Bạn đang xem bài viết Giấm Bỗng Và Cách Làm Giấm Nuôi Bằng Rượu Tại Nhà được cập nhật mới nhất trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giấm bỗng (hay dấm bỗng, bỗng rượu) là loại gia vị truyền thống của người miền Bắc, được sử dụng tương tự như giấm gạo. Sử dụng giấm bỗng an toàn hơn rất nhiều so với các loại giấm công nghiệp, cách làm giấm nuôi bằng rượu cũng không khó.
Giấm bỗng là một sản phẩm phụ của hèm rượu để lên chua tự nhiên. Hèm rượu là phần xác cơm rượu. Giấm bỗng có vị chua do quá trình lên men , còn có hương rượu và ít độ cồn nên rất dễ đánh át mùi tanh của vài loại thịt cá…
Cơm mẻ (hay mẻ) có thành phần gồm: con mẻ, nấm men, vi khuẩn lên men acid lactic. Con mẻ là một loại tuyến trùng hữu ích mang tên Nematode, có kích thước rất nhỏ nhưng có thể nhìn thấy bằng mặt thường. Cơm mẻ có màu trắng đục và có vị chua nhưng hoàn toàn KHÔNG PHẢI là giấm bỗng.
Cách làm giấm nuôi bằng rượu tại nhàThông thường thì giấm bỗng được làm từ bã rượu, nhưng trường hợp không có bã rượu bạn có thể thay bằng rượu nếp (cơm rượu) để làm giấm bỗng. Bạn cần chuẩn bị:
Bước 2: Cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh đậy kín bằng mảnh vải thô hoặc khăn sữa, buộc lại, để khoảng 2-3 tuần giấm bỗng lên men chua là có thể dùng được.
Bước 3: Khi giấm bỗng chua đủ thì cho vào chai đậy kín, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh để làm chậm lại quá trình lên men. Nếu bạn tiếp tục để bên ngoài, giấm sẽ tiếp tục lên men và chua gắt không ngon.
Cảnh báo nguy hiểm từ giấm mẻ ngâm không đúng cáchNguy cơ ung thư từ việc không phân biệt được chất lượng men
Giấm lên men không đúng cách sẽ tạo ra nấm mốc và vi khuẩn, có thể khiến người ăn phải dễ dàng mắc bệnh ung thư. Nấm mốc lên men mới đem lại lượng vi khuẩn có lợi cho cơ thể, trong khi nấm mốc mọc lên ở cơm trước khi làm mẻ lại là mầm mống gây nên bệnh ung thư
→ Bạn cần phân biệt nấm mốc lên men trong quá trình hình thành giấm chua với việc nấm mốc hình thành trên cơm trước: Khi giấm bỗng bị nhiễm nấm mốc nguy hiểm sẽ có màu sắc lạ, không thơm, không có vị chua tự nhiên.
Ăn nhiều giấm cũng không tốt cho sức khỏe
Mặc dù giấm bỗng có tác dụng giải nhiệt nhưng việc ăn quá nhiều giấm mẻ chua sẽ khiến cơ thể dư thừa axit lactic → gây đau bụng, tiêu chảy, không có lợi cho tiêu hóa. Bệnh nhân bị loét dạ dày, đau dạ dày, chảy máu dạ dày không nên lạm dụng những món ăn có giấm mẻ.
Nếu thấy có mốc đỏ hoặc mốc đen xuất hiện thì lấy ngay muỗng múc bỏ.
Khi nấu thì lấy muỗng gạt bỏ lớp mặt qua một bên lấy phần dưới.
Dùng khoảng nửa chén cơm mẻ nêm cho một nồi canh gia đình (khoảng 2 tô)
Con Giấm Nuôi Là Gì? Cách Làm Con Giấm Sữa Tại Nhà
Để làm giấm táo, giấm gạo hay bất kì loại giấm nào bạn cũng cần phải có con giấm cái. Vậy con giấm nuôi là gì? Cách làm con giấm sữa tại nhà ra sao? Khi có con giấm rồi nuôi như thế nào? Bài viết này của chúng tôi sẽ cho bạn đáp án!
Ông bà xưa thường gọi lớp men vi sinh này là con giấm. Vì có thể làm con dấm “mập ra” là nhờ “nuôi” bằng nước đường. Con giấm càng lớn, nước trong hũ sẽ càng nhanh thành giấm.
Cần khoảng 100ml bia, sau đó để bia hả hết men → bia sẽ có vị chua của giấm. Để phần bia đó vào nơi thoáng mát khoảng 10 ngày, sẽ xuất hiện một lớp màng nổi lên- Đó chính là con giấm cái.
Sử dụng bình sứ, pha nước đường loãng và đổ con giấm vào nuôi. Lưu ý: nước đường chỉ nên pha loãng theo tỷ lệ 2 lít nước lọc: 2 gram đường.
Vậy là cách làm con giấm sữa đã thành công rồi đó!
Cách tạo con giấm bằng chuốiCho nước đường, chuối và rượu vào hũ thủy tinh. Lượng chuối, rượu và nước chỉ nên chiếm 8/10 thể tích hũ vì 2/10 còn lại là diện tích dành cho con giấm lớn. Đặt bình ở nơi chỗ râm mát sau khoảng 45-60 ngày, trên mặt hỗn hợp sẽ xuất hiện một lớp váng trắng đục. Bạn đã tạo được con giấm cái với cách làm con giấm sữa từ chuối rồi!
Tách giấm nhưng vẫn giữ nguyên xác chuối và con giấm cái. Tiếp tục pha nước đường theo tỷ lệ 6 nước lọc: 1 đường, đổ ngập 8/10 hũ giấm.
Lưu ý: Vì đã có sẵn xác chuối và con giấm cái nên thời gian “thu hoạch” sẽ rút ngắn xuống còn 10-14 ngày. Bạn cứ thực hiện tiếp tục như vậy.
Khác với cách làm giấm từ đường, nước giấm chuối sau khi tách ra khỏi bình cần phải được lọc kĩ càng trước khi sử dụng.
Sử dụng giấm như thế nào? Các lọc giấm để sử dụngSau khi tách nước ra khỏi con giấm cái, bạn nên lọc bằng túi vải thưa và có thể sử dụng được ngay. Nếu muốn để dành, Hãy đun sôi giấm, đợi nguội và cho vào chai bảo quản. Giấm chuối sau khi lọc sạch sẽ có màu trắng trong, hơi đục.
Cao huyết áp: lượng canxi và kali trong giấm giúp điều hòa mức huyết áp
Các bệnh tim mạch: giấm có tác dụng làm hạ huyết áp nên cũng có ích trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Béo phì: giấm có khả năng ngăn chặn sự thèm ăn → giúp giảm béo phì.
Bị ho: giấm pha với một chút mật ong chữa ho đặc biệt tốt
Cách Làm 8 Loại Giấm Bỗng, Mẻ Chua, Giấm Táo, Giấm Chuối, Giấm Gạo, Giấm Hoa Quả,…
categories: Bỗng rượu , Cách làm dấm , Cách làm giấm , Cách làm mẻ , Giấm bỗng , Giấm chuối , Giấm hoa quả , Giấm rượu , Giấm táo , Lên men , Mẻ Chua
Nếu bạn đang cần tìm các công thức làm mẻ, dấm các loại thì bộ công thức hữu ích này sẽ giúp bạn cực kì đắc lực đấy!
1. Mẻ (mẻ chua – cơm mẻ)
Cách làm 1: Làm mẻ từ cơm nát và nước cơm
Bước 1: Gạo vo sạch, cho nước nhiều hơn nấu cơm một chút, rồi đem nấu.
Bước 2: Khi nước sôi, chắt nước cơm vào một hũ thủy tinh sạch.
Bước 3: Đợi cơm chín, lấy cơm ra bát để nguội.
Bước 4: Khi cơm chín đã nguội, cho cơm vào hũ với nước cơm. Lượng cơm trong hũ sâm sấp mặt nước cơm.
Bước 5: Đậy nắp bình thủy tinh lại.
Bước 6: Đợi 2 tuần, mở nắp bình ra kiểm tra. Mẻ là phần nước cơm có mùi nồng và chua trong lọ. Chắt hoặc lọc nước mẻ ra, bảo quản trong một chiếc bình khác để dùng dần.
Cách làm 2: Làm mẻ từ cơm nát ủ kín
Bước 1: Vo gạo sạch, cho nước nấu cơm nhiều hơn một chút để cơm nát.
Bước 2: Đơm cơm ra bát, chờ cơm nguội. Sau đó, trộn cơm với một ít nước ấm. Dùng tay bóp đều để hạt cơm nát.
Bước 3: Cho cơm nát đã bóp vào hũ thủy tinh đậy. Ủ cơm trong khoảng 1 tuần cho đến khi cơm lên men.
Bước 4: Mỗi lần lấy nước mẻ, cho một ít cơm lên men ra bát, trộn với một ít nước, bóp nát cơm đã ủ. Sau đó, lọc lấy nước mẻ dùng 1 lần.
Chú ý: Nếu bạn có sẵn cục mẻ, có thể bỏ cục mẻ đó vào ủ với cơm đã bóp để đẩy nhanh thời gian lên men. Sau khi mẻ đã chín ngấu nên lọc lấy nước mẻ, bỏ vào lọ dùng dần
Cách làm 3: Cách làm mẻ từ cơm nguội và sữa chua
Bước 1: Lấy một thìa canh sữa chua, để ở nhiệt độ phòng từ sáng đến chiều để men chua phát triển.
Bước 2: Chuẩn bị một chiếc bát trộn, cho cơm nát vẫn còn ấm vào bát, trộn với 1 thìa cà phê đường và một chút nước ấm. Sau đó, đổ sữa chua đã lên men vào đảo đều và đậy kín.
Bước 3: Bỏ hỗn hợp cơm nát đã trộn kia vào máy làm sữa chua. Ủ trong 2 ngày rồi lấy cơm ra kiểm tra. Cơm có mùi chua dịu là thành công.
– Nên đựng mẻ bằng lọ, hũ thủy tinh, sành, sứ thay vì làm trong lọ nhựa. Nguyên nhân là quá trình lên men chua của mẻ có thể kích thích giải phóng các độc tố trong nhựa.
– Khi làm mẻ cần đảm bảo tay, các dụng cụ sạch sẽ để lọ mẻ sạch, không có vi khuẩn gây nấm mốc.
– Nếu lọ mẻ bị nấm mốc cần bỏ ngay, không để trong nhà bếp sẽ gây mùi khó chịu và lây nhiễm vi khuẩn nấm độc hại sang các thực phẩm khác.
Cách 1: Làm từ rượu nếp.
Nguyên liệu: Nước, rượu nếp (còn gọi là cơm rượu). Rượu nếp cẩm hay nếp cái đều được.
– Hòa nước với cơm rượu cho loãng như cháo loãng, cho vào nồi đun sôi nhỏ lửa 30′ đến 1 tiếng cho cơm rượu nát ra như cháo (có thể dùng nồi áp suất để nấu).
– Để nguội cho vào lọ thủy tinh đậy kín bằng mảnh vải thô hoặc khăn sữa, buộc lại bằng dây thun, để khoảng 2-3 tuần cho dấm bỗng lên men chua là có thể dùng được.
– Khi dấm bỗng đã chua đủ thì cho vào chai đậy kín, để ngăn mát tủ lạnh để làm chậm lại quá trình lên men nếu không dấm sẽ tiếp tục lên men và chua gắt không ngon.
Gạo lửng là một khái niệm rất lạ đối với nhiều người. Nếu dùng gạo lửng làm dấm thì sẽ có độ thơm hơn, lại có nhiều giá trị dinh dưỡng, chất lượng dấm cao hơn. Gạo lửng là gạo xay sơ chỉ để cho trật lớp vỏ trấu, phần gạo vẫn còn đảm bảo nguyên màu vàng của thóc.
1 miếng vải sạch, màu trắng
– Vo gạo và nấu cơm rồi ngâm cơm với 1,5 lít nước, để qua đêm trong tủ lạnh.
– Lấy cơm đã để qua đêm ra, dùng vải bọc cơm và vắt lọc lấy nước, sử dụng bát đong để đếm số bát nước có được.
– Cứ 4 bát nước thì bạn cho vào 2,5 bát đường, dùng đũa khuấy tan.
– Cho hỗn hợp này vào nồi, nấu khoảng 30 phút, sau đó tắt bếp và để nguội.
– Trộn với men bia theo tỉ lệ 1:1 rồi cho vào trong lọ thủy tinh để lên men trong 1 tuần.
– Sau 4 tuần, cho dấm vào đun sôi cùng 2 lòng trắng trứng rồi khéo léo vớt lòng trắng ra, để dấm nguội sau đó cho vào lọ thủy tinh bảo quản.
– 5 quả chuối chín vừa, rửa sạch, bỏ vỏ và xơ
– 1 quả dừa tươi lấy nước
– 5l nước đun sôi để nguội
– Hũ đựng giấm (khoảng 7 lít)
– Đầu tiên, cho nước dừa tươi, chuối và rượu vào hũ, sau đó đổ thêm nước chín vào khoảng 4/5 hũ đựng. Đậy nắp lại, để cố định, không xê dịch ở chỗ thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Từ từ trên bề mặt hỗn hợp sẽ đóng thành một lớp váng màu trắng đục, đây chính là con giấm. Thời gian khoảng từ 45 đến 60 ngày.
– Khi có con giấm thì nước trong hũ đã trở thành giấm chua rồi, và càng để lâu, giấm càng chua, con giấm càng dày hơn. Cũng kể từ lúc này, bạn có thể nếm để thử độ chua xem vừa ý chưa, nếu được rồi thì chiết giấm ra, giữ con giấm lại trong hũ. Nhớ là phải làm thật nhẹ nhàng.
– Về phần con giấm, sau khi chiết giấm ra rồi, bạn giữ nguyên con giấm, chuối trong hũ. Tiếp tục pha thêm hỗn hợp gồm đường, rượu và nước đun sôi để nguội theo tỉ lệ 1:1:7, khuấy thật tan đường rồi đổ vào hũ đang được con giấm và chuối. Lần này thì không đến 45 – 60 ngày thì đã có con giấm mới hình thành rồi và chúng sẽ mỏng hơn con giấm đầu tiên, còn con giấm đầu tiên thì sẽ ngày càng dày hơn.
– Đường trắng, men bia, lòng trắng trứng, nồi nấu
– Lọ thủy tinh to, rửa sạch, úp ngược cho ráo nước
– Đầu tiên, phải ngâm cơm trong nước sạch ít nhất 4 giờ. Tuy nhiên, cách tốt nhất là để cơm ngâm này làm ngâm qua đêm trong tủ lạnh.
– Sau khi ngâm đủ thời gian, chị em hãy dùng miếng vải mịn bọc hỗn hợp cơm lại, lọc bỏ xác cơm và chỉ lấy phần nước.
– Tính theo tỷ lệ, pha mỗi bát nước cơm này với ¾ bát đường thành hỗn hợp, rồi khuấy đều đến khi tan.
– Cho hỗn hợp nước cơm + đường này vào nồi rồi bắc lên bếp nấu trong khoảng 20 phút với mức lửa vừa. Sau đó tắt bếp, cho sang một bên, để nguội.
– Bước tiếp theo là cho hỗn hợp đã nguội trên với men bia theo tỷ lệ 1: 1. Hỗn hợp lên men trong vòng từ 4 đến 7 ngày và dậy hương thơm sau 4 tuần.
Bước cuối cùng trước khi lấy ra sử dụng, bạn nên đun sôi hỗn hợp này với lòng trắng trứng với tỷ lệ 40 cốc hỗn hợp: 2 lòng trắng trứng. Sau đó, cho giấm ra, để nguội và dùng dần.
Bước 1: Chuối cắt khoanh dày khoảng 1cm.
Bước 2: Cho giấm vào bát, thêm đường nâu vào hòa tan.
Bước 3: Cho chuối đã thái vào lọ. Cho giấm đường đã hòa tan vào lọ chuối. Bạn đóng nắp và để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tuần.
Bước 4: Sau 2 tuần là giấm chín, bạn lọc lấy phần nước cốt giấm và cho vào lọ kín dùng dần.
– Lọ thủy tinh có nắp đậy, thể tích khoảng 10 lít. Lọ đem rửa sạch, úp ngược cho khô
– Nước lọc nấu sôi để nguội
– 100 nl rượu trắng trên 30 độ, không mùi
– 5 hay 6 quả chuối sứ, chuối xiêm chín (khoảng 500 – 700 gram). Lột vỏ, tước chỉ bao quanh thân trái chuối (Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các loại chuối quả lớn thông thường)
– Cho nước dừa tươi + chuối + rượu vào lọ thủy tinh, đổ nước lọc vào khoảng 8/10 thể tích lọ, đậy nắp, để chỗ thoáng mát, không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và không xê dịch. Để trong khoảng 45 – 60 ngày, tùy thời tiết, trên mặt hỗn hợp sẽ kết một lớp men vi sinh nhìn như một lớp váng trắng đục, đó là “con giấm”. Càng để lâu, con giấm càng dày lên và trở thành trong đục như một con sứa lớn. Khi có con giấm là nước trong hũ bắt đầu trở thành giấm chua, để càng lâu càng chua, canh chừng thời gian, nếm thử thấy độ chua vừa ý, nhẹ tay chiết giấm ra, đừng để con giấm trôi theo bể ra.
– Sau khi chiết giấm ra, vẫn để xác chuối và con giấm trong lọ, pha nước đường với công thức: 1 bát đường cát trắng + 6 bát nước lọc, khuấy cho tan đường, cho vào lọ giấm và cũng chỉ cho đến 8/10 lọ. Thời gian nước đường thành giấm sẽ nhanh hơn lần đầu tiên và sẽ kết thành một lớp con giấm khác. Khi giấm đã chua, lại chiết ra rồi thêm nước đường vào theo công thức trên.
– Cứ mỗi lần lấy giấm ra và cho thêm nước đường vào, sẽ có thêm một lớp con “giấm mới”, mỏng hơn và lớp “con giấm” đầu tiên sẽ rất dày.
– Phải gây lọ giấm khác khi trong hũ đã phải có kết vài lớp “con giấm” vì những lớp “con giấm” sẽ dày lên làm choáng hết thể tích hũ. Dùng một lọ thủy tinh khác, nhẹ tay hớt một lớp “con giấm” sang hũ mới rồi châm nước đường theo công thức trên, thời gian sau nước đường trong hũ mới sẽ trở chua thành giấm.
– Giấm sau khi chiết ra lọc lược cho trong bằng túi vải thưa, có thể dùng được ngay, muốn để dành, nấu sôi giấm lại, để nguội, cho vào chai đậy kín. Nếu để lâu mà chưa dùng đến, giấm trong chai sẽ tiếp tục kết màng thành con giấm, hiện tượng này bình thường, giấm sẽ chua hơn và vẫn dùng được.
– Sau khi gây được hũ giấm thứ ba, vớt bỏ xác chuối ở hũ làm lần đầu.
– Lưu ý trong khi làm giấm cũng như giấm đã làm xong, luôn để hũ, chai giấm chỗ thoáng mát, bóng râm không để ra nắng.
– Giấm làm bằng chuối có màu trắng trong, hơi đục. Có thể thay chuối chín bằng dứa thật chín, cắt lát nhưng giấm làm bằng dứa thường có màu vàng.
– Lọ thủy tinh to, rửa sạch, úp ngược cho khô
– Vật nặng để chèn táo, rửa sạch, để khô
– Táo mèo rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 30 phút để loại bỏ bớt độc tố (nếu có).
– Đun một xoong nước sôi, đổ ra chậu, đổ táo vào rồi đảo đều táo lên sau đó vớt táo ra để ráo nước (lưu ý không nên để lâu vì nếu để lâu vỏ táo sẽ đổi màu và chảy mật vì đã được ngâm qua nước sôi).
– Thái táo thành những lát vừa, lưu ý để cả hạt, chỉ cần bỏ phần ở cuống và dưới của quả táo là được vì phần này thường khá bẩn.
– Chuẩn bị một lọ thủy tinh to, cứ xếp một lát táo thì lại đổ một lớp đường. Sau khi xong, đổ 2 chai giấm gạo loại ngon vào sao cho ngậm táo là được.
– Lấy vật nặng chèn lên làm sao cho táo luôn ngập trong nước, nếu để táo nổi lên những những miếng táo này sẽ thâm và không ngon nữa.
– Chuẩn bị một miếng khăn sạch, đậy lên nắp lọ thủy tinh là được, lưu ý không nên đậy kín nắp vì cần phải để quá trình trao đổi oxy giữa lọ giấm táo và không khí trong vòng khoảng 2 tuần, sau 2 tuần đó bạn có thể đậy nắp được.
– Cứ ngâm như vậy khoảng 1 tháng là có thể dùng được, lúc này bạn sẽ có một lọ giấm táo vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng (lưu ý sẽ có váng nổi lên trên bề mặt nhưng mà không sao, chỉ cần vớt bỏ lớp váng đó và bạn vẫn có thể sử dụng được bình thường).
– Lọ thủy tinh dung tích 1 lít
Bước 1: Ngâm táo vào chậu nước. Chà xát vỏ táo với một chút muối cho sạch bụi bẩn và lớp vỏ rám bên ngoài. Do thực phẩm bây giờ có nhiều chất bảo quản, đặc biệt là táo và lê nên việc rửa sạch táo bằng muối rất quan trọng. Sau đó, cho táo ra rổ, tráng qua một lần nước sôi rồi để ráo cho hết nước, để lớp vỏ táo khô tự nhiên. Trong lúc chờ táo khô, bạn rửa sạch lọ thủy tinh và tráng qua nước sôi, sau đó cũng để lọ khô tự nhiên ngoài nắng. Nếu chờ lâu thì bạn có thể dùng máy sấy sấy khô bên trong cũng được.
Bước 2: Táo khô bạt cắt lát mỏng.
Bước 4: Đổ giấm gạo ngập táo.
Để làm giấm táo thì giấm gạo là sự lựa chọn tốt nhất. Giấm trắng trong các cửa hàng bán rất nhiều, giá lại rẻ nhưng hầu hết có chứa axit acetic, khi dùng lâu sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là ruột gan và dạ dày.
1 ít hoa quả (chuối, dứa. mít, táo, nho…)
Vài thìa giấm nuôi hoặc vài thìa rượu trắng
– Khuấy tan đường với nước. đun sôi, để nguội.
– Đổ nước đường với vài thìa giấm hoặc rượu trắng vào lọ thủy tinh, cho hoa quả vào đậy kín bằng mảnh vải thô hoặc khăn sữa, buộc lại bằng dây thun.
– Để khoảng 1-2 tuần thì lọc vớt hoa quả ra cho nước trong và giấm không bị nồng.
– Sau 4-5 tuần giấm lên men chua là có thể dùng được.
0.5 – 1 lít nước ép hoa quả ( dứa, táo, nho, bưởi, nước dừa …)
Vài thìa giấm nuôi hoặc vài thìa rượu trắng
– Khuấy tan đường với nước. Đun sôi, để nguội.
– Đổ nước đường với vài thìa giấm hoặc rượu trắng và nước ép hoa quả vào lọ thủy tinh, cho hoa quả vào đậy kín bằng mảnh vải thô hoặc khăn sữa, buộc lại bằng dây thun. Để khoảng4-5 tuần cho giấm lên men chua là có thể dùng được.
8. Giấm bia, giấm rượu
1 lít bia (hoặc 1 lít rượu vang)
– Cho tất cả vào nồi khuấy tan đường, đun sôi nhỏ lửa 10-15 phút.
– Để nguội, cho vào lọ thủy tinh đậy kín bằng mảnh vải thô hoặc khăn sữa, buộc lại bằng dây thun, để khoảng 4-5 tuần cho giấm lên men chua là có thể dùng được.
Lưu ý: có thể cho vài thìa giấm nuôi có sẵn thì giấm sẽ lên men nhanh hơn.
– Bình thuỷ tinh để chứa giấm
– Rửa sạch bình thuỷ tinh, đổ bia hơi vào, cho vào bình 3 thìa đường quấy đều cho tan đường, sau đó đậy kín bình. Để trong thời gian từ 10 – 15 ngày tuỳ theo thời tiết. Khi bia đã lên men và thành giấm, lấy chuối, dứa chín cắt vát cho vào bình giấm.
– Để từ 1 -2 ngày sau chúng ta đã được bình giấm bia có hương thơm của chuối hoặc dứa quện với mùi giấm bia rất tuyệt.
– Khi lượng giấm ăn vơi, ta có thể tiếp tục chế thêm bia hơi vào và có thể cho thêm chuối hoặc dứa, giai đoạn này gọi là nuôi giấm. Muốn có bình giấm khác, chỉ việc lấy ít giấm cũ cho sang bình mới và cho thêm bia hơi vào, chế thêm chút đường là ta có thêm bình giấm mới chất lương không thua kém bình đầu.
– Lọ thủy tinh có nắp đậy, dung tích khoảng 10 lít.
– 1 trái dừa tươi lớn.
– Nước lọc nấu sôi để nguội, sử dụng vừa đủ theo thể tích của hũ. 100cc rượu trắng ngon như rượu đế, gin, vodka…
– 5 trái chuối sứ chín lớn, chín, lột vỏ, tước chỉ bao quanh thân trái chuối.
– Cho nước dừa tươi + chuối + rượu vào hũ thũy tinh, châm nước lọc vào khoảng 8/10 dung tích hũ, đậy nắp, để chổ thoáng mát và không xê dịch. Để trong khoảng 45 – 60 ngày, tùy thời tiết, trên mặt nước sẽ kết một lớp váng trắng đục, đó là con giấm. Càng để lâu, con giấm càng kết dày. Khi có con giấm là nước trong hũ bắt đầu trở thành giấm chua, nếm thử thấy độ chua vừa ý, nhẹ tay chiết giấm ra, đừng làm bể con giấm.
– Sau khi chiết giấm ra, vẫn để xác chuối và con giấm trong hũ, pha nước đường với công thức: 1 chén đường cát trắng + 6 chén nước lọc, khuấy cho tan đường, châm vào hũ giấm và cũng nhớ là chỉ châm đầy 8/10 hũ. Thời gian nước đường thành giấm sẽ nhanh hơn lần đầu tiên và khoảng một tuần sau sẽ kết thành một lớp con giấm khác. Khi giấm đã chua, lại chiết ra rồi thêm nước đường vào theo công thức trên.
– Muốn gây hũ giấm khác, để yên hũ giấm trong bóng mát vài tháng, khi thấy con giấm kết thậtdày, dùng một hũ thũy tinh khác, nhẹ tay sớt một lớp con giấm sang hũ mới rồi châm nước đường theo công thức trên, thời gian ngắn sau sẽ có giấm.
– Giấm sau khi chiết ra có thể dùng được ngay, muốn để dùng dần, nấu sôi lại, để nguội, cho vào chai đậy kín. Nếu để lâu mà chưa dùng đến, giấm trong chai sẽ tiếp tục kết màng thành con giấm, hiện tượng này bình thường, giấm sẽ chua hơn và vẫn dùng được.
– Lưu ý trong khi làm giấm cũng như giấm đã làm xong, luôn để hũ, chai giấm chỗ thoáng mát, bóng râm…không để ra nắng.
9. Các chú ý quan trọng: a. Các vật dụng không nên đựng giấm – Giấm có khả năng trở thành dung môi hòa tan các độc chất trong vật liệu đựng nên giấm ăn cần được bảo quản trong các đồ dùng đảm bảo chất lượng và được phép sử dụng để đựng thực phẩm. Hiện nay có thể phân loại nhựa đựng được giấm như nhựa polyetylen (tốt nhất là màu trắng) và nhựa PET. Còn nhựa PVC chỉ có thể đựng được các loại thực phẩm trung tính và khô như làm ống dẫn nước, đựng thuốc lá, cà phê, chè… Không thể sử dụng nhựa PVC để đựng dầu ăn, giấm ăn. – Không nên đựng giấm vào các loại ang sành như dân gian trước kia vẫn sử dụng. Bởi chất liệu chính của ang là đất nung nên chắc chắn trong thành phần vật liệu có chứa các kim loại nặng. Do vậy, khi đựng giấm chắc chắn sẽ tạo nên nguy cơ thôi nhiễm cao. – Nếu vật liệu đựng đảm bảo sạch sẽ, an toàn sẽ tạo nên cái giấm thuần chủng, giúp giấm thơm ngon, có độ chua dịu vừa phải.
b. Các loại giấm hoa quả, giấm gạo, rượu vang, bia (trừ giấm bỗng và mẻ)…để lâu sẽ lên con giấm (con giấm trong nhũnũn, hơi dai, có màu của loại giấm bạn làm), lúc đó bạn chắt hết giấm ra, hòa nước đường tỷ lệ 1 lít nước +200g đường đổ tiếp vào, sau 2-4 tuần là lại có giấm mới. Thích có mùi thơm hoa quả thì cho 1 ít hoa quả vào, sau 1-2 tuần vớt xác hoa quả bỏ đi. Thích giấm gạo thì đổ thêm nước cơm hoặc nước cháo loãng vào. Còn không thì cứ đổ nước đường vào con giấm để nuôi thì cũng vẫn thu được giấm.
Dấm Bỗng Là Gì, Giấm Bỗng Dùng Nấu Món Gì, Cách Làm Dấm Bỗng Từ Rượu Nếp Chỉ 2 Bước Đơn Giản
Giấm bỗng, dấm bổng hay còn gọi là bỗng rượu là loại gia vị hết sức là “dân tộc” của đa số người Bắc. Giấm bổng ngoài vị chua còn có hương rượu và ít độ cồn nên rất dễ đánh át mùi tanh của vài loại thịt cá. Dấm bỗng là một phó sản của hèm rượu để lên chua tự nhiên. Người ta nấu nếp thành xôi, cho men vào, ủ, rồi thêm nước, cho vào nồi chưng cất thành rượu trắng. Phần xác cơm rượu sau khi nấu được gọi là hèm.
Dấm bỗng là gì? Món ngon đặc sản Hà Nội từ giấm bỗngHèm sau khi nấu đi nấu lại nhiều lần cho ra rượu nước hai, nước ba rồi người ta mới lược vắt lại một ít, cất vào chai, để tự nhiên qua một hai ngày hèm sẽ trở chua và được sử dụng như một loại giấm bổng bình thuờng. Nếu để nhiều ngày, giấm bổng quá chua thì đổ bỏ.
Giấm bổng vẫn còn đựơc sử dụng cho đến bây giờ trong một số gia đình gốc Bắc. Giấm bổng thường dùng cho một số món như vịt, ngan um dấm bổng. Có một món ăn gắn bó với giấm bổng như hình với bóng là bún ốc.
Cách làm dấm bỗng như thế nào?Thông thường thì dấm bỗng được làm từ bã rượu, nhưng trường hợp không có bã rượu bạn có thể thay bằng rượu nếp (cơm rượu) để làm dấm bỗng.
Nước
Bước 1: Hòa nước với cơm rượu cho loãng như cháo loãng, cho vào nồi đun sôi nhỏ lửa 30′ đến 1 tiếng cho cơm rượu nát ra như cháo (có thể dùng nồi áp suất để nấu). Để nguội cho vào lọ thủy tinh đậy kín bằng mảnh vải thô hoặc khăn sữa, buộc lại bằng dây thun, để khoảng 2-3 tuần dấm bỗng lên men chua là có thể dùng được.
Cách làm món bún ốc giấm bỗng Hà Nội thơm ngon mát ruột:
1kg ốc mít
1 lít nước xương hầm
3 quả cà chua
1/2 bát dấm bỗng (loại bát nhỏ dùng để đựng nước mắm)
1 nắm hành lá
1 mớ tía tô
2 bìa đậu phụ (nếu thích)
6 thìa canh dầu ăn
5 thìa cà phê bột canh
1kg bún
2 thìa cà phê ớt bột
Rau sống ăn kèm gồm: xà lách, tía tô, kinh giới, mùi ta, rau muống chẻ, bắp chuối thái mỏng
Các bước thực hiện món bún ốc giấm bỗng:Bước 1: Ngâm ốc với nước vo gạo hoặc nước có cắt vài lát ớt cho ốc nhả bớt nhớt, rửa sạch rồi luộc ốc với khoảng 2 bát nước.
Bước 2: Ốc chín vớt ra cho ráo nước, dùng tăm nhọn hoặc kim khêu ốc, bóc bỏ phần ruột đen của ốc. Bóp ốc với dấm trắng cho mau sạch nhớt rồi xả sạch. Phần nước luộc ốc để lắng, gạn lấy nước trong.
Bước 3: Đậu phụ để ra rổ cho ráo nước, xắt miếng nhỏ, rán vàng. Cà chua bỏ hạt, bổ làm tư. Thái riêng phần đầu hành trắng, phần hành lá và rau tía tô thái nhỏ. Chưng ớt: Làm nóng 1 thìa canh dầu ăn trong chảo hoặc nồi nhỏ, đổ ớt bột vào đảo nhanh tay khoảng 1 phút rồi trút ớt ra bát.
Bước 4: Múc 2 thìa canh dầu ăn vào chảo, thả đầu hành vào phi thơm rồi cho ốc vào xào, nêm 2 thìa cà phê bột canh tạo vị đậm đà cho ốc, trút ốc ra bát.
Bước 5: Múc 3 thìa canh dầu ăn vào nồi, cho cà chua vào chưng lấy màu.
Bước 6: Chế nước dùng và bát nước ốc vào nồi cà chua, nêm 3 thìa bột canh để làm nước chan bún. Đun đến khi canh sôi thì cho dấm bỗng.
Bước 7: Trút đậu phụ rán vào canh. Trần bún với nước sôi, gắp ra bát, rắc hành, ốc rồi chan nước canh đang sôi vào bát.
Món bún ốc giấm bỗng vừa đơn giản, dễ làm, lại dễ ăn, cả mùa đông lẫn mùa hè đều thích hợp. Các bạn có thể chuẩn bị sẵn và sơ chế tất cả các nguyên liệu từ tối hôm trước, cất trong tủ lạnh, sáng hôm sau chỉ cần đun nóng lại nước dùng là đã có bữa sáng ngon lành phục vụ gia đình rồi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Giấm Bỗng Và Cách Làm Giấm Nuôi Bằng Rượu Tại Nhà trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!