Xu Hướng 10/2023 # Cách Tạo Dáng Cho Cây Sứ: Dáng Thác Đổ # Top 18 Xem Nhiều | Rafs.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cách Tạo Dáng Cho Cây Sứ: Dáng Thác Đổ # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Tạo Dáng Cho Cây Sứ: Dáng Thác Đổ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhằm tạo ra sự đổi mới trong dáng dấp của cây sứ, những người chơi sứ lâu năm đã nghĩ ra cách tạo dáng cho cây sứ theo dáng thác đổ. Nhưng tên gọi chung của dáng này là “sứ té giếng”. Bạn đã biết về dáng này chưa?

Sứ té giếng thoạt nhìn sẽ rất giống với những cây bonsai có dáng thác đổ. Thế nhưng, những người chơi sứ vẫn cảm thấy “một chút khác biệt” giữa sứ với những cây bonsai khác. Sẽ thật khó hoặc thậm chí là không thể để dáng của sứ trở nên “bonsai” và “thác đổ” được. Thế nên cái tên “Sứ té giếng” được ra đời.

Toàn bộ kỹ thuật về cách tạo dáng cho cây sứ theo dáng sứ té đã được chia sẻ trên tạp chí Hoa cảnh 10/2013 của tác giả Ngọc Vũ Tường Oanh. Nay Cây Sứ Cảnh xin được chia sẻ lại và mạn phép được đóng góp một chút kinh nghiệm của mình cho các bạn yêu sứ qua bài viết này.

Chuẩn bị sứ nguyên liệu:

Nhôm quấn vải, hoặc đây kéo, dây dù dẹt (không nên dùng dây nilon vì dây này kém bền và có thể làm tổn thương đến cây sứ khi bị siết quá chặt).

Thao tác thực hiện tạo dáng cho cây sứ

Trong kỹ thuật tạo dáng Sứ té giếng cho cây sứ thì việc kéo cành chính cho đổ xuống (uốn cho đổ) là một việc tương đối khó, cần sự khéo tay và chút kinh nghiệm của người chơi.

Nếu cành sứ nhỏ dễ uốn thì việc này chỉ đơn giản là lấy nhôm quấn vải uốn tạo dáng mà thôi. Chỉ cần treo cây sứ vài tuần thì những cành nhỏ này sẽ bắt đầu mềm, khi ấy lây dây cột bẻ tới lui là xong. (1)

Tiếp đến chúng ta sẽ dùng 1 thanh cây (cây đũa, cây tre hoặc cây nào cứng cứng cũng được) đặt giữa sợi dây dù dẹt đang căng, xoắn nhẹ 1 cái nó sẽ kéo căng sợi dây hơn và bắt đầu kéo cành sứ xuống. Nếu có cảm giác dây đã căng quá thì dừng lại, sau vài ngày thì lại dùng thanh cây ấy xoắn thêm 1 – 2 vòng nữa.

Cần cố định và cột thanh cây để nó không bật lại. Giữ như thế khoảng vài ngày cho cành thuần, rồi lấy sợ dây dù khác thay thế cho sợi dây dù kia đi.

Chúng ta cần giữ nguyên như thế từ vài tháng cho đến thậm chí là 1 năm thì sứ mới có thể hình thành dáng được. Đừng nóng vội mà gỡ dây như cách chơi bonsai, vì nó sẽ đàn hồi lại vị trí cũ ngay mà thôi.

Những cành nhánh nhỏ hơn trên cây sứ già này để tạo dáng thì chỉ cần thực hiện giống bước (1) là được.

Những lưu ý khi tiến hành tạo dáng cho cây sứ

Trước khi uốn cành, tạo dáng cho cây thì cần đặt sứ nơi râm mát khoảng 1 tuần để cây được mềm ra.

Cần dùng tay nắn sơ qua toàn bộ đoạn thân sứ muốn uốn để kiểm tra độ phù hợp khi tiến hành. Chú ý phải dùng lực vừa phải, nếu không cây sẽ bị gãy.

Không nên dùng dây nilon hoặc dây kẽm để uốn, vì nó sẽ để lại sẹo cho cây nếu như bị siết chặt.

Thời điểm uốn thích hợp là vào buổi trưa vì lúc này cây dẽo và khó gãy.

Các động tác uốn, vặn, siết chặt phải kết hợp đồng thời với nhau.

Hướng Dẫn Tạo Dáng Cây Sứ (Bộ Củ

Cây sứ ngoài sự nổi bật về vẻ đẹp là hoa còn cần kể đến bộ củ-rễ và bộ tán-lá của cây.

1. Tạo dáng bộ củ-rễ cây sứ

Bộ củ, rễ cây sứ có lẽ chỉ đứng sau hoa nếu xét đến sự đóng góp cho vẻ đẹp của 1 cây sứ. Cây sứ hột không dễ tạo dáng bằng cây sứ trồng từ cành giâm hoặc chiết cành vì cây sứ hột bộ củ chiếm phần lớn và rễ ít nên khó tạo dáng. Phần trình bày tạo dáng bộ rễ sứ sau đây chủ yếu dành cho cây sứ cành.

Mỗi khi thay chậu sứ, ta kết hợp với việc tạo dáng cho bộ rễ cây. Sau khi cây sứ được nhổ lên, rửa sạch đất, bộ rễ sẽ lộ ra. Dùng dao bén cắt bỏ các rễ thừa, rễ cám mọc lòa xòa; các rễ này không làm bộ rễ đẹp mà hút hết phần dinh dưỡng cho cây sứ, không cung cấp dinh dưỡng cho rễ chính phát triển. Bôi vôi hoặc sơn vào các vết cắt để tránh nhiễm trùng. Ta cũng bỏ đi 1 số lá để tránh mất nước cho cây. Đem cây sứ vào chỗ râm mát, treo lên để cây vẫn sống. Cây sứ sau khi treo 1 thời gian, bộ rễ sẽ mềm ra do bốc hơi nước. Lúc này ta có thể dễ dàng uốn, nắn, sửa theo ý thích.

Khi đem trồng cây sứ lại, ta dùng tay kéo các rễ của cây sứ phủ kín mặt chậu trồng như vậy bộ rễ sau này sẽ rất đẹp. Do rễ sứ đã mềm nên mới dễ dùng tay uốn, sửa được. Dùng gạch, nhựa để chèn và cố định bộ rễ rồi phủ đất lên.

Cây sứ có thể có nhiều dáng thế, giống như các loài cây bonsai khác như: Trực, nghiêm, nằm hoặc dáng thác đổ (hay còn được gọi là sứ té. Bạn có thể xem về cách tạo dáng sứ té TẠI ĐÂY),… và những dáng cây thế này do bộ rễ cây quyết định chứ không phải do cành, tán lá. Cành, tán lá sứ luôn phát triển và rất khó “ép” theo một dáng thế nào vì cành sứ phát triển rất nhanh, mạnh. Dù bộ rễ sứ nằm ở thế nào thì cành sứ luôn phát triển thẳng đứng, khó có thể uốn cành sứ cong, chúi xuống,… theo kiểu cây bonsai.

-          Thế trực: Hầu hết các cây sứ đều mọc thẳng đứng và cây sứ thường được giữ tư thế này.

-          Thế nghiêng: Dùng vật dụng để chống, đỡ cho cây sứ khỏi nghiêng ngả khi bộ rễ chưa vững.

-          Thế nằm: Để bộ rễ sứ nằm sát đất, thường trồng bằng chậu cạn.

-          Thế thác đổ: Chậu trồng cao, thuôn. Cây sứ cần được cột, giằng cho vững.

2. Tạo dáng bộ tán – lá cây sứ

Một trong những cách giúp cây sứ có bộ tán đẹp là thường xuyên cắt cành để cây sứ đâm nhiều nhánh, ra nhiều hoa. Cây sứ nói chung nếu bộ tán-lá phủ kín sẽ đẹp hơn cây sứ cành loe hoe, trơ trụi.

Đối với các cây sứ quá nhiều cành, nhánh, quá sum xuê cũng cần được “dọn” bớt để cành, nhánh, lá trong hài hòa hơn. Các cành sứ mọc mất trật tự, phá đi thế cây đang đẹp cũng cần được cắt bỏ đi. Các cây sứ lớn, cành nhánh nhiều khi uốn, sửa để có dáng đẹp, sẽ rất tiếc nếu ta cắt bỏ hết vì cây sẽ mất rất lâu sau mới ra đủ cành, nhánh mới do đó, cây sứ được các nghệ nhận dùng kẽm (kẽm có quấn chỉ chuyên dùng cho uốn cây bonsai) để uốn. Cành sứ được uốn, tạo dáng hài hòa trông đẹp mắt. Hầu hết các cây sứ lớn được uốn theo dạng hình cây thông. Cành sứ vốn mềm, dẻo nên không khó uốn.

Nguồn: 2006, Kỹ thuật trồng và kinh doanh sứ Thái, Hoàng Đức Khương.

Cách Tạo Dáng Cho Cây Sứ Cảnh Của Bạn Trở Nên Đẹp Hơn

Chuẩn bị dụng cụ

Kéo cắt cành

– Nhổ cây sứ lên, xịt nước rửa sạch phân, đất trên bộ rễ

– Treo cây sứ lên, dùng lưỡi lam/ dao bén cắt tỉa rễ phù hợp với thế bonsai

– Bôi vôi ăn trầu hoặc hóa chất diệt khuẩn lên vết cắt

Kết hợp với uốn cành cây sứ theo các bước sau:

– Để cây sứ nơi râm mát khoảng 1 tuần cho cành sứ trở nên mềm dẻo, dễ uốn

– Dùng dây nhôm để uốn cành theo thế cây đẹp

Sau khi uốn, trồng lại cây sứ vào chậu phù hợp với thế cây và bộ rễ; sắp xếp tạo hình cho bộ rễ đẹp bằng nẹp cây hoặc dây kẽm.

Cách sửa bộ rễ và tạo hình:

Cây trồng được 1 – 2 năm thì có bộ rễ khá to, người trồng phải uốn sửa cho đẹp. Bộ rễ cây sứ rất dễ sửa, nhất là cây sứ trồng từ hạt lại càng đẹp vì giữa thân và bộ rễ không có eo như sứ giâm cành hoặc chiết cành. Cây sứ trồng bằng hạt có thân và củ dính liền với nhau như thân người đứng, người nằm, người quỳ gối. Hàng năm vào mùa nắng, ít mưa có thể nâng toàn bộ bộ rễ lên khỏi miệng chậu để tỉa cho thế cây đẹp hơn. Sắp xếp bộ rễ để xoè ra hợp lý, tỉa bỏ bớt các rễ con không cần thiết, mỗi vết cắt đều phải được bôi vôi. Tùy theo dáng bộ rễ có thể sửa theo ý muốn của người chơi sứ. Khi uốn sửa bộ rễ thì không nên tưới nước, khi vết cắt hình thành mô sẹo mới được tưới nước. Cũng có thể nhổ hết cây sứ lên, rũ sạch đất, để nơi râm mát cho mềm bộ rễ, rồi mới uốn sửa và cắt tỉa theo hình các con thú, hình người… Để cho sứ lành sẹo mới trồng trở lại, chăm sóc nơi râm mát đến khi cây ra rễ đâm chồi nhánh mới đem ra nắng và tưới nước bình thường trở lại.

Muốn cây hoa sứ có dáng thế đẹp thì cần phải uốn sửa cẩn thận. Cây sứ lâu năm to cao, cành nhánh nhiều uốn thành nhiều tầng như kiểng cổ, kiểng thế. Cần tỉa bớt những cành nhỏ dư thừa, giữ các cành đúng thế, rồi uốn theo ý muốn.

Sau khi tạo dáng cho cây sứ xong ta cần tưới nước cho cây một cách hợp lý. Sứ là cây chịu nắng, điều này rất phù hợp với thời tiết miền Nam, tuy nhiên cũng rất sợ úng nước, cho nên chỉ khi nào nắng khô đất mới tưới. Cây sứ vừa mới trồng, mới sang chậu hoặc cắt cành để giâm không nên tưới nhiều nước. Tưới nước cho sứ phải dùng vòi phun nhuyễn, bình phun hoặc hệ thống bơm phun.

Trồng sứ không phải là khó nhưng nó đòi hỏi các nghệ nhân phải có sự kiên nhẫn trong thời gian dài về việc chăm sóc sứ như những kỹ thuật cắt tỉa cây sứ ghép , cách tưới nước cho cây sứ hay cánh ghép cành cây sứ, những kỹ thuật này sẽ giúp bạn chăm sóc sứ tốt hơn.

Qua những chia sẻ trên tôi hy vọng bạn có thể tạo dáng cho cây sứ của mình trở nên đẹp hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin: http://caysucanh.com/tin-tuc/cay-su-ghep-la-gi-co-nen-mua-cay-su-ghep.html

Chia Sẻ Cách Tạo Dáng Cây Kiểng Thác Nước Như Nghệ Nhân Cây Cảnh

Cây kiểng dáng thác nước (thác đổ) được rất nhiều người trong giới mộ điệu cây cảnh ưa thích. Để có được một cây mang dáng hình độc lạ này người trồng phải mất rất nhiều thời gian để tạo tác, đồng thời phải có tay nghề tỉ mỉ và kinh nghiệm cao. Tuy nhiên, giờ đây, cách tạo dáng cây kiểng thác nước đã trở nên đơn giản hơn nhiều nhờ vào những chia sẻ của những người nghệ nhân cây cảnh đi trước. Bài viết này sẽ giúp bạn dù mới nhập giới chơi cây vẫn có thể tự mình tạo ra được một cây kiểng thác nước đẹp.

Dáng cây kiểng thác nước là gì?

Dáng cây cảnh: Dáng cây cảnh cơ bản dựa trên độ nghiêng của cây so với mặt đất là trực (Formal Upright), xiêu (Slanting), hoành (Semi-Cascade, dáng bay, bán huyền nhai..), huyền (Full Cascade, dáng đổ, dáng thác đổ..). Dáng cây là điều cơ bản cần chú ý khi phối tiểu cảnh.

Cây kiểng thác nước hay còn gọi là thác đổ thuộc cây cảnh có dáng huyền.

Cây cảnh dáng huyền: Là những cây mọc trên sườn núi dốc đứng. Kiểu này có các nhánh thấp nhất, thấp hơn đáy chậu, Tạo dáng sao cho như 1 ngọn thác chảy qua ghềnh đá là đẹp nhất.

Thế cây kiểng thác nước là thế kiểng cổ ít thấy, là thế huyền độc thụ thân nằm bò qua miệng chậu, như bị trận cuồng phong xô ngã xuống ao, nên ngọn cây bẻ cong, thòng xuống thấp hơn đáy chậu. Dáng thật mềm mại uốn cong hợp lý theo luật hồi đầu tự nhiên, vươn lên lúp búp có từng bậc rất đẹp, biểu hiện cho sức sống làm cho người xem có cảm giác dễ chịu.

Cách tạo dáng cây kiểng thác nước

Cách tạo dáng cây kiểng thác nước không hề đơn giản. Để tìm được 1 phôi dáng thác nước rất khó tìm. Bởi vị trí để cây mọc dáng đổ ở tự nhiên không nhiều, chủ yếu ở vách núi. Vì vậy đa số là trường hợp chọn 1 cây trực lắc, có hình chữ C làm dáng thác đổ.

Sau khi chọn được phôi như ý nếu cho đổ ngay thì cây sẽ phát rất chậm, đặc biệt là ở phần ngọn cây, rễ cây. Do khu vực đó tán cây nhận được nắng gió không nhiều. Vì vậy cách tốt nhất là trồng cây thẳng lên trên như dáng trực lắc. Ở giai đoạn đầu này không nên cắt tỉa nhiều mà hãy để cây phát triển cành, chồi tự nhiên. Mục đích là để có bộ rễ tơ nhiều và mạnh.

Cách xử lý bộ rễ của cây để tạo dáng thác nước

Sau khi cây phát triển tốt và có bộ rễ mạnh, ta nới bộ rễ lên dần và trồng cây nghiêng đổ từ từ qua từng giai đoạn dài để cây có thể thích nghi tổng thể ( bộ rễ thích nghi theo). Nếu đổ càng sâu thì càng chậm phát triển ở phần ngọn cuối. Song song quá trình này là cắt phần rễ to không cần thiết và rễ chọc lên trời, và chọn vị trí cành, cốt cành để định hướng độ tàn sau này.

Trong quá trình nuôi, bộ rễ cây cho nổi lên dần. Các Bạn có thể cơi quanh bộ rễ để giữ ẩm và cho phần rễ lộ thiên không bị nắng cháy tổn thương cũng như thích nghi từ từ.

Để làm được bộ rễ nổi lên cao cách làm đơn giản nhất là cắt một miếng nhựa mỏng be bờ để chứa thêm chất trồng bên phía cần nuôi rễ. Sau này rễ mọc dài thì hạ bớt chất trồng xuống cho rễ dần lộ ra.

Cách tạo dáng cây kiểng dáng thác nước

Đây là cách tạo dáng cây kiểng dáng thác nước ( thác đổ) của nghệ nhân cây cảnh nổi tiếng Trần Thắng ( hay còn gọi Thắng đổ – quận Tân Phú)

Ban đầu chưa cho cây đổ, các chi từ số 2 trở đi được nuôi trước. Khi bộ tàn đã dần định hình, cây bắt đầu cho đổ thì mới nuôi chi số 1 sau. Nhờ ưu thế ngọn, chi số 1 sẽ nhanh chóng bắt kịp các chi kia và phát triển như mong muốn.

Để có 7 chi này, lấy cưa khứa vào các vị trí đã định, làm cho cây nảy mầm tại vị trí mong muốn. Mầm cây lớn lên không tiến hành ghép liền vì giai đoạn này còn đang chờ xứ lý bộ rễ chưa xong. Đợi đến khi cắt xong 3 cái rễ chĩa lên trời thì mới tiến hành ghép lá nhỏ.

Mình không ghép ngay lá nhỏ vì để nguyên cây ban đầu cành nhánh phát triển mạnh hơn, làm cho bộ rễ mau phát triển hơn, thời gian xử lý mấy cái rễ chĩa lên trời được rút ngắn lại.

Khi tiến hành ghép, tại vị trí số 3 có 2 nhánh mọc song song cùng kích thước, thay vì cắt bớt đi 1 nhánh, để vậy ghép luôn lá nhỏ, tức là có tới 8 mắt ghép. Phần ngọn thác đổ từ số 4 trở đi còn yếu, vẫn có khả năng chết cho nên giữ nguyên 2 nhánh ở vị trí số 3 để dự phòng. Trường hợp ngọn bị chết thì có phương án khác thay thế.

Đây là điều đáng học hỏi, để khi làm một cây thì phải nghĩ đến nhiều đường binh khác nhau đề phòng rủi ro. Sau này, khi thấy cây sống khỏe thì mới cắt bỏ chi thừa.

Tuy nhiên nhìn tổng thể cây thành phẩm thì phần thịt lồi này không ảnh hưởng đáng kể đến vẻ đẹp của nó.

Đây là góc nhìn chính diện cận cảnh hơn, thật chẳng thể phát hiện ra cành đã được kéo vòng từ sau lên.

Cho cây đổ từ từ để nuôi rễ trước. Trong quá trình nuôi rễ thì tạo sẵn 6 cành từ số 2 tới số 7 tại vị trí mong muốn. Khi cây đổ hoàn toàn tới vị trí mong muốn thì bắt đầu nuôi ngọn và ghép lá nhỏ.

Kỹ thuật hạn chế sinh trưởng

Trong nghệ thuật chơi bonsai thì kĩ thuật hạn chế sinh trưởng để biến một cây ngoài thiên nhiên có thế cao từ 15-20m thành vài ba cm là rất quan trọng.

Sử dụng các chất ức chế thực vật và sử dụng kĩ thuật bón phân và tưới nước để hạn chế sự sinh trưởng: Phân bón và nước là yếu tố quan trong ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây. Kĩ thuật bón thêm vôi (Ca) và ít nước tưới sẽ tạo ra tình trạng khô hạn làm cây sinh trưởng chậm mau già. Ngoài ra phải bón phân lân một cách hợp lí để cành cây vẫn khoẻ, lá vẫn xanh.

Nguyên tắc cắt tỉa cây cảnh

Cách tạo dáng cây kiểng thác nước rất quan trọng, tuy nhiên để cây luôn giữ được dáng hình mong muốn thì nguyên tắc cắt tỉa cũng quan trọng không kém.

Đối với cây kiểng Bonsai thì cắt tỉa là một công việc rất quan trọng, cần phải duy trì suốt đời sống của cây.

Chúng ta phân biệt có hai giai đoạn cắt tỉa là Cắt tỉa được tạo dáng (hay là đưa vào một thế kiểng Bonsai) và Cắt tỉa để tu bổ duy trì dáng (thế) kiểng đã chọn.

Nhánh to ở dưới, các nhánh nhỏ dần lên trên, nhánh để phải phân bố theo hình xoắn ốc quanh thân, tạo tán lá thành khối chóp.

Cắt bỏ những nhánh ở vị trí không đẹp hoặc nhánh vô ích.

Hai nhánh mọc đối nhau phải cắt đi một, để cho các nhánh mọc xen nhau.

Bỏ các nhánh mọc chằng chịt làm cây rườm rà, nặng nề.

Cắt ngắn những cành nhánh lớn, quá dài.

Cắt những chồi mọc đứng từ cành để tạo dáng già nua cho cây. Vì cây già, cành cây thường oằn xuống.

Không nên chọn các chồi mảnh mai làm đầu của các cành lớn, mất vẻ tự nhiên.

Cắt bỏ nhánh đã chết, đã héo trừ trường hợp nếu giữ nhánh đó sẽ tăng thêm vẻ đẹp, vẻ già nua của cây.

Vết cắt phải ngọt, chéo và lõm vào thân để mặt cắt mau lành sẹo và tạo thành sẹo trên thân.

Cách chăm sóc cây cảnh dáng thác nước

Sau khi nắm được cách tạo dáng cây kiểng thác nước, các bạn cần bổ sung luôn cách chăm sóc cây để cây luôn trong điều kiện phát triển tốt nhất.

Khi trồng cây cảnh theo nghệ thuật Bonsai, bạn có thể sử dụng nhiều loại đất cùng lúc nhưng nhớ là phải trộn đều chứ không trồng theo nhiều lớp. Đồng thời, trong quá trình trộn đất, bạn cần phải nhặt sạch những hạt cát mịn, chỉ để lại những hòn đá thô, nhỏ.

Công thức đất trồng cho cây cảnh:

Đối với cây đã sống khỏe: 30% tro trấu, 20% mụn dừa, 30% cát to, 20% dớn lan ( Đây là công thứ tham khảo. Tùy vào điều kiện của từng địa phương mà sử dụng công thức hợp lý). Hoặc công thức 70% cát hạt lớn, 10% Tro trấu đen, than tổ ong 20%.

Đối với cây phôi mới khai thác: 100% cát.

Chỉ tưới nước khi cây thực sự cần chứ không được tưới nước theo lịch cố định nhưng khi trồng rau hay trồng cây ăn trái. Khi tưới nước, bạn phải tưới từ trên xuống để cấp nước từ từ, tránh trường hợp tưới ồ ạt khiến cây bị ngập trong nước và ảnh hưởng đến sự tích tụ muối của nó.

Tiến hành bón phân đầy đủ theo lịch của từng loại cây và tuỳ theo mục đích, chẳng hạn như để thúc rễ phát triển hay thúc mầm và lá…

Ý nghĩa của cây kiểng thác nước

Cây kiểng thác nước là cây cảnh dáng huyền: Ngoài thiên nhiên những cây này thường sống trong điều kiện khí hậu nghiệt ngã nhất (cây ở sườn núi, vách đá…) nhưng cây vẫn có thể sống, gốc cây bám chắc vào đá, treo leo giữa trười mây, ngọn cây vươn lên tạo hình ảnh của sự kiên trì nhẫn nại vượt qua phong ba bão táp hướng tới tương lai phát triển.

Về mặt thẩm mỹ: Dáng cây thể hiện sự mềm mại, dịu dàng, sự tươi trẻ… song tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt.

Một số hình ảnh cây kiểng dáng thác nước đẹp

Tạo Dáng Cho Cây Lộc Vừng

Lộc vừng có tên khoa học (quốc tế) là Barringtoria acutangula Gaertn – BARRTNGTONIA OCUTANGULAG, còn gọi với tên nôm là “lộc vườn”, nằm trong bộ tam đa sinh vật cảnh (vạn tuế ứng với thọ, lộc vừng – lộc và sung mang quả phúc) rất được ưa chuộng, ngày càng có mặt ở nhiều khu hệ sinh vật cảnh từ gia đình tới cơ quan, công sở… Cây này thân gôc lưu niên, có tuổi thọ hàng trăm năm, lộc tía, hoa đỏ có đỉnh sinh sản vô định thõng dài tha thướt… (xem ảnh), dễ tạo dáng thế. Trong điều kiện tự nhiên, vùng phân bố của cây này ở thượng nguồn sông Mã, sông Cả, sống ven bờ nước (bản thuỷ sinh), di thực về miền đồng bằng, tuy nhiên giống dễ dàng bằng cả hai con đường vô tính: giâm vào thu đông, chiết vào xuân hạ và hữu tính: gieo quả đã chín cây (chín sinh lý) chuyển thành màu đỏ. Người chơi thường chọn những cành chiết, giâm lấy từ cây mẹ đang sung sức (từ 10 đến 20 năm tuổi), không bị sâu bệnh (kỵ nhất là sâu đục thân, vì rất dễ “di căn” ra toàn cây đã bói hoa (giúp cơ thể cây giống vốn sẵn có kích thích tố sinh sản sớm phát nụ trổ hoa), chỉ sau một năm lại cho ra hoa đợt mới.

Để lộc vừng sinh trưởng và phát triển tốt, mùa hoa kéo dài, hoa tươi lâu, đẹp bền và rất sai thì người chơi lộc vừng cần tuân thủ chặt chẽ một số biện pháp kỹ thuật canh tác sau:

1. Chọn cành giống phải có kích thước từ 3 – 5 cm (bánh tẻ), có vỏ dầy, phát ra nơi lộ sáng hướng đông đến nam là tốt nhất vì nhựa sống dồi dào. Nếu chọn cây giống ươm từ hạt phải tìm cây thân mập mạp, hình “bút tháp”, lá cứng, nõn tía có đường kính gốc từ 1,5 – 2 cm để dễ “gắn đá” trong tiểu cảnh non bộ.

2. Trồng ven bờ nước cho hợp thuỷ thổ. Nếu trồng trên cạn cần đào rãnh xung quanh giữ nước, trồng ụ đất trong chậu kín đáy, cho nước sạch (nước giếng tốt nhất vì giầu khoáng vi lượng dễ tiêu), ấp đá xung quanh gốc chống xiêu đổ và tạo cảnh quang tươi đẹp.

3. Tránh bóng râm che phủ, không được thúc cho cây phân hoá học, kỵ nhất là đạm (kể cả nitơrat NO3-, sunphat…) vì gây lấp bởi “tốt lá xấu hoa” và hấp dẫn sâu bệnh đến tàn phá.

Nếu trồng trong bồn chậu nên bón thực hoa và đền quả bằng hỗn hợp NPK hữu cơ vi sinh (loại dùng cho hoa cảnh có hàm lượng N nhỏ hơn 10%) trộn lẫn với bột xỉ than, rắc trên mặt cho ngấm tự nhiên.

Làm như vậy lộc vừng bền gốc, chắc cây, hoa sai, quả đậu…

Trần Đình Tuấn @ 09:51 27/09/2012 Số lượt xem: 12741

Tạo Dáng Cho Cây Phát Lộc

Tạo dáng

Sau bao tâm huyết để chăm sóc cây thì giờ đến lúc cây đền đáp cho chúng ta. Hô biến cây và thưởng thức thôi nào

Cắt tỉa

Cần phải biết rằng tốc độ mọc nhánh mới của cây khá nhanh nên cây phát lộc nhanh chóng trở nên “bù xù”. Để ngăn chặn điều này bạn nên bôi dung dịch parafin lên những chỗ tỉa.

Thân của loại cây này thường tự mọc ra từ bên hông, tạo thành những hình xoắn ốc đặc trưng. Khi cắt tỉa chú ý không cắt cành chính mà chỉ nên cắt bỏ những cành khô héo. Bạn có thể tỉa khoảng 3-5cm đối với cành chính. 

Nếu bạn muốn thay đổi hình dạng của cây đột ngột, thì chỉ cần cắt phăng các nhánh con mọc ra từ cành chính. Tất yếu tạo thành những vết cắt bề mặt và có thể sẽ xuất hiện chồi non tại đấy. Khi đó, đừng ném các cành đã cẳt bỏ, hãy giữ lại chúng để nhân giống thêm một cây phát lộc khác. Nếu vì một lí do nào đó, bạn muốn cắt tỉa cành chính, thì ngay dưới vị trí cắt tỉa sẽ mọc ra chồi non mới và có thể sẽ phân nhánh thành một cây con.

Cách làm tháp cây phát lộc

Nguyên liệu gồm cây phát lộc, chậu tháp có thể bằng thủy tinh, đất nung, gốm, sứ … Tuy nhiên, cần chọn chậu tháp có kích thước phù hợp với kích thước và số tầng cây tài lộc muốn thực hiện. Một ống nhựa có độ cao phù hợp với số tầng tháp cây tài lộc. Dây nhựa mạ nhũ màu vàng

Chọn những thân cây phát lộc có giống đều nhau, sau đó cắt thân cây phát lộc thành từng đoạn theo độ dài của từng tầng. Tiếp theo thực hiện làm tầng cao nhất của tháp tài lộc bằng cách ghép những đoạn cây phát lộc xung quanh ống nhựa sao cho những đoạn cây nhô cao hơn ống lõi chừng 3-4cm. Để tháp phát lộc được đẹp, cần phải sắp xếp các thân cây to, nhỏ, non, già đều nhau, các mắt cây quay ra ngoài cùng một hướng.

Sau khi tầng cao nhất được ghép xong, dùng dây nhựa mạ nhũ màu vàng quấn quanh, ghim chặt lại để giữ cố định và chắc chắn cho tầng tháp. Tương tự thực hiện ghép tiếp các tầng tháp tiếp theo theo thứ tự từ cao xuống thấp, và mỗi tầng cách nhau khoảng từ 5-7 cm.

Lưu ý với tầng chân tháp cần làm to vừa lòng chậu, hoặc có thể cố định thêm bằng các vật nhỏ khác để chân tháp được chắc chắn, không bị nghiêng. Khi đã hoàn thành toàn bộ các tầng của tháp, có thể dùng xi măng trắng hoặc keo thành phần bịt đầu các đầu rỗng của những đoạn thân cây phát lộc. Sau đó đổ nước vào trong lõi ống nhựa, nước sẽ tự điều tiết và cung cấp đủ độ ẩm cho cây đâm chồi nảy lộc.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Tạo Dáng Cho Cây Sứ: Dáng Thác Đổ trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!