Bạn đang xem bài viết Làm Giàu Trên Đất Mỹ được cập nhật mới nhất trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tiêu là người gốc Việt Nam, anh và gia đình sang Mỹ sinh sống khi mới lên tám tuổi. Cuộc sống tại Mỹ đã làm thay đổi con người Hai Tiêu vốn hiền lành và nhút nhát. “Tại Mỹ, rất nhiều cơ hội làm giàu cho những ai thực sự quyết tâm”, Tiêu nói. Lúc đó, cuộc sống còn khá nghèo, gia đình Tiêu và một số người bạn đã cùng nhau góp tiền để mua một còn tàu bằng gỗ để vòng qua Campuchia và vịnh Thái Lan để tới Bangkok. Tám tháng sau, họ có được tấm vé thông hành sang Mỹ, cụ thể là tới Los Angeles.
Nhờ sự chăm chỉ và cố gắng, Tiêu đã dành được một vài suất học bổng cho phép anh theo học Đại học bang California, nơi mà đã nung nấu trong Tiêu một niềm yêu thích nghề giáo dục sau những giờ học căng thẳng trên lớp.
Sau khi tốt nghiệp vào năm 1993, Tiêu làm việc cho hệ thống giáo dục Los Angeles. Tuy nhiên, Tiêu không để công việc mới của mình cũng như những tấm séc tiền lương đều đặn lôi cuốn anh vào một cuộc sống bình thường trong thành phố. Thay vì đó, Tiêu đã quyết tâm làm giàu từ đầu tư tài chính và chứng khoán.ở nhà với người thân, trả 300 USD/tháng tiền nhà và dành số tiền còn lại cho các quỹ đầu tư khác nhau.
Vào năm 1997, thời kỳ đỉnh điểm của cơn sốt bất động sản, Tiêu đã dành dụm đủ số tiền 37.000 USD trả góp đợt đầu nhằm mua lại căn nhà ba phòng ngủ trị giá 182.000 USD trong khu vực có quy hoạch phát triển ở phía đông Pasadena, cách nơi anh dạy khoảng 30 phút đi xe. Tám năm sau, Tiêu đem căn nhà đi cầm cố lấy 116.000 USD. Tiêu cho biết giờ đây căn nhà đó trị giá 450.000 USD. Ngay sau khi có nhà, anh trai Tiêu đã đến ở và trả tiền thuê nhà 400 USD/tháng, khoản tiền này đã giúp Tiêu rất nhiều trong việc bù đắp khoản chi phí 1000 USD tiền lãi suất cầm cố và chi phí cho việc đầu tư.
Suốt hơn mười năm lăn lộn trong thế giới đầu tư tài chính nghiệp dư của mình, Tiêu luôn sốt sắng đặt những đồng vốn đầu tư của mình vào các quỹ chỉ số, cân đối chúng giữa quỹ chỉ số phi hưu trí và quỹ chỉ số trong kế hoạch hưu trí 403b. “Tôi thích chúng vì chúng có sự đa dạng và ổn định”, Tiêu nói về các quỹ chỉ số của mình, đồng thời cũng muốn chỉ ra rằng mình sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động đầu tư sang nhiều lĩnh vực khác, bao gồm cổ phiếu của các công ty lớn, trung bình, nhỏ, đồng tiền châu Âu và bất động sản.
Theo Tiêu, ngoài sự đa dạng và ổn định, anh bị hấp dẫn bởi các chỉ số này vì các chi phí rất thấp trong giao dịch và thanh toán của chúng. Khi Tiêu bắt đầu đầu tư, anh chỉ phải trả 1,5%/năm cho nhà môi giới. Nhưng đối với Tiêu, “khoản tiền này là quá nhiều”, Tiêu nói, “Tôi nghĩ người này đang thu lợi từ chính bản thân tôi. Quả thật mọi thứ đã xoay chuyển rất nhanh khi họ trở thành những nhà kinh doanh và mua bán thực thụ”.
Tiêu tự đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn đầu tư của mình bằng nhiều cuốn sách tài chính đầu tư khác nhau. Số tiền mà Tiêu đầu tư vào Quỹ phi hưu trí giờ đây đã tăng lên đến 100.000 USD. Còn giờ đây, Tiêu sống một mình và đặt phần lớn số vốn đầu tư vào 403b, khoảng 1400 USD/tháng, nâng tổng vốn lên thành 100.000 USD. Bên cạnh đó, để kiếm thêm tiền cho hoạt động đầu tư, Tiêu dạy học dạy học tại các trường mùa hè và sử dụng một phần trong số đó để đưa thêm một khoản 5000 USD khác trong một năm vào quỹ phi hưu trí của mình.
Tiêu cho biết anh hoàn toàn có thể có thêm bạn chung phòng nếu anh muốn để tiết kiệm tiền, nhưng Tiêu không tin rằng việc này thực sự đáng giá: “Tôi thích sự riêng tư”, Tiêu nói, “Tôi thích đi về nhà và có một chỗ ở thật yên tĩnh”. Theo Tiêu thì cùng với khoản tiền trợ cấp giáo viên của mình, ước khoảng 1500 USD/tháng, nếu ở lại với công việc anh có thể về hưu trong sung túc ở độ tuổi 55.
Quả thật những người như Hai Tiêu đã minh chứng cho nhận định của Warren Buffet: “Thị trường tài chính luôn có chỗ cho mọi nhà đầu tư, chỉ cần bạn có sự quyết tâm”. Đúng như vậy, nếu cố gắng thì cho dù bạn có là một nhà đầu tư trung bình, bạn cũng có thể trở thành triệu phú không lâu sau đó trên thị trường chứng khoán.
Chi phí của Tiêu
Cầm cố và thuế: $1,300
Vật dụng cá nhân: $100
Thức ăn: $200
Gas và bảo hiểm: $200
Chi phí xe hơi: $0 (Tiêu trả tiền mặt)
Chi tiêu tiền mặt: $200
Tổng chi phí: $2,000
Thu nhập hàng tháng sau thuế: $3,500
Lượng tiền dành cho đầu tư: $1,500
Cách Để Người Việt Trở Nên Giàu Có Trên Đất Mỹ
Ông David Dương, Tiến sĩ Alan Phan, doanh nhân Chính Chu, Tỷ phú Trung Dung, Triệu phú Bill Nguyen và còn nhiều tấm gương doanh nhân thành đạt trên đất Mỹ, hầu hết họ đi lên từ hai bàn tay trắng, với chữ “thiện và nhẫn” trong tâm, đặc biệt là yếu tố “nhẫn”, kiên trì lao động không mệt mỏi, và trí tuệ, họ đã trở thành những triệu phú, góp phần khẳng định vị thế con người Việt.
Trung Dung, một trong những người châu Á nổi tiếng nhất tại Mỹ
Câu chuyện của Trung Dung được kể lại trên những phương tiện truyền thông như tạp chí Forbes, Thời báo Tài chính và Thời báo phố Wall. Năm 2013, Trung Dung là 1 trong 17 người Mỹ nhập cư thành công, được vinh danh trong quyển Giấc mơ Mỹ của Dan Rather. Trung Dung đã có trong tay 1,8 tỷ USD và là một trong những người gốc Việt thành công nhất trên đất Mỹ.
Năm 1985, Trung Dung đặt chân tới Boston với chỉ 2 USD và một chút vốn liếng Tiếng Anh. Sau 14 năm vất vả kinh doanh, chính thiện và nhẫn nhịn chịu đựng đã giúp ông vượt qua khó khăn, kiên trì học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, vốn liếng để phát triển. Năm 1999, Trung Dung bán OnDisplay với giá 1,8 tỷ USD. Sau đó Dung sáng lập và là trở thành CEO của Fogbreak Solutions, công ty chuyên về ứng dụng doanh nghiệp nhằm tối ưu hoá độ linh hoạt của chuỗi cung ứng và hiệu quả dây chuyền sản xuất.
Vai trò của những dân nhập cư châu Á có trình độ như Dung ngày càng lớn hơn tại Khu vực Vịnh San Francisco. Trái ngược với những nhà kinh doanh nhập cư truyền thống khởi đầu từ các dịch vụ và sản xuất công nghệ thấp, lớp trẻ sau này thiên về lĩnh vực khoa học máy tính và kỹ thuật.
Bill Nguyen, triệu phú gốc Việt đi lên từ hai bàn tay trắng
Xuất thân nghèo khó khi sinh ra trong một gia đình lao động nhập cư vào Mỹ, Bill Nguyen đã tự hứa khi lớn lên sẽ không bao giờ để bản thân phải sống khổ thêm một lần nào nữa.
Năm 1992 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc đời Bill Nguyen. Chàng trai trẻ đến từ Houston, khi đó 21 tuổi, bắt đầu hành trình trở thành triệu phú khi đảm nhiệm vai trò điều hành tại Forefront. Forefront là công ty phần mềm mà chỉ 6 năm sau đã có giá trị lên tới gần 150 triệu USD.
Tiếp tục con đường, gặt hái thành công trong vai trò điều hành 2 công ty khác là Freeloader và chúng tôi song chỉ tới khi thành lập Onebox năm 1999, tên tuổi của Bill mới thực sự được biết tới rộng rãi. Đó cũng là lần đầu tiên, Bill sáng lập một và làm chủ một công ty của riêng mình.
Onebox được thành lập một cách tình cờ. Bắt nguồn từ ý tưởng “gửi fax qua mạng Internet”, Bill tìm đến các công ty đầu tư mạo hiểm để tìm nguồn vốn thực hiện kế hoạch. Onebox đã trở thành một “cú nổ” lớn vào thời điểm đó, khi trang web này giúp các tổ chức, cá nhân gửi các bản fax ảo một cách dễ dàng.
Chỉ sau 18 tháng, Bill bán Onebox với giá 850 triệu USD. Trước đó, tổng số tiền Bill huy động được để gây dựng Onebox chỉ vẻn vẹn 60 triệu USD. Đây cũng là thương vụ thành công nhất của Bill cho tới thời điểm này.
Sau đó, mặc dù không thực sự thành công với Lala và đặc biệt là ColorLabs, Bill Nguyen vẫn được biết tới như một cái tên mà các nhà đầu tư “không mảy may nghi ngờ”. Thương vụ Lala với số vốn huy động 35 triệu USD, mặc dù không được coi là thành công, vẫn mang về 80 triệu USD khi được Apple mua lại vào năm 2009.
Thành công của Bill thoạt nhìn tưởng do thông minh, may mắn, nhưng ít ai ngờ được rằng chính tấm lòng lương thiện, được mọi người tin tưởng quý mến, sẵn sàng hỗ trợ vốn đầu tư. Anh là người Việt, nhưng đã là chủ tịch hội sinh viên gốc Phi khi còn học đại học đã nói lên tấm lòng thiện lương, chân thật, sống vì mọi người của anh. Anh cũng nói thành công của anh là nhẫn, chịu đựng gian khổ để vượt qua. Điều trăn trở lớn nhất đối với Bill lúc này, là việc chưa thể trở thành tỷ phú. ” Đúng là điều đó làm tôi suy nghĩ rất nhiều“, triệu phú này nói trong một bài phỏng vấn với Fast Company. “Tôi có khả năng chịu đựng gian khổ giỏi hơn bất kỳ ai khác, và sẽ tồn tại lâu hơn, bởi vì tôi có thể.”
Vua rác trên đất Mỹ – David Dương
Ông là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CWS, Công ty châu Á duy nhất đứng thứ 31/100 công ty hàng đầu trong ngành xử lý chất thải của Mỹ vào năm 2013.
David Dương còn là Chủ tịch công ty TNHH Xử lý Chất thải rắn Việt Nam (Vietnam Waste Solutions – VWS) chuyên đầu tư xử lý rác thải tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Mới đây, VWS đã giành chiến thắng trước “đối thủ” cạnh tranh là Waste Mangement – công ty xử lý rác lớn nhất Hoa Kỳ có trụ sở đặt tại Texas, có chi nhánh ở 50 tiểu bang và nhiều nước trên Thế giới.
Hợp đồng mà CWS thắng thầu là một trong những hợp đồng lớn nhất của thành phố Oakland, trị giá 2,7 tỷ USD trong 20 năm, thời gian bắt đầu thực hiện từ tháng 7/2015.
Ít ai biết được những khó khăn vất vả đã trải qua để có được thành công của David Dương, chính lòng tận tâm kiên nhẫn vì công việc, làm việc gì ông cũng đặt hết tâm sức, cộng với một tâm thiện lành, làm gì cũng nghĩ đến xã hội trước, đối với nhân viên công ty ông lại càng luôn thể hiện bản tính thiện nên luôn được các nhân viên luôn tin yêu, quí mến. Hiện CWS có mặt tại 8 thành phố của Mỹ chuyên cung cấp các dịch vụ kinh doanh phế liệu, quản lý, thu gom và tái chế rác thải, vận hành các nhà máy tái chế rác thải… Ngoài ra, CWS còn kinh doanh vật liệu tái chế trên thị trường Mỹ và quốc tế, đưa ông David Dương lên ngôi “vua rác” trên đất Mỹ đầy tự hào.
Tiến sĩ Alan Phan
Alan Phan là doanh nhân Việt đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 1987. Năm 1999, Tập đoàn Harcourt do ông sáng lập đạt trị giá 670 triệu USD, trước khi tách thành 5 công ty và tiếp tục niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Tiến sĩ Alan Phan du học Mỹ từ năm 1963. Ông tốt nghiệp Thạc sĩ tại Mỹ trước khi nhận 2 bằng Tiến sĩ tại Anh và Australia. Ông còn tham gia thỉnh giảng tại các Đại học Mỹ (Colorado, Columbia, Cal State) và Trung Quốc.
Alan Phan có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty đa quốc gia cũng như các ngân hàng lớn tại Phố Wall. Ông còn là Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA, chuyên gia tư vấn về Emerging Markets cho nhiều tập đoàn đa quốc gia và là cổ đông tại 6 công ty đại chúng ở Trung Quốc và Mỹ.
Năm 1997, Alan Phan là người đầu tiên giới thiệu hệ thống bán cổ phiếu qua mạng và giáo dục online tại Trung Quốc. Với kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực đầu tư, hiện Alan Phan đang là một chuyên gia phân tích, với những góc nhìn độc đáo và sâu sắc về kinh tế.
Là người rất tâm huyết với quê hương, ông đã dành nhiều tình cảm, tâm huyết cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Ông đã qua đời tháng 10/2015 tại Mỹ, khi ở tuổi 70.
Chính Chu
Doanh nhân Chính Chu sinh năm 1966 tại Việt Nam. Năm 1975, ông cùng gia đình di cư sang Mỹ. Chính Chu khởi nghiệp từ việc đi bán sách lẻ và giao đến tận nhà. Chính Chu có bằng cử nhân Tài chính loại xuất sắc của Đại học Buffalo, một trường công tại New York (Mỹ).
Trước khi gia nhập Blackstone vào năm 1990, Chính Chu từng làm việc tại bộ phận mua bán và sáp nhập của công ty Salomon Brothers từ năm 1988. Hiện ông là đồng Chủ tịch kiêm Giám đốc cao cấp quản lý tài sản của Blackstone.
Thị trường tài chính Thế giới biết đến Chính Chu nhiều hơn khi ông chi 34,3 triệu USD để mua trọn tầng 89, một nửa tầng 90 tại tháp Trump World Tower do tỷ phú Donald Trump đầu tư vào cuối năm 2007. Sau cố gắng bất thành để mua nốt nửa tầng còn lại, Chính Chu bỏ thêm 5 triệu USD để tăng không gian trên tầng mái tòa nhà, nâng tổng chi phí lên 39,3 triệu.
Hiện tại tài sản của doanh nhân gốc Việt này khoảng 1,1 tỷ USD. Tại Việt Nam, ông Chính Chu còn được biết đến là phu quân của ca sĩ hải ngoại Hà Phương, em gái của ca sĩ Cẩm Ly.
Cái tên cũng đã phần nào đã nói lên tính cách của bản thân ông, chân chính, chu đáo, thiện nhẫn. Cùng với trí thông minh, những đức tính tốt đẹp đó đã góp phần tạo nên một tỷ phú gốc Việt ở Mỹ.
Tự hào vì những thành đạt của người Việt
Người Việt luôn tự hào là dân tộc thông minh, cần cù chăm chỉ, nhưng quan trọng hơn là có trái tim thiện lành, nhẫn chịu đã giúp người Việt vươn lên trước mọi khó khăn.
Trong bối cảnh đất khách quê người, không quen phong tục, tập quán và môi trường kinh doanh, nguồn vốn để khởi nghiệp cũng không có, nhưng họ đã vượt qua, đi lên bằng cách kinh doanh chân chính, bằng sự tin tưởng và trái tim thiện, nhẫn. Đây cũng là bài học cho các doanh nhân Việt Nam để tiến đến phát triển bền vững thay vì cách làm ăn sổi ở thì của nhiều người hiện nay.
8 Tỷ Phú Gốc Việt ‘Làm Mưa Làm Gió’ Trên Đất Mỹ
8 tỷ phú gốc Việt ‘làm mưa làm gió’ trên đất Mỹ
Có những tỷ phú gốc Việt lập nghiệp và thành danh trên đất Mỹ. Họ nổi tiếng vì sự giàu có, tài giỏi dù nhiều người chỉ đi lên từ hai bàn tay trắng.
Chính chúng tôi – Người “đạo diễn” kế hoạch thu mua tập đoàn Dell
Trong giới đầu tư tài chính Mỹ, cái tên Chính chúng tôi là một cái tên vô cùng quen thuộc mà mỗi khi nhắc đến mọi người phải kiêng nể.
Chính E. Chu (Chính Chu) sinh năm 1966 tại Việt Nam. Năm 1975, ông cùng di cư sang Mỹ với vốn liếng chỉ vài trăm USD. Vừa đi học, ông Chu vừa đi bán sách lẻ và giao đến tận nhà. Chu có bằng cử nhân Tài chính tại Đại học Buffalo, một trường công tại New York (Mỹ).
Chính chúng tôi cùng vợ là ca sĩ Hà Phương (thứ hai trong số 3 chị em Cẩm Ly, Minh Tuyết, Hà Phương) và 2 con gái.
Hiện tại Chính chúng tôi đang là cấp cao của tập đoàn đầu tư tài chính Blackstone (Mỹ). Chính chúng tôi sở hữu trong tay số tài sản lên tới 1,1 tỷ USD. Biệt tài mà mọi người nhớ tới ông chính là khà năng “đạo diễn” hàng loạt vụ thương thuyết cho Blackstone. Nhiều người nói đùa rằng “không có thương vụ nào tuột khỏi tay Chính E.Chu”.
Bằng khả năng của mình, Chính chúng tôi đã lần lượt “thu mua” rất nhiều tập đoàn, công ty… thu lại khoản lợi nhuận vô cùng béo bở và trở thành một cái tên khiến phố Wall phải kiêng dè.
Bill Nguyễn – Người có duyên bán hàng cho Apple
Sinh năm 1971, Bill Nguyễn lớn lên trong một gia đình gốc Việt sang định cư tại Mỹ vào năm 1969. Anh từng làm nghề phụ bán xe hơi cũ vào cuối tuần để trang trải tiền học và phụ giúp gia đình. Bill Nguyễn đỗ đại học Houston, nhưng nhanh chóng bỏ dở để theo nghiệp trên lĩnh vực phần mềm.
Bill Nguyễn được miêu tả là người giản dị, thích chơi game và chỉ ngủ khoảng 3 tiếng mỗi ngày.
Năm 1999, Bill Nguyễn đã làm chấn động giới khi bán công ty chuyên về phần mềm tin nhắn mới thành lập chỉ 1 năm cho chúng tôi với mức giá 850 triệu USD. Năm 2000, Bill Nguyễn trở thành sáng lập viên kiêm CEO công ty phần mềm Seven Networks, chuyên sản xuất các ứng dụng cho thiết bị di động. Với thành công của Seven Networks, Bill từng được tập đoàn MSNBC bầu chọn là nhân vật triển vọng nhất năm, thậm chí được coi là người “có khả năng thay đổi bộ mặt công nghệ thông tin toàn cầu”.
Thành công lớn nhất của doanh nhân 7X người Mỹ gốc Việt này là chúng tôi dịch vụ kết nối âm và chia sẻ đĩa CD giá 1 USD. Sau 2 năm ra đời, chúng tôi lọt vào mắt xanh của Apple, và ông lớn công nghệ đã bỏ ra khoảng 80 triệu USD để thâu tóm dịch vụ này, sau đó kết hợp nó vào iTunes. Bill Nguyễn và các cộng sự trong dự án chúng tôi đều được mời về làm việc tại Apple vào năm 2008.
Charlie Tôn Quý – Ông hoàng của nghề nail
Với khởi điểm chỉ là một bài tiệm nail đầu tiên, Charlie Tôn Quý đã bắt đầu kế hoạch vươn xa hơn nữa của mình bằng cách đưa tiệm nail vào các siêu thị, cửa hàng…
Charlie Tôn Quý muốn hông muốn nghề nail không chỉ là một trong những nghề tạm bợ và ông đã khiến nó trở thành một “thiên đường hái ra tiền”.
Một thời gian sau, gần 1,200 cửa hàng nail của Charlie Tôn Quý đã có mặt trên toàn nước Mỹ. Charlie Tôn Quý đã thành công khi đưa thương hiệu Regal Nails trở nên nổi tiếng khắp toàn nước Mỹ. Không những thế, ông cũng giúp rất nhiều lao động Việt Nam có việc làm trong các cửa hàng nail của mình.
Hiện tại, với gần 1.200 cửa hàng nail, thu nhập bình quân của Regal Nails là khoảng 500 triệu USD mỗi năm. Không dừng lại tại đó, Regal Nails đang tham vọng đưa thương hiệu ra toàn thế giới.
Đoàn Trí Trung – “Ngôi sao đang lên” của chip LED
Kỹ sư gốc Việt Đoàn Trí Trung là một trong những người sáng lập công ty Semiled (bang Idaho, Mỹ). Ông cũng là chủ hoặc đồng chủ sở hữu 250 bằng sáng chế có giá trị trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử tại Mỹ.
Đoàn Trí Trung được mệnh danh là “ngôi sao đang lên” của lĩnh vực chip LED (chíp điot bán dẫn trong công nghệ thông tin).
Công ty chuyên về thiết bị bán dẫn của ông Trung đã phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) năm 2010 và được dự sẽ dẫn đầu chip LED. Công ty của doanh nhân này, ngoài trụ sở ở Mỹ, còn có thêm 2 nhà máy tại Trung Quốc và Đài Loan.
Jenny Tạ – “nàng Lọ Lem phố Wall”
Rời quê hương khi mới 6 tuổi cùng anh trai và người mẹ đơn thân nghèo, nước Mỹ trong mắt Jenny Tạ vào những tháng ngày đầu tiên là khu bán đồ cũ tại Salvation Army hay Thrifty, nơi mẹ cô thường dẫn các con đến mua sắm.
Năm 25 tuổi, cô lập Vantage Investments nhưng nhanh chóng thua lỗ, phải vay 100.000 USD của mẹ để vực dậy công ty. Công việc kinh doanh của Jenny Tạ xoay chiều chỉ sau 2 tháng, đến năm 1999, cô đủ tiền trả cho mẹ cả gốc và lãi.
Jenny Tạ được nể phục vì là phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên thành lập 2 công ty chứng khoán có tầm vóc quốc tế tại phố Wall.
Năm 2001, Jenny Tạ bán Vantage Investments, thu về khoản lời hàng triệu USD. 3 năm sau, cô tiếp tục điều hành chứng khoán Titan, chuyên về tư vấn đầu tư, mua bán sáp nhập, và rồi lại bán công ty này với mức giá mà Jenny từng thừa nhận là “không thể chối từ”. Tổng số tài sản ở hai công ty của Jenny Tạ lúc này lên tới 250 triệu USD.
Rời nghiệp chứng khoán, Jenny Tạ bắt tay vào xây dựng một công ty chuyên về truyền thông chúng tôi Đây là công ty đầu tiên trên khai sinh khái niệm “Social Networthing” – một giúp mọi người kết nối và kiếm lợi nhuận. Giá trị của Sqeeqee hiện ước tính lên tới cả tỷ USD.
Triệu Như Phát: Tỉ phú từ BĐS
Sinh ra tại Hải Phòng, năm 7 tuổi, ông theo gia đình vào Sài Gòn. Năm 1975, ông cùng vợ sang Mỹ định cư. Nhờ vào vốn tiếng Anh nên ông dễ dàng tìm được công việc bán máy hút bụi tại California. Thế nhưng, với đam mê làm giàu sẵn có, ông quyết tâm khởi sự kinh doanh cho riêng mình.
Năm 1978, ông Triệu Như Phát chính thức khởi sự kinh doanh ngành bất động sản tại California khi thành lập Công ty Bridgecreek. Dồn hết tâm huyết vào đây, suốt 10 năm trời gần như tuần nào ông cũng làm việc 7 ngày với hơn 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Từ khi thành lập đến nay, Bridgecreek đã đầu tư các dự án bất động sản với tổng trị giá lên đến 400 triệu USD. Trong đó, có Khu thương mại Phước Lộc Thọ (còn mang tên tiếng Anh là Asian Vineyard Mall) đóng vai trò trung tâm thương mại quan trọng của người châu Á tại Mỹ.
Trung Dung – Điển hình cho “Giấc mơ Mỹ”
Năm 1984, Trung Dung mới 17 tuổi và đến Mỹ với 2 USD trong tay. Tuy nhiên, ông đã khiến cho cả nước Mỹ phải e dè và nể phục vì khả năng vươn lên của mình.
Chàng thanh niên nghèo năm nào hoàn thành chương trình tiến sĩ và bắt đầu làm việc khởi điểm tại công ty Công ty phần mềm thương mại điện tử OpenMarket.
Với khả năng kinh doanh, sự nhạy bén trong lĩnh vực công nghệ, ý chí không sợ khổ, sợ khó đã giúp Trung Dung trở thành một điển hình trong cuốn sách Giấc mơ Mỹ của tác giả Dan Rather.
Một thời gian sau Trung Dung rời OpenMarket để thành lập công ty OnDisplay vào năm 1996. Với thành công của mình, Trung Dung đã khiến phố Wall kiêng dè về khả năng phát triển trong ngàng Internet Mỹ, vốn là thế mạnh của đất nước này.
Tính đến năm 2000, Trung Dung được cả nước Mỹ biến đến với món “hời” lợi nhuận gần 1,8 tỉ USD từ thương vụ bán cổ phần của OnDisplay.
Hoàng Kiều – tỷ phú giàu nhanh nhất của Forbes
Doanh nhân Việt 71 tuổi Hoàng Kiều sinh ra và lớn lên tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Vốn yêu thích công việc kinh doanh từ nhỏ, Hoàng Kiều sớm đạt được thành công ở tuổi 30, khi sở hữu một khách sạn lớn ở Đà Nẵng. Năm 1975, ông sang Mỹ, làm lại từ đầu với hai bàn tay trắng và tìm được công việc tại phòng thí nghiệm điều trị gan của Abbott. Sau 5 năm, ông được đề bạt lên vị trí giám đốc, được cử đi học quản trị kinh doanh, sau đó hùn vốn mua lại một phần cơ sở thí nghiệm này. Từ đây ông lập công ty RAAS và điều hành công việc thu gom huyết thanh chuyên dụng, cung cấp cho ngành công nghiệp phân tách.
Ông Hoàng Kiều từng có ý định bỏ khoảng 500 triệu USD để đưa cuộc thi Hoa hậu Thế giới về Việt Nam vào năm 2008 và 2010.
Kinh doanh thành công giúp ông mở rộng RAAS và “bao” luôn dịch vụ thử nghiệm cho các cơ sở sản xuất huyết tương lớn của Mỹ. Năm 1988, ông chuyển một phần việc kinh doanh của mình tới Trung Quốc, lập ra Shanghai RAAS. Khi Shanghai RAAS được IPO trên sàn chứng khoán Thâm Quyến, tài sản của ông Hoàng Kiều gia tăng nhanh chóng, từ mức 1,6 tỷ USD vào khoảng tháng 3/2014 lên mức 2,8 tỷ USD vào tháng 9, xếp thứ 222 người giàu nhất tại Mỹ. Ông cũng được Forbes xếp hạng vào top những doanh nhân giàu nhanh nhất thế giới trong tháng 9 vừa qua.
THEO NGƯỜI ĐƯA TIN
Thành Công Lớn Nhờ Nuôi ‘Gà Đi Bộ’ Trên Đất Mỹ
Từ công nhân thành chủ trại gà
Nước Mỹ là một trong những quốc gia sản xuất gia cầm lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, các công ty chăn nuôi lớn tại Mỹ thường không trực tiếp nuôi mà thuê các hộ gia đình làm việc này. Trừ cơ sở hạ tầng như nhà xưởng và thiết bị kỹ thuật, công ty sẽ cung cấp toàn bộ nguyên liệu đầu vào, từ con giống, thức ăn cho đến thuốc phòng bệnh và bao toàn bộ sản phẩm. Người nuôi chỉ việc chăm sóc và nhận thù lao. Tuy nhiên, công việc mang lại mức thù lao không lớn, chăn nuôi manh mún, hơn nữa người Việt ở Mỹ lại không mấy chuộng thịt gà đông lạnh bày bán tại các siêu thị vì thịt gà này khá bở và có nhiều chất béo, lại không ngọt và thơm như gà đi bộ.
Anh Dương Minh Dũng – Chủ trại gà đi bộ Đồng Nai
Chính vì vậy, anh Dương Minh Dũng bắt đầu bằng việc nuôi vài chục con gà chơi trong nhà để phục vụ nhu cầu của gia đình. Sau đó, nhận thấy nhu cầu ngày càng cao của người Việt tại Mỹ cũng như người dân của nước Mỹ, anh Dũng đã phát triển mô hình chăn nuôi gà đi bộ thành trang trại. Anh mở Công ty gà đi bộ Đồng Nai ở Austin (bang Texas, Mỹ), với 54 chuồng, mỗi chuồng trung bình khoảng 30.000 con. Gà đi bộ Đồng Nai không chỉ có mặt trong các chợ, nhà hàng quanh vùng mà còn được đưa đến bán ở hơn 20 tiểu bang tại Hoa Kỳ. Tại tiểu bang Texas, ngoài các chợ người Việt, chợ Tàu, chợ Hàn Quốc đều có gà Đồng Nai, hiện giờ các chợ của Ấn Độ, Mexico, Pakistan cũng nhập gà đi bộ Đồng Nai về bán theo nhu cầu của khách.
Kể về ngày đầu đặt chân đến đất Mỹ năm 1995, anh Dũng cho biết khi đó anh chưa đến 40 tuổi, sang Mỹ làm công nhân cho một hãng đồ hộp để mưu sinh, sau đó chuyển sang bán taco (một món ăn của người Mexico) cùng lúc làm thêm các công việc lặt vặt khác như tắm cho chó, trông trẻ ban đêm… “Đến năm 2000, khi đi chợ trời mua gà, vịt sống về nấu ăn thấy người ta bán gà con nên mua về nuôi chơi cho vui, cho ăn bắp, gạo, ngô và sống trong vườn nhà. Ở khu vực tôi sinh sống có rất nhiều thóc, ngô và giá thành rất rẻ nên tôi đã nảy sinh ý định chăn gà đi bộ kinh doanh. Khi ấy, một người bạn đã cho tôi mượn miếng đất 10 mẫu, tôi lấy lưới vây lại một góc và mua 100 con gà con thả vô nuôi trong đó. Bốn tháng sau, tôi mang gà về làm ăn, ai cũng khen thịt gà ngon, không như ăn gà Mỹ. Thế là tôi mua gà bỏ thêm vào nuôi. Cuối tuần hai vợ chồng bắt gà về nhà làm, nhổ lông bằng tay, y như hồi ở Việt Nam, rồi bán cho người quen, bạn bè”, anh Dương Minh Dũng chia sẻ.
Tuy nhiên, khi nuôi 10 con, 100 con thì rất đơn giản, đến khi phát triển chuồng gà lên 500 con, 1000 con thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Gà lớn bắt đầu mổ nhau chết, gà ốm, chết không rõ nguyên nhân khiến anh Dũng vô cùng lo lắng, có ngày ở trại gà tới 20-22 tiếng để lo cho chúng. “Vì không phải dân trong nghề, chăn nuôi thủ công toàn bộ, nên có ngày chỉ có cho gà uống nước và ăn đã hết cả ngày trời”, anh Dũng chia sẻ.
Gà đi bộ phải nuôi trong thời gian dài, mỏ gà dài sẽ mổ nhau chết nên ngay từ nhỏ anh Dũng đã phải cắt mỏ cho đàn gà con
Thời điểm đó may mắn nhận được sự hỗ trợ từ một người bạn từng làm cho một trại gà công nghiệp của Mỹ, và anh được giới thiệu tới thăm mô hình chăn nuôi gà công nghiệp, kể từ đó mới biết đến hệ thống cho ăn uống tự động, máy sưởi và các phương pháp chăn nuôi tiên tiến khác. Nhận được sự hướng dẫn tận tình từ người Mỹ, anh Dũng bắt đầu xây dựng chuồng gà thứ hai, thứ ba và giờ đã là 54 chuồng.
Nguồn gốc thương hiệu gà đi bộ “Đồng Nai”
Thời điểm đó, công ty được cấp phép đưa ra thị trường dưới 10.000 con gà mỗi năm, và nếu muốn bán thêm thì cần đi đăng ký lại. Nhưng chỉ vài tháng sau đó, anh Dũng đã phải đi đăng ký lại vì số lượng cung cấp ra thị trường đã vượt quá 10.000 con. Để đảm bảo, Sở Y tế đã cử nhân viên xuống lò mổ mỗi ngày để kiểm dịch, đảm bảo an toàn cho sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Thức ăn cho gà tại trang trại của anh Dũng chủ yếu là ngô, đậu phộng, đậu nành, đậu xanh, lúa mì nghiền
Để có loại gà đi bộ được người tiêu dùng ưa chuộng, anh Dũng cho biết điều quan trọng nhất là ở giống và thức ăn cho gà. Gà Mỹ nuôi công nghiệp chỉ nuôi trong thời gian 6-7 tuần, mà trọng lượng con gà có thể đến 4 kg. Còn gà nuôi tại trại của anh Dũng phải tới 4 tháng rưỡi, trong không gian chuồng rộng rãi nhưng cũng chỉ nặng từ 1,7 -2kg. Gà công nghiệp Mỹ nuôi thức ăn chứa protein rất cao, và giống gà lớn như thổi. Còn gà đi bộ nuôi như ép xác, chỉ cho ăn no nhưng protein rất thấp, gà tăng trưởng chậm nên cho thịt ngon hơn.
Anh Dương Minh Dũng trước trại gà 54 chuồng của mình
Hiện nay, công ty của anh Dũng trở thành công ty chăn nuôi gà lớn nhất của người Việt tại Mỹ. Trung bình từ thứ hai đến thứ sáu, trại gà của anh Dũng cung cấp ra thị trường khoảng 10.000 con gà đi bộ, số lượng này tăng lên rất nhiều vào những dịp Lễ, Tết.
Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Giàu Trên Đất Mỹ trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!