Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Dùng Hàm Vlookup Qua Các Ví Dụ Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao được cập nhật mới nhất trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chức năng của hàm VLOOKUP trong Excel
Hàm VLOOKUP trong Excel được sử dụng khi chúng ta cần tìm kiếm một giá trị tương ứng nào đó thông qua một giá trị dữ liệu từ một cột khác đã có sẵn trong bảng. Ví dụ: dùng hàm VLOOKUP để tham chiếu, phân loại học sinh thành các loại Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu … thông qua giá trị điểm trung bình (đã có một bảng hoặc một vùng khác quy định giá trị điểm cho các phân loại Giỏi, Khá, Trung bình, …)
Việc phân loại này khá giống với khi ta sử dụng hàm IF. Tuy nhiên hàm IF trong trường hợp này có quá nhiều điều kiện để xét nên sẽ rất rắc rối. Việc áp dụng cách dùng VLOOKUP sẽ giúp bạn đơn giản hóa hơn rất nhiều.
Để học cách dùng hàm VLOOKUP hiệu quả, chúng ta sẽ bắt đầu với bước tìm hiểu công thức hàm VLOOKUP trong Excel như sau:
=VLOOKUP(Lookup_value, Table_array, Col_index_ num, Range_lookup)
Trong đó
Phân biệt hàm VLOOKUP và hàm
HLOOKUP trong Excel
Cách sử dụng hàm VLOOKUP qua các ví dụ
Ví dụ 1 về hàm VLOOKUP
Cách làm
Từ giá trị đối tượng, hàm sẽ nhập ô Thuế NK cho các mặt hàng dựa vào bảng QUY ĐỊNH THUẾ. Bạn chỉ cần nhập công thức ở ô G5 như sau:
=VLOOKUP(D5;$D$17:$F$20;2;1)*E5
Hàm VLOOKUP được sử dụng để tìm kiếm ra thuế nhập khẩu tại Bảng quy định thuế. Ở đây, vì bảng quy định thuế cho dưới dạng cột nên ta dùng hàm VLOOKUP trong Excel chứ không phải HLOOKUP. Cách dùng VLOOKUP cụ thể qua các tham số như sau:
D5: Giá trị là đối tượng cần tìm ở đây là các đối tượng từ 1,2,3,4 (Cột Đối tượng).
$D$17:$F$20: Bảng giới hạn dò tìm, chính là D17:F20 (Ấn F4 để Fix cố định giá trị để khi Copy công thức xuống các ô khác, giá trị này không thay đổi).
2: Thứ tự cột giá trị cần lấy.
1: Trường hợp này, ta lấy giá trị tương đối nên chọn là 1.
Ví dụ 2 về hàm VLOOKUP
Yêu cầu
1. Dựa vào MÃ HÀNG và dò tìm trong BẢNG THAM CHIẾU, điền TÊN HÀNG tương ứng.
2. Cột ĐƠN GIÁ thực hiện tương tự cột MÃ HÀNG
3. THÀNH TIỀN = SỐ LƯỢNG x ĐƠN GIÁ.
Hướng dẫn
Ta có, bảng tham chiếu được cho có dạng cột (cột MÃ HÀNG, cột TÊN HÀNG, cột ĐƠN GIÁ) nên ta thực hành theo cách dùng hàm VLOOKUP. Giá trị (từ ô B5:B10) dùng để dò tìm đối với cột đầu tiên của BẢNG THAM CHIẾU giống nhau nên giữ nguyên. Cột TÊN HÀNG là cột 2 trong BẢNG THAM CHIẾU. (Tương tự, cột ĐƠN GIÁ sẽ là cột 3).
Chúng ta sẽ sử dụng công thức hàm VLOOKUP trong Excel để điền cột TÊN HÀNG (C5) như sau:
=VLOOKUP(B5,$B$14:$D$16,2,1)
Trong đó, các tham số hàm VLOOKUP lần lượt là:
B5: Giá trị là đối tượng cần tìm ở đây là các đối tượng A, B hoặc C (Cột MÃ HÀNG).
$B$14:$D$16: Bảng giới hạn dò tìm, chính là B14:D16 (Ấn F4 để Fix cố định giá trị để khi Copy công thức xuống các ô khác, giá trị này không thay đổi).
2: Thứ tự cột giá trị cần lấy.
1: Trường hợp này, ta lấy giá trị tương đối nên chọn là 1.
Tại cột ĐƠN GIÁ, chúng ta áp dụng cách dùng VLOOKUP bằng công thức hàm như sau:
=VLOOKUP(B5,$B$14:$D$16,3,1)
Cuối cùng, tại Cột THÀNH TIỀN chúng ta không cần dùng đến hàm VLOOKUP hay bất kỳ hàm nào mà chỉ cần điền một công thức tính toán đơn giản:
=E5*D5
Kết luận
Đánh giá bài viết này
Hàm Vlookup Cách Sử Dụng Và Ví Dụ Cụ Thể
VLOOKUP là một trong những hàm Excel hữu ích nhất nhưng lại ít người hiểu về nó. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ về hàm VLOOKUP bằng các ví dụ thực tế, như xếp loại học sinh, nhân viên bằng cách dùng hàm VLOOKUP.
Hàm VLOOKUP là gì?
Bảng cơ sở dữ liệu thường có những dấu hiệu nhận biết cho từng sản phẩm. Ở bảng dữ liệu trên, dấu hiệu nhận biết đặc biệt là cột “Item Code” (Mã sản phẩm). Chú ý: Để có thể sử dụng hàm VLOOKUP thì bảng dữ liệu phải có cột chứa dấu hiệu nhận biết như mã hoặc ID, và buộc phải là cột đầu tiên như bảng trên.
Công thức của hàm VLOOKUP trong Excel 2016, 2013, 2010, 2007, 2003
Hàm VLOOKUP trong Excel có công thức như sau:
=VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup])Trong đó:
VLOOKUP: Là tên hàm
Các tham số in đậm bắt buộc phải có.
lookup_value: Giá trị dùng để dò tìm
table_array: Bảng chứa giá trị cần dò tìm, để ở dạng giá trị tuyệt đối với dấu $ đằng trước, ví dụ: $A$3:$E$40.
col_index_num: Thứ tự của cột chứa giá trị dò tìm trên table_array. Ví dụ trong bảng $A$3:$E$40, cột B chứa giá trị cần dò tìm thì col_index_num ở đây sẽ là 2; bảng $C$3:$F$40, cột E chứa giá trị dò tìm, thì col_index_num ở đây là 3.
range_lookup: Là phạm vi tìm kiếm, TRUE tương đương với 1 (dò tìm tương đối), FALSE tương đương với 0 (dò tìm tuyệt đối). Tham số này không bắt buộc phải luôn có trong công thức.
Dò tìm tương đối chỉ có thể áp dụng khi giá trị cần dò tìm trong table_array đã được sắp xếp theo thứ tự (tăng dần hoặc giảm dần hay theo bảng chữ cái). Với những bảng như vậy bạn có thể dùng dò tìm tương đối, khi đó nó tương tự như dùng hàm IF vô hạn vậy. Đối với các giá trị cần dò tìm không thể hoặc chưa được sắp xếp hãy dùng dò tìm tuyệt đối để tìm chính xác giá trị.
Video hướng dẫn dùng hàm VLOOKUP
VD1: Sử dụng hàm VLOOKUP để đánh giá xếp loại của học sinh, nhân viên:
Giả sử, bạn có bảng điểm học sinh như sau:
Và bảng quy định xếp loại như sau:
Giờ ta sẽ sử dụng hàm VLOOKUP để nhập xếp loại cho các học sinh. Bạn để ý thấy rằng bảng quy định xếp loại đã được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao (từ yếu đến giỏi) nên trong trường hợp này ta có thể dùng dò tìm tương đối.
Trong Excel 2 bảng này được trình bày như sau:
Ở đây, giá trị cần dò tìm nằm ở cột C, bắt đầu từ dòng thứ 6. Phạm vi tìm kiếm là $A$18:$B$21, thứ tự cột chứa giá trị dò tìm là 2.
Tại ô D6, bạn nhập vào công thức: =VLOOKUP($C6,$A$18:$B$21,2,1). Đây là công thức dò tìm tương đối, bạn có thể thực hiện dò tìm tuyệt đối nếu muốn (hoặc do bảng xếp loại chưa được sắp xếp theo thứ tự) bằng cách thêm 0 vào công thức như thế này: =VLOOKUP($C6,$A$18:$B$21,2,0). Nhấn Enter.
Nhấp chuột vào ô D6, xuất hiện ô vuông nhỏ ở góc dưới bên phải, bạn nhấp chuột vào đó và kéo dọc xuống hết bảng để sao chép công thức xếp loại cho những học sinh còn lại.
Khi đó, ta có kết quả dùng hàm VLOOKUP để xếp loại học lực học sinh như sau:
Bạn có thắc mắc tại sao phải sử dụng $ trước C6 không? $ sẽ giúp cố định cột C, chỉ thay đổi các hàng khi bạn kéo công thức xuống toàn bảng. Còn $A$18:$B$21 để giúp cố định bảng quy định xếp loại, khiến nó không bị thay đổi khi bạn kéo công thức.
VD2: Sử dụng VLOOKUP dò tìm tuyệt đối để lấy dữ liệu
Giả sử, bạn có một bảng dữ liệu nhân viên, lưu trữ mã nhân viên, họ tên, chức vụ. Một bảng khác lưu trữ mã nhân viên, quê quán, trình độ học vấn. Giờ bạn muốn điền thông tin quê quán, trình độ học vấn cho từng nhân viên thì phải làm như thế nào?
Giả sử bạn có bảng nhân viên và quê quán nhân viên như sau:
Giờ bạn muốn điền thông tin quê quán cho nhân viên. Tại ô D4, bạn nhập vào công thức dò tìm tuyệt đối như sau: =Vlookup($A4,$A$16:$C$25,2,0)
Rồi nhấn Enter. Nhấp vào ô vuông nhỏ xuất hiện dưới góc ô D4 và kéo xuống toàn bảng để sao chép công thức cho các nhân viên khác.
Để điền thông tin trình độ cho các nhân viên, tại ô E4 bạn nhập vào công thức dò tìm tuyệt đối: =VLOOKUP($A4,$A$16:$C$25,3,0)
Bạn tiếp tục nhấn Enter và kéo xuống để sao chép công thức cho những nhân viên còn lại, ta sẽ được kết quả như sau:
VD3: Dùng VLOOKUP để trích xuất dữ liệu
Tiếp tục với bộ dữ liệu của ví dụ 2, giờ ta sẽ đi tìm quê quán của 3 nhân viên là Nguyễn Hoàng Anh, Trần Vân Anh và Nguyễn Quang Vinh. Mình đã trích xuất ra thành một bảng mới F15:G18.
Sao chép công thức cho 2 nhân viên còn lại ta được kết quả như sau:
Lưu ý trong ví dụ này, giá trị dò tìm nằm ở cột B, vì thế vùng dò tìm ta tính từ cột B mà không tính từ cột A.
VD4: Dùng hàm VLOOKUP trên 2 sheet Excel khác nhau
Quay lại với bộ dữ liệu ở ví dụ 2 sau khi nhân viên được điền xong trình độ và quê quán, ta đặt tên cho sheet là QTM.
Ở một sheet khác của bảng tính, đặt tên là QTM1, bạn cần lấy thông tin về trình độ và chức vụ của nhân viên với thứ tự sắp xếp của nhân viên đã thay đổi. Đây mới là lúc bạn thấy được sức mạnh thực sự của hàm VLOOKUP.
Để dò tìm dữ liệu về “Trình độ” của nhân viên, bạn nhập công thức: =VLOOKUP($B4,QTM!$B$3:$E$13,4,0) vào ô C4 của sheet QTM1.
Trong đó:
B4 là cột chứa giá trị dùng để dò tìm.
QTM! là tên sheet chứa bảng có giá trị cần dò tìm, sau tên sheet bạn thêm dấu !
$B$3:$E$13 là bảng chứa giá trị dò tìm và sheet chứa bảng (QTM).
4 là số thứ tự của cột “Trình độ”, tính từ cột “Họ và tên” trên sheet QTM.
0 là dò tìm tuyệt đối.
Nhấn Enter, rồi sao chép công thức cho toàn bộ nhân viên còn lại trong bảng, ta được kết quả như sau:
Để dò tìm dữ liệu “Chức vụ” của nhân viên, tại ô D4 của sheet QTM1, bạn nhập vào công thức: =VLOOKUP($B4,QTM!$B$3:$E$13,2,0), nhấn Enter.
Sao chép công thức cho các nhân viên còn lại, ta được như sau:
Sử dụng hàm VLOOKUP để làm gì?
Trước tiên chúng ta cần tìm câu trả lời chính xác cho câu hỏi “chúng ta sử dụng hàm VLOOKUP để làm gì?”.
Hàm VLOOKUP được sử dụng để hỗ trợ tra cứu thông tin trong một trường dữ liệu hoặc danh sách dựa vào những mã định danh có sẵn.
Ví dụ, chèn hàm VLOOKUP kèm theo mã sản phẩm vào một bảng tính khác, nó sẽ hiển thị thông tin của sản phẩm tương ứng với mã đó. Những thông tin đó có thể là mô tả, giá thành, số lượng tồn kho, tùy theo nội dung công thức mà bạn viết.
Lượng thông tin cần tìm càng nhỏ thì khi viết hàm VLOOKUP sẽ càng khó khăn hơn. Thông thường bạn sẽ sử dụng hàm này vào một bảng tính tái sử dụng như mẫu. Mỗi lần nhập mã sản phẩm thích hợp, hệ thống sẽ truy xuất tất cả những thông tin cần thiết về sản phẩm tương ứng.
Cách Sử Dụng Lệnh If Trong Excel Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao
Công thức hàm IF khá là đơn giản và dễ hiểu, cụ thể được chia làm hai loại:
Hàm IF cơ bản
Công thức: =IF(logical_test,”Value_IF_TRUE”,”Value_IF_FALSE”)
logical_test là điều kiện xét. Nếu thỏa mãn điều kiện thì hàm sẽ trả về giá trị đúng là Value_IF_TRUE, nếu không thỏa điều kiện thì hàm trả về giá trị sai tức là Value_IF_FALSE.
Hàm IF nâng cao hay hàm IF lồng nhau
Trong thực tế tính toán, ta sẽ có hơn 1 điều kiện để xét cho ra một kết quả nào đó. Người ta có thể kết hợp nhiều hàm IF với nhau còn gọi là hàm IF lồng hay hàm IF nhiều điều kiện.
Công thức: =IF(logical_test_1,”Value_IF_TRUE_1”,IF(logical_test_2,”Value_IF_TRUE_2”,”Value_IF_FALSE_3”))
Tức là ta có thể hiểu:
Nếu thỏa điều kiện 1 thì trả về giá trị 1, nếu không thỏa xét tiếp điều kiện 2.
Nếu thỏa điều kiện 2 thì trả về giá trị 2, nếu không thì trả về giá trị 3.
Những điều cần nhớ khi sử dụng hàm IF nâng cao
Hàm IF nhiều điều kiện khá đơn giản để sử dụng. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay mắc phải các lỗi khi không để ý. Để cải thiện công thức hàm IF lồng nhau và tránh những lỗi thông thường, hãy luôn nhớ 3 điều cơ bản sau:
Trong Excel 2007-2016, bạn có thể kết hợp đến 64 điều kiện. Tuy nhiên, trong các phiên bản cũ hơn, cụ thể từ Excel 2003 về trước, bạn chỉ có thể dùng tối đa 7 điều kiện.
Luôn xét tới thứ tự các điều kiện trong công thức hàm IF nhiều điều kiện – nếu điều kiện đầu tiên đúng, những điều kiện phía sau sẽ không được xét tới.
Nếu công thức của bạn có nhiều hơn 5 chức năng hàm IF, hãy chuyển qua các công thức tối ưu hơn.
Xét các ví dụ từ cơ bản đến nâng cao
Ví dụ 1: Sử dụng hàm IF đơn giản
Điều kiện: Điểm số lớn hơn hoặc bằng 5
Giá trị 1: Đỗ
Giá trị 2: Trượt
D7 là ô chứa giá trị điểm số.
Sử dụng hàm IF cơ bản
Ví dụ 2: Sử dụng hàm IF lồng nhau
Giả sử bạn có một danh sách học sinh ở cột A và điểm số tương ứng ở cột B, bạn muốn phân loại ra theo những điều kiện sau:
Excellent: trên 249
Good: từ 200 đến 249
Satisfactory: từ 150 đến 199
Poor: dưới 150
Để phân loại kết quả tự động dựa vào số điểm ở cột B, bạn cần dùng hàm IF nhiều điều kiện. Công thức hàm IF ở hàng C2 của Brian sẽ như sau:
Và đây là kết quả:
Đánh giá bài viết này
Cách Làm Chả Giò, Chả Lụa Cơ Bản Đến Nâng Cao
Tiêu Ngọc Châu xin chia sẻ kiến thức về cách làm giò lụa, cách làm chả lụa từ căn bản bến nâng cao
– Giò lụa ( chả giò) là món ăn chính gốc của miền Bắc nước ta. Nói đến giò lụa ( chả giò) thì ta phải biết đến sự đa dạng của các loại thực phẩm nguội tương cận được bày bán ở các cữa hàng giò chả khắp nơi của cất nước, người ta có nơi còn gọi là chả lụa, và tuy cách thức làm thì không khác nhau lắm, nhưng hễ ăn vào là người ta đều nhận diện ra gu nào mình thích và gu nào chưa ổn ngay.
– Thực tế thì mỗi nơi làm mỗi khác tùy thuộc vào các yếu tố như loại thịt chế biến có tươi ( còn sống) hay không tươi( đã nguội)? Loại nước mắm để tiêm vào là loại hảo hạng hay loại thường? Cách quết giò sống có sánh nước hay sượng giò? Và sau cùng là luộc giò có liên tục đúng thời gian đã định hay ngủ quên tắt lửa phải nhóm lại giò?..
Vật dụng để làm giò chả
– Chỉ có cối quết giò, cối phải là cối đá, miệng rộng đáy triền túm lại để tóm giò cho dễ, cối phải có chày đi kèm, thường là chày đôi và 2 người cùng quết một lúc mới nhanh tay, quánh bóng giò sống chứ nếu chỉ một người chậm tay sẽ sượng thịt. Ngoài ra vật dụng còn có nong nia, thớt băm, dao thái thịt, tô, chén, đũa, muổng, cây dầm trẩu còn gọi là đũa cả bè mỏ vịt, thùng nấu giò, nồi viện,..
– Ngày nay người ta hay dùng cối xay thịt có gắn mô tơ để tơi thịt thành giò sống, tuy có gọn, nhanh nhưng thành phẩm chất giò này thua xa loại giò quết bằng tay, vì ở máy độ thịt xay chỉ là độ tơi, khi luộc giò thì giò dẻo xốp còn quết bằng tay thì độ quánh bóng lúc luộc giò, giò sẽ dẻo dai, sớ giò có luồng rõ ràng ăn rất hấp dẫn.
– Một điều đặc biệt khác nữa là lúc xay máy thì lượng nước mắm tiêm vào giò không thể đều bằng lúc tiêm cối quết tay, bỡi phải lệ thuộc vào vòng xoay của moto, đôi lúc tiêm chậm tay thì giò có chỗ lạt, chỗ mặn, không đều. Còn tiêm lúc quết thì nhiểu nhĩ tới đâu quết tới đó, nước mắm chan hòa đồng đều hơn.
– Ngày xưa người ta không gói giò thành thanh nhỏ như ngày nay, chỉ mỗi cây nặng 1kg, khi khách đến hỏi mua lẻ thì cắt khoanh giò cân theo yêu cầu. Còn ngày nay người ta theo nhu cầu quen thuộc của mọi tầng lớp dân cư mà thiết kế loại giò vừa mức tiêu thụ nên đẻ ra thêm loại nửa kg, loại 250gr, thậm chí còn có loại 100gr.
Cảm ơn Qúy Vị đã xem bài viết
Tiêu Ngọc Châu – Trích ” Công nghệ chế biến thực phẩm – kỹ thuật làm chả giò chả lụa “
Tag: cách làm chả giò, cách làm chả lụa, chả giò, chả lụa, giò lụa, giò chả, thịt, thịt xay, tiêu hạt, tiêu xay, kiến thức,
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Dùng Hàm Vlookup Qua Các Ví Dụ Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!