Bạn đang xem bài viết Cách Tạo Dáng “Chụp Ảnh Với Vest Nam” Đầy Phong Cách Quyến Rũ được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bạn có thể chụp hình chân dung với chiếc áo vest, không nhất thiết phải mặc áo vest mà bạn chỉ cần khoác áo vest lên người bằng một tay, đánh ánh mắt xa xăm hoặc đưa một tay vuốt tóc hay để trong túi quần. Thêm vẻ mặt lạnh lùng thì chắc chắn bạn sẽ thu hút bất kì ai nhìn vào tấm hình của mình.
Dáng chụp ảnh này tương đối dễ thực hiện và tự nhiên, bạn có thể ngồi hờ hững lên chiếc bàn, tay đưa bộ cài khuy áo sơ mi bên trong với ánh mắt nhìn vào nơi cổ tay đó, dáng chụp hình này như bắt khoảnh khắc ngẫu nhiên sẽ rất đẹp mắt.
Với cách tạo dáng với vest nam này, bạn chỉ cần mặt áo vest một cách hoàn chỉnh, đứng tựa lưng vào tường với một chân làm trụ, chân còn lại co lên tường, nếu có thêm phụ kiện như một cuốn sách hay một cặp kính chắc chắn sẽ giúp cho bạn dễ dàng hơn. Nếu không có thêm phụ kiện, bạn có thể đặt hai tay vào túi quần, ánh mắt nhìn thẳng vào máy ảnh, hoặc cũng có thể ngoảnh mặt đi 45 độ sẽ rất ấn tượng.
Dáng chụp ảnh này được nhiều nam diễn viên, người mẫu lựa chọn. Cách tạo dáng với áo vest này rất dễ, một tay bạn cho vào túi quần, tay còn lại đặt hờ hững lên ngực, nếu có cà-vạt, bạn có thể nắm hờ chiếc và vạt, nếu không có thì cách tạo dáng này vẫn rất ấn tượng và không bị thô.
Cách tạo dáng này cũng rất dễ thực hiện và tự nhiên, bạn mặc áo vest lên người nhưng không cài khuy, hai tay cầm lấy hai tà áo của mình và ánh mắt đánh hờ hững sang chỗ khác, kiểu tạo dáng với vest nam này rất dễ dàng để thực hiện nhưng bạn cần phải để tay một cách tự nhiên, thoải mái nhất nếu không thì bức hình sẽ rất bị khô cứng và mất tự nhiên.
Dáng ngồi với áo vest không phải là đơn giản bởi nếu như ngồi với áo vest có thể khiến bạn khó chịu, không được tự nhiên. Thường áo vest nam khi ngồi sẽ được bung khuuy áo ra, do đó nên bạn không nên cài khuy áo, ngồi một cách thoải mái nhất, một tay để lên đầu gối, một tay chống trên mặt phẳng bạn ngồi và có thể thể hiện ánh mắt thật ngầu trước ống kính chắc chắn sẽ thu hút tất cả cô gái.
ẢNH VIỆN ÁO CƯỚI MR. HẠNH PHÚC – 636 Trường Chinh, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội – 432 Hoàng Diệu – Hải Châu – Đà Nẵng Hotline: 02435637666-02435637666 Website: http://mrhanhphuc.com
Cách Tạo Dáng Cho Cây Sứ: Dáng Thác Đổ
Nhằm tạo ra sự đổi mới trong dáng dấp của cây sứ, những người chơi sứ lâu năm đã nghĩ ra cách tạo dáng cho cây sứ theo dáng thác đổ. Nhưng tên gọi chung của dáng này là “sứ té giếng”. Bạn đã biết về dáng này chưa?
Sứ té giếng thoạt nhìn sẽ rất giống với những cây bonsai có dáng thác đổ. Thế nhưng, những người chơi sứ vẫn cảm thấy “một chút khác biệt” giữa sứ với những cây bonsai khác. Sẽ thật khó hoặc thậm chí là không thể để dáng của sứ trở nên “bonsai” và “thác đổ” được. Thế nên cái tên “Sứ té giếng” được ra đời.
Toàn bộ kỹ thuật về cách tạo dáng cho cây sứ theo dáng sứ té đã được chia sẻ trên tạp chí Hoa cảnh 10/2013 của tác giả Ngọc Vũ Tường Oanh. Nay Cây Sứ Cảnh xin được chia sẻ lại và mạn phép được đóng góp một chút kinh nghiệm của mình cho các bạn yêu sứ qua bài viết này.
Chuẩn bị sứ nguyên liệu:Nhôm quấn vải, hoặc đây kéo, dây dù dẹt (không nên dùng dây nilon vì dây này kém bền và có thể làm tổn thương đến cây sứ khi bị siết quá chặt).
Thao tác thực hiện tạo dáng cho cây sứTrong kỹ thuật tạo dáng Sứ té giếng cho cây sứ thì việc kéo cành chính cho đổ xuống (uốn cho đổ) là một việc tương đối khó, cần sự khéo tay và chút kinh nghiệm của người chơi.
Nếu cành sứ nhỏ dễ uốn thì việc này chỉ đơn giản là lấy nhôm quấn vải uốn tạo dáng mà thôi. Chỉ cần treo cây sứ vài tuần thì những cành nhỏ này sẽ bắt đầu mềm, khi ấy lây dây cột bẻ tới lui là xong. (1)
Tiếp đến chúng ta sẽ dùng 1 thanh cây (cây đũa, cây tre hoặc cây nào cứng cứng cũng được) đặt giữa sợi dây dù dẹt đang căng, xoắn nhẹ 1 cái nó sẽ kéo căng sợi dây hơn và bắt đầu kéo cành sứ xuống. Nếu có cảm giác dây đã căng quá thì dừng lại, sau vài ngày thì lại dùng thanh cây ấy xoắn thêm 1 – 2 vòng nữa.
Cần cố định và cột thanh cây để nó không bật lại. Giữ như thế khoảng vài ngày cho cành thuần, rồi lấy sợ dây dù khác thay thế cho sợi dây dù kia đi.
Chúng ta cần giữ nguyên như thế từ vài tháng cho đến thậm chí là 1 năm thì sứ mới có thể hình thành dáng được. Đừng nóng vội mà gỡ dây như cách chơi bonsai, vì nó sẽ đàn hồi lại vị trí cũ ngay mà thôi.
Những cành nhánh nhỏ hơn trên cây sứ già này để tạo dáng thì chỉ cần thực hiện giống bước (1) là được.
Những lưu ý khi tiến hành tạo dáng cho cây sứTrước khi uốn cành, tạo dáng cho cây thì cần đặt sứ nơi râm mát khoảng 1 tuần để cây được mềm ra.
Cần dùng tay nắn sơ qua toàn bộ đoạn thân sứ muốn uốn để kiểm tra độ phù hợp khi tiến hành. Chú ý phải dùng lực vừa phải, nếu không cây sẽ bị gãy.
Không nên dùng dây nilon hoặc dây kẽm để uốn, vì nó sẽ để lại sẹo cho cây nếu như bị siết chặt.
Thời điểm uốn thích hợp là vào buổi trưa vì lúc này cây dẽo và khó gãy.
Các động tác uốn, vặn, siết chặt phải kết hợp đồng thời với nhau.
Tạo Dáng Mai Kiểng Bonsai
Tạo dáng mai kiểng bonsai
Để tạo được mai kiểng bonsai có dáng đẹp, tự nhiên đòi hỏi nghệ nhân hoa kiểng phải là người có tay nghề cao, có óc sáng tạo tuyệt vời và niềm đam mê bất tận đối với môn nghệ thuật này mới thực hiện nổi.
Vẫn biết nghệ thuật tạo dáng bonsai là bắt chước những kiểu mẫu sẵn có trong thiên nhiên, nhưng bản sao của nó, một cây kiểng nhỏ trồng trong chậu cạn, phải làm sao toát ra được nét duyên dáng và sự hấp dẫn riêng của nó mới gọi là thành công. Đó là việc muốn thực hiện được không phải dễ dàng gì.
Nói đến việc tạo dáng, người trồng kiểng bonsai nào cũng phải dựa theo 5 kiểu dáng căn bản, được coi là nguyên tắc quan trọng nhất của việc tạo hình kiểng bonsai: đó là dáng trực, dáng hơi nghiêng, dáng nghiêng, dáng nằm, dáng thác đổ.
Năm dáng thế căn bản trên đã có từ lâu đời, thường được coi là kiểu Nhật Bản.
Dáng trực (Chokkan)
Đây là cây có dáng thẳng đứng, thân mọc thẳng lên trời, dưới gốc nở nang và phần ngọn vót dần lại. Các cành nhánh đậm ngang và mọc xen kẻ nhau, phân bố đều ra khắp bốn phía. Cành mọc phía dưới vươn dài hơn cành phía trên nó, tạo tán hình chóp nón của cây thông.
Dáng hơi nghiêng (Fukinagashi)
Là cây có dáng hơi nghiêng về một phía bên phải hay bên trái. Thế hơi nghiêng còn gọi là thế cận trực, nghiêng gốc 30° với mặt đất chậu. Trong tự nhiên, cây có dáng thế này cũng thường gặp.
Dáng nghiêng (Shakan)
Là thân cây có dáng nghiêng hẳn về một bên trái hay bên phải, góc nghiêng khoảng 60°. Còn gọi là thế hoành, thân cây như bị gió đùa về một phía, nhưng còn sức chống chọi không dễ gì ngã đổ. Vị trí của các cành không ở thế bị bạt về một phía tức là vẫn đâm ngang và tỏa rộng ra bốn hướng, tán cũng có dạng hình nón như tán cây thông.
Dáng nằm (Han Kengai)
Là thân cây có dáng cong tự nhiên, phần ngọn đổ xuống như bị chuối xuống. Cây có dáng này gọi là thế ngọa, còn gọi là thế nửa thác. Thân cây có thể nằm ngang hoặc chếch lên, tạo cho cây nghiêng gốc với mặt đất 85°, như vậy mới tạo được hình ảnh cây bị xô ngã do giông to bão lớn, nhưng vẫn chưa chịu khuất phục trước nghịch cảnh.
Dáng thác đổ (Kangai)
Là thân cây chuối xuống như thác từ cao đổ xuống. Phần ngọn có thể công ngược lên, nhưng không thể vươn cao lên mức lưng chừng chậu. Thế này gọi là huyền nhai, thường gặp trong thiên nhiên với cây mọc ở vách núi cheo leo, thường xuyên bị mưa gió nhưng vẫn cố bám víu vào cuộc sống.
Ngoài 5 dáng cổ điển đó, hiện nay còn có nhiều dáng đa dạng khác của các thế hệ nghệ nhân hoa kiểng thuộc nhiều trường phái, cũng mang đậm những sắc thái riêng như:
Dáng văn nhân (Bunjingi)
Dáng rễ rơm (Neagari)
Dáng chổi (Hokidachi)
Dáng xoáy (Bankan)
Dáng rễ bám đá (Ishitsuki)
Dáng bụi cây (Kabudachi)…
Cách tạo dáng cho cây mai bonsai không chỉ có mỗi việc tạo được ra một dáng thế giống hệt một cây mai lão hoang dã ngoài thiên nhiên là đủ, mà còn phải tạo bộ rễ, tạo phần thân, cành và cả tán lá của cây kiểng nhỏ. Tất cả những bộ phận đó của cây nếu được dày công uốn tỉa sẽ tạo nên một cấu trúc hoàn chỉnh, có sức hút mạnh cho người xem:
Tạo bộ rễ
Cây mai bonsai nếu có bộ rễ trồi lên khỏi mặt đất của chậu như bản sao của cây mai lão lớn gấp ngàn lần sống ngoài thiên nhiên sẽ tăng được ấn tượng mạnh về tính chất già lão của cây, đồng thời cũng gây được sự thích thú không ít cho người thưởng ngoạn nó.
Bộ rễ của cây càng bò rộng ra nhiều hướng quanh thân (trừ việc chỉa thẳng về phía người thưởng ngoạn) tạo cho cây một thế đứng vững chắc càng biểu lộ được sức sống tiềm ẩn mãnh liệt của cây.
Với cây mai, muốn uốn tạo được bộ rễ như vậy không có gì quá khó khắn, vì mai có bộ rễ rất tốt, nhất là rễ cái (rễ trụ) nên chỉ cần trồng ra đất vài ba năm ta có thể xử lý bộ rễ theo ý mình.
Cách làm là mỗi lần sang chậu, ta đôn bộ rễ lên vài phân. Khi rễ đã trồi lên mặt chậu thì xử lý chúng bằng nghệ thật uốn tỉa để rễ bò theo hướng mình mong muốn. Ngoài ra còn có một cách làm khác vừa không gây mất nhiều sức cây mai trong chậu vừa đỡ tốn thời gian là dùng một cái que nhỏ, cẩn thận xới lớp đất mặt của chậu để tìm vị trí những rễ mọc ở phía trên. Sau đó tự chế cái móc sắt (dùng loại kẽm lớn) móc những cái rễ to khỏe lên khỏi mặt chậu rồi sắp xếp chúng vào những vị trí cố định. Sống lộ thiên một thời gian, những rễ non này tự nó sẽ thay hình đổi dạng dần như những rễ già nua thật thụ.
Tạo phần gốc và thân cây.
Cây mai đã có tuổi lâu năm thì phần gốc và thân phải biểu lộ những chứng tích của sự già lão như gốc gồ ghề, rắn rỏi nổi lên những u nần, những vết rạn nứt hoặc khuyết sâu. Còn thân cây đương nhiên phải nhỏ hơn phần gốc. Với những cây mai lão thường thân có nhiều đường nét cong vẹo, không bắt buộc thân phải thẳng như cây mai trẻ, có điều uốn lượn theo chiều nào theo chiều nào cũng tạo được nét duyên dáng, nhưng không được để cho phần cong của thân hướng về chính diện.
Nếu trên mặt chậu đã có rễ lồi, lại có phần gốc u nần già lão thì thân cây cũng phải có những chứng tích của sự tàn phá bởi thời gian như vỏ bị rạn nứt, đó đây có những hang hốc hoặc những u nần lồi lõm.
Đa số phần thân của cây mai kiểng bonsai đều được sử dụng nghệ thật tháp ghép, vì như vậy mới giúp thân thấp lùn đúng kiểu dáng của kiểng bonsai. Nghĩa là bước đầu chỉ giữ lại phần gốc, ghép chồi vào, cứa bỏ phần thân cao nghệu bên trên và chồi này sẽ trở thành thân mới.
Tạo tán lá.
Bonsai vốn là loại kiểng lùn, thân đã thấp thì tán lá phải gọn nhẹ mới có sự cân đối, dễ nhìn.
Cây mai có lá to nên tán lá thường không được thoáng, lại rậm rạp. Vì vậy, cần phải uốn tỉa các cành cho hợp lý, như cành dưới thấp vươn dài, các cành cao phía trên ngắn bớt lại. Mặt khác, nên làm cho lá mai nhỏ lại để tạo sự hài hòa trong kiểu dáng nhỏ, gọn của loại kiểng nhỏ này. Có nhiều cách để làm cho lá to hóa nhỏ:
Cắt bỏ 2/3 tất cả các lá trên cây mai kiểng bonsai, khi các lá này già rụng xuống nó sẽ mọc ra những lá non có kích thước nhỏ lại. Tiếp đó, lại làm như vậy thêm vài ba đợt nữa, ta mới đạt được sự mong muốn của mình.
Sau mùa mai thay lá, chờ đọt lá non hơi già thì trẩy bỏ. Lá ra đợt thứ hai độ vài tháng cũng trẩy hết luôn. Trẩy như vậy chừng vài lần, lá mai sẽ nhỏ lại. Điều cần lưu ý là trong thời gian trẩy lá, cây mai nhỏ sẽ mất sức, cho nên phải dưỡng cây bằng cách đem chậu và chỗ im mát. Và chỉ khi nào cây suy yếu mới bón thúc phân mà thôi.
Lão hóa bonsai.
Lão hóa bonsai cũng là cách tạo dáng, giúp cây kiểng lùn trồng trong chậu tăng thêm giá trị.
Để một cây mai kiểng nhỏ tuổi vài ba năm tuổi thành một cây mai già cổ thụ có tuổi thọ gần trăm năm tuổi, điều này không khó lắm với nghệ nhân hoa kiểng giàu kinh ngiệm, nhưng công việc đòi hỏi tốn nhiều thời gian, có khi đến vài năm mới hoàn thành được.
Tạo dáng một cây đại thụ là cố tạo ra những thương tật trên khắp các bộ phận của cây từ rễ – gốc – thân – cành – tán lá. Đó là những vết nứt nẻ sù sì, những mảnh vỏ bị toác lở tạo thành sẹo, thành hốc lõm. Đây được coi là những thương tật do tác hại của thời tiết khác nghiệt gây ra cho cây cối mỗi năm một ít, mà đã là cổ thụ thì cây nào cũng như nhau cả.
Nguồn tham khảo từ tài liệu:
Thú chơi mai ghép, mai bonsai. Nhà xuất bản Mỹ Thuật. Tác giả Việt Chương – Phúc Quyên.
Cây kiểng bonsai trong nhà. Nhà xuất bản Mỹ Thuật. Tác giả Werner M.Busch.
Kinh nghiệm trồng mai vàng từ Kỹ Sư Nông Nghiệp Thanh Phương – admin website.
Cách Tạo Dáng Khi Mặc Áo Dài
Cách tạo dáng khi mặc áo dài
Cách tạo dáng khi mặc áo dài
Cách tạo dáng với tay:Cách đơn giản nhất là bạn để hai tay nắm nhẹ vào nhau và để ngang thắt lưng.
Một tay bạn có thể để nhẹ sát gương mặt mình (tay chạm nhẹ phần tai hoặc đặt nhẹ trên cổ như trong hình ), tay còn lại để ở ngang thắt lưng hoặc cầm nhẹ tà áo dài.
Cách thứ ba là bạn có thể để tay lùa vào tóc, hoặc cầm nhẹ một bên tóc của mình.
Cách chụp này bạn sẽ khoe được đường cong cơ thể và tấm lưng thon thả của mình
Tạo dáng với đạo cụ:Đạo Cụ có thể là một bông hoa , túi xách,quyển sổ, sách, chiếc nón lá, túi xách,.. nhưng dường như hoa là lựa chọn phổ biến nhất. Loài hoa mà các bạn nữ ưa chuộng là hoa hồng, hoa sen, hoa lay ơn… chúng đều có vẻ đẹp riêng nhưng đều mang lại sự e ấp nữ tính cho người chụp.
Mang đến những kỷ niệm khi ngồi trên ghế nhà trường là những cuốn sách quyển vở, vì vậy bạn đừng bỏ lỡ việc sử dụng những thứ thân quen đó làm đạo cụ. Đây có thể là một đạo cụ khiến bạn nhớ lại những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường mỗi khi nhìn lại ảnh kỷ yếu.
Chụp ảnh cùng sách vở sẽ mang đến vẻ đẹp nữ sinh trong sáng cho các cô học trò, còn với chiếc nón lá – bạn sẽ có 1 vẻ ngoài đậm chất truyền thống duyên dáng.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều các đạo cụ để bạn có thể sử dụng khi chụp ảnh áo dài kỷ yếu, nhưng dù đạo cụ là gì, bạn cũng cần để ý bàn tay cầm tà áo hay đạo cụ đều phải thật tự nhiên, dịu dàng.
Cách tạo dáng khi chuyển động:Tạo dáng chụp động với áo dài thường gặp nhất là hình ảnh bước đi với tà áo tung bay. Tuy nhiên để chụp được bức ảnh này đòi hỏi người mẫu chụp phải thoải mái tự nhiên khi diễn sao cho bức ảnh thật tự nhiên, tà áo mềm mại uyển chuyển bay trong gió.
Bạn cũng cần chú ý sao cho tà áo không bị kẹp giữa 2 chân khi bước đi, tránh làm mất đi vẻ đẹp duyên dáng của tà áo dài.
Tóc gió thôi bay:Đối với những bạn mặc áo dài để tóc buông dài, trong tiết trời cuối thu gió về, bạn sẽ thêm thật tự nhiên và sống động trong từng bức hình khi tóc gió nhẹ bay.
Cách Tạo Dáng Cho Gà Tre Serama
Kỹ Thuật Tạo Dáng Gà Serama – YouTube
Việc giảm kích thước gà serama
21 Tháng 2 2014 … Mua serama về, công đoạn đầu tiên của người nuôi là tạo dáng để … nhau sẽ cho ra gà con khác nhau về màu lông, dáng vóc và cả tính cách.
Gà vương giả Serama giá gần 30 triệu đồng-ga vuong gia Thi …
22 Tháng 2 2014 … Serama là giống gà tre nhỏ và nhẹ nhất trên thế giới chỉ khoảng 300g … Để có được một chú gà Serama dáng “chuẩn” nặng 300g, gà phải được tạo dáng ngay từ… Gà được nuôi trong những chiếc lồng đặc biệt cho đến khi trổ lông, … Tiêu chuẩn của một serama đẹp được xét qua các phong cách như: …
Bán gà tre con serama Hà Nội – thú chơi gà cảnh SERAMA HÀ THÀNH …
Serama là giống gà tre nhỏ và nhẹ nhất trên thế giới, và thường được mô … Thái Sri Rama, mặc dù không có tài liệu nào chứng minh cho điều này. … Mặc dù ông không thể loại bỏ được những đặc điểm này một cách hoàn … Kế hoạch của ông là tạo ra giống gà tre ngực nở với dáng vẻ tự tin và vương giả.
22 Tháng 2 2014 … Với tính cách khá dạn người, vẻ đẹp vương giả mà những chú gà Serama đã trở thành vật cưng ở khắp nơi trên thế giới.… Với trọng lượng như vậy, Serama là giống gà tre nhỏ và nhẹ nhất trên thế giới. … Để có được một chú gà Serama dáng chuẩn nặng 300g, gà phải được tạo dáng ngay từ khi còn bé, …
19 Tháng Sáu 2013 … Các thí sinh gà tham gia cuộc thi “Vẻ đẹp gà Serama Hà Nội mở rộng tháng 6/ 2013″.… “Ngôi nhà” của các “em gà” [theo cách gọi của Tú Anh-pv] rộng khoảng… “Đây là một giống gà được người chơi đánh giá là đẹp, dễ nuôi trên diện … lên nhìn để “nắn xương, tạo dáng” cho gà khoảng khoảng 4-5 tháng.
Tình yêu “bự” với gà “tí hon” (MT 1127) – Teen360 – Mực Tím Online
24 Tháng Mười Hai 2013 … Ngày đầu “ẵm”cặp gà Serama, tớ khá choáng nhưng vẫn không thể nhịn … trên mạng thì được biết Serama còn có nickname khác là ” Gà thành thị” … Tớ còn cho em gà đi “tập yoga” nữa đấy: để có “vóc dáng” chuẩn thì … Thiết kế như vậy buộc gà lúc nào cũng phải ngửa lên ánh sáng để tạo “đường cong” …
Gà nhỏ nhất thế giới giá 30 triệu đồng gây sốt Tin Kinh tế – goNews
22 Tháng 2 2014 … Gà Serama có được từ quá trình lai tạo kéo dài gần 20 năm của một nhà nghiên cứu người Malaysia với các giống gà địa phương, gà ác và gà tre Nhật. Dù … ” Cái khó nhất đối với việc nuôi những chú gà này là tập dáng đứng và chăm bộ lông.… Cơ trưởng MH370 là không tặc, cho hạ cánh xuống mặt đất …
Thú chơi gà serama của giới trẻ – Sống trẻ – Zing News
Thảo My (ĐH Văn Hiến) khoe: “Mình kết mấy em serama này ngay từ lần đầu thấy chúng ở trên mạng. Lần mò tìm hiểu, mình thấy cách nuôi rất dễ. Serama ăn các loại ngũ cốc. Nếu muốn tăng độ chắc cho chúng, bạn chỉ cần thêm các loại ruốc khô xay nhuyễn (khoảng 1 tuần/lần). … Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, các câu lạc bộ chơi gà serama ra đời rất nhiều, đồng thời, rộ lên các cuộc thi gà đẹp, tạo cơ hội giao lưu cho các bạn yêu thích loại gà tí hon này.
Trào lưu mới: Nuôi một “em” serama Báo Vĩnh Long
Thảo My (trường ĐH Văn Hiến) khoe: “Mình đã “kết” mấy em serama này ngay từ lần đầu thấy chúng ở trên mạng. Lần mò tìm hiểu, thấy cách nuôi rất dễ. Serama ăn các loại ngũ cốc. Nếu muốn tăng độ chắc cho chúng, bạn chỉ cần thêm các loại ruốc khô xay nhuyễn (khoảng 1 tuần/lần). … Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, các câu lạc bộ chơi gà serama ra đời rất nhiều, đồng thời, rộ lên các cuộc thi gà đẹp, tạo cơ hội giao lưu cho các bạn yêu thích loại gà tí hon này.
Serama thường được ví như một “công trình nghệ thuật sống” bởi lẽ dáng đứng vương giả với ngực nở, thân hình thon gọn, cánh thẳng của gà Serama đặc biệt hơn bất kỳ giống gà thông thường nào. Trên thị trường, gà được giao bán với giá … Được biết “công trình nghệ thuật sống” này được một nhà nghiên cứu người Malaysia, ông Wee Yean Een lai tạo từ các giống gà ác, gà tre Nhật, gà địa phương trong gần 20 năm (1971 – 1988). Serama là thú cưng được nhiều quốc gia trên …
Mua serama về, công đoạn đầu tiên của người nuôi là tạo dáng để chúng có được các kiểu dáng bắt mắt. Serama đang thịnh hành các loại như dạng … Thảo My (ĐH Văn Hiến) khoe: “Mình kết mấy em serama này ngay từ lần đầu thấy chúng ở trên mạng. Lần mò tìm hiểu, mình thấy cách nuôi rất dễ. Serama ăn các loại ngũ cốc. Nếu muốn tăng độ chắc cho chúng, bạn chỉ cần thêm các loại ruốc khô xay nhuyễn (khoảng 1 tuần/lần). Bạn cũng có thể trộn thêm vitamin, …
Serama – giống gà tre tí hon (st) Chick611 & Serama Bantam
Giống gà serama hiện đại được cho là kết quả của nhiều năm lai tạo bởi Wee Yean Een ở bang Kelantan, Malaysia, người say mê nuôi gà từ thời niên thiếu. Vào năm 1971, Wee Yean Een kiếm được vài con ayam kapans nặng khoảng 650 g … Việc lai tạo vẫn đang tiếp diễn để hoàn thiện hơn nữa giống gà và và cải thiện kích thước, tính cách, hình dáng và vẻ đẹp tổng thể của chúng. Việc giảm kích thước gà serama vẫn đang tiếp diễn với một số cá thể gà trống đạt …
Nguồn gốc và đặc điểm Gà tre nhật hay chabo 矮鶏 (ải kê) là giống gà có xuất xứ từ Nhật Bản. Nhiều tài liệu cho rằng nguồn gốc xa xưa của gà tre nhật là ở vùng Đông Nam Á, nơi mà người ta vẫn nuôi gà từ bao đời nay. … Gà trống. Hình dáng và tính cách: rất nhỏ, thấp, rộng và mập với ngực nở và đuôi dựng thẳng. Hình dáng phù hợp với mồng rất to, tính cách lanh lợi và dáng đi lệt bệt. Lông rất nhiều và dày. Kiểu: lưng rất ngắn, rộng và nếu nhìn ngang thì nó có …
Uớc mơ có được một giống gà có hình dáng rắn chắc và cứng cáp hơn, ông Wee đã cho lai tạo những con gà của mình với giống gà… … Kết quả bước đầu cũng khả quan – bước đầu hình thành dáng gà Serama. … Sau khi quan sát giống gà tre của Nhật, Japanese Bantam (hay được gọi là gà Thái ở Việt Nam) ông Wee Yean Ean rất muốn có được bộ đuôi đặc biệt ( bộ đuôi thẳng đứng, 90 độ) của giống gà này, một lần nữa ông lại quyết định đổ dòng gà Chabo …
Vào khoảng 1800, Sir John Sebright quá cố bắt đầu lai tạo giống gà vảy cá (Sebright bantam). Việc lai tạo được thực hiện giữa một số giống gà tre phổ biến với giống gà Ba Lan (Polish fowl). Chúng được lai tạo mãi cho đến …
Cách Tạo Dáng Cây Bonsai Ôm Đá
1. Chuẩn bị nguyên vật liệu
Để tạo dáng cây bonsai ôm đá, trước tiên chúng ta cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết gồm: cây cảnh, đá, dây nhựa dùng để ghép cành, kéo cắt cành, dao lõm, kéo tỉa cây, đồ ngoạm rễ, chĩa, và cát sạch.
Muốn tạo vẻ độc đáo, ấn tượng cho cây bonsai ôm đá, cần chọn được khối đá có hình dạng đẹp. Tiếp đến, cây cảnh dùng để uốn phải là cây khỏe mạnh, đặc biệt là phải có bộ rễ dài, chắc khỏe, dễ uốn.
2. Các bước kỹ thuật tạo hình cây bonsai ôm đá
– Trước tiên, cắt bỏ hết các đoạn rễ thừa, không cần thiết. Đó có thể là những đoạn đã già, quá dài… sau đó loại bỏ đất, cát khỏi rễ một cách nhẹ nhàng, cẩn thận bằng tay (cũng có thể rửa dưới vòi nước chảy).
– Đặt cây lên tảng đá, dồn hết rễ về một phía, sau đó lần lượt đặt các chùm rễ vào các khe hở trên tảng đó, sao cho tạo hình tự nhiên và đẹp mắt nhất. Đối với những rễ non, còn nhỏ, chưa đủ dài để bắt vào các khe thì bạn có thể dồn và gối chúng lại với nhau.
– Khi gài rễ vào các khe hở, để đảm bảo sự chính xác, gọn gàng và đẹ mắt thì nên dùng dây nhựa đã chuẩn bị để cố định chúng lại. Một người cho rễ vào vị trí đã định hình, người còn lại dùng daya nhựa quấn chặt phần trên của rễ vào đá, còn đoạn dưới của rễ thì để thả tự nhiên, sau đó nó sẽ tự tìm đường đâm vào đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây.
– Sau khi đã định hình xong rễ vào tảng đá, chúng ta phủ một lớp đất lên phần đá trong chậu, sao cho khi nhìn trực diện sẽ không thấy đá nhưng vẫn thấy phần cuối của thân cây.
– Tưới nước với liều lượng vừa đủ để giữ ẩm cho cây, không nên tưới nhiều vì lúc này rễ còn yếu, rất dễ gây úng.
Sau khoảng 2 năm, rễ cây sẽ phát triển ổn định, bám chặt vào đá. Với những cây có tốc độ phát triển nhanh thì chỉ khoảng 1 năm thôi là bạn đã có thể bứng cây từ trong chậu ra để chưng ở ngoài, không cần tới chậu nữa. Lúc này dáng cây đã rất đẹp.
Khi tách cây ra khỏi chậu, bạn cần loại bỏ sạch đất, sao cho để lộ bộ rễ đang ôm chặt vào đá. Hãy thao tác nhẹ nhàng để không làm hư mất bộ rễ. Đối với phần dây nhựa mà trước đó chúng ta đã dùng để cố định thì lấy dao cắt bỏ đi. Khi rễ đã đủ dài và dày, bám chắc vào đá và phát triển tốt, chúng ta sẽ trồng cây vào đĩa gốm để trưng bày. Ngoài bộ rễ, bạn cũng nên quan tâm đến các cành, tán cây, thường xuyên cắt tỉa, tạo dáng gọn gàng để cây đạt được dáng vẻ hài hòa nhất.
Học Cách Tạo Dáng Cây Bonsai Đẹp
KHPTO – Phong trào chơi kiểng, bonsai đang phát triển mạnh tại các đô thị, ngoài việc chọn mua cây bonsai đẹp, người chơi có thể tự tạo cho mình cây bonsai theo ý muốn. Không quá khó để biến một cây xanh bình thường ra thế dáng cây bonsai. Để bắt đầu, cần lưu ý và chuẩn bị như sau:
Việc tạo dáng cây bonsai đẹp tùy thuộc vào cảm nhận thẩm mỹ và khả năng chế tác của người chơi, mỗi người có cảm nhận khác nhau, vì thế cây bonsai có nhiều thế khác nhau. Theo nghệ nhân Bảy Thiên (Lê Văn Thiên, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre), để bắt tay tạo dáng cây bonsai cần sự kiên nhẫn.
Đầu tiên là chọn cây để tạo dáng bonsai, rất nhiều loại cây ngoài thiên nhiên có thể tạo thành bonsai, thông thường người ta hay chọn nguyệt quới, tùng, linh sam, sung, mai chiếu thủy, bông trang, bùm sụm, khế… Ưu tiên chọn loại cây có tuổi thọ cao, dễ sống và thích nghi trồng chậu, cây có hoa tăng thêm nét đẹp.
Bước đầu là quan sát kỹ cây nguyên liệu mình đang có xem nó phù hợp dáng nào (dáng trực, dáng bay, thác đổ, phụ tử,…). Đây là việc quan trọng trước khi dùng “dao, kéo”.
Người bắt đầu chơi bonsai cần có bộ dụng cụ dao, kéo, kềm, búa, đục, khoan (mua khoan sử dụng pin sạc), dây kẽm, dây dẻo uốn cành, sơn, bình phun, thùng tưới… Mỗi loại cây có đặc điểm mềm dẻo khác nhau. Do đó, không phải cành nào cũng uốn cong theo ý muốn. Đặc biệt là với những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy. Vì vậy, nên bắt đầu bằng việc uốn nhẹ ở mức độ nào đó, sau đó uốn tiếp theo.
Với những cành cây lớn, dễ gãy, nếu cố sức uốn thì cần phải làm cẩn thận và chậm rãi. Công cụ hỗ trợ cho quá trình uốn là dây dẻo (có quấn vải), đầu tiên là quấn vòng tròn dây dẻo cho cành định uốn cong. Phải cẩn thận, làm từ từ, không nóng vội dễ làm hư hỏng.
Theo nghệ nhân Bảy Thiên, nhìn cây không nên uốn vội mà ngắm tỉ mỉ từng đường nét, thế dáng, nếu chưa rành có thể tham khảo người có kinh nghiệm, không khéo làm mất dáng đẹp của cây vốn có.
Lưu ý, sửa thân chính trước, đặt nó ở tư thế đẹp nhất rồi mới tiến hành sửa cành chính, cành lớn trước, tiếp theo là uốn những cành nhỏ tẻ, làm từ gốc đến ngọn, vừa làm vừa quan sát thế dáng để điều chỉnh, cắt tỉa hài hòa, trau chuốt từng cành. Tiến hành từ gốc lên đến ngọn. Khi quấn dây uốn cong, chú ý quấn vừa, không quá ôm chặt hay quá lỏng, uốn cành từ từ theo lực đẩy của tay, làm sao khi buông tay ra, cành cây vẫn giữ nét uốn theo ý muốn là được.
Với những thân cứng khó uốn dẻo nên tạo những gấp khúc, đẩy góc hơi mạnh tay (hơi rạn da) để khi tháo dây không bị trả lại thế ban đầu. Thời gian tháo dây sau uốn khoảng 3 – 4 tháng, tùy cành và loại cây, cành lớn thời gian uốn mất 12 tháng. Nên chọn thời điểm cây bung cành, phát triển mạnh thì uốn, thường vào đầu mùa mưa hoặc mùa xuân. Không uốn cành quá non; tỉa cành, lá tẻ gọn gàng hoặc lảy bớt lá khi uốn.
Trong quá trình tạo dáng bonsai có thể cưa, cắt phần thừa… để đảm bảo vết thẹo không bị khoét sâu làm ảnh hưởng đến thân chính, nên quét sơn trên bề mặt hoặc bọc giấy bạc. “Biến trẻ thành già” là bước quan trọng khi tạo dáng bonsai, tìm cách hãm sự phát triển của cây, ức chế sinh trưởng, biến thế cây thành dáng cổ cùng với đường nét thời gian trên thân.
Lưu ý không bón nhiều phân đạm, đảm bảo mức cây vừa đủ; tưới phân hữu cơ, sinh học giữ màu xanh mướt cho lá, kết hợp bón vôi, kali ức chế sinh trưởng. Không tưới nhiều nước, duy trì độ ẩm cho cây đủ sống, kéo dài khô hạn để cây sinh trưởng chậm, lá nhỏ lại, thân cây sù sì… biểu hiện già nua thì sẽ đạt thế bonsai cổ đẹp mắt.
Chú ý tỉa, tạo dáng cho bộ rễ chứ không để rối rắm mất trật tự.
Trong tạo dáng cây bonsai đẹp là không để cành đan chéo vào nhau, cành song song, cong tròn, dính nhập, che mất thân chính… mà tạo cành lệch nhau, dưới lớn, trên nhỏ dần theo ngọn, thanh nhã và thông thoáng. Có nhiều cách tạo tán cây bonsai đẹp mà người chơi có cái nhìn theo ý tưởng của riêng mình hoặc theo trường phái, quan điểm riêng nhưng vẫn tạo nên nét đẹp, duyên dáng của cây bonsai.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Tạo Dáng “Chụp Ảnh Với Vest Nam” Đầy Phong Cách Quyến Rũ trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!