Xu Hướng 6/2023 # Học Lỏm Cách Làm Bánh Su Singapore “Chuẩn Không Cần Chỉnh” # Top 6 View | Rafs.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Học Lỏm Cách Làm Bánh Su Singapore “Chuẩn Không Cần Chỉnh” # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Học Lỏm Cách Làm Bánh Su Singapore “Chuẩn Không Cần Chỉnh” được cập nhật mới nhất trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguyên liệu làm bánh

100 gram bột custard

250ml sữa tươi không đường

50ml whipping cream

150ml topping cream

Hướng dẫn cách làm bánh su kem Singapore tại nhà

Làm hỗn hợp vỏ bánh

Bạn nhấc 1 chiếc nồi lên bếp và cho vào đó phần bơ lạt, nước cùng một chút muối. Đun cho tới khi hỗn hợp sôi hoàn toàn.

Rây bột mì cho thật mịn rồi cho vào nồi nước đang sôi trên bếp, tiếp tục nấu với lửa vừa và luôn thao tác khuấy đều cho tới khi bột, bơ hòa quyện và không còn dấu hiệu bám vào thành nồi nữa. Tắt bếp và nhấc nồi ra ngoài đợi cho bột nguội.

Tạo hình bánh su

Khi thấy bột đã nguội hoàn toàn, bạn cho trứng gà vào trộn cùng, đánh đều tay cho tới khi trứng tan hết và các nguyên liệu có thể hòa quyện hoàn toàn vào nhau, tạo thành một hỗn hợp có độ bóng và mịn mượt nhất định. Sau đó, bạn trút hỗn hợp này vào một túi bắt kem đã gắn sẵn đui.

Lót giấy nến cho khay nướng. Chú ý ở bước này, bạn không sử dụng khay nước đen kèm theo lò vì sẽ dễ khiến bánh bị cháy vỏ. Đặt túi bắt kem vuông góc với khay nướng, bóp nhẹ để phần bột tạo thành một hình tròn nhỏ trên khay. Bạn đừng quên chừa khoảng cách giữa mỗi chiếc bánh khoảng 5cm để đủ không gian cho bánh nở.

Đặt vỏ bánh giòn lên mặt rồi đem bánh đi nướng

Cho bột mì và bột ngô đã chuẩn bị cho phần topping vào trộn đều cùng nhau rồi dùng rây rây qua cho mịn. Sau đó trộn thêm đường, bơ lạt vào hỗn hợp, trộn thật đều tay cho tới khi thu được một hỗn hợp nhuyễn mịn. Bảo quản trong tủ lạnh để phần này đông lại.

Sau khi phần hỗn hợp này đông lại thì bạn lấy ra, đặt trên một mặt phẳng rồi cán mỏng tới khi đạt được độ dày khoảng 3mm. Cắt phần bột này thành nhiều miếng tròn nhỏ với đường kính khoảng 5cm rồi đem đặt lên phía trên phần vỏ bánh trong khay nướng.

Nướng bánh su kem đúng cách

Cho bánh vào nướng với nhiệt độ 180 độ C trong vòng 20 phút. Bạn nên chú ý quan sát bánh để khi vỏ bánh đạt được màu vàng ruộm, đẹp mắt thì có thế lấy ra khỏi lò. Để yên bánh trên khay cho tới khi bánh nguội.

Làm topping cho bánh

Làm topping và nhân bánh

Trong một chiếc tô lớn, bạn cho vào phần bột custard và sữa tươi không đường đã chuẩn bị để làm nhân bánh, trộn thật đều cho tới khi hỗn hợp mịn hoàn toàn và không còn lợn cợn, vón cục.

Topping cream bạn dùng máy đánh trứng đánh cho bông mịn, sau đó, cho thêm whipping cream vào và tiếp tục đánh để thu được một hỗn hợp dẻo, mịn. Cuối cùng, cho hỗn hợp bột custard ở trên và và trộn thật đều tay cho hòa quyện hoàn toàn. Cho hỗn hợp vào túi bắt kem, sau đó cắt ở đầu một phần thật nhỏ.

Thêm topping tùy theo sở thích cho bánh su (Ảnh: Internet)

Hoàn thành và thưởng thức

Khi phần vỏ bánh đã nguội, bạn sử dụng một con dao sắc và khoét 1 lỗ thật nhỏ ở bên dưới rồi dùng túi bắt kem bóp phần nhân vào bên trong bánh. Thêm topping lên mặt bánh bằng một ít mứt trái cây hoặc chocolate tan chảy để bánh được bắt mắt hơn.

Thành phẩm bánh su Singapore hấp dẫn và thật xinh xắn phải không nào? (Ảnh: Internet)

Yêu cầu thành phẩm

Một mẻ bánh su Singapore chuẩn vị phải có phần vỏ dai, bên trong mềm và phần nhân thơm, ngậy, ngọt ngào nhưng không gây ngấy. Bánh sẽ ngon hơn khi được bảo quản trong tủ lạnh từ 2 – 3 tiếng trước khi ăn.

Những điều cần lưu ý khi làm bánh su Singapore

Để bánh su đạt chuẩn hơn, khi nướng vỏ bánh bạn nên để nhiệt độ thật cao trong 1/3 thời gian đầu và chỉnh nhiệt độ thấp hơn để bánh chín và ruột bánh khô trong khoảng 2/3 thời gian sau.

Tùy theo thể tích lò nướng mà bạn chú ý căn chỉnh nhiệt độ nướng bánh khác nhau để bánh không bị cháy hay quá khô.

Vỏ bánh su sau khi ra khỏi lò sẽ rất cứng và chúng sẽ trở nên mềm dần khi ở nhiệt độ phòng. Vì vậy, nếu bạn để khoảng 3 tiếng sau bánh sẽ có độ mềm dai rất ngon.

Ngoài việc phủ một lớp topping socola, kem tươi bạn còn có thể dùng các loại hạt hoặc mứt tùy ý để tăng thêm hương vị thơm ngon cho bánh.

Học Lỏm Cách Làm Bánh Flan Không Bị Rỗ

Các làm bánh flan không bị rỗ mà lại còn mềm mịn thơm mát, phù hợp với bất cứ cách làm bánh flan mà bạn mong muốn.

Cẩn thận ngay từ đầu trong khâu chọn nguyên liệu

Làm bánh flan nên chọn trứng gà ta hay trứng gà công nghiệp?

Một trong những nguyên liệu quan trọng của món bánh flan là trứng. Lòng trắng trứng làm cho bánh đặc. Lòng đỏ trứng sẽ quyết định màu vàng ươm bắt mắt đặc trưng và mùi thơm của chiếc bánh khi kết hợp với sữa. Chính vì thế, trứng ngon là một trong những yếu tố tạo làm nên một mẻ bánh ngon.

Có hai loại trứng phổ biến trên thị trường là trứng gà ta và trứng gà công nghiệp. Thông thường, người ta vẫn sử dụng trứng gà công nghiệp đóng vỉ, dễ dàng mua tại các siêu thị, cửa hàng. Loại trứng này to, giá thành rẻ, đỡ tốn nguyên liệu khi làm bánh và vẫn đảm bảo mùi vị thành phẩm. Trứng gà ta tuy mắc hơn, kích thước nhỏ, nhưng lòng đỏ lớn, sẽ cho ra mùi vị thơm ngon hơn, ít bị hôi tanh mùi trứng. Vì vậy, tùy mục đích và số lượng làm bánh, bạn có thể chọn lựa loại trứng cho phù hợp.

Sữa tươi thanh nhẹ và không nặng mùi

Giữa sữa tươi không đường và có đường, chúng ta hãy chọn sữa tươi không đường, không chỉ trong món bánh flan mà còn cho những loại bánh khác. Sữa tươi không đường sẽ cho chúng ta độ nguyên chất trong hương vị lẫn mùi vị, từ đó dễ dàng cân đo đong đếm độ ngọt cũng như dễ biến tấu chiếc bánh thành những hương vị yêu thích.

Vinamilk, TH True Milk là những nhãn hàng có hương vị phù hợp để làm bánh, được người tiêu dùng lựa chọn. Ngoài ra còn có Lothamilk và Dalatmilk, tuy giá bán cao hơn những loại sữa đóng hộp khác trên thị trường, nhưng chất lượng và mùi vị tự nhiên, không ngọt gắt, khi sử dụng để làm bánh sẽ cho mùi thơm nhẹ, độ ngọt béo vừa phải, nên cũng được ưa chuộng không kém.

Đường tạo ra lớp caramen đắng nhẹ tuyệt hảo

Với món bánh này, đường được sử dụng không nhằm mục đích tạo ngọt, mà để làm caramen.

Caramen là loại sốt phổ biến trong nhiều món ăn tráng miệng, được nấu bằng cách thắng đường cát ở nhiệt độ cao (khoảng 170 đến 180 độ C). Khi đường tan chảy, cấu trúc đường bị phá vỡ sẽ tạo thành những hợp chất có màu sắc và hương vị đặc trưng. Lớp caramen này có tác dụng làm cho bánh bớt ngán, bởi vị đăng đắng nhẹ nhàng và thơm caramen. Tuy nhiên, thành phần chính của caramel là đường nên sẽ làm bánh có vị ngọt hơn. Vì vậy, nhiều người không thêm caramel khi làm bánh, hoặc chọn cách thay caramen bằng sốt cà phê, để có vị đắng thơm tương tự mà vẫn giữ nguyên độ ngọt.

Sữa đặc tạo độ ngọt và béo ngậy

Sữa đặc được nhiều người sử dụng làm bánh flan để tận dụng cả vị ngọt và béo, khác với đường, chỉ cho bánh có vị ngọt.

Hỗn hợp sữa đặc và sữa tươi với tỉ lệ thích hợp sẽ tạo cho bánh có độ ngọt nhẹ, thơm mùi sữa, rất hấp dẫn. Kinh nghiệm của các bà nội trợ cho biết, họ thường sử dụng sữa đặc Ông Thọ và sữa đặc Dutch Lady, bánh không bị ngọt gắt, lại có mùi thơm rất dễ chịu.

Tại sao làm bánh flan bị rỗ

Rất nhiều trường hợp, mặc dù đã rây hỗn hợp trứng sữa trước khi mang bánh đi nấu vẫn không tránh khỏi tình trạng bánh bị rỗ, tuy không ảnh hưởng tới mùi vị nhưng làm mất thẩm mỹ của chiếc bánh.

Bánh bị rỗ mặt thường gặp khi chúng ta làm chín bánh bằng phương pháp hấp cách thủy, hơi nước đọng lại trên nắp nồi rớt ngược xuống bánh gây rỗ bề mặt. Bánh bị rỗ đáy và bên trong gặp ở cả 2 phương pháp hấp và nướng. Lúc này, nhiệt độ tiếp xúc ở đáy khuôn cao, bánh sôi khi chưa đông hẳn, gây ra hiện tượng rỗ ở đáy và bên trong bánh.

Làm thế nào để hạn chế tình trạng rỗ

Cần lọc hỗn hợp trứng sữa qua rây

Sau khi khuấy đều trứng với sữa, cần lọc hỗn hợp này qua rây, loại bỏ phần lòng trắng lợn cợn để bánh sau khi chín sẽ mềm mịn, mượt mà.

Ngoài ra, khi khuấy hỗn hợp, chỉ khuấy nhẹ tay, không đánh quá mạnh tạo ra nhiều bọt khí làm bánh cũng bị rỗ khi hấp hoặc nướng.

Hạn chế bánh rỗ mặt trên

Hạn chế bánh rỗ mặt đáy và rỗ bên trong bánh

Làm nóng lò nướng hoặc xửng hấp 10 phút trước khi đặt bánh vào, sau đó giữ nhiệt độ ổn định ở mức vừa phải. Nếu hấp cách thủy, để lửa ở mức nhỏ nhất. Nếu nướng bánh, nhiệt độ lò nướng chỉ khoảng 150 đến 160 độ C.

Không nên dùng khuôn nướng bánh đi kèm lò vì chúng dẫn nhiệt nhanh dễ làm bánh bị rỗ đáy.

Nếu dùng khuôn bánh kim loại thì sau khi đổ nước vào khay nước (nước ngập 1/2 khuôn), nên lót một chiếc khăn dưới đáy khay rồi mới đặt khuôn flan lên. Điều này giúp giảm nhiệt tiếp xúc với khuôn bánh.

Khắc phục tình trạng bánh bị hôi trứng khi dùng nóng?

Việc bánh flan sau khi chín bị hôi mùi trứng làm cho nhiều người không thích món bánh này. Tuy nhiên, giải pháp cho vấn đề này vô cùng đơn giản:

Không sử dụng trứng vịt, bởi nó làm cho bánh có mùi trứng rất rõ, gây khó chịu khi dùng bánh.

Đánh trứng không kĩ là nguyên nhân làm bánh bị hôi, do đó khi đánh trứng lòng trắng và lòng đỏ trứng phải hòa tan vào nhau. Bạn không cần lo lắng việc đánh mạnh tay sẽ tạo bọt khí khiến bánh bị rỗ vì các bọt khí sẽ tan hết khi cho sữa nóng vào.

Khi bánh còn nóng, mùi trứng trong bánh rất rõ rệt. Tuy nhiên khi để bánh nguội, dùng lạnh, mùi hôi trứng sẽ không còn nữa.

Nếu bạn vẫn muốn dùng nóng, chỉ cần thêm một chút tinh chất vanilla vào hỗn hợp trứng sữa trước khi hấp bánh, bánh khi chín sẽ không còn mùi trứng.

Ngoài ra, chúng ta có thể rưới một ít cà phê khi ăn bánh. Hương cà phê và vị đắng của nó sẽ làm bánh bớt ngán ngậy, và bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng mùi trứng khó chịu sẽ không xuất hiện nữa.

Nguyên nhân khiến bánh bị lỏng không đông là gì?

Bánh tuy chín nhưng không đông cũng là một vấn đề thường gặp khi làm bánh flan. Tỉ lệ trứng và sữa không đều là nguyên nhân chính làm cho bánh bị lỏng. Vì thế, để món bánh chuẩn vị chuẩn hình thức, chúng ta cần chú ý tới tỉ lệ của hai thành phần này.

Tỉ lệ trứng: Nhiều người có thể không biết nhưng độ đặc của bánh phụ thuộc nhiều vào lòng trắng. Kinh nghiệm của các đầu bếp cho thấy, tỉ lệ số lòng trắng bằng 1/2 số lòng đỏ, tức là một nửa số trứng dùng để nấu bánh sẽ được dùng cả lòng trắng và lòng đỏ, nửa trứng còn lại chỉ sử dụng lòng đỏ. Tỉ lệ này sẽ cho ra món bánh như ý nhất, không bị hôi mùi trứng mà vẫn có được độ đặc vừa phải.

Tỉ lệ sữa: Với loại trứng gà ta, sử dụng 3 quả trứng thêm 3 lòng đỏ trứng (tức 3 lòng trắng và 6 lòng đỏ) cho 500ml sữa. Với trứng gà công nghiệp, lượng lòng trắng có thể ít hơn, thường dùng 2 quả trứng và 3 lòng đỏ (tức 2 lòng trắng và 5 lòng đỏ) cho 500ml sữa. Ngoài ra, chúng ta còn có thể thêm whipping cream theo định lượng 400ml sữa tươi và 150ml whipping cream, bánh flan sẽ mềm mịn và béo ngậy hơn nhiều.

Một vài kinh nghiệm bỏ túi làm bánh flan ngon

1. Tất cả các khuôn bánh cần phải được đậy nắp

Đậy nắp hộp cẩn thận là bước rất quan trọng, do nếu không đậy nắp kỹ bánh sẽ bị rỗ, ướt làm mất thẩm mỹ và mùi vị của bánh. Vì thế dù là bánh hấp hay nấu nồi cơm điện bạn cũng cần phải đập nắp hộp thật kín để tránh dính hơi nước. Ngoài ra bạn có thể lót thêm giấy bạc hoặc khăn vào nắp nồi hấp để hút hoặc hạn chế hơi nước.

2. Nhiệt độ thích hợp, thời gian bánh chín vừa đủ

Đây là khâu khá quan trọng và cũng là khâu khiến nhiều bạn dễ làm hỏng bánh. Tùy vào số lượng bánh nhiều hay ít mà chúng ta sẽ có thời gian chế biến khác nhau. Nếu như bánh ít trong khoảng thời gian 15 – 30 phút, bánh nhiều trong khoảng 30-40 phút.

Hơn nữa, bánh chín còn phụ thuộc vào mức nhiệt. Nhiệt nhỏ thời gian lâu hơn, nhiệt to nên chú ý trong khoảng thời gian 15 phút bạn nên dùng tăm xiên thử. Không nên nấu quá lâu dẫn đến bánh cháy hoặc mất đi mùi vị thơm ngon đặc trưng của bánh.

3. Kinh nghiệm thắng đường

Đối với món bánh flan thì khâu thắng đường rất quan trọng, bởi nếu thắng không ngon thì chất lượng bánh cũng sẽ giảm. Tuy nhiên thực tế là ở khâu này có rất nhiều bạn làm hỏng, bởi vì nó khá khó và đòi hỏi phải có kỹ thuật.

Đầu tiên, bạn nên chọn một chiếc nồi có dung tích tỉ lệ thuận với lượng đường (thắng nhiều nồi to, thắng ít nồi bé). Sau đó đổ nước trước rồi đổ đường vào đun sôi. Khi nước đường sôi, vặn lửa nhỏ dùng đũa đảo đều tay, khi đường chuyển sang màu cánh gián cho thêm 2 muỗng nước, đảo thật đều tay rồi dừng lại. Với công thức này đường rất thơm, ngon mà không hề bị cháy.

chúng tôi

Học Lỏm Cách Làm Bánh Cuốn Trứng Lạng Sơn Ngon Nức Tiếng

Nguyên liệu làm bánh cuốn bằng chảo chống dính

– Máy xay sinh tố đa năng SUNHOUSE

Cách làm bánh cuốn bằng chảo chống dính

Bước 1: Làm bột bánh

– Bánh cuốn trứng Lạng Sơn đặc biệt bởi lớp vỏ bánh mềm, dẻo được làm từ loại gạo nương thơm ngon với hương vị đặc trưng. Nếu muốn tự làm vỏ bánh cuốn bằng gạo tẻ, trước tiên bạn cần ngâm gạo liên tục trong nước khoảng 5 tiếng rồi xay thành bột nước. Bạn có thể cho thêm một ít muối vào bột bánh.

– Nếu sử dụng bột gạo, bạn cần pha với bột năng theo tỷ lệ 3 bột gạo : 1 bột năng cùng với nước và một ít muối, dầu ăn. Sau đó để hỗn hợp này lắng trong 2 tiếng.

Bước 2: Tráng bánh cuốn bằng chảo chống dính

– Đặt chảo chống dính lên bếp

– Dùng cọ phết dầu ăn quanh chảo (hoặc dùng giấy thấm dầu) để dầu ăn chỉ vừa đủ làm ướt mặt chảo, không bị quá nhiều

– Cho 1 thìa bột bánh tráng lên láng đều quanh bề mặt chảo chống dính

– Để lửa nhỏ và đậy nắp lại khoảng 5 – 10 phút cho bột chín thì đập trứng vào giữa bánh, tiếp tục đậy nắp và chờ thêm vài phút cho đến khi bột chín trong, trứng se lòng đào

– Gấp mép bánh cuốn lại và nhẹ nhàng xếp bánh ra đĩa

Bước 3: Làm nhân thịt băm

– Cho thịt nạc băm vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn lại một lần nữa

– Cho thịt vào chảo cùng bột ngọt và một ít nước mắm xào săn lại

– Hành khô phi thơm

– Rau thơm rửa sạch, cắt khúc nhỏ

– Đặt thịt, hành khô và rau thơm vào một góc bánh cuốn trứng Lạng Sơn

Bước 4: Pha nước chấm bánh cuốn Lạng Sơn

– Trộn đều nước mắm, đường, giấm với nhau để tạo thành vị chua ngọt rồi cho vào nồi inox, đun nóng trên bếp

– Thêm thịt băm đun chín và rau thơm vào nước mắm để thưởng thức cùng bánh tráng nóng mềm.

Bánh cuốn trứng Lạng Sơn đặc trưng bởi nhân trứng gà thơm ngậy bên trong bánh cùng nước chấm lạ miệng. Phân nhân trứng sẽ tay chảy trong miệng khi bạn ăn chiếc bánh nhưng không có vị tanh mà chỉ thấy ngậy bùi nhờ ăn kèm gia vị và nước chấm thịt băm đậm vị.

Học Cách Làm Bánh Su Kem Ngon Ngọt Mát Lịm

Có một loại bánh hấp dẫn chúng ta bởi sự đơn giản ở vẻ bề ngoài nhưng bên trong lại mang một hương vị thanh nhẹ, tinh tế. Đó chính là bánh su kem, có nguồn gốc từ Pháp. Cách làm bánh su kem cũng không mấy phức tạp. Bánh su kem có rất nhiều tên gọi khác nhau như: profiterole, choux à la creme, profiterole hay người Việt thường gọi là bánh su hột gà. Bánh có lớp vỏ thuộc họ choux pastry (hay pâte à choux). Bạn có thể thấy những cái tên quen thuộc của choux pastry này như éclair, gougères , croquembouche và cả món bánh kue sus của Indonesia.

Loại bánh này đã xuất hiện từ thế kỷ XVI, nhưng phải đến rất lâu khoảng 200 năm sau thì công thức bánh choux mới được hoàn thiện và phần nhân kem mới được thêm vào. Công thức cho choux à la creme xuất hiện trong một quyển sách dạy nấu ăn của Mỹ năm 1884. Cũng như những loại bánh pastry khác, choux pastry được tạo bởi vị đầu bếp nổi tiếng của Pháp Marie-Antoine Carême. Đây cũng là loại bánh được xem là bánh truyền thống của Pháp và được sử dụng trong những đám cưới, bánh được phủ sốt caramel trên bề mặt và được xếp thành hình tháp rất công phu và đẹp mắt.

Nguyên liệu làm nhân kem

Cách bánh su kem : làm nhân kem

+ Bước 1: Lấy trứng tách riêng lòng trắng và lòng đỏ vì làm nhân bánh chỉ cần dùng lòng đỏ trứng. Cho 1 chút muối và 1 chút đường vào trứng và đánh bông đến khi hỗn hợp sệt lại và chuyển sang màu vàng nhạt, nhấc que đánh trứng lên thấy lòng đỏ chảy xuống thành dòng là được. Chú ý là bạn phải đánh đều tay hoặc bạn có thể sử dụng bằng máy đánh trứng.

+ Bước 2: Sau đó lọc bột qua cái rây rồi dùng đồ đánh trứng trộn bột vào hỗn hợp kem . Phần bột này các bạn có thể sử dụng bột mỳ thay cho bột ngô (dùng bột ngô thì kem sẽ có vị thanh mát hơn)

+ Bước 3: Cho sữa vào nồi làm nóng rồi đổ từ từ sữa vào tô trứng bột vừa đánh xong, vừa đổ vừa quấy đều tay đến khi đổ hết sữa.Không nên đổ sữa cùng 1 lúc, sữa nóng quá sẽ làm bột bịt vón cục.

+ Bước 4: Sau đó đổ hỗn hợp trên vào 1 cái nồi rồi đun lửa nhỏ, tiếp tục đảo đến khi đặc lại là được. Đun trong khoảng 2p để bột được chín rồi bắc ra khỏi bếp. Tiếp sau đó cho bơ, chút muối và vanila rồi trộn đều. Đây là nhân kem truyền thống, bạn có thể thay bằng các loại nhân khác như kem tươi hoặc bột trà xanh để tạo nên hương vị mới khác biệt hơn.

+ Bước 5: Đổ phần kem vừa trộn ra 1 cái tô để nguội rồi cho vào tủ lạnh.

Nguyên liệu làm vỏ bánh

Cách làm bánh su kem: làm vỏ bánh

+ Bước 1: Lấy 1 tấm lót giấy nến (giấy để nướng bánh) để lên khay nướng. Bật lò nướng ở khoảng 200 độ C.

+ Bước 2: Sau đó lấy nguyên liệu ra, cho bơ, đường, nước và 1 chút muối vào nồi đun lên để lửa nhỏ vừa, khuấy đều tay đun đến khi bơ tan chảy. Rồi đổ bột vào quấy đều đến khi bột thành 1 khối bột dẻo, không dính vào đáy nồi.

+ Bước 3: Bắc ra khỏi bếp, quấy đều thêm khoảng 1p nữa rồi lần lượt đập từng quả trứng đổ vào đảo, quấy đều đến khi hỗn hợp đặc và mịn mượt.

+ Bước 4: Rồi đổ hỗn hợp vào túi bắt kem và bơm bột thành hình tròn hoặc có thể sử dụng đui hình hoa, hình xoắn ốc. Cần chú ý lúc bơm bột xuống khay nên bơm không quá to và để khoảng cách xa nhau, vì trong quá trình nướng bánh bột sẽ nở ra và dính vào nhau.

+ Bước 5: Bỏ khay bánh vào lò nướng, trong khoảng 25-30 phút, tùy vào kích thước của bánh. Trong quá trình nướng bánh không được mở lò. Khi bánh nở đẹp có màu vàng nâu thì tắt lò và lấy bánh ra để nguội. Tiếp đó, lấy phần kem đã chuẩn bị trước ra khỏi tủ lạnh, tiếp tục đánh đều lên 1 lần nữa rồi đổ vào túi bắt kem.

+ Bước 6: Đợi khi bánh đã nguội, dùng dao hoặc kéo rạch 1 đường ở phần thân bánh rồi bơm kem vào.

Vậy là bạn đã có 1 chiếc bánh su kem. Để hấp dẫn hơn, bạn đun chảy 1 ít chocolate rồi vẽ lên trên bề mặt bánh Cách làm bánh su kem Hoặc bạn có thể trang trí bằng các loại thực phẩm khác cho đẹp mắt

Bánh su kem có vỏ mềm màu vàng với phần nhân bánh ngọt mát, bánh sẽ ngon hơn nếu bảo quản trong tủ lạnh. Món bánh này được rất nhiều người yêu thích, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng ghiền món này. Cách làm bánh su kem không khó chỉ cần bạn cần mẫn và khéo léo 1 chút là được. Hãy trổ tài làm bánh tại căn bếp thân yêu và cùng thưởng thức với gia đình mình nào.

Kết: Ngày nay, hầu hết những người thích làm bánh đều sắm cho mình một chiếc lò nướng, bởi lẽ chi phí mua lò cũng không còn quá đắt như trước và việc sử dụng lò cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Cho hỗn hợp vào nồi, để lửa nhỏ, quấy đều, lưu ý vét thành và đáy nồi. Khi hỗn hợp bắt đầu đặc lại thì bắc ra khỏi bếp, quấy đến khi hỗn hợp đặc sệt thành kem. Cho bơ, muối & vanilla, trộn đều. Đợi kem và bánh nguội thì lấy dao nhọn rạch một đường quanh bụng bánh, bóp kem hoặc lấy một chiếc thìa nhỏ xúc kem cho vào nhân.Tags: bánh su kem trà xanh, cách làm bánh su kem que, cách làm bánh su kem savoury days, cách làm bánh su kem sữa tươi, cách làm bánh su kem không cần lò nướng, mua bánh su kem, cách làm bánh su kem đơn giản, nhân bánh su kem whipping cream

Cập nhật thông tin chi tiết về Học Lỏm Cách Làm Bánh Su Singapore “Chuẩn Không Cần Chỉnh” trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!