Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Ghi Thẻ Kho Trên Excel được cập nhật mới nhất trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách quản lý kho hiệu quả bằng Excel với các hàm cơ bản, từ đó giúp cho việc theo dõi và quản lí kho được hiệu quả hơn.
MỤC ĐÍCH VÀ VAI TRÒ CỦA THẺ KHO
Thẻ (sổ) kho được dùng để theo dõi số lượng nhập, xuất kho và tồn kho từng loại vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm và hàng hoá ở từng kho. Đây là tài liệu dùng làm căn cứ xác định số lượng tồn kho dự trữ vật tư, dụng cụ, sản phẩm và hàng hoá cũng như xác định trách nhiệm của thủ kho.
Mỗi thẻ kho sẽ mở cho một loại vật liệu, dụng cụ, sản phẩm và hàng hoá cùng nhãn hiệu, cũng như đồng quy cách ở trong cùng một kho. Hàng ngày, các thủ kho sẽ căn cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho ghi này, vào các cột tương ứng trong thẻ kho. Mỗi chứng từ ghi trên 1 dòng, cuối ngày tính số tồn kho.
HƯỚNG DẪN CÁCH LẬP THẺ KHO, SỔ KHO TRÊN EXCEL
Đối với form mẫu của sổ (thẻ) kho, bạn có thể tìm được từ nhiều nguồn khác nhau trên Internet. Mẫu sổ này giữa TT133 hoặc TT200 cơ bản đều giống nhau, nếu có gì khác biệt thì chỉ ở phần trích dẫn của các thông tư.
Bạn cũng có thể tự thiết kế lên Form sổ (thẻ) kho này. Hoặc cũng có thể tải file đính kèm dưới bài viết này về để tham khảo.
Sử dụng hàm SUMIFS để tính số dư (tồn) đầu kỳ
Sử dụng kết hợp hàm IF, AND để lấy số liệu phát sinh trong kỳ
Sử dụng hàm SUM để tính số dư (tồn) quỹ cuối kỳ:
Nếu như bạn để ý sẽ thấy rằng giữa thẻ (sổ) kho và sổ kế toán chi tiết vật tư, sản phầm và hàng hoá về cơ bản là giống nhau, chỉ có khác nhau là ở sổ kho ta chỉ theo dõi về mặt số lượng (hiện vật) nhập, xuất và tồn còn đối với sổ kế toán chi tiết vật tư, sản phầm và hàng hoá thì ngoài việc theo dõi về số lượng sẽ còn theo dõi thêm cả về mặt giá trị (thành tiền, số tiền). Chi tiết như sau:
Được đăng trong Kiến thức.
Hướng Dẫn Làm Phiếu Nhập Kho Trên Excel
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách làm phiếu nhập kho trên Excel, sử dụng các công thức có sẵn trong Excel để lấy dữ liệu vào phiếu nhập kho.
Bài viết sẽ hướng dẫn cách làm phiếu nhập kho bằng việc sử dụng các hàm Excel khá cơ bản, không đòi hỏi ở bạn quá nhiều kỹ năng Excel, bạn cũng có thể làm được một cách dễ dàng. Bạn có thể tải File ở cuối bài viết để tham khảo được kỹ hơn về cách làm.
Nói qua về vai trò, mục đích của phiếu nhập kho
Tạo phiếu nhập kho trên Excel
Cũng như trong một bài viết mới đây của chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn cách tạo phiếu thu, phiếu chi trong Excel. Thì việc tạo phiếu nhập kho trên Excel gần tương tự như vậy.
Ngoài việc phải lưu ý tới những vấn đề đã được trình bày trong bài viết này:
Thì với phiếu nhập kho, do còn có cả bảng thể hiện các thông tin về hàng hoá đã nhập (với phiếu thu, chi thì không có bảng) nên bạn cố gắng cân đối giữa việc thiết kế ra Form sao cho đúng mẫu và đảm bảo được tính thẩm mỹ trên phiếu nhắm phục vụ cho việc in ấn.
Sử dụng công thức Excel để điền thông tin vào phiếu nhập kho
Về hàm Excel sử dụng ở đây bạn sử dụng hàm INDEX kết hợp với MATCH để lấy ra các thông tin về ngày tháng, nợ, có, đối tượng,…., về cách phối hợp 2 hàm này bạn có thể tham khảo bài viết.
Và do trong bài viết này mình chỉ giới thiệu cách làm khá đơn giản nên 1 hàm nữa mà ta cần sử dụng ở đây là hàm IF, và dùng hàm này để làm gì thì tới phần cách thực hiện bạn sẽ nắm được nó 😊.
Cách thực hiện
Phần này chúng ta sẽ tiến hành tạo Form cho phiếu nhập kho cũng như cách sử dụng các hàm Excel để lấy thông tin lên phiếu. Mình có bảng để làm ví dụ cho bài viết này như sau, và đã đặt tên cho bảng này là KHO và cột SO_PHIEU:
Như đã trình bày ở phần sử dụng thì các thông tin về ngày tháng, nợ, có, thông tin đối tượng, hoá đơn,….. chúng ta sẽ sử dụng hàm INDEX kết hợp với MATCH để lấy lên phiếu.
Ví dụ lấy ra thông tin người mua hàng:
Giải thích công thức ở ô C11:
=”Họ và tên người giao: ” & INDEX(KHO,MATCH(J7,SO_PHIEU,0),15)
Công thức trên sẽ thực hiện ghép chuỗi “Họ và tên người giao: ” và (&) kết quả trả về của hàm INDEX đó.
Các tham số của hàm INDEX bạn có thể hiểu như sau:
Array (Đối số thứ nhất): Là vùng dữ liệu mà ta đã đặt tên là KHO
row_num (Đối số thứ 2): Là kết quả trả về của hàm MATCH
column_num (Đối số thứ 3): 15 là cột mà ở đó chứa kết quả ta cần lấy.
Các thông tin khác bạn hoàn toàn có thẻ thực hiện tương tự, bạn chỉ cần thay thay đổi đối số thứ 3 của hàm INDEX..Ví dụ như ô Nợ (J8) thì tham số thứ 3 là đây là 10, ô Có (J9) thì tham số thứ 3 là 10.
Với cách sử dụng hàm IF này thì chúng ta sẽ lần lượt đi kiểm tra tất cả các số phiếu bên Sheet DATA và thực hiện so sánh nó với số phiếu, nếu nó bằng nhau thì sẽ lấy ra thông tin tương ứng.
Giải thích công thức ở ô D17 như sau:
Nếu ô A4 bên Sheet DATA (tức ở đây là cột SO_PHIEU) bằng với ô $J$7 ($J$7 ở đây ta cần cố định lại vì chúng ta sẽ thực hiện so sánh nó với tất các số phiếu ở cột SO_PHIEU Sheet DATA), thì sẽ trả về ô G4 bên Sheet DATA (tức tên hàng hoá), nếu không tìm thấy thì hàm sẽ trả về “” (rỗng).
Tương tự như vậy với Mã số(F17), Đơn vị tính (G17), Số lượng (H17), Đơn giá (I17), Thành tiền (J17). Bạn chỉ cần thay đổi tham số thứ 2 của hàm IF (tức thông tin cần trả về tương ứng).
Sau đó bạn thực hiện FillDown công thức xuống cho các dòng khác. Ta sẽ có được kết quả như hình.
Về đánh số thứ tự, bạn có thể sử dụng công thức sau tại ô C17.
Tới đây thì về cơ bản chúng ta đã hoàn thành phiếu nhập kho rồi. Công việc bây giờ là bạn tạo một cột phụ để lọc với mục đích là ẩn đi những dòng không có dữ liệu để phục vụ cho việc in ấn phiếu nhập kho.
Tại ô L17 bạn gõ vào công thức và FillDown công thức xuống cho các dòng còn lại.
Lúc này bạn sẽ thấy những dòng có dữ liệu sẽ được đánh dấu “x” bên cột L. Và bạn chỉ cần lọc cột L này với điều kiện lọc ở đây là dấu “x” đó.
Với vùng L68:L79 ta cần in phần này nữa, bên bạn có thể đánh dấu “x” vào đó để khi lọc không bị mất phần đó.
Và nếu như bạn không bỏ qua bước thực hiện thiết đặt vùng in cho phiếu thì bạn sẽ có phiếu nhập kho như này (nhìn cũng không đến nỗi nào đúng không bạn 😊).
Như mình đã trình bày ban đầu thì cách này là cách khá đơn giản hầu như ai cũng có thể áp dụng, không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng Excel, và nó có lưu ý sau:
– Với cách này thì dữ liệu của bạn có bao nhiêu dòng thì phần danh sách hàng hoá bên phiếu nhập kho này bạn cũng cần có từng đó dòng. Với dữ liệu ít thì không sau, tuy nhiên với dữ liệu lớn thì việc áp dụng công thức và lọc như vậy sẽ dẫn tới Excel xử lý rất chậm.
– Để khắc phục được điều đó thì bạn có thể sử dụng công thức mảng hay nâng cao hơn nữa là VBA, SQL,… Tuy nhiên, mục đích chính của bài viết này là để hướng dẫn tới các bạn cách sử dụng hàm Excel cơ bản để làm được phiếu nhập kho nên mình không đề cập các kiến thức nâng cao đó ở đây.
Hy vọng qua bài viết này của chúng tôi bạn đã nắm được cách để có thể tự mình tạo ra được một phiếu nhập kho tự động một cách đơn giản, dễ dùng với hầu hết chúng ta. Về File kèm theo bài viết bạn có thể tải về ở link dưới.
Hướng Dẫn Cách Ghi Chú Thích Trong Biểu Đồ Excel
Bước 1: Bạn thực hiện nhấp vào bất cứ vị trí nào trong biểu đồ, nơi mà bạn muốn thêm tiêu đề.
Bước 2: Một khi đã chọn được biểu đồ, CHART TOOLS lúc này xuất hiện trong thanh công cụ chính của bạn. Đồng thời, bạn cũng chỉ có thể thấy được nó một khi biểu đồ của bạn đã được chọn.
Bước 4: Tiến hành mở danh sách tùy chọn Add Chart Element tại nhóm Chart Layouts. Nếu như bạn thực hiện thao tác trên Excel 2010, hãy di chuyển đến nhóm nằm trong thẻ .
Bước 5: Thao tác chọn Chart Title cùng với vị trí mà bạn muốn hiển thị tiêu đề.
Bước 7: Thực hiện Highlight từ “Chart Title”, sau đó gõ lại tên bạn muốn đặt cho biểu đồ.
Bước 1: Thực hiện hấp chọn tiêu đề biểu đồ.
Bước 2: Sau đó, gõ dấu “=” trong thanh công thức. Lúc bạn gõ dấu “=”, hãy luôn đảm bảo rằng nó sẽ nằm ở thanh công thức chứ không phải nằm trong hộp tiêu đề.
Bước 3: Tiếp tục chọn ô tính bạn muốn liên kết với tiêu đề biểu đồ.
Chú ý. Ô tính khi được chọn nên gõ sẵn tên tiêu đề của biểu đồ (như ví dụ trong ô B2). Ô tính lúc này cũng có thể chứa một công thức. Kết quả công thức sẽ thành tiêu đề của biểu đồ. Bạn có thể dùng công thức trực tiếp cho tiêu đề, tuy nhiên như vậy thì sẽ không tiện cho các chỉnh sửa sau này.
Tiếp tục, bạn sẽ nhìn thấy tham chiếu công thức gồm tên trang tính cùng địa chỉ ô tính nằm trong thanh công thức.
Bước 4: Cuối cùng, nhấn Enter là xong
Bước 1: Nhấp chọn biểu đồ.
Bước 4: Tiến hành mở danh sách tùy chọn tên Add Chart Element.
Chú ý. Một số kiểu biểu đồ (ví dụ biểu đồ radar) sẽ có các trục tọa độ, nhưng sẽ không hiển thị tiêu đề của chúng. Các loại biểu đồ như biều đồ hình tròn, biểu đồ doughnut sẽ không có các trục nên cũng sẽ không có tiêu đề trục. Nếu như bạn muốn dùng kiểu biểu đồ không cần tên trục tọa độ, thì tên trục sẽ không được hiển thị.
XÓA TIÊU ĐỀ CỦA BIỂU ĐỒ HOẶC TÊN TRỤC TỌA ĐỘ
Thực hiện chọn một trong những giải pháp sau đây để có thể xóa tiêu đề biểu đồ hoặc là xóa tên trục tọa độ.
Giải pháp 1
Bước 1: Tiến hành nhấp vào bất cứ đâu trong biểu đồ.
Bạn cũng có thể thao tác nhấp chuột phải vào tiêu đề biểu đồ hoặc là tên trục tọa độ, rồi tiến hành chọn Delete từ danh sách tùy chọn.
Giải pháp 3
Hướng Dẫn Bạn Cách Ghi Mét Vuông Trong Excel Cực Đơn Giản
Mét vuông hay mét khối là những đơn vị dùng để diện tích và thể tích. Cách viết đơn vị mét vuông trong excel tương tự cách viết mét vuông trong word.
Cách 1: Dùng Copy, Paste
Bạn Copy ký hiệu m2 m3 tại một vị trí khác và Paste vào vùng excel cần điền là được.
Cách 2: Đánh chỉ số trên
Trong word ta dùng tổ hợp phím: Ctrl + Shift + + để đánh số mũ. Đây là cách làm khá nhanh và đơn giản, bạn chỉ cần ấn tổ hợp phím trên sau đó con trỏ chuột sẽ hiển thị tại phần mũ, bạn chỉ cần thêm mũ 2, 3 hoặc số mũ mà bạn cần đánh là được.
Cách 3: Dùng các ký tự đặc biệt
Cách làm này thường ít được áp dụng, bởi chỉ dành cho laptop có bàn phím bên phải.
Gõ mét vuông m²: Alt+0178
Gõ mét khối m³: Alt+0179.
2. Gợi ý cách viết chỉ số dưới trong excel
Nếu như trong quá trình làm việc với excel bạn cần viết công thức hóa học, toán học cần đến chỉ số dưới thì ta có cách thực hiện như sau:
Ví dụ, khi cần viết H20, H2SO4 … ta viết vào trong excel, sau đó bôi đen phần số 2, 4. Bạn ấn chuột phải, chọn Format Cells, tại phần Effects bạn sẽ chọn Subscript để hiển thị chỉ số dưới.
3. Hướng dẫn cách gõ mét vuông trong word, powerpoint
Cách thực hiện đánh ký hiệu mét vuông, mét khối trong word, excel và powerpoint có phần tương tự giống nhau.
Cách 1: Dùng Copy, Paste
Bạn Copy ký hiệu m2 m3 tại một vị trí khác và Paste vào vùng dữ liệu cần điền là được
Cách 2: Ấn ký tự chỉ số trên/dưới trên thanh công cụ
Nếu như trên thanh công cụ word đã có sẵn định dạng chỉ số trên và chỉ số dưới, thì bạn chỉ cần bôi đen phần số và ấn vào ký hiệu chỉ số trên hoặc chỉ số dưới là được.
Cách 3: Đánh chỉ số trên qua tổ hợp phím
Trong word ta dùng tổ hợp phím: Ctrl + Shift + + để đánh số mũ 2, 3 … Sau đó tiếp tục ấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + + để quay lại định dạng chữ thường.
Cách 4: Dùng các ký tự đặc biệt
Gõ mét vuông m²: Alt+0178
Gõ mét khối m³: Alt+0179.
Cách làm này thường ít được áp dụng, bởi chỉ dành cho laptop có bàn phím bên phải.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Ghi Thẻ Kho Trên Excel trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!