Bạn đang xem bài viết Bài 3: Tạo Một Tập Tin Mới được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Photoshop cs6 ngoài việc cho phép chúng ta mở một file ảnh đã lưu trữ trong máy tính hay thiết bị lưu trữ ra màn hình làm việc để xử lý nó còn cho phép tạo ra một file hoàn toàn mới. Ví dụ như chúng ta cần thiết kế một tờ lịch treo tường, một tấm danh thiếp, một bộ brochure, một bìa đĩa DVD…thì chúng ta phải tạo ra một file mới với kích thước đúng như chúng ta mong muốn.Việc tạo một file trong photoshop là rất đơn giản, bạn thực hiện một trong các cách sau đây:
Bấm phím Ctrl – N trên bàn phím.
Chọn lệnh File New.
Cả hai cách trên đều mở ra một cửa sổ tạo một file mới như hình sau đây:
Cửa sổ tạo một file mới
1 – Khung Name: Trong khung này bạn nhập vào một cái tên tùy ý cho file mà bạn đang tạo mới, mặc định photoshop sẽ đặt tên cho nó là Untitle-1, Untitle-2…Tuy nhiên bạn có thể bỏ qua bước đặt tên này vì sau khi bạn thiết kế hoàn chỉnh và lưu lại thì photoshop sẽ yêu cầu bạn nhập tên file.
3 – Khung Height: Bạn nhập vào kích thước chiều cao (hay chiều đứng) cho file cũng tương tự như trên.
Ví dụ bạn muốn tạo một file khổ A4 thì bạn chọn đơn vị là mm rồi nhập vào giá trị trong khung Width là 210, khung Height là 297.
4 – Khung Resolution: Trong khung này bạn nhập vào độ phân giải cho file, trước khi nhập giá trị bạn nên chọn đơn vị của độ phân giải, trong hầu hết các trường hợp bạn nên chọn độ phân giải là Pixels/Inch. Một file có thể in ra đạt chất lượng cao thì thường chọn độ phân giải là 300 Pixels/Inch.
Có tất cả 5 hệ màu là: Bitmap; Grayscale; RGB Color; CMYK Color và Lab Color nhưng 2 hệ màu thông dụng nhất đó là RGB và CMYK. Nếu bạn có ý định tạo ra file ảnh để in công nghiệp (ví dụ như in ofset) thì chọn hệ màu là CMYK vì công nghệ in này dùng hệ 4 màu. Còn nếu bạn muốn tạo ra file để in bằng máy in thường hay in tại các lab ảnh kỷ thuật số thì chọn hệ màu là RGB.
Về số bit màu thì nên chọn là 8 bit mặc dù photoshop cs6 cho phép dùng số bit màu lên đến 16 hoặc 32 bit trên 1 kênh. Số bit màu càng lớn thì khả năng thể hiện màu càng nhiều và dĩ nhiên dung lượng file sẽ lớn, tuy nhiên có thể một số thiết bị đầu cuối không thể hiện hết không gian màu. Với file mà bạn muốn in ra có kích thước khoảng 60cm x 90cm bạn hoàn toàn có thể dùng số bit màu là 8 bit/kênh. Nói tóm lại bạn nên chọn trong khung số 5 này là hệ màu RGB hay CMYK và 8 bit.
6 – Khung Background Contents: Khung này có 3 giá trị cho trước là White, Background Color và Transparent.
– Nếu chọn White thì file mà bạn đang tạo sẽ có nền (background) màu trắng.
– Nếu chọn là Background Color thì màu nền của file sẽ là màu hiện tại của hộp màu Background trên thanh công cụ, hộp màu background hiện đang là màu gì thì nền file sẽ có màu đó.
– Nếu chọn là Transparent thì nền file sẽ là trong suốt, nền trong suốt sẽ như hình sau:
Nền file trong suốt – transparent
Ngay bên dưới khung Name là khung Preset, khung này cho phép chúng ta tạo ra một số “kích thước chuẩn” ngoài những giá trị mà photoshop đã tạo sẵn để sau này sử dụng.
Ví dụ bạn tạo một file có kích thước, độ phân giải, hệ màu, bit màu mà bạn muốn, sau này nếu bạn muốn tạo lại một file có thông số giống y như vậy bạn phải nhập lại từ đầu. Thay vì vậy, trong khi tạo file mới bạn nhấp nút Save Preset để lưu lại các thông số này (photoshop sẽ yêu cầu bạn đặt tên cho preset) và sau này khi cần dùng bạn chỉ cần chọn lại preset này mà không cần phải nhập lại từ đầu các giá trị đó. Cụ thể hơn, ví dụ bạn tạo file có kích thước 210mm x 297mm, độ phân giải là 300 pixels/inch, hệ màu là RGB, màu nền cho file này là Blue, 8 bit màu/kênh, sau đó bạn chọn Save Preset để lưu lại thông số này với tên preset là “file khổ A4”. Sau này nếu cần tạo ra một file mới với các giá trị y như vậy bạn chỉ cần vào khung preset và chọn đúng tên “file khổ A4” thì mọi thông số sẽ được dùng lại mà không cần phải nhập lại từ đầu.
Thông số này thực ra không quan trọng nên bạn cũng không cần quan tâm làm gì, việc tạo một file mới chỉ mất có vài giây thì việc lưu preset là không cần thiết.
Qua bài này mong rằng các bạn sẽ từng bước tự học photoshop online thông qua website chúng tôi một cách dể dàng, Bài sau các bạn sẽ tìm hiểu về Cách lưu một file ảnh sau khi đã xử lý.
Mời xem video của bài này, nên xem full screen:
Mời các bạn xem tiếp bài:
Cách lưu file ảnh đã xử lý xong.
Tạo Một Bài Viết Mới Trên Blogspot (Blogger)
Hôm trước thì bạn đã được biết cách tạo blogspot mới. Bài hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu với tạo một bài viết mới trên Blogspot. Việc tạo mới một bài viết là hết sức đơn giản, tại trang home sau khi bạn đăng nhập vào chúng tôi bạn nhấn vào hình bút chì để bắt đầu tạo một bài viết mới.
Tại khung soạn thảo của Blogspot, bạn nhập Tiêu đề và nội dung của bài viết.
Sau khi bạn viết xong nội dung nhấn Xuất Bản để chia sẻ bài viết.
Lưu ý khi tạo bài mới trên Blogspot (2 mũi tên đỏ như hình trên)Nhãn (Label) : Giúp các bạn quản lý và tạo ra các danh sách bài viết theo yêu cầu. Một bài viết có thể sử dụng nhiều nhãn, những bài nào cùng chung 1 nhãn sẽ tạo ra một danh sách. Hoặc bạn có thể hiểu đơn giản “Nhãn = chuyên mục của một trang Website”. Blogspot không hỗ trợ chuyên mục, bởi vậy những người sử dụng Blogspot thì họ dùng nhãn để tạo ra các danh sách bài viết này (Tối đa một blog có thể tạo được 2,000 nhãn).
Liên kết cố định: Là đường dẫn (URL) để người dùng đọc bài viết của bạn. Ví dụ Tú Cao có một bài viết về đào tạo seo với url như sau:
VD: http://nguyencaotu.blogspot.com/dao-tao-seo-html
Khi đó bạn có thể nhập bất kỳ nội dung nào bạn muốn, nhưng lưu ý rằng blogspot chỉ cho phép bạn nhập Tiếng Việt Không Dấu và ngăn cách bởi dấu “-”
Bạn cũng cần lưu ý rằng, Blogspot không thể hiểu kỹ tự “Đ” bởi vậy trong hình ảnh bên trên khi Tú viết tiêu đề là Đào tạo seo thì Blogger chỉ hiểu url là chúng tôi Do đó khi tiêu đề của bạn có chữ “đ” thì bạn phải chỉnh sửa lại cho phù hợp.
Vậy là bạn đã tạo được một bài viết mới trên Blogspot, chúng ta tiếp tục ở bài tiếp theo về khung soạn thảo của Blogspot đê biết cách trình bày bài viết sao cho đẹp và thu hút với người dùng. Nếu bạn muốn xem danh sách bài viết về blogsot nhấn vào đây.
Hệ Thống Bài Tập Về Các Hàm Trong Excel L Bài Tập Excel
Bài tập excel có lời giải (đáp án) với cách giải ngắn gọn và hiệu quả. Ad hi vọng rằng thông qua những nỗ lực của chúng tôi khi cung cấp nhiều nhất các bài tập excel sẽ giúp các bạn cải thiện kỹ năng excel của mình.
Lưu ý rằng, bạn nên chủ động làm bài tập và cố gắng tìm đáp án.
Cố lên nào!
Các nội dung chính
Bài tập excel cơ bản: Chủ yếu là học các hàm đơn với mức độ phức tạp không cao
Bài tập excel nâng cao: Chủ yếu là bài tập rèn luyện cách sử dụng hàm lồng
Bài tập excel ứng dụng vào công việc: Học luôn vào các form mẫu biểu ứng dụng vào công việc sẽ tiết kiệm nhiều thời gian cho bạn đấy.
Sửa lỗi font chữ khi mở file
Dù bạn đã hiểu cách sử dụng hàm excel, nhưng làm thế nào để vận dụng các hàm excel một cách linh hoạt thì bạn cần phải luyện tập nhiều.
Do đó, việc làm lần nhiều bài tập về các hàm trong excel sẽ giúp bạn biết cách vận dụng hàm excel. Cùng một mục tiêu, bài toán có nhiều cách sừ dụng, kết hợp hàm excel để tạo ra những công thức excel thông minh và đặc biệt là phải ngắn gọn nhất. Bởi lẽ khi công thức excel càng ngắn gọn thì càng dễ điều chỉnh, thêm bớt hoặc tìm ra những chỗ chưa hoàn thiện để giúp công thức hoàn thiện hơn. Thay vì bạn bị choáng ngợp bởi độ dài công thức và số lượng hàm excel, toán tử sử dụng trong công thức.
Trong phạm vi bài viết này, tôi muốn cung cấp cho các bạn hệ thống các bài tập về các hàm trong excel từ hàm excel đơn đến hàm excel lồng để các bạn biết cách vận dụng hàm excel.
1. Bài tập về các hàm trong Excel – Hàm Excel đơn giản và thao tác excel cơ bản– Bài tập hàm Vlookup
– Bài tập hàm IF
– Bài tập hàm SUMIFS
– Bài tập hàm COUNTIF
– Bài tập hàm Mid, Right, Left
– Bài tập hàm Min, Max, Average
– Bài tâp hàm lấy số nguyên (Int) và số dư (mod)
– Bài tập hàm thời gian: Day, week, month
– Bài tập hàm xếp hạng Rank
– Bài tập về lập báo cáo tình hình doanh thu Câu lạc bộ
– Bài tập hàm excel cơ bản: Toán tử, Logic và Số học
– Bài tập về thời gian: Tách số tuần và số ngày
– Bài tập cơ bản số 9: Lập bảng kê nhập xuất nông sản
– Bài tập cơ bản số 10: Lập báo cáo doanh thu trên excel
– Bài tập nâng cao: Lập bảng kê nhập hàng/ nguyên vật liệu
– Bài tập về Quản lý cho thuê phòng khách sạn, nhà nghỉ
– Bài tập Tính điểm trung bình và xếp loại học sinh
– Bài tập vẽ biểu đồ trong excel
– Bài tập về tính toán trên nhiều sheet: Tính tổng đơn giản
2. Bài tập excel nâng cao về các hàm trong Excel – Hàm excel lồng nhauLưu ý là khi bạn đạt cấp độ này rồi bạn hãy tìm ra nhiều cách kết hợp hàm excel nhất có thể để phát huy khả năng vận dụng của mình. Có thể bạn đã tìm ra cách giải nó, nhưng nếu chịu suy nghĩ bạn có thể tìm ra được cách giải quyết vấn đề nhanh và gọn hơn rất nhiều. Sáng tạo là vô biên mà, đừng tự gò bó mình trong một khuôn khổ có sẵn.
– Bài tập hàm excel nâng cao: Kết hợp nhiều hàm – Vlookup – Hlookup – Match – Index – IF
– Bài tập hàm vlookup nâng cao – ứng dụng cho việc lập báo cáo bán hàng thực tế
– Bài tập về Hàm hlookup kết hợp hàm left, value
– Bài tập hàm IF lồng nhiều hàm IF
– Bài tập hàm IF kết hợp hàm And và hàm OR
– Bài tập nâng cao – hàm xử lý chuỗi trong excel
– Bài tập số 8 – Tổng hợp tiêu thụ nhiên liệu
3. Bài tập về các hàm trong Excel – ứng dụng trong công việc– Bài tập trong Tính giá thành đơn giản bằng excel
– Bài tập về lập danh sách nhân viên
– Bài tập – Giải phương trình bậc nhất
– Bài tập – Giải phương trình bậc hai
4. Sửa Lỗi font chữ (font vntime)Trong trường hợp bạn bị lỗi font chữ – nguyên nhân chủ yếu đến từ việc máy bạn không cài font vntime
Bên cạnh đó, các thành viên quản trị của website Mạng xã hội học Excel cũng đang thực hiện dần dẫn các video hướng dẫn giải bài tập về các hàm trong Excel. Để từ đó giúp bạn đọc dễ dàng tiếp cận excel hơn.
Cách Tạo Intro Một Bài Hát
Trước khi đệm một bài hát ta thường thấy trước đó có một đoạn nhạc dạo đầu đó gọi là intro, để tạo ra intro thật sự không khó, chỉ cần sự tập trung ta có thể tạo một đoạn intro cho bài hát. Vậy làm thể nào để viết intro guitar và làm thế nào để chơi đoạn dạo đầu một cách nhuần nhuyễn. Hôm nay nhạc cụ Vũ uyên xin giới thiệu với các bạn cách tạo intro một bài hát
Thực ra, viết intro cho một bài hát không khó, chỉ cần bạn nắm được một số quy tắc cơ bảnsau đây là đã có thể tự mình làm một đoạn intro đơn giản:
Một đoạn intro thông thường gồm 2 phần là lead (chạy nốt đơn lẻ) và accord (nhạc đệm, hợp âm).
Nhiệm vụ của người chơi là phải kết hợp 2 phần ấy lại với nhau. Nói đơn giản là bạn đánh các nốt đơn giai điệu của bài hát, sau đó bạn đánh hợp âm của bài hát, cuối cùng là bạn kết hợp 2 phần ấy lại với nhau.
Một bài hát đều có cái hay cũng như cái riêng, cái hồn của nó. Nếu như cứ 1 kiểu intro mà quạt cho tất cả các bài, thì nó sẽ mất đi cái phiêu của người chơi vào bài đó. Có 1 số kinh nghiệm về cách soạn một đoạn intro mà mình hay làm, mình có thể trao đổi với các bạn một chút:
Nghe bản gốc, đánh lại intro theo bản gốc, vì thường thì bài nào cũng sẽ dùng lại vòng gam cơ bản rồi sau đó mới đi vào các đoạn hát. Tình hình hiện nay 1 bài hát có thể sẽ có khá nhiều ca sĩ soạn lại theo nhiều intro khác nhau. Mình hãy học tập
Dạo lại đoạn đầu hoặc điệp khúc, sau đó quay về gam gốc rồi bắt vào bài hát.
Có 2 người thì 1 người đi gam, người kia cứ theo vòng gam chuẩn mà đi thôi. Nếu thích thì có thể soạn luôn phần intro thật hoành tráng.
Bí quá thì dạo vòng gam rồi quay về gam gốc để vào bài. Nếu có thể thì nên thay đổi 1 số nốt để nó hay hơn.
Thật ra vòng intro vào chính là những gam có trong bài bát đi theo thứ tự Am G F E. Nhưng tác giả cho thêm nhưng nốt vào, biến tấu giai điệu, và cuối cùng là đưa phần tình cảm vào đoạn nhạc. Nó sẽ khác đi rất nhiều. Từ đó quy luật cho những đoạn giang tấu và outtro cũng tương tự
Cuối cùng: “Một kiểu intro không thể chơi cho tất cả các bài hát và bạn cũng không nên dùng một kiểu intro để làm nền phát triển intro cho quá nhiều bài”. Bởi intro đơn thuần chỉ là những câu mở đầu để dẫn dắt vào bài hát, mỗi người 1 cảm nhận mỗi người một phong cách và phải tự nghĩ ra intro cho bản nhạc của mình. Có thể lúc đầu trong đầu chưa định hình được nhiều sự kết hợp khác nhau để tạo ra nhiều màu sắc trong intro nhưng không có ai giỏi ai hay ngay được Vì thế, hãy thực hành và chỉ cần kiên trì là chắc chắn sẽ làm được.
Sưu tầm
Hướng Dẫn Tạo Một Bài Quiz
Bài Quiz là một dạng bài trắc nghiệm đánh giá, bạn có thể áp dụng để tạo những bài trắc nghiệm tính cách, bài kiểm tra tự đánh giá bản thân hay bài ôn tập cho học viên. Sau khi làm xong các câu hỏi sẽ nhận được ngay lời nhận xét theo từng thang điểm mà người làm đánh giá đạt được.
Trầm cảm gây ra những hậu quả khôn lường nhưng lại khó phát hiện, bạn có thể kiểm tra mức độ trầm cảm của mình qua bài Quiz sau đây:
Bước 1: Tùy chỉnh hình nền, giao diện cho bài QuizBạn có thể chỉnh hình nền sao cho phù hợp với nội dung của bài Quiz tại mục TÙY CHỈNH HÌNH NỀN
Lưu ý: Hình ảnh nên có kích thước 1024 × 592 và dung lượng ~200KB. Thường thì mình chỉnh sửa tại: https://resizeimage.net/
Bước 2: Tạo bảng câu hỏi cho bài QuizDựa vào hai bảng trên, bạn thiết lập câu hỏi như sau:
Đây là những câu hỏi trắc nghiệm, nên phải chọn loại câu hỏi Multiple Choice
Ví dụ, câu 1 sẽ là: Tôi nhận thấy khó mà nghỉ ngơi
Điều nầy hoàn toàn không xảy ra cho Tôi
Xảy ra cho tôi một phần nào, hay thỉnh thoảng
Thường xảy ra cho Tôi, hay nhiều lần
Rất thường xảy ra, hay hầu hết lúc nào cũng có
Tương tự với các câu còn lại, bạn chỉ cần thay câu hỏi và giữ nguyên câu trả lời.
Lúc này bạn chỉ cần thay đổi câu hỏi được copy từ câu 1 thành câu hỏi câu 2
Lưu ý: Tất cả các câu hỏi đều ở chế độ BẮT BUỘC TRẢ LỜI
Bước 3: Thiết lập chế độ tính điểm cho bài QuizTại đây, bạn cần thiết lập Bộ kết quả cho bài kiểm tra bằng cách nhấn vào (+)
Đối với bài Quiz trầm cảm này, khi đáp viên trả lời sẽ nhận được 3 kết quả: Trầm cảm (D), Lo âu (A), Stress (S) vì vậy bạn cần tạo 3 bộ kết quả
Sau đó, thiết lập KHUNG ĐIỂM cho mỗi bộ kết quả.
Dựa vào Bảng tính điểm thì mỗi bộ kết quả sẽ có 5 KHUNG ĐIỂM, cụ thể như sau:
Lưu ý: điểm cao nhất bạn nên để giá trị lớn, ở đây mình để 999.
Cuối cùng, thiết lập phần CHO ĐIỂM CÁC CÂU TRẢ LỜI
Theo đề bài, mỗi câu hỏi sẽ trả về một bộ kết quả riêng để tính điểm như:
Câu 3, 5, 10, 13, 16, 17, 21 sẽ trả về bộ kết quả Trầm cảm
Câu 2, 4, 7, 9, ,15, 19, 20 sẽ trả về bộ kết quả Lo âu
Câu 1, 6, 8, 11, 12, 14, 18 sẽ trả về bộ kết quả Stress
Cụ thể ở câu 1, bạn cho điểm như sau:
Điều này không xảy ra với Tôi: điểm sẽ là 0*2=0 (do Bảng tính điểm yêu cầu nhân hệ số 2)
Xảy ra cho tôi một phần nào, hay thỉnh thoảng: điểm sẽ là 1*2=2
Xảy ra cho tôi một phần nào, hay thỉnh thoảng: điểm sẽ là 1*2=2
Thường xảy ra cho Tôi, hay nhiều lần: điểm sẽ là 2*2=4
Rất thường xảy ra, hay hầu hết lúc nào cũng có: điểm sẽ là 3*2=6
Tương tự cho các câu còn lại:
…
Tất cả điểm ở các câu còn lại tương tự như nhau (0,2,4,6), bạn chỉ cần thay đổi bộ kết quả giống như Bảng đo lường:
Bước 4: Copy liên kết và chia sẻ cho bạn bè và người thânSau khi thiết lập chế độ tính điểm xong, để chia sẻ bài Quiz bạn vào mục Chia sẻ. Tại đây,bạn Sao chép liên kết và gửi cho bạn bè, người thân…
Tạo Form Cho Tập Tin Pdf
PDF vốn được biết đến là định dạng dùng để chia sẻ sách báo, tài liệu. Nhưng không chỉ dừng lại ở việc xem văn bản nó còn có những khả năng khác như chứa form (biểu mẫu) và ngôn ngữ lập trình giống như một chương trình lập trình thật sự.
Để làm được điều này yêu cầu máy tính của bạn cần cài đặt chương trình Adobe Acrobat X Pro (bạn có thể tải về tại địa chỉ http://tinyurl.com/bpnyp).
1. Thiết kế giao diện form
Cũng như một chương trình lập trình, việc đầu tiên để tạo form là thiết kế giao diện và bổ sung những công cụ cần thiết. Để thực hiện, trong bảng Tasks bạn nhấn nút Add New Field rồi chọn công cụ, sau đó nhấn chuột lên vị trí muốn nó xuất hiện. Chương trình trợ 8 công cụ phổ biến.
Text Field: Hộp văn bản được sử dụng để nhận dữ liệu do người dùng nhập vào hoặc hiển thị các kết quả xử lý.
Check Box: Nhận thông tin từ người dùng theo dạng Yes/No. Nếu trong một nhóm chứa nhiều check box thì bạn có thể chọn một vài hoặc tất cả chúng.
Radio Button: Cũng như check box là công cụ nhận dữ liệu dạng Yes/No. Nhưng chỉ có thể chọn một radio button trong nhóm.
List Box: Hiển thị danh sách các đề mục cho người dùng lựa chọn.
Dropdown: Là sự kết hợp giữa text field và list box. Điểm khác biệt giữa dropdown với list Box là nó chỉ đưa ra những gợi ý và bạn có thể nhập dữ liệu để bổ sung thêm đề mục mới. Mặc định, dropdown không cho phép gõ nội dung, để làm được bạn cần chọn mục Allow user to enter custom text trong thẻ Options.
Button: Thực hiện các xử lý hay xác nhận hành động, thao tác của người dùng.
Digital Signature: Tạo chữ ký số xác định tác giả của dữ liệu. Nó có khả năng cung cấp cho người xem thông tin chi tiết về tài liệu cũng như chủ sở hữu.
Barcode: Mã hóa các công cụ trong form thành mã vạch. Khi các công cụ thay đổi nó cũng sẽ tự thay đổi theo.
Đôi lúc trong các tài liệu không chỉ có biểu mẫu mà còn có văn bản minh họa. Để thêm văn bản bạn có thể soạn thảo trực tiếp trong Acrobat. Trước tiên, bạn mở bảng Content chọn Add or Edit Text Box, rồi nhập vào nội dung. Tuy nhiên, trình soạn thảo của Acrobat không có nhiều tính năng nên nếu văn bản của bạn cần định dạng phức tạp thì bạn có thể soạn trước trong Word. Sau đó mở tập tin Word bằng Acrobat rồi đưa vào những công cụ biểu mẫu.
Thẻ General: Bạn nhập tên cho công cụ trong ô Name, còn ô Tooltip là nơi nhập thông tin sẽ hiển thị khi bạn rê chuột lên nó. Mặc định công cụ sẽ được hiển thị nhưng nếu muốn nó ẩn đi thì bạn chỉ cần thay đổi mục trong Form Field từ Visible thành Hidden.
Thẻ Appearance: Tùy chỉnh về hình dáng và màu sắc của công cụ. Phần Borders and Colors chọn kích thước, màu sắc đường viền và màu nền. Phần Text để định dạng phông chữ.
Thẻ Options: Tùy thuộc vào công cụ mà chương trình sẽ hiển thị những tùy chỉnh khác nhau. Chẳng hạn như Text Field là những chỉnh sửa nâng cao cho ký tự nhập vào như vị trí, giá trị mặc định, kiểm tra lỗi chính tả, giới hạn số ký tự. Check Box, Radio Button là hình dáng cho dấu check…
Thẻ Action: Đây là thẻ quan trọng giúp bạn chọn hành động khi tác động lên công cụ. Phần Select Trigger bạn chọn sự kiện xác định hành động, phần Select Actions chọn sự kiện sẽ xảy ra khi người dùng kích hoạt hành động. Khung Actions hiển thị những hành động mà bạn đã chọn. Nếu như một công cụ có nhiều hành động bạn có thể nhấn nút Uphoặc Down để xác định thứ tự của chúng. Lưu ý: đối với hành động Open a web link khi nhập địa chỉ trang web bạn cần gõ đầy đủ đường dẫn. Chẳng hạn muốn vào trang chủ Google thì phải nhập là http://www.google.com.
5. Hỗ trợ kết nối với cơ sở dữ liệu
Acrobat có thể kết nối với cơ sở dữ liệu thông qua công cụ ADBC. Để sử dụng ADBC , yêu cầu máy tính của bạn cần phải cài đặt sẵn chương trình quản lý cơ sở dữ liệu. Sau đó, trong khung soạn thảo JavaScript bạn dùng các câu lệnh SQL để kết nối với cơ sở dữ liệu và thực hiện các công việc như thêm dữ liệu mới, cập nhật, xoá.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bài 3: Tạo Một Tập Tin Mới trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!