Xu Hướng 6/2023 # Cách Sửa Chữa Xe Đạp Điện Tại Nhà Cực Hiệu Quả # Top 7 View | Rafs.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cách Sửa Chữa Xe Đạp Điện Tại Nhà Cực Hiệu Quả # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Cách Sửa Chữa Xe Đạp Điện Tại Nhà Cực Hiệu Quả được cập nhật mới nhất trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thường bình ắc quy của xe đạp điện dễ gặp các tình trạng như sạc nguồn đầy nhưng mau hết, hay bị tụt nguồn hay phần tiếp xúc giữa dây điện với các cực ắc quy không ổn thì bạn nên thay thế bằng nguồn năng lượng mới.

Nếu sử dụng xe quá lâu mà không đi bảo trì thì có khả năng ắc quy xe đạp điện của bạn sẽ bị phồng lên do lượng acid hoặc các cực điện trong ắc quy gặp một số vấn đề. Cách sửa chữa xe đạp điện hiệu quả nhất lúc này là bạn nên kiểm tra lại một số vị trí bắt vít xem thử nó có bị lỏng hay không, nếu lỏng hãy dùng kiềm để vặn chặt lại.

Cach sua xe dap dien duy nhất lúc này là bạn nên kiểm tra lại tay phanh, lỗi hệ thống dây tiếp nối, xem kỹ lại dây có bị chuột cắn hoặc bị hở ra không. Nếu như không bị các lỗi như trên thì có thể xe của bạn đã bị hư động cơ, lúc này bạn nên đem xe đến những địa chỉ sửa chữa xe đạp uy tín để sửa xe cho bạn.

Nếu đi trên đường mà nghe có tiếng kêu sột soạt từ trong động cơ xe đạp điện, bạn nên nghi ngờ rằng xích xe đạp điện đang có vấn đề. Nếu vậy, để bộ phận di chuyển linh hoạt hơn, bạn nên nhỏ một vài giọt dầu để giảm mức độ ma sát trong khi sử dụng.

Khi lên ga, ga không chạy được, bạn mở khóa điện thì vẫn thấy báo bình thường và có đèn lẫn còi. Nếu gặp trường hợp này, cách sửa xe đạp điện lúc này là bạn cần dùng mạch test tay ga để kiểm tra xem tay ga còn dùng được không, nếu không dùng được thì nên thay thế cái khác.

Xe đạp điện của bạn tự dưng không có đèn, tay ga lẫn còi, chắc chắc bộ điều khiển của bạn đang gặp vấn đề, bạn cần kiểm tra nguồn cấp bo điều khiển, nếu như nguồn cấp bị hỏng thì phải thay bo điều khiển mới.

Cách Sửa Xe Đạp Điện An Toàn Và Hiệu Quả

Xe đạp điện sau một thời gian sử dụng sẽ dẫn đến những hiện tượng hỏng hóc. Chính vì vậy bạn cần nhờ đến thợ sửa chữa tuy nhiên với những lỗi cơ bản bạn có thể tự sửa chữa được trước khi nhờ đến thợ sửa chữa chuyên nghiệp.

Hiện nay xe điện chính hãng giá rẻ với những ưu điểm vượt trội đã và đang trở thành phương tiện di chuyển yêu thích nhất của giới trẻ, nhất là trong giới học sinh sinh viên. Tuy nhiên khi vận hành xe đạp điện không khỏi những khi gặp phải sự cố. Vậy làm thế nào để có thể tự sửa chữa xe đạp điện mà không cần phải đem đến tiệm?

Xe đạp điện đang đi thì đèn báo hiệu không sáng và xe không đi được nữa

Giắc cắm và các điểm kết nối giữa các bộ phận với nhau bị tuột hoặc đứt – lỗi này rất hay gặp ở : lúc này các bạn chỉ cần kiểm tra kỹ càng rồi cắm lại hoặc nối lại là xe tiếp tục đi được.

Cầu chì bị đứt hoặc cháy: lúc này nhiều bạn sẽ nghĩ là phải dắt bộ rồi, nhưng hãy tinh ý nhận ra rằng chỉ cần dùng một đoạn dây điện nhỏ đấu lại là đi được tiếp. Nhưng chú ý cách khắc phục này không dùng được trong thời gian dài, các bạn phải tìm một cửa hàng sửa chữa xe đạp điện mua cầu chì lắp vào.

Xe điện bị nhảy aptomat: có một số dòng xe điện thiết kế bộ phận aptomat để bảo vệ nguồn điện chính. Khi nguồn điện không ổn định thì aptomat sẽ nhảy về chế độ OFF để bảo vệ xe. Lúc này bạn chỉ cần bật về ON là xe khởi động được.

Ổ khóa điện chập chờn: nếu bạn đang đi trên đường thì có thể áp dụng cách khắc phục tạm thời là bật đi bật lại đến khi nào được thì đi tiếp. Sau đó bạn phải mang ngay xe của mình đến cửa hàng để thay thế một ổ khóa điện mới.

Đèn báo điện vẫn sáng mà xe không chạy

Bị lỗi tay phanh ngắt điện: trường hợp này xử lý rất dễ dàng, bạn chỉ cần nhả cả 2 tay phanh hết cỡ ra rồi kiểm tra lại là được.

Hỏng hoặc lỗi tay ga, lỗi hệ thống điều khiển: trường hợp này bạn không thể tự sửa chữa tại nhà mà bắt buộc phải đem đến cửa hàng chuyên sửa chữa xe đạp điện để thay tay ga mới.

Lỗi động cơ: với động cơ xe đạp điện thì các bạn không thể sửa chữa tại nhà mà phải đem đến cửa hàng để tiến hành sửa chữa hoặc thay thế mới.

Tiếp xúc các điểm đấu nối không tốt: bạn phải kiểm tra lại các điểm tiếp xúc đấu nối của xe đạp điện xem có điểm tiếp xúc nào không tốt thì chỉ cần chỉnh sửa lại.

Nếu như chiếc xe của bạn có vấn đề nghiêm trong quá thì tốt hơn hết là bạn hãy đưa nó đến các cơ sở xe đạp điện Hà Nội nếu như bạn ở Hà Nội và chọn các cơ sở uy tín như Thế giới xe điện để kịp thời khắc phục và sửa chữa

Thế Giới Xe Điện – Xe Máy 50cc cam kết chỉ bán sản phẩm đẳng cấp chính hãng chất lượng cao của những hãng xe lớn uy tín và nổi tiếng nhất thế giới. Chúng tôi luôn khuyên quý khách tìm hiểu về hãng sản xuất và xem thật kỹ sản phẩm để mua được những sản phẩm tốt nhất. Tránh mua nhầm hàng giả, nhái, kém chất lượng.

Hotline liên hệ để được tư vấn:

Hà Nội: 024.22108888 – 0966.888887- 0352.088888

Hồ Chí Minh: 028.39739298 – 0968.674707

HỆ THỐNG THẾ GIỚI XE ĐIỆN – XE MÁY 50CC

(1) 38 Đại Cồ Việt, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

(2) 80 Nguyễn Lương Bằng. Quận Đống Đa. Hà Nội

(3) 176 Tôn Đức Thắng. Đống Đa. Hà Nội

(4) 455 Nguyễn Văn Cừ. Quận Long Biên. Hà Nội

(5) 154 Phạm Văn Đồng. Quận Cầu Giấy. Hà Nội

(6) 40 Ô Chợ Dừa. Quận Đống Đa. Hà Nội

(7) 521M Nguyễn Trãi. Quận Thanh Xuân. Hà Nội

(8) Thị trấn Vũ Quý – Kiến Xương – Thái Bình

(9) 654 Luỹ Bán Bích. P.Tân Thành. Quận Tân Phú – chúng tôi

(10) 65-67 Võ Thị Sáu. Phường 6. Quận 3 – chúng tôi

(11) 145 Lê Duẩn, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

(12) 54 Trần Hưng Đạo – Đồng hới – Quảng Bình

(13) 14 Quang Trung – Thị xã Ba Đồn – Quảng Bình

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Nghề Sửa Chữa Xe Đạp Điện

Ngày nay xe đạp điện đã trở thành phổ thông, tuy nhiên các cửa hàng sửa xe không nhiều. Mình sẽ viết một chuỗi bài viết về Hướng dẫn học nghề sửa chữa xe đạp điện cho các bạn cũng như các bác sửa xe máy có thể tự học về mà sửa cho khách khi cần. Trong chuỗi những bài viết này mình chủ yếu hướng dẫn về phần điện trong xe, các phần cơ cũng sẽ có nhưng rất ít.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA XE ĐẠP ĐIỆN, XE MÁY ĐIỆN

Như các bác đã biết, xe điện đang ngày một trở nên phổ thông hơn. Nó được du nhập từ trung quốc nhưng qua 5 năm đã xuất hiện ở hầu hết các tầng lớp dân cơ. Tính đến đầu 2019 đã có hơn 10 triệu chiếc xe được bán ra. Với sản lượng xe điện bán ra vậy, thì đương nhiên sẽ kéo theo nhu cầu về sửa chữa xe đạp điện rồi. Tuy nhiên hiện nay có quá ít thợ cũng như cửa hàng sửa xe đạp điện trong cả nước.

Nhìn sang Trung quốc các bác sẽ thấy xe máy đã trở nên lỗi thời, và không còn được dân cư sử dụng nữa. Và đó cũng là tương lai của Việt Nam trong những năm tới.

Hơn nữa theo dự thảo 2020 một số tuyến phố tại Hà Nội cũng như HCM sẽ bị cấm xe máy. Và dần dần cũng sẽ như các nước phát triển. Lưu lượng xe máy giảm dần.

Thêm 1 vấn đề nữa cho những ai tham vọng. Xe ô tô điện cũng có nguyên lý hoạt động tương tự xe điện hiện nay. Nếu biết thêm về xe điện có thể sẽ là nền tảng rất tốt cho những ai muốn nâng cao tay nghề ở một ngành hot hơn.

Trước tiên, bạn nên hiểu nguyên lý hoạt động của xe điện. xe điện hoạt động trên nguyên lý dùng sức đẩy của nam châm khi cùng chiều. điện sẽ biến đổi cuộn sắt thành nam châm điện. khi đó, do cùng chiều với nam châm vĩnh cửu được gắn trên vành xe sẽ tạo ra lực đẩy. vì phần trục động cơ đã được cố định với xe nên phần vành động cơ sẽ phải chuyển động và xe sẽ chạy.

Xe điện thường chúng ta chia làm 6 phần cơ bản trên xe

Mình sẽ trình bày thêm sơ đồ cho các bạn dễ hiểu

Nắm vững nguyên lý này bạn có thể tự tin học các phần tiếp theo. Một chú ý về xe điện mát không được nối ra khung như xe máy nên các bạn cần chú ý điểm này.

Chỉnh kim về điện 1 chiều 200v hoặc 1000v. giá trị đo là như nhau. Khác nhau cách hiển thị giá trị. Nguyên tắc đo : cắm kim âm vào 1 dây âm màu đen bất kỳ, kim đỏ bạn chạm vào phần lõi dây dương màu đỏ để kiểm tra. Nếu hiện giá trị điện là ok, nếu không bạn tiếp tục xác định các trường hợp sau

2 kim của đồng hồ đã ok chưa. Bạn kiểm tra bằng cách vặn kim xoay về biểu tượng thông mạch

sau đó chạm 2 đầu kim vào nhau. Nếu ok sẽ có tiếng kêu to bíp và sáng đèn đỏ

Nếu không có hiện tượng này, kiểm tra lại đồng hồ của mình

Nếu đồng hồ bạn ok, hãy kiểm tra lại vị trí cắm. đảm bảo bạn cắm đúng dây mát và tiếp xúc với phần kim loại của dây và phần kim đỏ tiếp xúc với phần kim loại dây bạn cần đo. Như vậy bạn sẽ xác định được giá trị dòng điện của dây đang truyền tải.

Vậy khi bạn cắm ngược kim thì sẽ như thế nào. Giá trị dòng điện không đổi nhưng bạn có thể thấy 1 đấu – trước giá trị. Như vậy bạn có thể biết dây nào là dây âm, dây dương.

Khi bạn đo thành thạo hãy chuyển sang chức năng Thông mạch

Với chức năng thông mạch bạn dung để xác định các dây có được nối với nhau ok hay không hay dây có bị đứt ngầm.

Bạn hãy chỉnh kim về biểu tượng thông mạch, sau đó cắm 1 đầu kim vào dây bạn cần đo. Đầu kim kia bạn hãy cắm vào dây bạn muốn đo. Nếu ok bạn sẽ nghe tiếp bíp to liên hồi. Một số dây như dây mát trên xe sẽ được đấu nối thành nhiều nhánh ra các thiết bị khác trên xe như đèn còi xi nhan.

Một chức năng khá hay của chế độ này bạn có thể kiểm tra mắt đèn led.

Chuyển về chế độ thông mạch và ấn nút SELECH HOLD 1 lần, sau đó dung kim âm và dương chạm vào 1 chân 1 bóng led. Nếu đúng chiều âm dương và bóng còn sống thì sẽ sáng lên Vậy thử trường hợp xe bật khóa không lên điện Hãy đo ngay cổng sạc xem có điện. chú ý 1 số xe có atomat bạn xe đã bật lên chưa. Nếu có điện ở chân sạc à kiểm tra điện từ bình lên ổ khóa, giắc cắm ổ khóa, đường mát. Nếu không có điện kiểm tra lại bình ắc quy

Đôi khi chỉ thế này là không có điện rồi ^^ Sửa xe điện nó dễ thế đấy các bác ạ !!!

Đa phần các xe điện giờ chạy bằng ắc quy, đơn giản, nhanh, gọn, rẻ. Nếu thay pin mất khoảng 2 -5h thì ắc quy chỉ 15′. Vậy đấu ắc quy sao cho chuẩn: bạn hãy đấu theo sơ đồ như hình là ok. Áp dụng cho mọi loại ắc quy xe điện

Với sạc, bạn dùng đúng chủng loại:

4 bình nhỏ sạc 48/12

4 bình to sạc 48/20

5 bình to sạc 60/20

Bạn không nên dùng sạc lung tung sẽ gây ra hỏng bình vì mỗi loại sẽ có dòng điện khác nhau. Riêng đối với pin, bạn không nên tự ý sửa chữa vì nguy cơ cháy nổ rất cao. Sạc pin dòng 0.2a nên bạn cũng không cắm sạc ắc quy cho pin đc. Sẽ gây cháy nổ.

Trên xe điện ta có 2 loại phanh. Phanh cơ và phanh điện. 2 loại này hoạt động cùng lúc với nhau khi bạn bóp phanh. Khi phanh điện được đóng, nó sẽ ngắt điện ở IC khiến bạn ga không được.

Một số tay ga có thêm báo đèn có thêm dây nối với điện sau khóa, thêm khóa sẽ có thêm dây nối với điện trước khóa và dây dẫn về. Mát sẽ câu chung với mát tay ga

Ta hãy thử 1 trường hợp xe có điện và ga không chạy.

Nếu xe đang chạy mắc mưa rồi khỏi chạy, bạn dùng súng hơi xì thật khô phần tay ga là ok.

Đo dây đỏ. Nếu không có điện. Kiểm tra điện sau khóa về IC

Nếu đồng hồ hiển thị 4,8v à nguồn vào tay ga ok

Đo dây xanh sẽ nếu không lên giá trị à kiểm tra mát vào tay ga. Nếu mát ok à tay ga hỏng

Nếu giá trị = 0.9 -1 ok. Bạn văn tay ga hết cỡ giá trị ~ 3.9v à tay ga ok

Đến đây bạn đã biết đo 1 tay ga sống hay chết như thế nào. Nếu tay ga ok mà xe chưa chạy, hãy đọc tiếp phần sau

Cách đấu bộ điều tốc xe đạp điện

Nếu mới gặp bạn nhìn ic rất hoa mắt vì nhiều dây, nhưng nó đơn giản thôi. Các dây có màu sắc, kích thước và vị trí cố định cả. Chúng thường đi theo cụm

Cụm dây nguồn bao gồm 3 dây. Dây dương, dây âm từ bình ắc quy, dây sau khóa nối từ ổ khóa xuống ( dây đỏ nhỏ )

Dây động cơ 3 màu đặc trưng, dây to

Cụm dây tay ga 3 màu xanh đỏ đen tương ứng. Dây màu tím là công tắc phanh

Dây mắt động cơ gồm 5 dây. 2 dây nguồn âm, dương cấp cho mắt, 3 dây màu xanh lá, vàng, xanh biển trả tín hiệu mắt về IC

Cụm dây cho báo động hay còn gọi là dây chống trộm, đặc trưng rắc nhựa màu đỏ, nguồn và dây tín hiệu về chạy rắc riêng.

Nếu 2 dây to không được kết nối IC sẽ không hoạt động. hãy chắc chắndây được kết nối và các điểm tiếp xúc chắc chắn. Dây đỏ sau khóa: dây có điện sau khi bật khóa. Nếu dây này không có điện, dây dương 5v lên tay ga cũng sẽ không có điện. Với trường hợp xe có điện ga không chạy. Hãy kiểm tra dây sau khóa ở IC. Nếu có điện hãy đo dây 5v tay ga từ IC

Nếu không có điện bạn hãy thay 1 chiếc IC mới. Trường hợp dây 5v có điện và dây xanh tay ga trả về giá trị xe không chạy, bạn đo tiếp 3 dây pha.

Với IC đa năng, các bạn có thể cắm hoặc không cắm tùy thích ! Ngoài ra còn 1 số cụm khác trên IC đa năng sẽ có như cụm dây số lùi ( dùng cho xe 3 bánh điện ) …. Các bạn có thể tìm hiểu thêm

Động cơ xe điện là nguyên bộ bánh sau bao gồm lốp, vành, nắp động cơ, nam châm, cuộn trục động cơ. Hầu hết các xe bây giờ đều chạy động cơ 3 pha. Có 1 số dòng xe cũ chạy động cơ chổi than nhưng giờ khá hiếm gặp. Mình đi sâu vào động cơ 3 pha

Bệnh thường gặp ở động cơ: Sác cốt: Như hình trên bạn thấy là 1 động cơ bị sác cốt. Do hoạt động lâu hoặc đi ngập nước nhiều. Bạn quay bánh nặng tay không sật sật, thả hết phanh cơ vẫn bị là hiện tượng sác cốt Bạn xử lý bằng cách tháo rời động cơ ra khỏi xe. Tiến hành tháo ốc nắp động cơ ( chú ý tháo bên trục không có dây điện ). Kê gỗ, cầm chắc động cơ thục xuống. Do bị két và lực hút nam châm nên sẽ hơi khó mở. bạn làm vài lần sẽ quen. Tiến hành vệ sinh bằng máy đánh rỉ cầm tay phần lõi sắt và nam châm. Lắp lại như cũ.

Chú ý khi vệ sinh tuyệt đối bạn không được đánh vào phần dây đồng sẽ bong lớp cách điện, các dây đồng này không được tiếp xúc trực tiếp với nhau. Kiểm tra nhanh 3 dây pha động cơ: bạn chuyển đồng hồ sang chế độ thông mạch. Lần lượt đo thông mạch 3 dây pha. Nếu 3 dây không thông nhau, đồng hồ không kêu và không đỏ đèn, bạn cần kiểm tra dây động cơ. Thường gặp trường hợp dây động cơ không cố định bị lốp mài đứt hoặc bong mối hàn. Bạn cần nối lại dây hoặc luồn dây động cơ mới. Bi động cơ: nếu xe có hiện tượng nước vào hoặc bạn lắc bánh thấy bánh sau bị dơ, xe chạy kêu to thì bạn hãy thay bi. Đóng bi ra khỏi nắp động cơ, chọn bi cùng loại và đóng vào nắp động cơ. Một số trường hợp ngâm nước lâu không xử lý nam châm bị phồng lên. Bạn hãy đánh kỹ. khi lắp vào quay bánh động cơ nếu bị kẹt 1 2 điểm bay quay 1 vài vòng. Sau đó bạn tháo ra sẽ thấy vết xước. chà lại phần đó cho đến khi động cơ quay trơn tru.

Với sơ đồ trên, bạn thấy điện đèn còi xi nhan sẽ chạy riêng 1 đường từ dây sau khóa. Đèn còi xi nhan tách biệt với IC, động cơ 1 số trường hợp bạn có thể gặp đèn còi xi nhan không qua đổi nguồn. Lúc này bạn có thể quan sát qua còi. Trên thân còi sẽ ghi 12 hoặc 48v. vậy bạn có thể biết xe có đổi nguồn hay không. Điểm thứ 2 để nhận biết là qua bóng đèn. Trên bóng cũng in điện dùng cho bóng là 48v hay 12v

Bệnh thường gặp và bắt bệnh nhanh chóng Nếu trường hợp xe mất toàn bộ đèn, còi, xi nhan. Bạn kiểm tra luôn đổi nguồn. Đo nguồn vào đổi nguồn và nguồn ra. Chắc chắn mát được nối

Trường hợp có 1 bộ phận hỏng, bạn đo điện tại giắc cắm phụ tùng với nguồn. Ấn, bật công tắc. Nếu không có điện. bạn kiểm tra tiếp xúc công tắc và điện từ đổi nguồn lên công tắc. Nếu không có đồng hồ bạn có thể cắm 1 phụ tùng khác vào và bật công tắc, bạn sẽ xác định được lỗi.

Bộ này có các chức năng:

Khóa xe, báo động khi có người chạm vào xe sẽ kêu.

Dùng chìa khóa từ bật xe.

Xác định vị trí xe.

Tắt các chế độ.

Bạn chú ý đấu nối với IC theo giắc. Trường hợp đấu nối trực tiếp, vì là điện trước khóa bạn nối từng dây, cuốn băng dính xong mới làm dây tiếp tránh chập cháy

DỤNG CỤ CHUẨN BỊ: ĐỒNG HỒ ĐIỆN VẠN NĂNG, KẸP DÒNG, TÔ VÍT, T8, T10, KÉO, BĂNG DÍNH ĐIỆN, MỎ HÀN THIẾC

Hiện tượng xe cắm sạc không vào điện thường do 3 nguyên nhân: hỏng sạc. đứt dây từ cổng sạc xuống bình, bình ắc quy chết. Trước hết. bạn dùng sạc cũ của xe cắm vào 1 xe cùng loại ( nếu có, trường hợp sạc xung không đo được điện ) hoặc bạn dùng đồng hồ đo chân sạc xem có ra điện. Nếu không ok bạn dùng 1 sạc mới cắm vào xe. Nếu sạc mới cắm vào không ok bạn dùng đồng hồ đo điện đo cổng sạc. Nếu cổng sạc không ra điện, bạn tiến hành tháo sàn nhấc ắc quy ra kiểm tra. Tiến hành đo bình

Bạn kẹp 2 dây vào 2 cực. gạt công tắc sang trái. Nếu kim từ < 9,5. Bạn cần thay bình để đảm bảo. Dùng sạc cắm trực tiếp vào bình để kiểm tra. Nếu sạc vào điện à dây từ cổng sạc về bình cần xử lý.

Nhiều trường hợp dây bị đứt gần hết hoặc tiếp xúc kém bạn đo vẫn ra điện nhưng không sạc được. bạn cần kiểm tra lại hoặc chạy hẳn 1 đường mới.

Trường hợp này thường do ắc quy là phần lớn. nếu sạc đầy điện đi được ít cây, nhanh hết điện bạn nên kiểm tra luôn ắc quy. Trường hợp này bạn nên kiểm tra cả sạc vì nhiều trường hợp bình chết do sạc mà ra. XE CHẠY CHẬP CHỜN. PHANH XONG KHÓ ĐI TIẾP Trường hợp xe chạy chập chờn, phanh xong khó đi tiếp hoặc phải đẩy tay, trường hợp này thường do công tắc phanh. Công tắc phanh này thường do 2 nguyên nhân: Hệ thống phanh hoạt động không hiệu quả. Sau khi nhả tay, phanh không di chuyển hết hành trình và không đóng công tắc phanh.

Bạn tiến hành tháo IC tìm dây công tắc phanh

Bệnh này nguyên nhân là do tiếp xúc, do dây chập chờn. Bệnh dễ xử lý khi tìm ra nguyên nhân. Nhưng tìm ra được nguyên nhân khá vất vả. Nếu trường hợp xe không chạy nữa bạn tiến hành tháo nhựa để đo dây chỗ ic. Các dây bạn cần quan tâm: Dây trước khóa (+), Dây (-), Dây sau khóa (+). Nếu dương (+) sau khóa không có điện, bạn đo ngược lại lên khóa thông mạch. Kiểm tra phần dây điện cổ xe, các mối nối. Sau khi chắc chắn 3 dây có điện bạn tiến hành đo dây tay ga. Vặn ga và đo dây tín hiệu về. Nếu tay ga không ok, kiểm tra lại đường mát lên tay ga và tiến hành đo lại tay ga. Tay ga hỏng à đấu tay ga mới test tiếp Đo tay ga về IC ok bạn đo tiếp 3 dây pha. Kiểm tra dây pha từ IC về động cơ xem có bị đứt

Thường khi dây tín hiệu trả về <5v xe không chạy là lỗi IC. Chắc chắn hơn bạn đo thông mạch 3 dây pha. Nếu 1 trong 3 dây không thông bạn cần xử lý lại dây động cơ ( đọc lại phần động cơ)

Nguyên nhân: đa phần là đứt dây, mất mát, đứt dây bình, cầu chì ắc quy hoặc nhẩy atomat. Trước hết bạn tìm atomat tổng kiểm tra gạt về nút on. Đo chân sạc xem có ra điện không. Kiểm tra lại ắc quy. Đo thông mạch dây nối bình. Rất nhiều trường hợp do dây bình

Nếu xe của bạn đang không lên đèn còi, xi nhan. Nhưng trong khi đó bật điện vẫn lên điện. Thì có 1 bộ phận bị hỏng. Đó là cục đổi nguồn của xe điện

Cục đổi nguồn này chuyển dòng điện từ 48V hoặc 60V về 12V cung cấp điện cho hệ thống đèn, còi, xi nhan. Bởi rất nhiều xe, nhất là xe chính hang hệ thống đèn, còi, xi nhan thường dùng điện 12V. Cục này bị hỏng dẫn tới việc không cấp điện được cho đèn, gòi, xi nhan. Cục đổi nguồn xe điện có 3 dây: + Dây đỏ nguồn điên vào 48V hoặc 60V. Thường là lấy từ dây sau khóa. + Dây đen: là dây âm vào có thể lấy bất kể từ dây âm nào cũng được. + Dây cam, hoặc vàng: Là dây dương 12V ra cấp cho đèn, còi, xi nhan. Với dây dương 12V này bạn có thể kết hợp với một dây âm bất kỳ để chế hoặc độ món nào đó dùng trên xe điện mà dùng điện 12V.

Nếu xe đạp điện của bạn rửa xong bật khóa điện có lên điện nhưng không chạy, thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Nó sẽ gặp những vấn đề sau: + Bị dính nước vào ngắt phanh ( phanh điện ). Bạn dùng máy hơi xì khô đi là được. + Bị ngắt atomat. Nếu xe của bạn có atomat thì hãy kiểm tra ngay. Vì ngắt át thì bạn bật khóa sẽ không lên điện. + Nước vào các rắc điện chỗ IC ( điều tốc ): Với trường hợp này cũng rất đơn giản bỏ từng rắc điện ra xì khô rồi cắm lại là được. Một trường hợp hiếm thấy, là rửa xong bị chết IC. Nếu vậy thì phải thay IC rồi. TỔNG KẾT: Mình mong các bạn:

Kiểm tra kỹ đồng hồ.

Đọc kỹ tài liệu

Thực hiện từng bước, chưa vững không nên nhảy cóc.

Tham gia các hội nhóm thợ trên mạng xã hội để học hỏi thêm. Rất nhiều cao thủ trên các nhóm.

Lưu ý: Các bài viết liên tục được cập nhật và tổng hợp ở bài viết này

Cục Sạc Xe Đạp Điện Bị Hư? Chi Tiết Cách Sửa Chữa

Khi sạc điện, đèn báo nguồn sáng, đèn báo sạc điện có màu cam hoặc màu đỏ

Đầu tiên bạn hãy kiểm tra đầu cắm vào nguồn điện và đầu cắm sạc điện vào trong xe xem có chặt không, có bị lỏng không? Nếu xác định là không có vấn đề, bạn có thể kiểm tra ống dây cầu chì trên nắp ắc quy có phải bị đứt hoặc hộp cầu chì có hiện tượng rung và tiếp xúc không tốt không. Ngoài ra có những loại xe đạp điện hoặc xe máy điện. Bạn phải mở khóa bình ắc quy xe điện thì mới có thể sạc điện.

Chú ý bạn ơi: Trong khi thay dây ra của cục sạc xe đạp điện. N hất định bạn phải chú ý cực âm dương của nguồn không được nối ngược. Nếu bạn nối ngược sẽ bị nổ đó.

Đèn báo nguồn không sáng, đèn báo của cục sạc xe đạp điện cũng không sáng.

Bạn kiểm tra đầu cắm của cục sạc xe đạp điện vào nguồn điện và nguồn điện ra xe đạp điện xem cắm đã chắc chưa? Bạn có thể cắm thử đầu cắm của cục sạc xe đạp điện vào ổ cắm điện bình thường. Nếu tình trạng vẫn không khắc phục được. Thì bạn nên mở vỏ hộp bộ sạc điện xem cầu chì có bị đứt không. Nếu bị đứt bạn cần thay cầu chì mới.

Kiểm tra xem đường dây cắm vào nguồn điện có tốt không? Nếu bị đứt bạn cần thay dây mới. Sau khi đã loại trừ được sự cố do dây cắm vào nguồn. Bạn nên kiểm tra một chút các linh kiện gần khu vực điện áp trên tấm mạch điện xem có phải mối hàn bị hỏng không? Hộp cầu chì có hiện tượng tiếp xúc không tốt? Quan trọng là bạn cần kiểm tra máy biến áp T1, ống 3 cực V1, V2 xem có hiện tượng hàn hỏng không?

Ngoài ra, R5 hoặc R6 bị hở, cũng có thể dẫn đến những sự cố trên. Nếu đứt cầu chì ở trong máy thì tuyệt đối không nên thay ống cầu chì có Ampe cao (đóng cầu chì của bộ sạc điện thường là 2 Ampe). Bạn nên kiểm tra kĩ D1 hoặc D4, V1, V2, R4, R7 và D15, D21 xem có bị hỏng không. Nếu bị hỏng có thể dùng loại tương tự để thay thế.

Hãy chú ý khi những linh kiện ở trên bị hỏng có thể cùng lúc hỏng hoặc 1 đến 2 cái. Cũng có khi cùng hỏng vài cái. Khi kiểm tra bạn cần kiểm tra 1 lượt. Sau khi thay hết những linh kiện này thì mới có thể sạc điện cho xe điện được.

Cục sạc xe đạp điện rất nóng, có hiện tượng vỏ bên ngoài biến dạng do nóng chảy.

Điều này chủ yếu là do một bộ phận người sử dụng. Họ thường xuyên mang sạc xe điện theo xe để ở hộp đựng dụng cụ sau xe. Không chú ý làm các linh kiện bị lỏng gây ra. Biểu hiện chủ yếu là: khi C18 lung lay, sẽ làm trạng thái làm việc của V1, V2 không bình thường, nhiệt lượng rất lớn. Trong trường hợp nghiêm trọng. Vỏ ngoài của bộ sạc điện sẽ biến dạng, mạch điện bị đốt cháy, dẫn đến V1, V2 bị hỏng.

Bạn có thể hàn lại C18, kiểm tra V1, V2, R4, R7. Nếu vẫn không thể khắc phục sự cố. Thì bạn cần kiểm tra xem D15, D21 có một cái nào bị hở không? Ngoài ra ống chỉnh lưu ra của một số xưởng sản xuất dùng 1 ống 2 cực đôi, trong đó 1 chiếc bị hở thì cũng gây nên sự cố đã nêu trên. Có khi sự cố này sẽ làm cho 1 trong 2 cái V1, V2 bị hỏng cần phải kiểm tra cùng một lúc và thay thế.

Chú ý khi sử dụng: bình thường không nên để cục sạc xe đạp điện vào hộp đựng dụng cụ ở phía sau. Độ rung khi xe đạp điện chạy có thể làm lỏng mối hàn nguyên kiện của mạch điện, gây ra sự cố về mạch điện.

Nhiệt lượng phát ra rất lớn. Kèm theo những âm thanh là nguyên nhân của sự cố do điện trở rung cực tiêu chấn R31, C17 bị hỏng gây ra. Ngoài ra C12 bị hở hoặc hàn hỏng cũng gây nên sự cố nói trên.

Trong quá trình sạc: cục sạc xe đạp điện có những âm thanh lạ, sạc điện không vào xe.

Bạn thử đo và kiểm tra C8 trên mạch điện xem có phải là hàn hỏng hay bị hỏng không. Thông thường thì sau khi thay C8 vấn đề sẽ được giải quyết đó.

Trong quá trình sạc điện có những âm thanh lạ, đèn báo nguồn, đèn báo sạc điện tối và nhấp nháy.

Nguyên nhân của sự cố là do IC1 bị hỏng. Khi thay thế bạn nên cẩn thận không được làm hỏng tấm mạch in đồng. Sau khi bạn thay xong, cần điều chỉnh R28 làm cho điện áp ra của bộ sạc điện trong phạm vi hoạt động bình thường.

Điện áp ra rất cao: sạc xe 3 bình lớn hơn 50V, sạc xe 4 bình, lớn hơn 65V

Nguyên nhân của sự cố này là do C15 bị đoạn mạch hoặc R26 bị hở. Khi phán đoán cụ thể, có thể đo chân điện áp “1” của mạch điện hợp thành IC1. Chú ý sau khi thay R26 xong, nên điều chỉnh lại R28 để điện áp ra của bộ sạc điện đảm bảo bình thường.

Điện áp ra bình thường, nhưng dòng điện sạc lại rất nhỏ. Xe đạp điện lâu đầy điện

Bạn kiểm tra các chân con R30, R11, R13 xem cắm có chắc không hay có hỏng gì không. Nếu bình thường thì thay IC1 là có thể giải quyết được sự cố.

Chú ý khi sử dụng: khi sạc điện để sử dụng và cất giữ thì bạn cần tránh dung dịch thấm vào trong hộp điện, để tránh bên trong bộ sạc điện bị đoản mạch, làm hỏng bộ sạc điện.

Điện áp ra bình thường, đèn báo sạc điện không báo hoặc báo không chính xác

https://chuyengiaxedien.com/chia-se/xe-dap-dien-bi-hu-tay-ga.html https://chuyengiaxedien.com/chia-se/luu-y-khi-mua-xe-dap-dien-cu-2.html

(Tham khảo từ 2banh.vn)

Mình là Phạm Lý Minh Khoa – chuyên gia về lĩnh vực xe điện

Kết nối với mình qua Facebook: https://www.facebook.com/phamlyminhkhoa

Email: phamlyminhkhoa@gmail.com

Tel: 0913.110.364

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Sửa Chữa Xe Đạp Điện Tại Nhà Cực Hiệu Quả trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!