Xu Hướng 3/2023 # Cách Chọn Tỏi Ngon Làm Bánh Tráng Xóc Tỏi Chà Bông # Top 12 View | Rafs.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Chọn Tỏi Ngon Làm Bánh Tráng Xóc Tỏi Chà Bông # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Cách Chọn Tỏi Ngon Làm Bánh Tráng Xóc Tỏi Chà Bông được cập nhật mới nhất trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tỏi không chỉ dùng làm bánh tráng xóc tỏi chà bông, nó còn có thể sử dụng trong khá nhiều món ăn khác với những công dụng bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật rất hay. Tuy nhiên, nếu bạn không thích mùi hăng, vị the của tỏi tươi hoặc tỏi ngâm khi ăn kèm các món gỏi, nộm chua thì hãy thử cách làm bánh tráng xóc tỏi chà bông xem sao?

Dù câu trả lời thế nào, mình cũng nghĩ điều bạn quan tâm vẫn chỉ là bánh tráng trộn này ăn ngon không, có gì mới không, mua ở đâu đây, giá bán sao ta…? Nhưng chắc rất ít bạn sẽ hỏi để có món ăn vặt bắt mắt, giữ được mùi vị đặc trưng cũng như dưỡng chất tốt cho sức khỏe của TỎI thì cách làm bánh tráng xóc tỏi chà bông thế nào phải không nè?

Trong bài viết, hôm nay mình rất vui chia sẻ đến bạn chút kinh nghiệm nhỏ mà mình có được để tỏi luôn là gia vị “tuyệt vời” trong căn bếp nhà bạn nha. Bởi tỏi không chỉ dùng làm bánh tráng xóc tỏi chà bông, nó còn có thể sử dụng trong khá nhiều món ăn khác với những công dụng bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật rất hay nếu bạn biết cách lựa chọn loại tỏi tươi, chất lượng và chế biến đúng cách.

– Như bạn đã biết, tỏi có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người: chống tắc nghẽn mạch máu, làm chậm quá trình lão hóa tế bào, giảm xung huyết, tiêu viêm, tiêu mỡ, tiêu tan mệt mỏi, tăng sức đề kháng cho cơ thể…v…v… còn rất nhiều công dụng hữu ích khác của thứ gia vị thiên nhiên này mang lại.

– Cũng chính vì thế mà trong thời tiết giao mùa, thay đổi thất thường cùng không khí khô hanh, mưa nắng bất ngờ của Sài Gòn rất dễ khiến cơ thể bạn nhiễm bệnh cảm cúm, mệt mỏi và giảm sinh lực thì ngay cả khi ăn vặt, bạn cũng cần có ý thức bảo vệ sức khỏe, duy trì sức đề kháng cho bản thân và gia đình bằng cách nên thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm được chế biến với TỎI.

– Tuy nhiên, nếu bạn không thích mùi hăng, vị the của tỏi tươi hoặc tỏi ngâm khi ăn kèm các món gỏi, nộm chua thì hãy thử cách làm bánh tráng xóc tỏi chà bông xem sao?, nó không chỉ ngon mà còn hỗ trợ bạn dễ tiêu hóa và nâng cao hệ miễn dịch nữa đó.

– Để có những mẻ tỏi phi thơm ngon, giòn rụm, không bị đắng chát hay đọng vị chua ôi để làm bánh tráng xóc tỏi chà bông bạn cần lưu ý khi lựa chọn nguyên liệu ban đầu như sau:

+ Chọn những củ tỏi rắn, cầm chắc tay (nếu là tỏi to quá sẽ không thơm). Loại tỏi ta, nhìn bên ngoài vỏ có màu hơi tím, củ nhỏ là loại tỏi thơm nhất, chẳng hạn tỏi Lý Sơn. Không chọn những loại củ bị thâm, mềm, chảy nước.

+ Vỏ tỏi bên ngoài đầu củ phải còn nguyên vẹn và có màu hơi trắng, nếu lớp vỏ bị nhăn, không căng, tróc mẩy thì không nên mua.

+ Nhánh của củ tỏi phải đầy đặn và không quá khô, cũng không bị nhăn và có màu trắng nhạt. Tránh chọn những củ tỏi có nhánh màu xám hoặc vàng vì sẽ không có mùi thơm.

Sau khi chọn mua được những củ tỏi tươi đạt yêu cầu rồi, bước tiếp theo là bạn cần biết bí quyết chế biến, phi tỏi đúng cách để tỏa được mùi thơm đặc trưng, có độ giòn mong muốn và nhất là giữ được hoạt chất chính tốt trong tỏi. Và bí kíp này không sẽ được tiết lộ cho bạn qua bài viết “Cách phi tỏi thơm, giòn” từ chuyên mục [Công thức bếp nhà Xuan’s Food].

– Nếu bạn mua số lượng tỏi nhiều, trong một lần chưa thể dùng hết thì để bảo quản gia vị này lâu trước hết cần chuẩn bị:

– Ở các siêu thị thường có sẵn những túi lưới đựng tỏi rất hữu ích. Chúng rất tốt cho việc giữ tỏi tươi suốt một thời gian dài.

– Nếu bạn không thích mua túi lưới sẵn thì có thể sử dụng một chiếc túi giấy màu sẫm để bảo quản tỏi, môi trường tối giúp giữ được tỏi lâu hơn.

– Chọn một chỗ trong bếp thật khô, thoáng và sạch sẽ để bảo quản tỏi. Điều này giúp tỏi không bị đắng và mất hương vị đặc trưng sau một thời gian cũng như hạn chế vi khuẩn tấn công làm hỏng tỏi.

– Đặc biệt, không nên để tỏi trong tủ lạnh. Việc này sẽ khiến tỏi mất đi các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe tồn tại sẵn trong gia vị. Bên cạnh đó, cần thường xuyên kiểm tra tỏi, nếu thấy củ nào có dấu hiệu sắp hỏng thì lập tức bỏ ra để tránh lây sang những củ khác.

– Không nên để tỏi ở nơi ẩm ướt hay quá nóng, nó sẽ làm tỏi nhanh mọc mầm và nhanh chóng làm hỏng tỏi.

Bạn thấy chia sẻ của mình có thú vị không ah? Nếu đã biết cách lựa chọn tỏi tươi ngon, bảo quản dễ dàng và bí quyết phi tỏi giòn, thơm rồi thì bạn còn e ngại gì dành thêm chút thời gian đọc luôn “Cách làm bánh tráng xóc tỏi chà bông” để cuối tuần trổ tài cho cả nhà thưởng thức món ăn vặt hấp dẫn này nhá!

Cách Làm Bánh Tráng Trộn Chà Bông Ngon

Sài Gòn là một thành phố chỉ có hai mùa mưa và nắng nên nhịp sống nơi đây luôn nóng nhiệt, ổn ào, sôi động. Chính vì vậy, nền ẩm thực của Sài Gòn cũng nhờ đó mà cực kì phát triển, nhất là “ẩm thực đường phố” với vô số những đặc sản hấp dẫn, đa dạng để đáp ứng nhu cầu ăn uống của hơn 8 triệu người dân. Trong số đó, không thể không nhắc đến món ăn vặt đã sinh ra tại Sài Gòn và luôn được các bạn trẻ ưa chuộng, đấy là bánh tráng trộn.

Nếu ngày xưa các mẹ, các chị thường tụ hội nhau bên món gỏi đu đủ khô bò thì ngày nay bánh tráng trộn là một phần văn hóa đặc trưng của giới trẻ thời bây giờ. Với sự kết hợp phong phú của các loại nguyên liệu khác nhau với bánh tráng trắng đã tạo ra nhiều món bánh tráng trộn độc đáo, mang hương vị riêng. Và món ăn đặc sắc nhất, lôi cuốn các bạn trẻ nhất có lẽ là BÁNH TRÁNG TRỘN CHÀ BÔNG . Bởi món này được chế biến từ những nguyên liệu quen thuộc, cách làm bánh tráng trộn chà bông cũng khá dễ nhưng mùi vị thì rất hấp dẫn, khác biệt so với các loại bánh tráng trộn thông thường; khiến người ăn trải nghiệm một khẩu vị mới, đột phá mới cho nền “ẩm thực đường phố” của Sài Gòn.

– 200g bánh tráng Củ Chi

– 30g chà bông thịt loại ngon

– 10g ruốc sấy

– 10g hành phi

– Một ít sa tế, muối ớt, dầu điều

– Dụng cụ: thố to, muỗng, bao tay nilon

Hướng dẫn cách làm bánh tráng trộn chà bông

– Đầu tiên, cho bánh tráng Củ Chi đã cắt nhỏ vào thố rồi rưới sa tế, dầu điều lên với một lượng vừa đủ; tùy bạn thích ăn cay ít hay cay nhiều.

– Tiếp theo, lần lượt dùng muỗng múc các phụ liệu đã chuẩn bị sẵn (muối ớt, ruốc sấy, hành phi) cho vào thố theo tỷ lệ bên trên; rồi trộn đều tay để từng miếng bánh được tẩm kín gia vị.

– Bước cuối cùng là bổ sung chà bông thịt xé nhuyễn và trộn nhanh lần nữa để bánh tráng được phủ đều chà bông.

Thế là xong rồi đấy, bạn chỉ việc bày bánh tráng chà bông ra dĩa và bắt đầu thưởng thức thôi.

– Cảm quan: bánh tráng có màu vàng ươm đẹp mắt, không bị sót bánh tráng trắng; không ướt đẫm dầu.

– Cảm nhận: khi ăn bánh tráng dẻo, không khô cứng; có vị cay the của sa tế, mằn mặn của chà bông hòa quyện với chút ngọt nhẹ của ruốc sấy, tiếng giòn giòn của hành phi.

Mách Bạn Cách Làm Bánh Tráng Bơ Tỏi Đúng Vị Tại Nhà

Các mẹ có thấy các bé rất hào hứng với những bịch bánh tráng trộn mua ngoài cổng trường, vị cũng rất thơm ngon, cũng hấp dẫn thật nhưng lại không chắc được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc cấm đoán các bé là điều rất khó, vì ở độ tuổi của các con thì thấy ngon là sẽ thích, thích là nhất định sẽ đòi mua chứ không ý thức được nhiều về vấn đề sức khỏe của chúng. Hơn nữa các bé ăn xong cũng không phải ngay trực tiếp sẽ ảnh hưởng nên các bé sẽ

Bánh tráng ngon tốt nhất là loại bánh tráng Tây Ninh sẽ đúng vị, bánh dai dai nên khi có ướp với gia vị để lâu cũng không bị mềm đi, mà bánh cũng không quá cứng và nhai sẽ không bị đau hoặc mỏi răng. Các mẹ có thể mua được nhiều để làm trong nhiều lần, sau mỗi lần phải bỏ ra 1 chút rồi lại buộc kín trong bịch có thể bảo quản được rất lâu nữa đấy.

Tỏi, ớt quả, chanh, dấm, xì dầu, đường, bơ

Trứng cút, bò khô, bò khô, xoài xanh, rau răm, mắm tép hoặc mắm tôm

Cách làm bánh tráng bơ tỏi thực hiện như sau:

Bánh tráng mua về các mẹ lấy ra đủ 1 lượng vừa ăn dùng cho 1 vài bịch bánh tráng của bé thôi, sau đó cho vào 1 cái tô lớn để trộn đều gia vị.

Xoài xanh thì các bạn gọt vỏ sau đó đem nạo thành sợi dài, nên bỏ vỏ ngoài thì xoài sẽ có vị chua hơn không bi cứng, dễ ăn hơn.

Bò khô thì các bạn xé nhỏ để khi ăn được ngon hơn.

Cho thêm xoài, rau răm vào trong cùng với bánh tráng sau đó bạn trộn nước sốt vào trong. Trộn thật đều và để khoảng cỡ 5 phút thì cho thêm đậu phộng rang đập dập vào, trứng cút với bò khô vào.

Nhưng vậy chỉ vài bước thực hiện đơn giản bạn đã có ngay những bịch bánh tráng bơ tỏi thơm ngon và đảm bảo được an toàn cho bé nhà bạn.

6 Cách Làm Bánh Tráng Tỏi Các Loại, Bánh Tráng Muối Tắc, Muối Cay Tây Ninh, Bánh Tráng Cuốn Bơ Sài Gòn

Bánh tráng tỏi món ăn luôn có trong thực đơn của những ai là fan ăn vặt. Có thể nhâm nhi trong lúc xem các bộ phim hay tán gẫu cùng bạn bè. Cách làm bánh tráng tỏi với sa tế tỏi và ớt được khá nhiều người tìm kiếm dùng để ăn bún bò hay là làm bánh tráng tỏi trộn.

Điều gì đã tạo nên hương vị tuyệt hảo của mỗi món ăn ngon? Đó chính là nguyên liệu, đó chính là cách chế biến, đó là những bí quyết rất độc đáo. Không chỉ vậy, yếu tố góp phần để tạo dựng nên sự thơm ngon, dư vị riêng khó khai cho từng món ăn đó còn là những loại gia vị khác đi kèm như tương ớt, nước sốt, hay là nước tương… và còn có một loại.

Nguyên liệu làm bánh tráng tỏi

Tỏi băm. Hành tím băm

Bánh tráng

Dầu ăn. Ớt băm

Hành lá đã cắt nhỏ

Muối tôm. Đường. Tắc. Sa tế

– Đổ dầu vào trong chảo, để lửa lớn. Khi dầu đã sôi thì bạn giảm lửa nhỏ rồi cho tỏi (tuỳ theo từng người bạn muốn ăn nhiều hay ít), hành tím với ớt băm (cho những ai hay thích ăn cay) vào phi thật vàng và dậy thơm (cẩn thận với mùi ớt sẽ làm bạn bị sặc đấy) làm cách như trên sẽ giúp cho tỏi với hành vàng đều mà sẽ không bị cháy.

– Khi hành tỏi đã chín vàng thì bạn cho hành lá đã cắt vào chảo tỏi với hành phi để thành mỡ hành rồi bỏ ra chén riêng.

– Thay vì thả hết tỏi băm vào trong chảo dầu nóng, bạn hãy bắt đầu phi cho tỏi và dầu trên chiếc chảo nguội. Bạn bật bếp lên, chờ 1 đến 2 phút. Trong khoảng 10 đến 20 giây đầu, tỏi sẽ bắt đầu ngấm, sôi và tỏa ra hương vào dầu.

– Lúc này, các bạn cần đảo đều tay, xào từ từ cho đến khi thấy tỏi sắp chuyển sang màu vàng đậm thì hạ lửa dần rồi tắt bếp.

– Và bạn đừng quên phải liên tục đảo đều tay trong quá trình xào tỏi này nha, vì chỉ cần bạn ngừng tay chỉ vài giây thôi những mảnh tỏi nhỏ có thể sẽ nhanh chóng bị cháy khét ngay.

– Nêm thêm muối tôm,đường (tuỳ người muốn ăn thích ngọt hay mặn) vào chén đó và để hơi nguội lại (để nóng thì bánh tráng sẽ bị nhũn ăn không ngon). Cắt bánh tráng (theo mình là loại mỏng, mềm sẽ ngon hơn) thành những miếng dài vừa ăn rồi đổ hỗn hợp trên vào trong bánh tráng.

2. Cách làm bánh tráng muối Tây Ninh đơn giản tại gia

Không thể không nhắc đến xuất xứ và xuất xứ có lẽ là được bắt nguồn từ Tây Ninh, nay lại được nhiều bạn trẻ ở khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn chế biến lại với nhiều hương vị khác nhau theo từng khẩu vị của mình, nhưng để món bánh tráng được thơm ngon hơn quan trọng nhất trong đó là muối tôm.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Bánh tráng trắng lạc cắt dạng sợi

Thực hiện ngay cách làm

Đậu phộng rang sẵn

Xoài xanh bào sợi

Bò khô hoặc mực khô (loại xé nhỏ ra)

Rau răm nhặt sạch (đem rửa sạch và cắt nhỏ)

Trứng cút đem luộc chín (bóc vỏ)

Sa tế cay, dầu ăn, nước tương (còn gọi là xì dầu), muối tôm Tây Ninh (loại ngon đặc biệt)

Hành lá và hành khô

1 vài trái tắc tươi

– Bước 1: Dầu ăn các bạn cho vào chảo một lượng vừa đủ ăn, chờ khi thấy dầu sôi cho tiếp hành lá cắt nhuyễn cho vào đảo lên vài vòng rồi tắt bếp, sau đó cho ra một chén nhỏ.

– Sau đó các bạn lại lấy dầu đó bắt lên, khi chảo dầu nóng lên thì cho tiếp hành khô cắt nhuyễn vào xào lại lần nữa khi nào thấy hành vàng đều thì vớt ra để trên giấy thấm dầu để hút bớt dầu.

– Bước 2: Chiên các quả trứng cút đã luộc chín lên cho vàng đều khi ăn sẽ thơm ngon hơn.

– Bước 3: Các bạn cho phần bánh tráng cắt sợi vào một cái tô lớn hay thau thêm vào tiếp đậu phộng rang sẵn, xoài xanh bào sợi, bò khô, mực khô xé sợi, rau răm cắt nhỏ, ít sate cay, ít dầu ăn (hoặc phần nước dầu của sate), ít xì dầu.

– Tiếp tục cho thêm 1 muỗng muối tôm ngon đặc biệt, 2 muỗng canh mỡ hành, 2 muỗng hành phi khô và cho thêm ít nước cốt tắc vào, dùng bao tay thực phẩm trộn đều tất cả lên. Cuối cùng thì các bạn không quên cho trứng cút đã chiên vào, trộn thêm vài vòng.

– Bước 4:Nếu bạn thích khi ăn có thêm vị béo béo hơn các bạn có thể cho thêm ít bơ và nước cốt me đã pha chế sẵn thêm vào cho thêm phần đặc biệt hơn.

3. Cách làm bánh tráng muối tắc chua chua cay cay hấp dẫn

Nét ẩm thực đường phố ở Việt Nam thật sự rất phong phú, đi từ những món chính đến các món ăn vặt đều vô cùng đa dạng và phong phú hấp dẫn.

Trong số đó có món hiện đang làm mưa làm gió ở đất Sài Thành có lẽ không gì khác hơn là món là bánh tráng trộn. Món ăn thực ra vốn dĩ có xuất phát từ Tây Ninh, sau đó được phát triển lên thành nhiều phiên bản khác nhau trong quá trình phát triển và du nhập đến nhiều vùng miền.

Chính nhờ vào sự bất nguyên tắc trong quá trình phát triển và kết hợp các nguyên liệu với nhau đã tạo nên những nét đặc sắc cho món ăn vặt này.

Nguyên liệu làm bánh tráng trộn muối tắc tại nhà

Bánh tráng cắt sợi

Lạc rang sẵn, xoài xanh bào sợi

Bò khô hoặc mực khô xe sợi

Rau răm, trứng cút luộc chín

Sa tế cay, dầu ăn, nước tương ( hay còn gọi à xì dầu), muối tôm loại ngon

Hành lá, hành khô và 1 trái tắc chín

Hướng dẫn cách làm bánh tráng muối tắc ngon

Để thực hiện được món ăn ngon thì đầu tiên phải qua công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, sau đây là các nguyên liệu cần cho cách làm bánh tráng trộn muối tắc thơm ngon ngay tại nhà.

– Bước 1: Các bạn cần chuẩn bị 1 cái chảo rồi cho vào 1 đến 2 muỗng dầu thực vật, hành lá đã được cắt nhỏ cho vào chảo dầu và đảo nhanh tay, sau đó cho ra một chiếc bát khác. Hành tím đã thái nhỏ, bạn tiếp tục cho vào xào trên chiếc chảo vừa rồi, chờ cho hành chuyển sang màu vàng thì tắt bếp.

– Bước 3: Bánh tráng gạo lạc để dễ mềm các bạn đem cắt sợi cỡ ngón tay cho vào tô lớn. Khô bò hay mực khô thường xé thành dạng sợi, khô bò đen cắt thành từng miếng nhỏ.

– Bước 4: Cho hỗn hợp dầu ăn và hành lá vào tô có chứa bánh tráng + ớt sa tế + dầu điều + muối tôm loại ngay + hành phi + con ruốc + khô bò xé + xoài bào sợi + rau răm, vắt lấy nước cốt tắc vào trộn đều, sau đó cho luôn phần trứng cút vào rồi bóp nhẹ cho trứng vỡ nhẹ ra và trộn lại lần nữa, cho đậu phộng rang sẵn vào.

– Bước 5: Hoặc nếu các bạn không thích tắc cũng có thể thay thế để dùng nước me. ( để chuẩn bị nước me bạn cần thực hiện như sau: bạn cho vào nước nóng rồi dằm ra vớt bỏ hạt, cho lên chảo rồi đun nóng thêm đường cát (hơi nhiều đường để bớt chua) + 1 ít nước mắm ngon cho thêm bột năng pha vớt nước cho sánh lại.

– Bước 6: Cuối cùng trình bày món ăn ra dĩa và cho lên thêm ít đậu phộng nữa.

4. Cách làm bánh tráng cay cùng sa tế cay nồng

Sa tế là một trong những loại gia vị rất quan trọng để tạo nên hương vị cho món bánh tráng trộn sa tế cay nồng. Với vị cay nồng của loại ớt sừng xen chú vịt ngọt ngọt thơm thơm từ đường cát và nước mắm sẽ làm cho món ăn của các bạn càng trở nên ngon miệng hơn cùng với màu đỏ sẫm lại thêm phần bắt mắt hơn nữa.

Đặc biệt để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì các bạn cũng hãy tự tay làm cho mình hủ sa tế để các bạn dễ dàng có một món bánh tráng trộn hấp dẫn nào.

Ớt bột khô: 50gr

Ớt sừng chín vừa: 100gr

Sả được băm nhuyễn: 20gr

Tôm khô khoảng: 30gr

Ít tỏi, ít hành tím

Bó nhỏ đầu hành trắng

Dầu ăn, đường cát, nước mắm ngon

Lọ thủy tinh đựng sa tế thành phẩm

Nguyên liệu của phần sa tế

Nguyên liệu của phần bánh tráng

Cách làm bánh tráng cay cùng sa tế

– Bước 1: Các bạn cho ớt bột ra 1 bát và cho vào khoảng 3 muỗng nước đun sôi, trộn đều lên để ớt bột nở ra. Bước này để giúp giảm bớt mùi hăng của phần ớt bột để món sa tế của bạn có mùi thơm nhẹ của ớt, sả và tỏi.

– Bước 2: Ngâm ít tôm khô với ít nước ấm để cho tôm nhanh mềm, sau đó bạn vớt ra để ráo, rồi giã nhuyễn. Bí quyết nhỏ để làm sa tế thêm thơm ngon đặc biệt thì phần tôm khô là không thể thiếu.

– Bước 3: Tất cả các nguyên liệu gồm tỏi, hành tím, xả, đầu hành trắng các bạn đem rửa sạch, băm nhuyễn.

– Để giúp tiết kiệm thời gian và công sức các bạn có thể dùng máy xay thực phẩm để xay nhưng nếu dùng ớt xay nhuyễn sẵn thì sa tế sẽ dễ lỏng hơn sa tế băm tự nhiên. Nếu dùng để làm bánh tráng trộn sa tế thì các bạn nên dùng ớt tươi thái tự nhiên sẽ đẹp và ngon hơn.

Công đoạn thực hiện phần sa tế

– Bước 1: Đặt chảo lên bếp rồi chờ cho chảo nóng, cho tí dầu ăn vào, tiếp theo cho xả được băm nguyễn vào đảo nhanh, cho tiếp phần tỏi (tùy theo khẩu vị mà bạn có thể cho ít hay nhiều), hành tím, đầu hành được cho tiếp vào phi thơm, nếu muốn các bạn có thể cho thêm ít củ riềng vào để tăng hương thơm.

– Bước 2: Cho phần tôm khô và ớt bột đã được ngâm nước cùng tất cả phần ớt băm nhuyễn vào xào chung, nhớ phải nêm nước mắm và đường cát rồi để lửa liu riu cho đến khi sa tế keo lại thì tắt bếp.

– Bước 3: Khi thành phẩm sa tế nguội thì cho vào lọ thủy tinh đã chuẩn bị sẵn để dùng dần.

– Bước 6: Sau đó cho thêm ít muối Tây Ninh, và không quên vắt vào 1 hay 2 quả tắc tùy vào độ ăn chua. Cuối cùng trộn đều tất cả lên và thưởng thức ngay thôi nào.

5. Cách làm bánh tráng cuốn trứng cút món ăn vặt đơn giản

Có thể nói bánh tráng cuộn là anh em họ hàng xa của bánh tráng trộn vì cũng làm ra từ những nguyên liệu như nhau nhưng các làm có đôi chút khác biệt tạo nên hai hương vị rất riêng biệt. Vậy bạn đã sẵn sàng đổi mới món bánh tráng cuộn chưa.

Bánh tráng cuốn trứng cút là 1 món ăn vặt được các bạn teen rất bồ kết. Với những thành phần như khô bò, tỏi chiên giòn, quả trứng cút và rau răm được cuốn thành từng cuộn bánh nhỏ, mỗi cuộn tầm to khoảng ngón tay cái, ăn kèm với chén nước chấm tại quán là ngon khỏi bàn.

Nếu 2 người, bạn có thể ăn khoảng 10 đến 20 cuốn là vừa. Một cuộn bánh tráng trứng cút sẽ gồm nửa trái trứng cút, tỏi được chiên giòn, 1 vài lát khô bò và rau răm được đặt lên trên bánh tráng. Có thể nói món bánh tráng đỏ cuộn trứng cút là anh em họ hàng xa của món bánh tráng trộn vì cũng được làm ra từ những nguyên liệu như nhau nhưng các làm có đôi chút khác biệt đã tạo nên hai hương vị rất riêng biệt.

Nguyên liệu làm bánh tráng đỏ cuộn trứng cút

Bánh tráng đỏ

1 quả xoài xanh thái sợi

10 quả trứng cút

40gr bò khô sợi

Hành lá – hành tím

3 trái tắc (quả quất)

5gr ruốc khô giòn

Sa tế, dầu ăn, muối Tây Ninh, nước tương

Rau răm

Đậu phộng rang

Trứng cút

Bước 1: Xoài bạn gọt vỏ, bào thành sợi dài. Hành tím bạn đem cắt mỏng, phi vàng với dầu ăn.

Bước 2: Hành lá đem rửa sạch, thái nhỏ, đổ dầu ăn nóng vào trong hành đề làm mỡ hành. Trứng cút bạn luộc chín, bóc vỏ. Đậu phộng đem rang vàng. Rồi cà sạch vỏ đậu phộng.

Bước 3: Cho một ít xoài xanh, tép khô, bò khô, mỡ hành, hành phi vào trong một cái tô lớn có lòng sâu để bạn dễ trộn.

Bước 4: Cho một chút xíu muối muối ớt, 1 thìa nước tương, quả trứng cút luộc dằm nát vào hỗn hợp trên bước 3 cho thật đều bạn có thể thêm hoặc bớt các gia vị cho thật vừa ăn.

Bước 5: Cho miếng bánh tráng đỏ ra 1 mặt phẳng sau đó bạn cho hỗn hợp trên vào bánh rồi cuộn lại thật đẹp, rồi bạn dùng kéo cắt cuộn bánh tráng ra từng phần nhỏ vừa ăn rắc thêm sốt mayonaise, đậu phộng rang và tương ớt lên là các bạn có thể thưởng thức rồi đấy.

Vậy là thêm 1 món bánh tráng cuộn trứng cút huyền thoại của chúng ta đã được hoàn thành xong rồi đấy, dễ quá phải không? Các hương vị của những nguyên liệu được hòa quyện vào nhau tạo nên một hương vị rất thơm ngon cho món bánh tráng cuốn hơn nữa có thêm vị sốt mayonaise và tương ớt thơm thơm béo béo sẽ khiến cho các bạn nghiền ngay món này đấy.

6. Cách làm bánh tráng cuốn bơ Sài Gòn đơn giản

Nguyên liệu và cách làm bánh tráng cuốn bơ Sài Gòn như thế nào? Bánh tráng là một món ăn vặt được yêu thích của giới trẻ Sài Gòn. Thế nhưng hiện nay, không chỉ ở phạm vi Sài Gòn mà bánh tráng còn trở thành món ăn vặt yêu thích của các bạn trẻ Hà Nội nữa.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Cách làm bánh tráng cuốn bơ Sài Gòn đơn giản

Trước hết bạn cần phải luộc trứng cút lên. Cách luộc trứng thì không phải là khó. Để dễ bóc vỏ thì sau khi luộc bạn nên rửa qua bằng nước lạnh. Bóc vỏ trứng và cắt đôi thành khoanh tròn.

Đậu phộng rang chín lên rồi đập dập ra. Chỉ nên đập cho vỡ viên đậu phộng ra thôi chứ không nên đập vụn quá. Xoài xanh rửa thật sạch, gọt vỏ và bào sợi. Rau răm cũng nhặt bỏ phần rễ, rửa sạch và cắt nhỏ ra.

Để có hỗn hợp bơ dầu thì bạn dùng lòng đỏ trứng gà. Thêm nước cốt chanh vòa. Đánh bông hỗn hợp lên. Cho thêm khoảng 2 thìa canh dầu ăn vào và tiếp tục trộn đều lên.

Cho đến khi dầu ăn và trứng đã quện lại với nhau thì bạn lại tiếp tục cho thêm dầu ăn vào hỗn hợp và đánh bông lên tiếp. làm vậy cho đến khi hình thành lên hỗn hợp sốt bơ dầu. Bơ dầu tự làm sẽ thơm hơn, ngon hơn. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng bơ dầu mua sẵn trong siêu thị cũng được.

Lấy một miếng bánh tráng dẻo trải ra mặt phẳng. Trải đều bơ dầu lên bánh tráng, thêm chút thịt bò khô, hành phi, xoài xanh bào sợi, rau răm, trứng cút, muối tôm.

Mỗi thứ cho một chút đủ trải dài một đường theo chiều ngang của miếng bánh tráng. Cuộn bánh tráng tròn lại như gói bánh đa nem. Làm lần lượt cho đến khi hết gia vị hoặc hết bánh tráng.

Khi đã gói xong, việc của bạn chỉ là cắt thành những khúc vừa ăn, rắc thêm đậu phộng lên trên, thêm chút bơ dầu và thưởng thức.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chọn Tỏi Ngon Làm Bánh Tráng Xóc Tỏi Chà Bông trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!