Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Tạo Form Lấy Học Sinh Với Google Form được cập nhật mới nhất trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bạn thân mến , hôm nay tôi sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng Google Form để lấy thông tin học sinh một cách hoàn toàn tự động. Chúng ta sẽ đặt ra một bài toán cụ thể như sau:
Tôi có một tài liệu tên là “Chuyên đề Rút gọn” và tôi muốn gửi tài liệu này cho các học sinh đăng ký nhận nó.
Tôi cần lấy những thông tin sau từ học sinh để có thể gửi tài liệu:
Họ và tên
Ngày sinh
Số điện thoại
Địa chỉ
Và Tôi sẽ cần làm những công việc sau:
Tạo form đăng ký thông tin cho học sinh (với 5 trường thông tin trên)
Lấy link form
Up link form lên facebook, website hoặc gửi cho học sinh… để học sinh đăng ký
Nhận lại danh sách học sinh đã đăng ký để gửi tài liệu
Sử dụng phần mềm gửi mail (ví dụ: Getresponse) để gửi tài liệu cho học sinh một cách hoàn toàn tự động
Bây giờ chúng ta sẽ làm lần lượt từng công việc
I – TẠO FORM ĐĂNG KÝ
Bước 1: Đăng nhập vào Google Drive
Bước 2: Bắt đầu tạo 1 form mới (Google Form)
Sau đó, chúng ta sẽ được chuyển tới giao diện tạo form như hình bên dưới:
Bước 3: Chỉnh sửa thông tin form:
a) Tiêu đề form: nhập tiêu đề và phần giới thiệu về form theo hình bên dưới
b) Nhập các trường thông tin như ảnh phía dưới bao gồm:
Họ tên: chọn loại câu trả lời là “Trả lời ngắn“, đánh dấu là “Bắt buộc“
Lưu ý: Nếu đánh dấu là “Bắt buộc” thì học sinh phải điền thông tin vào phần này mới được gửi form, nếu không điền thì hệ thống sẽ không cho học sinh gửi form đăng ký.
Cứ tiếp tục như vậy cho các trường tiếp theo với các thông số như sau:
Họ tên: loại câu trả lời: “Trả lời ngắn”
Ngày sinh: loại câu trả lời: “Ngày”
Số điện thoại: loại câu trả lời: “Trả lời ngắn”
Email: loại câu trả lời: “Trả lời ngắn”
Địa chỉ: loại câu trả lời: “Đoạn” (vì địa chỉ cần nhập dài hơn)
Chúng ta sẽ được một form như hình bên dưới:
Bước 4: Tối ưu form
a) Đặt tên form: nhập tên như hình bên dưới, trong ô đánh dấu màu đỏ
b) Cài đặt câu trả lời tự động hiển thị khi học sinh hoàn thành và gửi form:
Chọn nút “Cài đặt” như trong hình
Chọn phần “Bản trình bày” và nhập nội dung vào phần “Thư xác nhận”, tiếp đó nhấn “Lưu” theo như hình bên dưới:
c) Cài đặt giao diện, màu sắc cho form:
Bước 5: Chọn nơi Danh sách học sinh sẽ được lưu trữ
Ra ngoài giao diện chính của form, chọn “Câu trả lời”, tiếp đến chọn “Chọn đích đến cho câu trả lời”
Chọn phần “Tạo bảng tính mới” và nhấn “Tạo”
Sau khi nhấn “Tạo” sẽ có hình như bên dưới, bạn có thể nhấn vào “Mở” để xem nơi danh sách học sinh sẽ được lưu trữ.
II – LẤY LINK FORM
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành các bước tạo form và lấy link của form. Bước tiếp theo sẽ chỉ là sử dụng link đó chia sẻ trên facebook, website hoặc gửi trực tiếp cho học sinh để học sinh đăng ký nhận tài liệu.
Chỉ cần mở nó ra là bạn đã có thể thấy được danh sách học sinh đã đăng ký.
Đặng Minh Tiệp
Tel: 0976 392 397
Email: dangminhtiep70@gmail.com
FB: fb.com/dangminhtiep70
Hướng Dẫn Tạo Form Google Online
Hướng dẫn tạo Form đăng ký, tham khảo ý kiến trực tuyến
Bước 1: Gõ vào thanh địa chỉ trang web Google Drive có địa chỉ . Lưu ý, bạn cần phải đăng nhập gmail, nếu như chưa biết cách tạo bạn hãy đăng ký gmail, tạo tài Google để có quyền truy cập vào tính năng này
Bước 2: Chọn Mới -gt; Ứng dụng khác -gt; Google biểu mẫu. Hình dưới là chọn Biểu mẫu trống để làm từ đầu.
Tạo form đăng ký online bằng Google Form
Bước 3: Tùy vào các chức năng mà bạn tạo ra biêu mẫu đúng ý của mình nhất
1. Tiêu để của biểu mẫu, nơi bạn sẽ đặt tên cho biểu mẫu của mình
2. Mô tả biểu mẫu, ghi những ghi chú nhất định cho biểu mẫu
3. Câu hỏi, bạn sẽ đặt câu hỏi tại phần này
4. Tùy chọn, đây là phần đáp án nếu là trắc nghiệm hoặc là một đoạn văn bản ghi lại thông tin của người trả lời câu hỏi
5. Dạng câu trả lời, tùy thuộc vào bạn đặt
6. Copy câu hỏi, dùng để tạo câu hỏi cùng loại với câu hỏi đang được chọn
7. Xóa câu hỏi, xóa đi câu hỏi mà bạn đang chọn
8. Bắt buộc, chọn phần này nếu bạn muốn thông tin là bắt buộc (trong trường hợp người trả lời không điền vào thì biêu rmẫu sẽ không được hoàn thành và được gửi đi)
9. Tạo thêm một câu hỏi, phần này sẽ tạo một câu hỏi với phần trả lời do bạn tùy chọn (khác với mục 6 ở phần được chọn kiểu câu trả lời)
10. Thêm tiêu đề và mô tả, để tạo thêm tiêu đề như phần 1, phần này được sử dụng khi bạn muốn tạo một đoạn văn bản khác cho biểu mẫu
11. Thêm ảnh
12. Thêm video
13. Câu trả lời, bạn có thể xem câu trả lời cho biểu mẫu của mình tại mục này
14. Màu nền cho biểu mẫu, bạn có chọn cho mình một màu sắc nào đó phù hợp, bạn cũng có thể chọn một bức ảnh để làm nền thay cho những gam màu đơn sắc đã được cung cấp sẵn
15. Xem trước, biểu mẫu của bạn sẽ được trình chiếu dưới dạng hoàn chỉnh (Biểu mẫu mà bạn thấy sẽ là thứ mà những người mà bạn gửi tới sẽ thấy)
16. Cài đặt, phần này có những thiệt lập nâng cao cho biểu mẫu, yêu cầu đăng nhập để trả lời biểu mẫu, thay đổi trật tự câu hỏi, gán điểm cho câu hỏi để tính điểm,…
Bước 4: Một số dạng câu trả lời
1. Câu trả lời ngắn (1 dòng)
2. Câu trả lời dài (nhiều dòng)
3. Trắc nghiệm: Nhiều lựa chọn, bạn sẽ tạo ra các câu trả lời sẵn để người tham gia chọn
4. Hộp kiểm: Hộp trống, người tham gia sẽ tích hoặc không các ô trống mà bạn thiết đặt
5. Thả xuống, bạn cung cấp các đáp án vào một danh sách, người tham gia sẽ chọn 1 trong những đáp án ở trong
6. Tải tệp lên: Câu hỏi cho phép người trả lời đưa tệp sẵn có để trả lời. Lưu ý: nếu bạn muốn câu trả lời dưới dạng loại tệp nhất định, bạn chọn mục Chỉ cho phép các loại tệp cụ thể. Bạn lựa chọn số lượng tệp tối đa (từ 1 – 10) và kích thước tệp tối đa (từ 1MB đến 10GB).
7. Phạm vi tuyến tính: Giống nhiều lựa chọn nhưng các đáp án sẽ cố định là số tự nhiên tăng dần, thường được dùng trong đánh giá từ thấp lên cao
8. Lưới trắc nghiệm: Dành để thiết lập câu trả lời trắc nghiệm và được lựa 1 đáp án duy nhất. Chọn phần Thêm Khác nếu các đáp án mà bạn đưa ra không phải lựa chọn của người trả lời.
9. Lưới hộp kiểm: Dùng để thiết lập câu trả lời trắc nghiệm và có thể lựa chọn hơn 1 đáp án.
10. Ngày: Phần này rất thích hợp cho các câu hỏi Lịch sử.
11. Giờ: Dùng để bạn bổ sung thêm thời gian.
Nếu bạn muốn chèn hình ảnh vào phần câu trả lời -gt; thì bạn chọn vào biểu tượng Picture rồi kéo hình vào dưới dạng tải tệp lên hay URL…
Bạn cũng có thể dùng các Lệnh hỗ trợ xây dựng bộ khảo sát:
Các phần tô đỏ ở hình trên, bạn xem lại các chú thích ở phần trên trong bài viết này.
Để thay đổi màu hay hình ảnh nền cho Form – Biểu mẫu, thì bạn nhấn chọn biểu tượng như hình dưới:
– Ở tab Cài đặt chung bạn cần quan tâm tới chọn Thu thập địa chỉ email nếu như bạn muốn lấy email của khách hàng, người khác và bạn có thể cho phép họ sửa lại câu trả lời đã gửi hay không.
– Ở tab Bài kiểm tra trong cài đặt, bạn bật tùy chọn Đặt làm bài kiểm tra sau đó có thể xem xét một số tùy chọn áp dụng cho người trả lời như bên dưới. Tiếp theo, bạn nhấn Lưu để cài đặt.
Bước 5: Ở phần SEND/Gửi, bạn có thể chọn gửi biểu mẫu cho một cá nhân hoặc các cá nhân qua email, bạn cũng có thể chọn phần chia sẻ link để có thể khảo sát trong một nhóm đông người.
Tạo Google Form Bạn cũng có thể chia sẻ biểu mẫu mà bạn đã tạo qua Google+, Facebook, Twitter.
Để xem kết quả, bạn chọn vào phần CÂU TRẢ LỜI
Và kết quả sẽ được thể hiện dưới dạng Biểu đồ và sẽ được cập nhật liên tục.
Nếu bạn muốn xem dưới dạng Excel để dễ dàng in ấn, chia sẻ và tải kết quả về máy thì bạn chọn vào biểu tượng Tạo bảng tính.
Bạn sẽ thấy thông tin về các câu trả lời sẽ hiển thị trong Google Bảng tính (tab mới). Để tải file Excel về máy tính -gt; bạn chọn Tệp -gt; Tải xuống dưới dạng -gt; bạn chọn định dạng muốn tải xuống.
Để ngừng nhận câu trả lời cho biểu mẫu -gt; Trong thẻ Câu trả lời -gt; bạn tắt Chấp nhận phản hồi là xong.
Với những bước cơ bản như vậy, bạn đã có thể tạo form đăng ký, tham khảo ý kiến, khảo sát …. online giúp giảm thời gian, tăng sự tiện lợi mà vẫn thu được kết quả như việc khảo sát qua giấy tờ bình thường.
Bạn cũng có thể tham khảo thủ thuật rút gọn link trên google đã được chúng tôi giới thiệu. Cách rút gọn link bằng chúng tôi khá đơn giản. Dựa theo nhu cầu của rất nhiều người hiện nay, thay vì chia sẻ một đường link dài dòng khó nhớ thì bạn chỉ cần rút gọn đường link đó qua 3 bước đơn giản với sự trợ giúp của công cụ Google URL Shortener.
Ngoài ra, trên Google Driver còn rất nhiều công cụ khác, kể tới là Google Docs, đây là một trình soạn thảo văn bản online khá hữu ích, với nhiều tính năng giống với công cụ Word trên Office, sử dụng Google Docs, bạn có thể trình bày một văn bản đẹp, tham khảo cách đánh số trang trong Google Docs nếu phải soạn thảo văn bản dài.
Hướng Dẫn Cách Tạo Form Trong Html Với Thẻ Form Và Input
5
/
5
(
2
bình chọn
)
Hướng dẫn cách tạo FORM trong HTML
Thẻ form và các thuộc tính
Trong ví dụ trên bạn cũng thấy, trong thẻ form chúng ta sẽ có các thuộc tính như sau:
action: Khai báo đường dẫn đến 1 trang xử lý dữ liệu sau khi người gửi dữ liệu.
method: Khai báo phương thức gửi dữ liệu. Có 2 tùy chọn là get và post.
name: Đặt tên cho form.
Các thuộc tính trên sẽ cần các ngôn ngữ lập trình khác để xử lý còn với HTML thì bạn không cần quan tâm đến các thuộc tính đó nhưng khi tạo form thì bạn nhớ là vẫn phải khai báo các thuộc tính đó.
Thẻ input và các thuộc tính
Thẻ input dùng để cho người dùng có thể nhập hoặc chọn các thông tin. Thẻ input trong HTML hiện tại có 23 kiểu nhập dữ liệu khác nhau. Để lựa chọn kiểu nhập dữ liệu bạn sẽ phải khai báo trong thuộc tính type.
23 giá trị của thuộc tính type:
button: Hiển thị dạng nút nhấn.
checkbox: Hiển thị dạng hộp kiểm.
file: Hiển thị dạng chọn file.
hidden: Hiển thị dạng ẩn.
image: Hiển thị dạng hình.
password: Hiển thị dạng password.
radio: Hiển thị dạng chọn lựa.
reset: Hiển thị dạng phục hồi.
submit: Hiển thị dạng submit.
text: Hiển thị dạng text.
color: Hiển thị dạng màu.
date: Hiển thị dạng ngày.
datetime: Hiển thị dạng ngày và thời gian.
datetime-local: Hiển thị dạng ngày và thời gian của vùng.
email: Hiển thị dạng email.
month: Hiển thị dạng tháng.
number: Hiển thị dạng số.
range: Hiển thị dạng dãy.
search: Hiển thị dạng tìm kiếm.
tel: Hiển thị dạng số điện thoại.
time: Hiển thị dạng thời gian.
url: Hiển thị dạng đường dẫn.
week: Hiển thị dạng tuần.
Tạo Form Điền Thông Tin Trong Word 2010
Tài liệu dạng form điền thông tin rất hữu ích khi bạn muốn sử dụng một tập tin duy nhất để thu thập hàng loạt dữ liệu từ một nhóm người dùng. Tất cả những gì bạn cần làm là tạo ra một form điền thông tin rồi gửi cho mỗi người dùng một bản sao. Sau khi điền thông tin, họ chỉ có thể lưu và gửi nó lại cho bạn. Với cách này bạn không phải lo rằng tài liệu sẽ bị “rối tung” lên bởi các định dạng khác nhau của người nhập thông tin, và họ cũng sẽ dễ dàng biết được họ cần điền thông tin vào những vị trí nào trong tài liệu.
Microsoft đã cung cấp cho người dùngMS Word chức năng tạo một tài liệu dạng form có thể được sử dụng lại nhiều lần. Trong MS Word và Excel 2010, chức năng này nằm trong thẻ Developer mà mặc định là bị ẩn đi, do đó để bắt đầu, trước tiên bạn phải làm hiển thị thẻ Devoloper trên thanh ribbon chính. Để thực hiện, tại cửa sổ làm việc của MS Word, hãy bấm vào menu File, di chuyển xuống dưới và chọn Options, sau đó bấm vào Customize Ribbon, đánh dấu chọn mục Developer.
Sau các bước này, thanh ribbon chính của bạn đã có thêm thẻ Developer xuất hiện. Bây giờ, bắt đầu tạo một form điền thông tin. Bạn tạo một văn bản mới, gõ một đề mục bất kỳ, chẳng hạn First Name: rồi bấm khoảng trắng (Space bar). Ở vùng Controls của thẻ Developer, bấm vào biểu tượng chữ Aa nét mảnh mang tên Plain Text Content Control, kết quả sẽ xuất hiện một ô để điền thông tin. thông tin, bạn bấm Restrict Editing trong vùng Protect, một side bar sẽ xuất hiện bên phải cửa sổ làm việc.
– Picture Content Control: cho phép người dùng chèn một hình ảnh.
– B u i l d i n g B l o c k G a l l e r y Control: cho phép người dùng chèn Quick Parts.
– Combo Box Content Control: cho phép người dùng chèn nội dung kết hợp giữa văn bản và khối.
– D r o p – D o w n L i s t Content Control: cho phép người dùng lựa chọn nội dung từ một danh sách thả xuống.
– D a t e P i c k e r Control: hiển thị lịch để người dùng chọn một ngày nhất định.
– Check Box Content Control: cho phép người dùng đánh dấu lựa chọn trong các nội dung cho trước.
Để form của bạn trông chuyên nghiệp hơn, tốt nhất nên sử dụng bảng và các định dạng template.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Tạo Form Lấy Học Sinh Với Google Form trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!