Bạn đang xem bài viết Học Cách Làm Rượu Mơ Của Mẹ Nhật|Kênh Du Lịch Locobee được cập nhật mới nhất trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách làm rượu mơ khá đơn giản, nếu bạn là một người thích rượu mơ hãy thử làm vài bình để năm sau uống dần nào!
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Mơ xanh: 1kg〜1.2kg
Đường cục, đường miếng: khoảng 700g
Rượu trắng (độ cồn từ 35 độ trở lên): 1,8 lít
Bình ngâm: dung tích 4-5 lít, có nắp đậy, nên dùng bình thuỷ tinh
Xiên tre để bỏ núm quả, khăn sạch
※Bạn có thể điều chỉnh lượng đường theo sở thích của mình. Nếu không thích ngọt lắm dùng 500g, nếu thích ngọt dùng 800g.
Cách làm rượu mơ
Sau khi rửa sạch bình, dùng nước nóng để khử trùng bình. Lau sạch hơi nước bằng khăn hoặc vải sạch rồi để bình thật khô.
Rửa sạch mơ, lau khô hoặc để khô tự nhiên.
Sau khi mơ không còn hơi nước bám ngoài vỏ, dùng xiên tre để lấy núm ra.
Cho mơ và đường xếp lớp xen kẽ nhau trong bình. Nếu là người thích uống rượu mơ ngọt thì cho nhiều đường thêm một chút.
Sau khi cho hết mơ và đường vào bình, đổ rượu trắng đã chuẩn bị vào cùng.
Đậy nắp thật chặt, để ở nơi thoáng mát tránh ánh nắng. Thỉnh thoảng lắc bình để mơ và đường thấm đều sẽ ngon hơn.
Thời gian ngâm rượu mơ
Rượu mơ tự làm sau khi ngâm 3 tháng là có thể uống được. Tốt nhất vẫn nên chờ đến khi mơ chìm hẳn xuống đáy bình. Rượu mơ ngon nhất là khi đã ngâm được khoảng 1 năm, khi đó rượu sẽ đạt đến độ ngon và vừa miệng nhất. Điều hấp dẫn ở đây chính là hương vị rượu mơ do chính bạn làm ra sẽ khác hẳn so với rượu mơ bán sẵn. Nếu bạn đã ngâm được khoảng 1 năm, hãy thử lấy quả mơ ra ăn thử xem sao.
Lời khuyên khi làm rượu mơ
Nên chọn loại mơ có kích thước là 2L, mơ sẽ to và phần thịt mơ cũng nhiều, do đó rượu mơ chiết xuất được sẽ nhiều hơn.
Nếu bạn không bỏ núm mơ thì khi ngâm rượu sẽ có vị hơi đắng, do đó hãy làm sạch núm mơ. Bí quyết để có bình rượu mơ ngon chính là bỏ thật sạch phần núm đi.
Khi mua mơ nên chọn quả to, không bị dập nát. Không nên mua những quả mơ có khe rãnh trên bề mặt vì đó là những quả còn non. Đối với những quả mềm hoặc chín khi làm rượu sẽ dễ bị hỏng, do đó những người lần đầu tiên làm rượu mơ cũng nên tránh mua loại này.
Bạn có thấy cách làm rượu mơ thật đơn giản không?
Hãy làm thử để năm sau cả gia đình cùng uống hoặc đem tặng người thân bạn bè nào!
* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.
Mách Mẹ Cách Làm Rượu Mơ Nhật Bản Ngon Lành Tốt Cho Sức Khỏe
Chọn nguyên liệu làm rượu mơ Nhật Bản như thế nào?
3 thứ nguyên liệu chính làm nên một bình rượu ngâm ngon chính là mơ tươi, đường và rượu. Trong đó, khi tiến hành lựa chọn nguyên liệu, bạn cần chú ý:
Mơ tươi: Chọn mơ vừa độ chín tới, tươi, cứng quả, căng mọng, không trầy xước.
Đường: Ưu tiên số 1 là đường phèn, vì đường phèn có vị thơm mát, dịu nhẹ, và tan từ từ trong rượu. Nếu không có đường phèn có thể dùng đường bình thường, nhưng rượu thành phẩm thường có mùi vị nặng hơn, khé hơn so với ngâm bằng đường phèn.
Rượu: Có thể sử dụng các loại rượu trắng, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng để chọn độ cồn tương ứng. Tuy nhiên, để phù hợp với nhu cầu giải khát, không nên sử dụng các loại rượu có nồng độ cao để đảm bảo vị thanh mát của thành phẩm và giúp món rượu mơ êm hơn.
Mơ xanh: 1kg〜1.2kg
Đường: Khoảng 700g
Rượu trắng: Khoảng 1,8 lít
Bình ngâm: Dung tích 4-5 lít, có nắp đậy, nên dùng bình thuỷ tinh
Cách ngâm rượu mơ Nhật Bản
1. Sau khi rửa sạch bình, dùng nước nóng để khử trùng bình. Lau sạch hơi nước bằng khăn hoặc vải sạch rồi để bình thật khô.
2. Rửa sạch mơ, lau khô hoặc để khô tự nhiên.
4. Cho mơ và đường xếp lớp xen kẽ nhau trong bình. Nếu là người thích uống rượu mơ ngọt thì cho nhiều đường thêm một chút.
Nếu bạn muốn sử dụng rượu mơ ngâm Nhật Bản nhưng không có thời gian để làm hoặc đã bỏ lỡ mùa mơ năm nay, bạn có thể tham khảo sản phẩm rượu mơ Nhật Bản Haruka, sản phẩm được đánh giá dễ uống, hỗ trợ cải thiện một số tình trạng sức khỏe như kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng, giúp giảm stress và chống oxy hóa cho cơ thể.
Haruka – Rượu mơ Nhật Bản là sản phẩm dành riêng cho phụ nữ biết thưởng thức đồ uống có cồn nhưng vẫn coi trọng đến sức khỏe. Haruka mang hương vị của thiên nhiên tươi mới, tinh khiết, chua ngọt dễ uống, phù hợp cho những buổi dã ngoại, những bữa liên hoan thêm phần thú vị.
Haruka còn thích hợp để làm quà tặng ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu trong những dịp đặc biệt.
Nguồn: Afamily
Cách Làm Rượu Mơ Nhật Bản Thơm Ngon Chuẩn Vị
Rượu mơ ngâm ở Nhật Bản được gọi là umeshu. Trong những ngày hè nhiều nắng, họ thường làm rượu mơ Nhật Bản rồi với đá lạnh, hay pha ra với nước khoáng hoặc soda để giải khát. Rượu mơ ngon nhất là phải để ủ trong 6 tháng, lúc này mùa đông đã về, người Nhật lại đun rượu nóng lên để nhâm nhi trong cái rét .
Nguyên liệu để làm rượu mơ Nhật Bản
Có 3 loại nguyên liệu chính cần được chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi bắt đầu làm rượu mơ Nhật Bản
Mơ tươi: Người Nhật thường sử dụng quả mơ còn xanh để ngâm rượu, nhưng tôi thử, và thích ngâm quả mơ đã chín ương ương hơn, tức là chỉ hơi chín, quả vẫn còn cứng và rắn. Và quan trọng, thường những loại hoa quả, càng gần chín, thì lượng đường trong quả càng nhiều, mùi vị đặc trưng càng ngon, và thành phẩm ta ngâm ủ sau 12 tháng sẽ có mùi vị thơm, màu sắc rượu đẹp hơn. Các bạn có thể dùng mơ xanh, hay mơ chín ương tùy ý.
Đường: Ưu tiên số 1 là đường Phèn, vì đường Phèn có vị thơm mát, dịu nhẹ, và tan từ từ trong rượu umeshu. Còn nếu bạn không có đường Phèn, dùng đường Cát cũng được, nhưng rượu thành phẩm thường có mùi vị nặng hơn, khé hơn so với ngâm bằng đường Phèn.
Bắt tay vào làm rượu mơ Nhật Bản
Bước 1: Sau khi chọn được những quả mơ ưng ý thì bạn đem những quả đó ngâm trong nước sạch trong vòng khoảng hơn 1h đồng hồ thì rửa sạch, bạn nên loại bỏ hoàn toàn những quả mơ bị thối hoặc hỏng. Các quả mơ thường có phần núm không được sạch, bạn nên dùng một vật nhọn như tăm để cậy nhẹ phần núm ra. Sau đó, bạn cho quả mơ ráo nước tự nhiên. Các núm nên được loại bỏ sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh tránh vi khuẩn làm lên men nước mơ và đồng thời sẽ giúp đường và rượu ngấm vào quả mơ nhanh hơn.
Bước 2: lọ thủy tinh nên được rửa sạch để ráo, xếp một lớp mơ rồi một lớp đường phèn lên trên cứ như thế cho đến khi đầy lọ.
Bước 3: Bạn đổ rượu vào bình theo tỉ lệ phù hợp, sau đó đậy nắp bình lại (bạn có thể dùng túi nilong phủ trên miệng lọ sau mới đậy nắp sẽ kín hơn).
Bước 4: Bạn chờ rừ 5 đến 6 tháng là có thể dùng được rượu umeshu. Nhưng để ngon thì nên đề 9 tháng thì cốt rượu sẽ đảm bảo thơm và ngon nhất.
Cách Làm Tía Tô Mơ Muối Của Phụ Nữ Nhật Bản
Tía tô mơ muối của Nhật Bản còn gọi là Umeboshi là một món dưa muối truyền thống phổ biến của người Nhật cũng giống như cà pháo của người Việt Nam. Tục ngữ Nhật Bản có câu: ” Một quả mơ muối mỗi ngày, bác sĩ sẽ không đến nhà”. Hôm nay chúng tôi giới thiệu tới các bạn cách làm tía tô mơ muối của người Nhật.
Cách làm tía tô mơ muối người Nhật
Nguyên liệu: mơ chín, muối hạt, lá tía tô tím, rượu Shochu
Sơ chế mơ:
Tại Nhật Bản mơ muối tía tô thường được làm vào dịp cuối tháng 6 đúng mùa mơ chín cũng là mùa tía tô tím của người Nhật. Quả mơ sau khi được thu hái về sẽ được nhặt cuống lá, rửa sạch nhiều lần dưới vòi nước chảy sau đó ngâm nước lạnh để qua đêm để loại bớt vị đắng trong mơ. Khi sơ chế mơ muối cần chú ý tránh để sước vỏ dễ gây mốc.
Người Nhật xưa sau khi thu hái mơ về thường để trên mái nhà phơi khô vài tuần, ban ngày quả mơ được phơi khô, ban đêm xuống thì hút sương.
Mơ sau khi ngâm vào nước để qua đêm thì vớt ra để ráo rồi ngâm vào rượu Shochu, rượu giúp loại bỏ hết nấm mốc trên quả mơ.
Lá tía tô tím sẽ đem lại màu sắc và hương vị cho món tía tô mơ muối, cũng như làm tăng thêm giá trị của món Umeboshi. Tía tô tím sau khi thu hái về rửa sạch, dùng tay nhầu nát lá với vài hạt muối. Thông thường tỉ lệ tía tô chiếm khoảng 10% so với trọng lượng mơ.
Lựa chọn muối thô, hoặc muối hạt, không dùng muối iot. Lượng muối sẽ quyết định độ mặn của món mơ muối tía tô, thông thường khoảng 20% muối. Lượng muối quá ít dễ dẫn tới làm cho quả mơ muối bị mốc trong quá trình ngâm.
Dùng bình to, rửa sạch và khử trùng bên trong bình bằng một chút rượu hoặc có người luộc bình bằng nước nóng.
Sau đó tiến hành rắc một lớp muối hạt, rồi đến một lớp mơ, một lớp lá tía tô tím. Cứ lặp lại như vậy cho tới khi hết. Sau đó dùng vật nặng, hòn nén, nén chặt lại như Người Việt mình làm dưa muối.
Dùng một tấm vải màn hoặc khăn phủ lên miệng hũ rồi buộc chặt sau đó để vào nơi tối mát trong nhà, cho tới khi mơ chín mền.
Với mơ muối tía tô sau khoảng 10 ngày mơ đã chín mền bạn có thể vớt mơ và tía tô đem ra phơi nắng khoảng 3 ngày. Chú ý lật đảo mơ, cho quả mơ khô hẳn.
Lá tía tô có tác dụng gì? Trà bột tía tô thơm ngon cho ngày se lạnh
Sau khi mơ và tía tô khô hoàn toàn, dùng một hũ khác xếp một lớp mơ, một lớp tía tô. Đối với mơ muối tía tô này bạn nên để 3 năm rồi sử dụng, ngon nhất là sau khoảng 5 năm, bảo quản tốt có thể để được lên tới 10 năm
Ngoài ra các bạn cũng có thể cho thêm một chút dấm mơ vào để những quả mơ mềm hơn.
Còn phần dấm mơ có thể sử dụng luôn, dùng làm nước giải khát, ăn kèm với cơm, dùng trong thực dưỡng….
Người Nhật Bản thường ăn cơm nắm quấn rong no – ri với thịt quả mơ muối. Trong các bếp ăn thực dưỡng thì mơ muối tía tô là một loại thực phẩm không thể thiếu. Hi vọng qua bài viết đã giúp các bạn có thể tự tay làm cho gia đình một hũ tía tô mơ muối thơm ngon, giúp phòng chống bệnh tật rất tốt.
Cập nhật thông tin chi tiết về Học Cách Làm Rượu Mơ Của Mẹ Nhật|Kênh Du Lịch Locobee trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!