chấm công cho từng tháng như mẫu đơn giản ở trên.
Bạn chỉ cần 1 Ứng dụng là quá đủ để bạn làm tốt công việc chấm công, tính lương của mình.
Giao diện rất đẹp, thân thiện và chuyên nghiệp.
Thanh điều hướng với các nút bấm tiện lợi giúp bạn dễ dàng di chuyển tới các tính năng của phần mềm
Các tính năng được gom vào các nhóm để người dùng tiết kiệm thời gian di chuyển
Với bản FULL bạn có thể tùy ý chỉnh sửa, co giãn dòng cột sao cho phù hợp nhất với nhu cầu quản lý của doanh nghiệp
Phần mềm tự động thống kê số ngày công, số ngày nghỉ,… và qui đổi tổng số ngày công chuẩn.
Bên cạnh đó là tính năng tự động cảnh báo khi việc chấm công đang gặp sai sót.
Những nhân viên đã nghỉ được ghi vào phần ghi chú để bạn biết khi chấm công, sẽ không phải chấm công cho những người đã nghỉ
Và bạn sẽ có ngay bảng lương của tháng đó trong nháy mắt.
Quá tiện phải không nào.
Bên cạnh đó, trong bản FULL bạn có thể in được phiếu lương chi tiết cho từng nhân viên sau khi bảng lương được hoàn tất.
Báo cáo chấm công tổng hợp cho tất cả nhân viên giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tình hình làm việc của toàn công ty.
Bên cạnh đó là báo cáo số giờ công chi tiết cho từng nhân viên: Số ngày đi làm, số ngày nghỉ phép, số ngày nghỉ không lương.
Tốt nhất là bạn nên xem qua phần này để nắm bắt được cách sử dụng một cách bài bản. Mặc dù trong quá trình sử dụng có thể bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề phát sinh cần ban quản trị hỗ trợ.
c.1/ Ưu điểm
Dễ sử dụng và đơn giản
Không cần biết kiến thức về kế toán hay giỏi excel bạn làm tốt
Giao diện thân thiện giúp bạn có hứng làm việc hơn
Các tính năng tính lương và thống kê số ngày công được tự động đến 98%
c.2/ Nhược điểm
Bản dựng sẵn không đáp ứng được hết nhu cầu của tất cả các doanh nghiệp.
Khả năng xử lý dữ liệu lớn (hàng nghìn nhân viên) không được tối ưu như các phần mềm được viết trên các ngôn ngữ lập trình khác
Hướng Dẫn Cách Tính Số Giờ Làm Việc Trên Bảng Chấm Công Excel Từ Máy Chấm Công
Không phải lúc nào việc chấm công trên máy chấm công cũng đem lại hiệu quả ngay. Trong một số trường hợp chúng ta phải đưa dữ liệu từ máy chấm công sang Excel thì mới tính được số giờ công làm việc của nhân viên. Trong bài học này Học Excel Online sẽ hướng dẫn các bạn cách tính số giờ làm việc trên bảng chấm công Excel với dữ liệu được trích xuất từ máy chấm công. Nội dung cụ thể như sau:
Chúng ta có bảng dữ liệu trích xuất từ máy chấm công tháng 07 năm 2017 gồm:
Cách làm
Bước 1: Khảo sát, đánh giá và phân tích dữ liệu nguồn (bảng dữ liệu kết xuất từ máy chấm công ra excel)
Đây là bước rất quan trọng, Việc phân tích bảng dữ liệu nguồn sẽ giúp chúng ta có phương án xử lý phù hợp và chính xác.
Để thực hiện công việc này, chúng ta cần nắm được các nguyên tắc sau:
Mục đích công việc: Tính công làm việc theo thời gian
Mã Nhân viên: Liên tục theo dòng, không được để dòng trống
Ngày trong tháng: Bao gồm xác định ngày trong tháng, thứ trong tuần, phân biệt ngày nghỉ lễ, nghỉ bù
Giờ vào, giờ ra: Các ngày làm việc đều phải có giờ vào, giờ ra. Khi tính công sẽ dựa trên việc đánh giá giờ vào, giờ ra để tính ra các loại công.
Ta có thể thấy, để tính toán được, cần phải điều chỉnh lại cấu trúc bảng dữ liệu sao cho đúng các tiêu chí.
Việc tính toán trên nhiều điều kiện, nên hàm sẽ sử dụng để tính toán là SUMIFS, COUNTIFS và hàm IF
Bước 2: Cấu trúc lại bảng dữ liệu
Để rút gọn bài viết, mình sẽ không nêu từng thao tác, mà sẽ đưa hình mẫu và gợi ý các cách làm để các bạn có thể tự làm được:
(Bảng chấm công này có cấu trúc mỗi ngày gồm 2 cột, khác bài trước là mỗi ngày 1 cột)
Phần Tháng và Năm (dòng 2, 3): Đặt bên ngoài để tiện việc thay đổi
Ngày trong tháng (dòng 4): Dùng hàm Date, bắt đầu với ngày 26 tháng trước đó (vì bảng nguyên liệu kết xuất tính từ ngày 26 nên ta sẽ giữ nguyên yêu cầu này. Tính công từ ngày 26 tháng trước đến ngày 25 tháng sau). Riêng 2 ngày cuối có thể sang tháng tiếp theo (trường hợp tháng có 28-29 ngày) nên có thể xử lý để bỏ trống nếu sang tháng sau, tức là ngày 27 tháng này trở đi là đã bước sang tháng sau của bảng tính công.
Phần Mã NV (cột A, B, C): Mỗi mã 1 dòng, để tập hợp theo mã NV chính xác hơn.
Thứ trong tuần (dòng 5): Dùng hàm Choose kết hợp với hàm Weekday để xác định. Kết hợp tính năng Conditional Formatting để tô màu phân biệt ngày CN với ngày thường.
Giờ vào, giờ ra (dòng 6): có thể quy ước số 1 là giờ vào, số 2 là giờ ra.
Lưu ý: 1 ngày có 2 giờ, nên 2 cột sẽ tính cho 1 ngày. Vì vậy khi xử lý ngày ở dòng 4 cần chú ý nội dung này.
Bước 3: Lọc và lấy dữ liệu
Tất cả những nội dung trên, mình đã hướng dẫn chi tiết trong bài: Tạo bảng chấm công trên excel. Vui lòng xem lại bài này để được hướng dẫn chi tiết.
Tạo thêm 1 vùng, trong đó mỗi ngày chỉ tương ứng 1 cột. Cách xử lý ngày, thứ giống với phần trước.
Giờ công làm việc trong ngày = Giờ ra – Giờ vào
Giờ ra = (Tổng số phút quy ước tại thời điểm chấm công ra = Số giờ * 60 + Số phút)/60
Giờ vào = (Tổng số phút quy ước tại thời điểm chấm công vào = Số giờ * 60 + Số phút)/60
BN7 =ROUND(((HOUR(SUMIFS($D7:$BM7,$D$4:$BM$4,BN$4,$D$6:$BM$6,2))*60+MINUTE(SUMIFS($D7:$BM7,$D$4:$BM$4,BN$4,$D$6:$BM$6,2)))-(HOUR(SUMIFS($D7:$BM7,$D$4:$BM$4,BN$4,$D$6:$BM$6,1))*60+MINUTE(SUMIFS($D7:$BM7,$D$4:$BM$4,BN$4,$D$6:$BM$6,1))))/60,2)
Bạn có thể filldown, fillright công thức từ BN7 cho các ô khác.
* Lưu ý:
Ta có thể thấy:
Quên chấm công tính dựa trên vùng đã xác định số giờ công, với số giờ <0 (mục 2.4)
CT7 = COUNTIFS(BN7:CR7,”<“&0)
Tổng số ngày công = Đủ 8h + Quên chấm công. Vì quên chấm công có thể vẫn được tính là 1 ngày công,
hoặc Tổng số ngày công = Đủ 8h + (Quên chấm công /2) nếu quy ước quên chấm công sẽ coi là nửa ngày công.
CU7 = CS7+CT7 hoặc CU7 = CS7+(CT7/2)
Ngày nghỉ = (Tổng số ngày có công = 0) – (Số ngày nghỉ tuần = chủ nhật) Trường hợp ngày nghỉ tuần là chủ nhật. Nếu nghỉ cả T7, CN thì sẽ trừ thêm số ngày thứ 7 trong tháng
CV7 = IF(B7=””,0,COUNTIF(BN7:CR7,0)-COUNTIF(BN$5:CR$5,”CN”)-COUNTIF(BN$4:CR$4,””))
Đi muộn: Căn cứ vào giờ vào làm, so sánh với chỉ tiêu 8h (tuỳ quy ước giờ vào làm của đơn vị)
Kết quả của mục 2.5 là kết quả cuối cùng, có thể sử dụng để tính lương cho NV
Cách tối ưu
Mình sẽ gợi ý một vài kỹ thuật giúp tối ưu hoá bảng xử lý: (Ưu tiên cho những bạn biết sử dụng VBA, nếu không biết VBA thì làm thủ công bằng tay)
Sử dụng VBA để lưu thông tin xử lý và kết quả tính được sang 1 Sheet riêng để lưu trữ kết quả. Bảng xử lý có thể làm tiếp cho các tháng sau mà không ảnh hưởng tới kết quả tháng trước.
Sử dụng VBA ẩn/hiện các vùng: Dữ liệu chấm công theo giờ vào-ra (cột D đến cột BM), Dữ liệu xử lý tính giờ làm việc (Cột BN đến cột CR) để làm gọn bảng xử lý. Khi cần làm việc với bảng nào thì ta mở ẩn vùng bảng đó ra. Như vậy sẽ gọn mắt hơn. Vì mục tiêu cuối cùng là kết quả tính công mà thôi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẫu Bảng Chấm Công File Excel, Word 2022 trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!