Bạn đang xem bài viết Cách Cắm Hoa Bất Tử Khô được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hoa cúc bất tử là loài hoa rất đẹp, chúng được rất nhiều ngươi ưa chuộng dùng chúng để trang trí hoặc làm quà tặng.
Nguồn gốc và ý nghĩa biểu tượng của hoa bất tử
Cúc bất tử là loài hoa đến từ Australia (Úc). Nó là loài hoa thích nghi và phát triển ở những vùng có khí hậu ẩm như miền Bắc hoặc cao nguyên Đà lạt.
Cúc bất tử là loài hoa có ý đẹp trong tình yêu. Nó được xem là đại diện cho một tình yêu bất diệt, chung thủy cho dù có khó khăn, gian nan.
Sở dĩ nó được coi trọng trong tình yêu là vì nó gắn liền với câu chuyện tình yêu của một đôi trai gái.
Cô gái là một người xinh đẹp, nết na, chăm chỉ. Chàng trai thì mạnh mẽ, có chí. Cả hai người đều rất yêu đối phương. Bỗng một ngày, cô gái muốn có một đóa hoa quý trên đỉnh núi băng tuyết. Đóa hoa được rất nhiều người ao ước nhưng để lấy được nó thì là cả một quá trình gian nan.
Dù gian nan, đói khát, rét lạnh vẫn không làm chàng lùi bước. Nhưng vì là con người nên sức của chàng có hạn. Đến một ngày, chàng kiệt sức và không leo nổi nữa, chàng quay về. Ngày về đến nơi cũng là ngày kỉ niệm của hai người. Chàng quỳ dưới chân người yêu, đôi mắt vẫn hướng về đỉnh núi có hoa quý. Rồi chàng qua đời vì kiệt sức.
Từ trái tim của chàng mọc lên một đóa hoa quý. Vì những việc mà chàng trai đã làm họ đã gọi chúng là hoa bất tử. Và lấy nó là, đại diện cho một tình yêu vĩnh hằng, bất tử.
Hoa cúc bất tử
Hoa cúc bất tử là loài hoa đa màu. Dù là tươi hay khô loài hoa này vẫn giữ được màu sắc và vẻ đẹp riêng khác biệt của nó.
Cúc bất tử được phân thành hai loại chính là bất tử thân thấp và bất tử thân cao.
Bất tử thân thấp thường được ưa chuộng hơn vì nó có nhiều ưu điểm hơn bất tử thân cao. Bất tử thân thấp được trồng trong chậu nên dễ dàng di chuyển và tiện chăm sóc. Khi nở hoa nở thành cụm rất đẹp mắt nên rất thích hợp để trang trí hoặc làm quà tặng.
Vì là loài hoa đẹp, có ý nghĩa trong tình yêu nên có rất nhiều người lựa chọn nó làm quà tặng người yêu nhân ngày valentine để chứng minh tình yêu của mình.
Cũng có rất nhiều người muốn chính tay làm ra một món quà từ hoa bất tử và nó sẽ không tàn nhanh như hoa tươi.
Vậy nên, làm hoa bất tử khô là lựa chọn lí, vì nó không tàn nhanh. Và khi làm khô, nó còn có rất nhiều công dụng hữu hiệu khác mà hoa tươi không làm được.
Cách làm hoa bất tử khô
Để làm hoa bất tử khô không khó. Nó chỉ cần một ít thời gian và mất một ít công sức là đã có hoa bất tử khô.
Khi làm khô, bước quan trọng nhất là chọn hoa. Bất tử được chọn làm hoa khô phải là những cành hoa nửa nụ nửa nở. Cành hoa không bị gãy, sâu. Cánh hoa không dập nát.
Khi đã chọn được hoa, ta treo hoa lên hoặc là đem phơi hoa trong một căn phòng thoáng mát, không ẩm ướt, ít người qua lại. Tránh phơi hoa trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, vì như thế sẽ làm hoa giòn, dễ gãy.
Khi phơi cần đảm bảo phòng không bị dột, hoa không tích nước trong thời gian dài, nếu không hoa sẽ hỏng, dễ bị mốc.
Nếu phơi hoa trên cùng một mặt phẳng, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra và lật hoa để cho chúng khô đều, tránh cho hoa khỏi bị mốc.
Thời gian hoa khô là trong khoảng 1 tuần. Sau một tuần, bạn kiểm tra hoa đã khô chưa. Nếu thấy cánh hoa mỏng, không ẩm ướt thì hoa đã đạt. Ngược lại, bạn cần phơi hoa thêm một khoảng thời gian và nhớ kiểm tra chúng thường xuyên.
Khi đã có hoa bất tử khô thì bạn tha hồ biến tấu nó thành những món quà ý nghĩa như là giỏ hoa bất tử khô, bình bất tử khô hay túi thơm…
Đặc biệt, hoa bất tử khô còn có thể làm trà để uống giúp thanh lọc cơ thể, hạn chế nhiều bệnh như béo phì…giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.
Cách cắm hoa bất tử khô
Hoa bất tử khô đẹp và ý nghĩa nhưng nhiều bạn không biết cắm hoa thế nào sao cho đẹp. Hôm nay, Alo shop sẽ bật mí cho bạn cách cắm hoa bất tử khô đẹp.
Cách cắm hoa bất tử khô thành các hình thù khác nhau
Bạn có thể cắm hoa bất tử theo hình trái tim để tặng người ấy. Vừa thể hiện được tình cảm chân thành lại thể hiện được cả sự khéo tay của bạn khi làm những món quà nhỏ xinh.
Để cắm hoa thành hình trái tim thì việc đầu tiên bạn cần có miếng xốp cắm hoa ( nhiều nơi gọi là mút).
Bạn cắt miếng xốp sao cho khi xếp các miếng xốp ghép lại với nhau thành hình trái tim. Tùy theo lượng hoa và kích thước trái tim hoa mà bạn cắm để căn số lượng miếng ghép. Và dĩ nhiên, bạn có thể dùng duy nhất một miếng xốp để cắt ghép thành hình trái tim.
Khi đã chuẩn bị xong miếng xốp, bạn cần chuẩn bị sẵn những bông hoa bất tử để cắm.
Bạn cắt ngắn những cành hoa bất tử dài. Cắt sao cho cành của hoa chỉ dài khoảng 10 – 15cm.
Khi đã hoàn tất khâu chuẩn bị thì bạn chỉ việc cắm hoa. Khi cắm bạn có thể thêm vào những chi tiết và phụ kiện đi kèm để món quà đẹp mắt hơn.
Bạn có thể xen giữa hoa bất tử là những cành hoa baby khô, những lá bạch đằng khô để hoa có thêm điểm nhấn…Lưu ý chọn những phụ kiện vừa phải, không nhiều quá, màu sắc lòe lẹt để tránh món quà rối mắt.
Tương tự như trên, bạn có thể cắm hoa theo những hình khối khác nhau: Hình tròn, hình vuông hoặc những hình mà bạn sáng tạo ra chúng tôi hồ cho bạn lựa chọn kiểu dáng, giúp bạn ghi điểm trong mắt người ấy.
Cách Cắm Hoa Cúc Bằng Xốp
Hoa cúc là một loại hoa quen thuộc với tất cả mọi người. Rất nhiều người thích hoa nhưng lại không biết cắm hoa sao cho đẹp. Hôm nay, Alo chia sẻ cùng mọi người cách cắm hoa cúc bằng xốp sao cho đẹp.
Cách cắm hoa cúc bằng xốp1.Chọn và phân loại hoa
Khi cắm hoa khâu quan trọng nhất là khâu chọn hoa. Khi cắm xong, giỏ (bó) hoa có đẹp hay không là phụ thuộc 80% và chất lượng của hoa, 20% còn lại là độ khéo tay của người cắm.
Hoa cúc được chọn phải là những bông hoa đẹp, hoa nở đều hoặc là nở 1/2. Cành hoa chắc khỏe, không bị sâu, không bị gãy, dập. Cánh hoa đều màu, màu sắc tươi, không héo, không bị sâu bệnh.
Chọn cành hoa có độ dài phù hợp với kiểu cắm. Tránh những cành quá dài hoặc quá ngắn.
Khi chọn xong, phân chia các cành hoa có độ dài khác nhau. Cành dài cắm trước, cành ngắn cắm sau.
2. Xốp
Bạn có thể mua xốp ở chợ hoặc ở các trung tâm thương mại.
Khi có xốp, bạn cần phân chia miếng xốp có độ dài phù hợp với cách cắm hoa và số lượng hoa cắm.
Bạn có thể cắt miếng xốp thành 1/2, 1/3 hoặc nhỏ hơn. Khi cắt xong bạn ngâm miếng xốp vào trong chậu nước để miếng xốp có độ ẩm giữ để khi cắm hoa, sắc tươi của hoa được giữ lâu hơn.
3. Cách cắm hoa cúc bằng xốp
Bạn có thể đặt cố định miếng xốp ở trong giỏ hoặc trên đĩa.
Cắt ngắn những cành hoa đã được chọn. Lưu ý cắt sao cho phù hợp với giỏ hoa mà mình chọn cắm hoa.
Bạn xếp hoa từ giữa miếng xốp rồi xếp dần ra phía ngoài để cho nó cân đối. Hoặc bạn có thể cắm những cành dài trước, sau đến cắm những cành ngắn.
Trong quá trình cắm, bạn có thể chọn lựa thêm một số loại hoa bé xinh hoặc những vật dễ thương mà mình thích để tăng sức đẹp cho giỏ hoa.
Tuy nhiên, cần cân nhắc, chọn lựa phù hợp và cân đối để giỏ hoa trông không bị rối mắt.
Ý nghĩa của hoa cúc
Hoa cúc được rất nhiều người yêu thích vì vẻ đẹp mộc mạc, bình dị. Nó mang lại cho người ngắm cảm nhận được những nét bình yên, một niềm vui chào đón ngày mới và cả một sức sống trong một cuộc sống đầy lo toan.
Hoa cúc là một loại hoa có thể nói là một loài hoa gắn liền với sự hiếu thảo của người con dành cho người mẹ trong câu chuyện cổ tích mà người Việt Nam hay kể cho con cháu nghe.
Trong truyện, người mẹ bị bệnh nặng, người con cố gắng tìm cách chữa bệnh cho mẹ. Nhưng nhà quá nghèo mà bệnh của người mẹ lại càng ngày càng nặng và có nguy cơ không qua khỏi. Trong tình cảnh đấy, người con đã quyết tâm vào rừng tìm thuốc quý để cứu mẹ. Và được bụt thương tình chỉ đường đến bông hoa cúc. Nhưng buồn thay, bông cúc chỉ có 5 cánh như vậy tương đương với người mẹ chỉ có thể sống được 5 năm. Thương mẹ, người con đã xé nhỏ những cánh hoa cúc ra. Cánh hoa cúc bị người con xé nhỏ đến nỗi không thể đến được. Vậy là người mẹ đã hoàn toàn khỏi bệnh và sống bên con đến hết đời.
Từ câu chuyện này, hoa cúc đã trở thành loài hoa đại diện cho sự sống mãnh liệt, sự hiếu thảo dành cho người thân.
Hoa cúc có rất nhiều loại. Có cả hoa cúc dại và hoa cúc được chính tay con người trồng. Tuy hoa dại nó đơn sơ, giản dị hơn hoa trồng nhưng trông nó có mùi thơm, vẻ đẹp mộc mạc mà hoa nhà trồng không có. Vậy nên, co nhiều người ưa chuộng hoa cúc dại hơn hoa cúc trồng.
Hoa cúc ở Việt Nam
Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm thích hợp cho sự phát triển của hoa cúc. Vậy nên, ở nước ta có khoảng 50 loài hoa cúc được trồng và phát triển.
Nhưng đa phần chúng ta chỉ thường nhìn thấy một số loại hoa cúc: Hoa cúc vàng, hoa cúc trắng, cúc vàng nhỏ, cúc đỏ, cúc móng rồng…
Hoa cúc vàng và hoa cúc trắng là hai loại hoa mà chúng ta thường xuyên nhìn thấy ở chợ. Chúng có thân hình khá na ná giống nhau chỉ khác nhau ở màu hoa. Cành hoa của chúng cao khoảng từ 40 – 55 cm, thân hình mập, hoa nở to gần bằng miệng bát cơm.
Hoa cúc vàng nhỏ là loài hoa đến từ đất nước Trung Quốc. Do khí hậu Việt Nam tốt nên trồng nó rất dễ dàng. Chúng thường không cao nhưng sai hoa, hoa của chúng thường khá nhỏ. Bông to nhất cũng chỉ to bằng miệng chén nước uống trà.
Hoa cúc đỏ nhiều nơi gọi là cúc Ấn Độ. Cây này chỉ thích nghi với môi trường gió ẩm nên được trồng khá nhiều ở Đà Lạt.
Hoa cúc móng rồng là loài hoa có đặc điểm lạ. Cánh hoa không tỏa ra như những loại hoa cúc khác mà nó cong cụp vào trong. Khá được ưa chuộng trồng.
Cách chăm sóc hoa cúc
Khi trồng hoa cúc, nhiều người thường mắc sai lầm khi chăm sóc chúng. Vậy chăm sóc hoa cúc như thế nào?
Hoa cúc là loài hoa tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc. Khi trồng bạn phải đảm bảo đất có đủ độ ẩm và nước để cây phát triển và khỏe mạnh. Tránh trồng cây ở những nơi đất bị khô cằn, nhiều sỏi đá.
Khi trồng phải đảm bảo khoảng cách giữa các cây hoa cúc. Nếu thấy các cụm hoa cúc chen chúc, cần tách chúng ra để đảm bảo chất lượng cây và hoa.
Thường xuyên tưới duy trì độ ẩm trong đất để cây đủ chất dinh dưỡng.
Thường xuyên xem xét cây có bị sâu bệnh hay không để có biện pháp phù hợp.
Khi trong cụm hoa cúc, có cây đã già thì cần loại bỏ ngay để cây con phát triển.
Khi tách cây, phải đảm bảo rễ cây không bị tổn thương. Cần trồng cây bị tách càng sớm càng tốt để cây tỉ lệ cây sống cao.
Khi trồng cây hoa cúc trong chậu, cần thay đổi chậu đất thường xuyên. Cách một tuần thay một chậu, khi thay cần đảm bảo chậu sau lớn hơn chậu trước và nhiều đất hơn để cây phát triển được tốt nhất.
Chậu cây không được đọng nước, dễ gây hiện tượng úng nước. Rễ cây không thở được và dễ bị chết thối, hỏng cả cây.
Nơi trồng hoa cúc cần sạch sẽ. Tránh để rác ở nơi trồng cúc. Làm cỏ thường xuyên…
Trồng cúc và chăm sóc cúc không hề khó. Bạn chỉ cần chăm chỉ, tập chung và để ý một chút thì cây hoa cúc nhà bạn sẽ rất đẹp.
Cách Làm Bình Cắm Hoa Bằng Ống Hút
Việc sử dụng nguyên liệu ống hút trong việc làm đồ chơi hay trang trí cho căn nhà hoặc các làm món đồ tinh xảo đã trở thành xu hướng hiện nay của những người đam mê đồ handmade. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm bình cắm hoa bằng ống hút giấy và nhựa. Cùng thực hiện nào.
1. Cách làm bình cắm hoa bằng ống hút giấy: Nguyên liệu cần có: – Ống hút giấy nhiều màu. – Keo dán, lọ ( ống ) kim loại.
Tiến hành: – Bước 1: Bôi keo nóng lên ống kim loại và lần lượt dán ống hút giấy cho kín.
– Bước 2: Sử dụng kéo cắt ngắn sao cho bằng mặt của ống kim loại và đợi keo khô là đã hoàn thành xong bình cắm hoa tuyệt đẹp bằng ống hút giấy rồi.
Tương tự với các làm như trên bạn có thể sử dụng ống hút nhựa thay thế ống hút giấy hoặc ống kim loại thành chai lọ nhựa để lại ra những lọ hoa độc đáo.
2. Cách làm bình cắm hoa bằng ống hút nhựa: – Nếu các mẹ muốn chiếc bình độc đáo hơn, hãy cắt nhỏ các mảnh ống hút ra và ghép chúng lại với nhau. Lưu ý: Hãy vẽ trước khuân mẫu mà mình muốn tạo cho chiếc bình trước khi ghép màu.
3. Cách làm bình cắm hoa độc đáo bằng ống hút: – Bước 1: Cắt chân đế của bình hoa là hình lục giác. Gồm: 2 miếng bìa cứng lục giác và 1 tấm giấy trắng lục giác.
– Bước 2: Sử dụng keo gắn ống hút vào chân đế như hình dưới
– Bước 3: Sử dụng keo dán tấm giấy trắng che đi phần ống hút và dán tiếp 1 miếng bìa cứng lên phía trên như hình dưới.
Tổng hợp!
Khéo Tay Hay Làm : Cách Cắm Một Bình Hoa Peony
Các loại hoa cần chuẩn bị: Hoa: hoa mẫu đơn, hoa hồng, hoa đậu thơm, đỗ quyên, cây mao lương, kim ngư thảo, hoa mai trang, hoa thành cúc, cành cây có quả óc chó.
Bước 2: Thêm cành hoa lớn hơn / mạnh hơn vào bình hoa. Sự sắp xếp này rất lấp đầy bình hoa và tạo cảm giác về sự tươi tốt cho đến lúc tất cả các bông hoa được cắm, bạn hầu như không thể thấy tất cả các bông đỗ quyên bên trong – chỉ thấy các phần nhỏ của hoa.
Bước 3: Sau đó thêm hoa hồng, đậu thơm, cây mao lương và mẫu đơn vào bình hoa
Bước 4: Bước cuối cùng là thêm một vài bông hoa phổ biến làm điểm nhấn, hoa nên có kích thước nhỏ, màu đậm. Tôi nghĩ rằng chúng đã đem lại một cái nhìn rất hữu cơ và độc đáo cho bình cắm hoa này.
Bước 5: Kiểm tra , nhắm ngía bình hoa của bạn từ mọi hướng để đảm bảo nó đẹp từ mọi góc nhìn.
Mặc dù những gì chúng ta đều có thể tưởng tượng, tạo ra một bình hoa để bàn độc đáo và lãng mạn không phải là một nhiệm vụ khó khăn. Nếu bạn có thể suy nghĩ một chút bên ngoài hộp ( thinh out of the box) và sẵn sàng bước ra khỏi khu vực an toàn của bạn, Hoadep24 tin rằng bạn có thể, thực sự tạo ra một thiết kế tuyệt vời!
Như chúng ta được biết các tác phẩm hoa trang trí để bàn đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ. Người La Mã cổ đại thường trang trí những chiếc bàn tuyệt đẹp của họ với những tán lá theo mùa và đồ gốm thủ công. Trong thời Trung cổ, quý tộc sẽ trang trí bàn của họ với bánh ngọt và bánh hạnh nhân được đúc thành giống như của người dân cho lễ kỷ niệm Giáng sinh. Vào thế kỷ 18, các bình hoa để bàn được tạo ra bằng cách thiết lập các hình sứ chi tiết trên một chiếc gương. Những tiêu điểm này được sử dụng để bổ sung cho bữa ăn trong khi thể hiện sự giàu có của chủ nhà.
Trong thời đại hiện đại, các bình hoa để bàn tuyệt đẹp có thể được chế tác từ nhiều mặt hàng gia dụng khác nhau.Những bình hoa để bàn mang tính thẩm mỹ này có vai trò gì và tại sao mọi nhà đều có chúng?
Có nhiều loại bình hoa để bàn khác nhau cho mỗi phòng quan trọng của ngôi nhà. Chúng phục vụ các chức năng khác nhau, góp phần tôn phong cách và không khí của một phòng cụ thể. Ví dụ, bình hoa để bàn phòng ăn được sử dụng để trang trí giữa bàn và thêm bầu không khí cho bữa tiệc tối. Các bình hoa để bàn được tìm thấy trong phòng khách, được sử dụng để tạo màn mở đầu cho cuộc trò chuyện hội họp và mang đến cảm giác độc đáo.
Cách Làm Bánh Mì Hoa Cúc ? Bất Bại
Bánh mì hoa cúc có rất nhiều kiểu tạo hình, nhưng mọi người thường thắt bím để khi nướng sẽ được thành phẩm bung thớ như những bông cúc vàng ươm nở rực rỡ. Đó là lí do vì sao mọi người hay gọi Brioche là bánh mì hoa cúc.
Là kiểu bánh giao thoa giữa bánh ngọt và bánh mì nên bánh mì hoa cúc có thể được sử dụng trong mọi bữa ăn, làm hamburger hoặc kèm nhân mặn hoặc ngọt.
Do hàm lượng bơ và trứng cao nên sẽ có khá nhiều khó khăn trong khâu nhồi bột và tạo hình làm bánh mì hoa cúc đối với người mới. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng về điều đó, team Thật Là Ngon sẽ chia sẻ công thức và kĩ thuật làm bánh mì hoa cúc bất bại.
Mình sử dụng công thức làm Brioche từ Le Cordon Bleu, nhưng đã được thay đổi một chút để phù hợp và thuận tiện cho những người làm bánh tại nhà, mà vẫn duy trì được hương vị cổ điển của Brioche.
Cách Làm Bánh Mì Hoa Cúc Cách làm bánh mì hoa cúc chi tiết Bước 1: Chuẩn bị và nhồi bộtĐầu tiên, bạn phải kích hoạt men bằng cách trộn đều sữa, men và mật ong và chờ trong 15 phút. Điều này sẽ đảm bảo men được hòa tan khi trộn cùng bột. Bên cạnh đó, việc kích hoạt men sẽ giúp kiểm tra xem men còn hoạt động tốt hay không. Sau 15 phút, nếu men nổi lên như gạch cua chứng tỏ men hoạt động tốt.
Trong thời gian chờ men kích hoạt, bạn khuấy nhẹ trứng. Sau đó, bạn thêm vani, đường, hỗn hợp trứng đánh tan vào hỗn hợp men. Cuối cùng, bạn thêm muối và bột vào hỗn hợp trên và trộn đều. Không thêm muối trực tiếp vào hỗn hợp men, điều này sẽ làm giảm sự hoạt động của men nở.
Bước tiếp theo, bạn sử dụng máy trộn bột để nhồi bột ở tốc độ thấp – trung bình (tốc độ 2 – 3) trong 1 phút. Sau đó, bạn chia bơ thành 4 phần và lần lượt cho vào âu trộn bột với mỗi lần nhồi là 2 phút. Sau mỗi lần nhồi, bạn phải dùng thìa để vét bột dưới đáy để đảm bảo bột và bơ được hòa quyện.
Bước tiếp theo, bạn sử dụng máy trộn bột để nhồi bột ở tốc độ thấp – trung bình (tốc độ 2 – 3) trong 1 phút.
Khối bột cần mềm, đủ ẩm và dễ nhồi. Tùy vào độ hút nước của mỗi loại bột mà bạn cần linh hoạt trong quá trình nhồi bột. Nếu bạn thấy bột khô, cứng và khó nhồi thì hãy thêm từ từ khoảng 5 – 10 ml sữa. Nếu bạn thấy bột quá ướt thì thêm từ từ 5 – 10 g bột mì. Đến khi thấy bột mềm mịn và dễ nhồi hơn thì dừng thêm sữa hoặc bột.
Sau đó, bạn chia bơ thành 4 phần và lần lượt nhồi cùng khối bột với mỗi lần nhồi là 5 phút.
Sau khi thêm bơ vào, bạn tăng tốc độ của máy trộn bột lên mức 5 – 6 và nhồi thêm khoảng 10 phút hoặc lâu hơn cho đến khi khối bột đồng nhất và sáng bóng. Nếu nhồi tay thì bạn nhồi thêm khoảng 15 phút.
Đây là thời gian để bột hình thành sợi gluten tạo thớ sau khi nướng bánh. Vì vậy, nhồi bột đủ thời gian và đúng cách sẽ giúp sợi gluten được hình thành tốt, bột trở nên mịn hơn và ít dính vào thành âu trộn bột, việc nhấc bột ra khỏi âu cũng dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, thời gian nhồi bột sẽ khác nhau giữa các máy trộn bột cũng như giữa nhồi bằng máy và nhồi bằng tay. Trong khi nhồi, nếu có hiện tượng tách bơ, bạn nên đặt âu bột vào trong ngăn đá tủ lạnh khoảng 30 phút để bơ đông lại, sau đó lấy ra nhồi tiếp.
Bước 2: Cách Làm Bánh Mì Hoa Cúc – Ủ bộtTiếp theo, bạn phủ 1 lớp bột áo lên mặt bàn rồi đặt khối bột ra, ấn bột dẹt xuống thành hình tròn rồi gấp các mép về giữa. Bạn gấp khoảng 5 – 6 mép bột theo chiều kim đồng là được.
Tiếp đó, bạn định hình bột thành 1 khối tròn căng mịn và đặt vào âu, bọc kín bằng màng bọc thực phẩm và để ủ ở nơi ấm áp cho đến khi bột nở gấp đôi, ấn tay vào không thấy bột đàn hồi trở lại.
Ở vùng khí hậu lạnh, hoặc mùa đông, bạn có thể bật đèn lò nướng khoảng 15 phút rồi đặt âu bột vào đó.
Bạn có thể tham khảo cách giúp quan sát bột nở gấp đôi một cách dễ dàng trong bài cách làm bánh bao.
Sau khi bột đã nở gấp đôi, bạn nhẹ nhàng lấy bột ra đặt lên mặt bàn đã phủ một ít bột áo. Bạn dùng tay ấn nhẹ nhàng để khí trong bột thoát ra ngoài. Sau đó, bạn xoay bột rồi gấp nhẹ nhàng mép bột vào giữa và định hình thành 1 khối bột tròn mịn bằng cách vê siết bột trên mặt bàn.
Bọc kín âu bột và để trong tủ lạnh ít nhất 8 giờ hoặc tối đa 24 giờ. Việc ủ bột trong tủ lạnh sẽ giúp hình thành hương vị của bánh mì hoa cúc trở nên ngon hơn và cũng dễ dàng tạo hình hơn ở bước sau.
Bước 3: Cách Làm Bánh Mì Hoa Cúc – Tạo hìnhVới công thức làm bánh mì hoa cúc này, bạn chuẩn bị 1 khuôn có kích thước 22 × 10 cm, đã quét 1 lớp bơ mỏng hoặc lót giấy nến.
Sau đó, bạn lấy bột ra khỏi tủ lạnh, dàn bột nhẹ nhàng thành 1 hình tròn để khí thoát ra ngoài và bắt đầu tạo hình.
Tạo hình kiểu bánh mì trắng 🍞 – cách tạo hình dễ nhất!Đầu tiên, bạn dàn đều khối bột thành hình chữ nhật có chiều rộng nhỉnh hơn khuôn của bạn một chút, sau đó cuộn khối bột lại từ mép của chiều rộng. Tiếp theo, bạn dùng tay túm phần bột ở 2 đầu để bịt kín và không lộ các đường nối.
Cuối cùng, bạn đặt khối bột vào khuôn với phần mối nối ở đáy khuôn và đậy khăn ẩm.
Tạo hình zig-zacĐầu tiên, bạn chia khối bột thành 8 phần bằng nhau.
Với mỗi miếng bột, bạn định hình các khối bột bằng cách gấp mép bột và ấn vào giữa giống như khi tạo khối bột để đem ủ ở trên.
Sau đó, bạn lật khối bột lên để phần mặt bột mịn hướng lên trên, phần mép nối ở phía dưới. Bạn đặt lòng bàn tay xung quanh phần bột và nhẹ nhàng lăn bột trên mặt bạn để tạo thành một khối bột tròn và căng mịn. Cách tạo hình này có thể áp dụng khi bạn muốn làm những chiếc bánh mì nhỏ hình tròn.
Cuối cùng, bạn đặt 8 phần bột này vào khuôn theo hình zig-zac, rồi đậy khăn ẩm lên trên.
Tạo hình thắt bím – kiểu tạo hình làm bánh mì hoa cúc Harry’s Brioche TresséeĐầu tiên, bạn chia bột thành 3 phần bằng nhau và vê bột thành các sợi dài 35 cm (dài gấp khoảng 1.5 khuôn của bạn).
Sau đó, bạn nối đầu của 3 sợi bột lại cho thật chắc chắn và bắt đầu bện các sợi bột như tết tóc. Bạn không nên bện quá lỏng lẻo hoặc quá chặt, để khi thực hiện bước ủ trước khi nướng, các sợi bột có đủ không gian để nở.
Sau khi bện xong, bạn nối đầu còn lại của 3 sợi bột vào nhau. Bạn nên nhấn và giấu phần mối nối ở hai đầu xuống dưới để bánh có hình dạng bắt mắt hơn.
Ổ bánh sau khi thắt bím sẽ có chiều dài khoảng 23 đến 25 cm. Cuối cùng, bạn nhẹ nhàng đặt bột vào khuôn và phủ khăn ẩm lên trên.
Tạo hình khi không có khuônSau khi tết bím giống như cách sử dụng khuôn ở trên, bạn đặt khối bột lên khay nướng đã lót giấy nến. Tiếp đó, bạn cũng dấu mối nối ở hai đầu xuống dưới đáy bột như trước khi cho vào khuôn là có thẻ đem ủ. Hay bạn cũng có thể nối 2 đầu sợi bột với nhau để tạo thành 1 vòng tròn khép kín.
Cuối cùng, bạn đặt ở nơi kín có nắp như trong lò vi sóng, nhưng không được bật lò hoặc đậy 1 chiếc hộp lên để tránh làm khô mặt bánh.
Bước 4: Cách Làm Bánh Mì Hoa Cúc – Nướng bánhSau khi tạo hình xong, bạn ủ bột ở nhiệt độ 22 – 24 °C cho tới khi bột nở gấp đôi. Quá trình này có thể mất từ 2 đến 3 giờ. Bạn không nên ủ ở nhiệt độ ấm hơn, vì sẽ làm bơ bị chảy và bánh bị mất hình dạng.
Để kiểm tra xem bột đã ủ đủ hay chưa, bạn ấn tay nhẹ vào 1 bên của bánh. Lúc này, vết lõm sẽ xuất hiện, nếu nó vẫn còn hoặc đàn hồi trở lại 1 nửa như hình dưới thì tức là bột đã ủ đạt, có thể đem đi nướng. Nếu vết lõm làm cho khối bột có hiện tượng xì hơi, chứng tỏ bạn đã ủ quá thời gian.
Khi đó, bạn cần bắt đầu lại từ Bước 2 của cách làm bánh mì hoa cúc – bước tạo hình. Bạn nhớ phải nhẹ nhàng ấn xẹp hết bọt khí ra khỏi khối bột trước khi tạo hình lại. Nếu không ủ lại mà cứ thế đem đi nướng, ổ bánh sau khi nướng sẽ bị mất hình dạng, bánh sẽ bị bè sang 2 bên.
Trước khi nướng, bạn cần làm nóng lò ở nhiệt độ 170 °C trước khoảng 20 – 30 phút, chế độ 2 lửa.
Khi bột đã nở gấp đôi, cao gần đến mép khuôn, bạn đánh tan 1 quả trứng với 1 thìa nước để quét mặt bánh. Bạn có thể rắc hạnh nhân lát hoặc hạt mè… lên bề mặt để trang trí bánh.
Sau đó, bạn đem nướng bánh ở 170 °C trong 25 phút, rồi hạ xuống 160 °C và nướng thêm 15 đến 20 phút cho tới khi mặt bánh chuyển màu vàng sậm. Nếu mặt bánh vàng quá nhanh, bạn có thể dùng 1 tờ giấy bạc để che mặt bánh, tránh cho mặt bánh bị cháy.
Bước 5: Cách Làm Bánh Mì Hoa Cúc – Hoàn thànhKhi bánh chín, bạn lấy bánh ra khỏi lò và để bánh nguội trong khoảng 5 phút. Sau đó, nhẹ nhàng lấy bánh ra khỏi khuôn và để lên giá cho nguội hoàn toàn.
Vậy là bạn đã làm xong chiếc bánh mì hoa cúc với mùi thơm đặc trưng của bơ, mặt bánh vàng sậm, ruột bánh màu vàng đậm hoặc nhạt tùy thuộc vào màu của bơ và lòng đỏ trứng gà. Ruột bánh mềm, ẩm nhưng có độ tơi xốp và có thớ bánh dai mịn.
Bánh có thể dùng ngay hoặc bọc kín và dùng trong 3 đến 4 ngày ở nhiệt độ thường mà vẫn giữ được độ mềm, xốp. Hoặc bạn có thể bảo quản trong tủ đá từ 6 đến 8 tuần. Trước khi dùng, bạn nên đem rã đông trên ngăn mát của tủ lạnh.
Nếu không có máy trộn bột, bạn vẫn có thể trộn bằng tay!Hai thành phần chính để tạo nên bánh mì là gluten trong bột mì và men. Chính vì vậy, cần lựa chọn loại bột có hàm lượng gluten cao như bột bánh mì để khi nhồi, gluten càng khỏe thì thớ bánh càng dai. Gluten phát triển tốt trong nước, nhưng chất béo cản trở sự phát triển gluten.
Trong bánh mì hoa cúc, lượng chất béo cao từ lòng đỏ và bơ là tác nhân chống lại sự phát triển gluten. Đó là lý do tại sao bánh mì hoa cúc nên được nhồi lâu hơn để phát triển sợi gluten tốt.
Nhưng thành phần chất béo cao cũng làm cho bột khá dính. Do đó, máy trộn bột thường được khuyến khích để nhồi bột trong cách làm bánh mì hoa cúc.
Tuy nhiên, nếu không có máy trộn bột hay máy đánh trứng thì bạn vẫn hoàn toàn có thể làm bánh mì hoa cúc bằng tay. Các bạn hãy nhào bột thật kỹ trước khi thêm bơ. Việc này sẽ đảm bảo các sới gluten trong bột của bạn đủ khỏe, chống chọi lại sự có cản trở của bơ.
Một mẹo nhỏ để các sợi gluten phát triển tốt là bạn có thể chỉ trộn bột với nước rồi để bột nghỉ khoảng 20 đến 60 phút. Làm như vậy để cho các sợi gluten được hình thành và tinh bột được đứt gãy thành các phân tử đường sẵn sàng cho men của bạn hấp thụ.
Bước này được gọi là autolyse trong làm bánh. Không chỉ với làm bánh mì hoa cúc, bạn có thể áp dụng để làm hầu hết các loại bánh mì.
Ngoài ra, vì nhiệt từ tay có thể làm chảy bơ, nên việc nhồi bột bằng tay sẽ mất thời gian hơn do bạn phải để bột vào tủ lạnh sau mỗi lần thêm bơ để khối bột cứng cáp và dễ nhồi hơn. Tuy nhiên, nếu kiên trì nhồi thì thành phẩm thu được cũng rất hấp dẫn đó ạ.
Những lưu ý khi làm bánh mì hoa cúc Về các nguyên liệu và dụng cụ
Bạn nên sử dụng bột bánh mì có hàm lượng protein cao, khoảng 12 – 13% để hình thành sợi gluten tốt hơn.
Bạn nên kích hoạt men trước để tránh làm hỏng cả âu bột nếu men bị hỏng.
Sử dụng bơ rất mềm ở nhiệt độ phòng nhưng không được chảy. Bạn có thể kiểm tra bằng cách ấn ngón tay vào bề mặt và thấy để lại dấu tay trên bề mặt bơ.
Bơ càng thơm thì sẽ cho thành phẩm càng ngon.
Bạn nên sử dụng trứng mới, ở nhiệt độ phòng.
Chúng mình khuyến khích việc sử dụng máy trộn bột để bàn để quá trình làm đỡ cực và đỡ khó khăn hơn. Các bạn có thể tham khảo mua máy trộn bột ở đây.
Để làm bánh mì hoa cúc trà xanh thì bạn thay 10-15 g bột mì trong công thức bằng lượng bột trà xanh tương đương.
Nguyên nhân làm chảy bơ khi làm bánh mì hoa cúcTrong bánh mì hoa cúc có 1 lượng lớn bơ 🧈, vì vậy trong quá trình làm cần chú ý để tránh làm bơ chảy. Bơ bị chảy có thể do những nguyên nhân sau:
Nhồi bột bằng máy ở tốc độ cao trong thời gian dài khiến khối bột nóng;
Nhiệt từ tay truyền vào khối bột khi nhồi bằng tay;
Thao tác tạo hình chậm dẫn tới hơi ấm từ tay làm chảy bơ;
Quá trình nhồi bột, tạo hình và ủ bột trong điều kiện môi trường quá ấm.
Nếu để bơ chảy trong quá trình nhồi bột, tạo hình hay ủ bột sẽ dẫn đến sự khó khăn hơn trong thao tác ở bước tiếp theo. Bên cạnh đó, khi nướng, mặt bánh bị nứt do phần bơ chảy bay hơi, thớ bánh sẽ bị bết và đặc, chứ không có vỏ mịn và kết cấu mềm, nhẹ như yêu cầu của bánh mì hoa cúc.
Một vài mẹo để tránh làm chảy bơ trong quá trình làm bánh mì hoa cúc
Bạn nên làm bánh trong môi trường mát mẻ, không quá ấm, nhiệt độ lý tưởng khoảng 20 – 24°C.
Trước khi nhồi bột, bạn có thể để các dụng cụ như âu, móc trộn bột vào tủ lạnh khoảng 30 phút.
Không nên sử dụng máy trộn bột cầm tay, vì việc nhồi bột quá lâu có thể làm hỏng động cơ và làm nóng máy, dẫn đến truyền nhiệt vào khối bột làm chảy bơ.
Bạn nên cắt nhỏ bơ và thêm bơ 1 cách chậm rãi và không nhồi quá 10 phút mỗi lần.
Nếu thấy có hiện tượng tách bơ, bạn cần bọc khối bột lại và để vào tủ lạnh khoảng 30 phút rồi tiếp tục thực hiện các bước.
Cách thưởng thức bánh mì hoa cúc ngonNgoài ra, bạn có thể ăn bánh mì hoa cúc với cream cheese và các loại mứt như mứt dâu, cam,…
Bạn có thể cắt lát bánh mì hoa cúc rồi nướng giòn hai mặt. Với một chút bơ và bột quế, bạn có thể làm bánh mì quế nướng giòn xốp cùng với hương quế và bơ thơm nức mũi. Nghe thôi đã muốn thử ngay rồi.
Mỗi lát bánh mì hoa cúc cũng có thể ăn kèm trứng ốp la cho bữa sáng đơn giản mà không kém phần sang chảnh.
*Ảnh: Nguồn Internet
Khéo Tay Học Cách Cắm Hoa Tươi Làm Mới Không Gian Nhà
Chuẩn bị
– Chuẩn bị hoa để cắm: hoa mao lương, hoa hồng, hoa baby chùm nhỏ, cành lá nhỏ
– 1 đế cắm hoa sứ có các lỗ tròn nhỏ (hay đế cắm ghim)
– Kéo cắt cành hoa
– 1 chiếc lọ thủy tinh
Cách cắm hoa tươiTrước tiên, bạn hãy cắt cành hoa trắng baby cắm vào đế đã chuẩn bị. Bạn nhớ đo chiều cao của cành hoa trắng này thấp hơn so với lọ thủy tinh.
Tiếp tục, bạn hãy cắm 1 bông hoa hồng nở to ở giữa và điểm thêm những cành hoa búp, cắm vài cành lá nhỏ xung quanh sao cho chúng thật hài hòa.
Thành phẩm Chuẩn bị– Hoa để cắm: hoa liberu màu hồng (hay hoa cẩm chướng đỏ, hoa cúc tím, hoa thủy tiên vàng), hoa baby trắng, chọn lá thuôn dài nhỏ cắm xen.
– 1 khay gỗ hình chữ nhật có kích thước lớn hơn khay thủy tinh
– Kéo cắt cành hoa
– 1 khay hình chữ nhật (thủy tinh, nhựa đều được)
– Băng dính
Cách làmBước 1: Đầu tiên, bạn cắt các đoạn băng dính dán thành các đường thẳng song song với cạnh chiều rộng, chiều dài trên miệng khay. Các hàng băng dính này cần cách nhau khoảng 1cm.
Tiếp tục, đặt chiếc phiễu vào trong khe giữa các dải băng dính. Đổ nước dần dần vào khay, đến 1/2 khay thì dừng lại. Khi đã có nước rồi, bạn hãy đặt chúng vào trong khay gỗ.
Tiếp tục, bạn cắm các cành lá thuôn dài nhỏ xen kẽ các cành hoa baby. Rồi bạn cắt và cắm các cành hoa libreru hồng và lá xen nhau trên kín mặt bình.
Thành phẩmCách cắm hoa vào khay này cho bạn một khay hoa rực rỡ sắc màu. Vì vậy, thay vì cắm hoa liberu bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại hoa màu sắc tươi sáng khác như hoa cúc, hoa cát tường…cũng tạo thành 1 khay hoa đẹp.
Khay hoa này phù hợp với những ngôi nhà có tông màu trầm, bởi khi đặt khay hoa đầy màu sắc vào sẽ làm nổi bật ngôi nhà hơn. Với thiết kế nhỏ gọn, khay hoa này bạn cũng có thể tận dụng làm quà tặng bạn bè và người thân đấy!
Các kiểu cắm hoa Cắm hoa để bàn Cắm hoa hồng Cắm hoa tươi
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Cắm Hoa Bất Tử Khô trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!